Nguyên Ngọc & Nguyễn Việt Hà
@
Bảo Ninh, Tháng Sáu, 2002
Nhà văn Nguyên Ngọc: "Tôi sợ sự phi thường..."
- Một ông
già dân "Quảng Nam hay cãi",
thuộc lứa
nhà văn "lớp cũ", vậy mà đến giờ lại suốt ngày được mời "xuất
ngoại"...
- Tôi có cái may là được học tiếng
Pháp đến hết năm thứ hai trung học rồi thì tự học. Tự học - theo tôi -
là con đường tốt nhất để
có được
những cái mình tưởng không thể có.
- Cũng nhờ tiếng Pháp, mà những năm
gần đây, Nguyên Ngọc đã
được biết đến nhiều hơn với tư cách một dịch giả hơn là một nhà văn...
- Từ một nhà văn, cũng có thể trở
thành một nhà văn hoá - đó
là điều tôi mong muốn.
- Ông dịch Milan Kundera người mà ông
cho biết là: "Nhà
tiểu thuyết học quan trọng nhất hiện nay trên thế giới"?
- Điều làm tôi trăn trở: Một thời, lớp
nhà thơ cũ của chúng
ta như Xuân Diệu, Tế Hanh... có thể vừa làm thơ vừa dịch thơ rất say
mê; vậy mà
giữa thời đại tin học - ngoại ngữ phát triển như bây giờ, để tìm được
những
người say nghề và đủ tài như thế lại thật khó...
- Người đó có thể đang chính là ông
chăng, vì ông còn dịch:
"Miền đất huyền ảo", "Rừng, đàn bà, điên loạn"... -
những nghiên cứu thú vị về Tây Nguyên (TN)
của Jacques Dournes?
- J.Dournes
- hay còn
gọi là Dam Bo - một nhà TN học người Pháp từng sống ở TN suốt gần 30
năm và
viết hàng chục công trình nghiên cứu cơ bản và kinh điển nhất về TN...
Con
người ấy khiến tôi có tham vọng: Phải xây dựng được một tủ sách về TN
học.
- Lại vẫn là món nợ Tây Nguyên ở tác
giả "Đất nước đứng
lên" sao?
- Nơi năm nào tôi cũng trở lại -
Đó không phải là món nợ, đó
là nỗi nhớ của tôi.
- Có nỗi trăn trở nào trong nỗi nhớ ấy
không?
- Điểm trống đáng tiếc là hiện nay
chúng ta không có được
một nhà văn TN nào. Cái ông viết giỏi nhất về TN hiện nay lại không
phải là
những cây bút "nằm vùng" mà lại là một ông đang ngồi ở Hà Nội: Trung
Trung Đỉnh. Nhưng vấn đề sau đó sẽ là ai? Chưa thấy!
Trung
Trung Đỉnh & Gấu
@
một nhà
hàng Hà Nội, tháng Sáu 2002
- Vậy tại
sao ông lại không tiếp tục
viết về Tây Nguyên? Lẽ
nào sau anh hùng Núp, lại là sự... "núp bút" của ông?
- Cũng đã cố thử đấy chứ, nhưng cứ
được 2, 3 câu là lại trở
lại giọng điệu "anh hùng ca". Tìm một giọng điệu mới để phản ánh hiện
thực mới hình như là điều tôi không làm nổi.
- Tại sao ông lại không thích giọng
điệu ấy nữa?
- "Anh
hùng
ca" là giọng điệu của một thời mà chúng ta đã sống một cách phi thường.
Nhưng là con người, làm sao có thể mãi sống phi thường? Đã đành, cái
phi thường
là điều vĩ đại, nhưng biết đâu, cái bình thường còn vĩ đại hơn?
- Như một số cây bút thành danh khác,
ông cũng thích phủ
nhận và "xoá sổ" quá khứ của chính mình sao?
- Không phải phủ nhận, nhưng đó là
việc đã được làm xong.
Giờ, thì phải đi làm việc khác.
- Ông từng dự báo: "Một trong những
hiện tượng đáng chú
ý nhất tới đây của văn học VN sẽ là thể loại hồi ký", tại sao?
- Cao nhất của văn học chính là tự
vấn. Bởi nếu như không tự
vấn mà chỉ có phơi bày hiện thực - việc
đó, một cái chợ cũng có thể làm tốt hơn một nền văn học. Và hồi ký
chính là
mảnh đất tốt nhất để chúng ta tự vấn.
- Các nhà "hiện thực chủ nghĩa" sẽ
"đập
bàn" trước ông cho mà xem!
- Dẫu vậy, trước sau, tôi vẫn cho
rằng: phản ánh hiện thực
không phải là mục đích mà chỉ là thuộc tính của văn học. "Chiến tranh
và
hoà bình" được viết, đâu phải để nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại
mà
chính là nỗi trăn trở của hai con người trong hành trình đi tìm lẽ sống.
- Đã cầm bút qua hai cuộc chiến, giờ
ông sợ gì?
- Tôi ư? Tôi sợ sự phi thường. Tốt
nhất là không phải sống
phi thường!
Thuỷ Lê thực hiện
[Lao Động trên lưới]