*

Phỏng Vấn






 *

“Vivre d'autres réalités”
“Sống những thực tại khác”

Mới 27 tuổi, Minh Trần Huy đã là phụ tá tổng biên tập tạp chí Văn Học Pháp – Le Magazine littéraire. Mê văn học từ khi còn nhỏ, khi học trung học, cô đã viết những bài văn đầu tiên và có được vài giải thưởng truyện ngắn trước khi theo đuổi ngành báo chí. Những người hy vọng ở tài năng mới này sẽ thích thú vì cô vừa trở lại với những tình yêu đầu đời khi cho xuất bản «Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền » (Trương Chi Mỵ Nương: La Princesse et le pêcheur), một quyển tiểu thuyết với hình ảnh của cô ở trong đó: lạ lùng, nhạy cảm, thông minh...
Vóc dáng nhỏ, nụ cười trên môi, áo đầm xinh xinh, Minh Tran Huy tiếp chúng tôi ở phòng khách, một góc trong thư viện đồ sộ của cô. Say sưa kể, chi li phân tích, và e lệ đàm luận, xoay quanh nghề báo và nghề văn. Đúng là một cuộc gặp gỡ với một trong những văn nhân đa tài, thiên bẩm.

*
Cuốn tiểu thuyết đầu tay, rất riêng tư và viết rất tới, rất đạt. Cô lấy đâu ra, ý tưởng «
Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền» và, nó tới với cô, từ lúc nào?

Thực sự viết, thì mới một năm nay thôi, nhưng muốn truy tìm phôi thai, thì phải lần tới tưổi đôi mươi đầu đời. Cuốn tiểu thuyết, nẩy mầm, trong một lần gặp gỡ, nhân một chuyến du lịch nhằm trao đổi ngôn ngữ, năm tôi 15 tuổi, với một chàng trai, một thuyền nhân. Anh làm tôi vấn vương, nhưng sau cuộc gặp gỡ là hết, tôi mất anh ta, trong những hoàn cảnh không đến nỗi bi đát như tôi diễn tả trong sách. Dấu ấn ở nơi tôi, thì chỉ có vậy, cơ cấu thì đã có sẵn, nhưng những lớp lang của sự đọc, và cái phông nền gia đình thì chưa đâu vào đâu cả. Phần lớn những tang thương, dời đổi trong gia đình là thật. Ông và cố của tôi bị ám sát; đối với tôi, biến cố này rất quan trọng, và phải đẩy nó trở lại đời thực, dưới dạng thực. Ngược lại, tất cả những cảnh trí làm nên tình tiết, mấu chốt của câu chuyện, đều không thực, cũng như câu chuyện giữa hai nhân vật trẻ. Tất cả đều do trí tưởng tượng bịa đặt ra, trừ một chuyện, chưa chắc đã xẩy ra, không hiểu có phải tại nó không, đó là cuộc gặp gỡ với Haruki Murakami.
Có thể nói đây là câu chuyện tự thuật?
Phân tâm học không cho phép đạt tới sự thực, nhưng nó cho một phiên bản khả dĩ chịu đựng được, về cái có thể là sự thực, rằng, đó là một phương tiện để chấp nhận nó. Tôi nghĩ đó cũng là cách của tôi để đưa ra một phiên bản khả dĩ chấp nhận, về câu chuyện mà tôi đã có được với cậu trai đó, mà, với tôi, nó móc nối tới những vấn nạn sâu thẳm hơn: liên hệ với cội nguồn, với gia đình, và với hồi ức của tôi; mối tình hụt hẫng đó, giữa hai nhân vật, làm bật ra, hay, qui chiếu về, một xứ sở Việt Nam, mà một, đã mất, và một, không thể tìm lại được, vì trên thực tế, theo như định nghĩa, nó có đâu mà đòi tìm lại được.
Nói rộng hơn, quyển tiểu thuyết là để vinh danh Murakami, và nhất là, những gì người Nhật gọi là "mono no aware", “nỗi buồn cháy da, cháy thịt của những sự vật”; (1) đó là cảm nhận xâm chiếm tâm hồn khi nhìn lá thu rơi, hay khi người thân đi tới một chỗ quẹo rồi biến mất. Tôi muốn câu chuyện «Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền» gợi lên một cảm nhận buồn man mác của những gì đã có và bây giờ không còn.

Nữ nhân vật - người kể chuyện, trong cuốn tiểu thuyết, mê đọc sách, và ngưỡng mộ những nhà văn một cách sâu đậm, có phải đây là trường hợp cô? Ngưỡng mộ như thế liệu có tí kẹt, có ngăn cản việc viết?

Khi tôi bắt đầu, đọc, tôi không hề nghĩ đến chuyện, viết. Tôi chỉ nghĩ đến chuyện, sống những thực tại khác, khác với cái thực tại tôi có dưới mắt, mà tôi nghĩ là, nó chưa đủ thoả mãn tôi. Rồi việc đọc đó trở thành một đam mê thực sự, tôi đọc sách đến phát bịnh, phát khùng: từ chiều tới tối, tới những giờ giấc bất khả, đọc trong khi ăn, đọc trong khi đi, đứng… Sau đó, là ý nghĩ, trở thành nhà văn, nhưng giữa tri, và hành, giữa ước muốn trở thành nhà văn, và biến nó thành cụ thể, tưởng tượng ra mình trong vai nhà văn, đối mặt với một hệ quả như vậy.. là cả một quãng đường dài, chứ không phải chỉ là một bước chân. Và đây là vấn đề thuộc về tạng người, thuộc về tính khí. Tôi có những người bạn, đọc kinh khủng, nhưng lại tự nhận, chẳng có cái gì, đặc biệt, để mà viết ra. Còn tôi, từ lâu tôi đã thèm làm sao có thể xây dựng được một tác phẩm, viết lại cho ngăn nắp những gì rối rắm, thô thiển, và nhạt nhẽo trong cuộc sống. Tôi nghĩ ngưỡng mộ văn sĩ là động lực để viết, chứ nó không ngăn mình viết. Trong khi khám phá ra được cái nhìn của họ về thế giới, thì cũng là lúc, họ cho phép tôi xây dựng cái nhìn của tôi.

Ngoài Haruki Murakami, những tác giả nào ảnh hưởng đến cô?

Murakami chiếm một chỗ quan trọng trong quyển sách này, vì với tôi, nói đến Murakami là nói đến tuổi trẻ, đến cái đà không cưỡng lại được của tuổi mới lớn, khi các cô các cậu đó nghĩ rằng, thế giới đang mở ra trước mặt họ, và mọi chuyện đều ở trong tầm tay. Theo tôi, quyển “Bài Ca của sự bất khả”“Phía nam biên giới, phía tây mặt trời” là hai quyển sách tiêu biểu, hai ngọn hải đăng, của tuổi trẻ. Khi 20 tuổi, tôi thích Fitzgerald qua khía cạnh lãng mạn của ông, nhưng có ai, ở vào cái tuổi 20 đó, mà không mê Fitzgerald! (Cười). Sau đó, tôi không nghĩ mình có những ảnh hưởng nào nhất định, tôi đọc nhiều nhưng tôi không có một đam mê đặc biệt với một tác giả nào. Đúng hơn là những câu văn hay, những hình ảnh góp nhặt đây đó đánh động tôi và đi theo tôi. Chẳng hạn với quyển “Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền”, lúc đó trong đầu tôi đang nghĩ về một quyển tiểu thuyết ngắn “Sự im lặng của biển cả” của Vercors, quyển này chẳng ăn nhập gì đến quyển tôi đang viết. Bởi vì nó dùng ẩn dụ: bề mặt đại dương rất yên tĩnh, rất trong suốt nhưng dưới đáy là cuộc chém giết của những thuỷ quái... Khi viết, tôi giữ trong tôi, viễn ảnh này, và tôi muốn viết với một giọng văn rất trong sạch, tránh mọi khía cạnh bệnh lý để nói lên, một cách tốt nhất, thảm kịch, những điều xé lòng mà một số nhân vật phải chịu đựng.

Quyển sách được sáng tạo dần dần, theo nhịp viết hay nó đã có, tròn trịa, ở trong đầu cô?

Ngay cả khi tròn trịa, như bạn nghĩ, thì sau đó, cũng chẳng như vậy được: Cho dù bạn có, một ý nghĩ khá chính xác, về cấu trúc mà bạn muốn sử dụng, cho dù bạn có tất cả những gì mà bạn muốn làm bật ra, thì rút cục, cũng chẳng như bạn tính trước! Về phần tôi, tuy đã dàn dựng nhiều chương sách, tôi nhận thấy, chẳng thể nào theo đúng chương trình đề ra. Nhưng điều mà tôi quan tâm, thì đã hoàn tất, lúc này, hay lúc nọ, bằng cách thêm thắt vô, chen vô. Sau cùng, có quá nhiều điều biến mất, so với những gì xuất hiện. Tôi có quá nhiều xen, chạy ro ro ở trong đầu, nhưng chúng hoàn chỉnh quá, tinh xảo quá. Chúng, đúng ra, là phải được đề xuất, giả dụ, thay vì có sẵn ở trong đầu, quá tinh xảo, quá ngon cơm. Từ đó, cái công đoạn có tên là “sabrage” [làm sạch, gỡ bỏ những sợi lông bám trên một tấm thảm], là quan trọng. Nhưng, một cuốn sách, đâu phải đầu hôm sớm mai mà có được, vả chăng, tôi lại có, cả một đống những ấn bản cũ, những lúc bí, lôi ra, và chúng đỡ đần cho tôi rất nhiều. Khởi đi khởi lạ, từ những địa bàn như thế, cứ thế xào đi xào lại, từ cái có ngày nào, ra cái tôi bây giờ. Thì cũng có những lúc khập khà khập khễnh, nồi này úp vung nọ, những cũng có những lúc thật là thích thú, thật là tuyệt vời, phải thống nhất tất cả, làm thành một.

Cô là phụ tá tổng biên tập tạp chí Văn Học, bằng cách nào, cô đi, từ báo qua văn?

Thì phải loại không biết cơ man nào là thói quen. Dân làm báo thường dùng một số mánh, cốt sao viết cho nhanh. Rõ ràng là, trong một cuốn sách, luận lý tạm thời, và luận lý nền tảng, hai thứ luận lý này hoàn toàn khác nhau. Phải thao luyện rất nhiều, giữa hai địa hạt, văn và báo, chúng, cùng lúc, tuy gần gụi nhưng thật khác xa nhau, nhiều lúc muốn khùng. Đây là công việc rèn luyện, mài dũa ngòi viết, nhưng, thay vì sửa lỗi, thì sửa tật. Vì đã viết nhiều bản thảo trước đó, thành thử vấn nạn này không phải là một thách đố đối với tôi. Đây là một vấn đề về tương quan môi trường, theo tôi: không phải đọc cùng một cách, không phải với những người thích bạn, cũng không phải với những người không thích bạn.

Sự kiện là ký giả, có phải là một lợi thế, khi xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tiên?

Hiện nay, là ký giả không lợi cho tôi. Chẳng hạn năm nay, do luật đạo đức nghề nghiệp, một vài tờ báo quyết định, không cổ động một quyển sách nào của ký giả, gà nhà hay không gà nhà, để sự chọn lựa của họ ở bên trên tất cả mọi nghi ngờ, nhưng tôi có cảm tưởng, không chừng, họ đẩy sự việc tới cực điểm ngược. Nhưng chẳng sao, mà cũng ngược đời, tôi nhận được sự hỗ trợ của những người tôi chẳng hề quen biết, hoặc ở các môi trường không liên quan gì đến phê bình văn học – các tiệm sách, các hiệp hội.

Cô nghĩ gì về mùa tựu trường văn học năm nay?

Chung chung mùa tựu trường văn học lúc nào cũng có những tác giả mình thích thú gặp lại nhưng tôi chưa khám phá một tác phẩm nào lớn. Tôi thấy quyển của Charif Majdalani, 'Caravansérail', viết hay và soạn thảo cực kỳ công phu. Tôi cũng ngạc nhiên với ‘L'Année de la pensée magique' của Joan Didion, một tác giả lớn chưa được biết nhiều, hoặc quyển ‘La Perte en héritage’ của Kiran Desai. Nhưng tôi chưa thấy một quyển sách nào gây biến cố, trừ quyển mà ai cũng đoán nó sẽ gây biến cố là quyển Yasmina Reza viết về Nicolas Sarkozy, hay quyển của tác giả Eric Reinhardt, các nhà phê bình nói rất nhiều – nhưng riêng tôi, tôi không hoàn toàn thích nó.

Các dự trù của cô?

Tôi đang viết chương đầu cho quyển thứ nhì. Đề tài hoàn toàn khác: câu chuyện về bịp tình và nghệ thuật. Đương nhiên không phải tự thuật nhưng nó lại dựa trên những sự kiện có thật: một câu chuyện làm trò cười trong thế giới nhạc cổ điển năm 2007. Nhà xuất bản Actes Sud cũng đề nghị tôi gom lại một tuyển tập các câu chuyện cổ tích Việt Nam, tôi sẽ làm.
Minh Trần Huy
Phỏng vấn do Claire Simon thực hiện cho Evene.fr – 08-2007
Felix Trần dịch.
[Nguồn, ở cuối entry này]

(1)-Trong cùng lúc, những gì ông viết ra mang dấu vết của “mono no aware”, hay “nỗi buồn cháy da, cháy thịt của những sự vật” , và đây là một trong nét tuyệt, tuyệt, của thi ca truyền thống Nhật Bản...

Tôi cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài ca của sự bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên kia - họ tự tử. (1) Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết.
Minh Trần Huy phỏng vấn Murakami

(1) Thanh Tâm Tuyền, chắc chắn chẳng hề biết, và, chưa từng đọc Murakami, khi viết Một Chủ Nhật Khác, nhưng đã để nhân vật Kiệt của ông, đưa tiễn người tình, Hiền, tới "chỗ đó", rồi lại trở về. Độc giả Một Chủ Nhật Khác, dù tò mò cách mấy, cũng không hiểu được, và đều như Duy, bạn của Kiệt, đều muốn hỏi Kiệt, Hìền đâu rồi.

Sau này Duy hiểu buổi tối ấy đang hồi nguy kịch của đôi tình nhân. Họ quyết định chia tay vĩnh viễn. Họ đã không thể bình thường từ biệt nhau. Cũng không ai đủ can đảm rời bỏ trước. Mọi quyết định đều gian nan. Duy giúp họ lìa tách làm hai. Để họ một mình với quyết định đau đớn chưa rõ những ngày cuối của cuộc tình ấy như thế nào. Họ có thể liều lĩnh nhắm mắt lao tới như kẻ ngu ngốc, nhưng họ cũng có thể tháo lui vội vã như kẻ tội lỗi. Cả hai đường đều tồi tệ, phủ nhận những ngày họ đã sống, phủ nhận điều mà họ đã tin là tình yêu của họ qua bao năm tháng. Duy nghĩ thế...

Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….

Một Chủ Nhật Khác

*

“Vivre d'autres réalités”

INTERVIEW DE MINH TRAN HUY


A seulement 27 ans, Minh Tran Huy est rédactrice en chef adjointe au Magazine littéraire. Férue de littérature depuis l'enfance, elle écrit ses premiers textes au lycée et remporte quelques concours de nouvelles avant de se consacrer au journalisme. Celle que tous qualifiaient de jeune espoir peuvent se réjouir puisqu'elle revient à ses premières amours en publiant 'La Princesse et le pêcheur', un roman à son image : étonnant, sensible et intelligent...


Silhouette menue, robe estivale et sourire aux lèvres, Minh Tran Huy nous accueille dans son salon, au coin de son imposante bibliothèque. Elle raconte avec enthousiasme, analyse avec subtilité et se livre avec pudeur dans un dialogue où s'expriment tour à tour la journaliste et l'écrivain. Rencontre avec une surdouée des lettres.



Ce premier roman est personnel et très abouti, d'où vous est venue l'idée de 'La Princesse et le pêcheur' et depuis quand y pensiez-vous ?

Si l'écriture proprement dite m'a pris un an, l'embryon du roman remonte à mes 20 ans. L'idée vient d'une rencontre qui a effectivement eu lieu quand j'avais 15 ans, lors d'un voyage linguistique, avec un garçon qui était un boat people. Je tenais beaucoup à lui, et je l'ai perdu, mais dans des circonstances beaucoup moins tragiques que celles décrites dans le livre. J'ai donc commencé à écrire sur cette histoire qui m'avait marquée, la structure était déjà là mais il y avait moins de niveaux de lecture et un arrière-plan familial moins important. La plupart des itinéraires familiaux sont également vrais. Mon grand-père et mon arrière-grand-père ont vraiment été assassinés ; c'était important pour moi que ça figure sous une forme réelle. En revanche, aucune des scènes qui constituent l’intrigue, à savoir l’histoire entre les deux jeunes gens, n’a existé. Elles sont toutes inventées, sauf la plus improbable : ma rencontre avec Haruki Murakami.


Commandez ‘La Princesse et le pêcheur’ sur alapage.com

Peut-on parler d'autobiographie ?

Pour moi ça a été une façon de faire le bilan de mon adolescence. Michel Schneider dit que la psychanalyse ne permet pas d'atteindre la vérité, mais donne une version supportable de ce que peut être le réel, que c'est un moyen de l'accepter. Je pense que c'était aussi ma façon de donner une version acceptable de l'histoire que j'ai eue avec ce garçon, et qui pour moi rejoignait des problématiques plus profondes : le rapport aux origines, à la famille, et à la mémoire ; l'amour manqué entre les deux héros renvoyant à ce Vietnam que l'un a perdu et que l'autre ne peut, par définition, pas retrouver, puisqu'elle n'y a jamais été. Plus largement, le roman est un hommage à Murakami, et plus particulièrement à ce que les Japonais appellent le "mono no aware", la "poignante mélancolie des choses", et qui désigne le sentiment qui vous envahit lors de la chute des feuilles en automne, ou de la disparition de l'être aimé au détour d'un chemin... Je voulais que ‘La Princesse et le pêcheur’ donne à ressentir la nostalgie de ce qui a été et n'est plus.


La narratrice a un rapport presque boulimique à la littérature et admire profondément les écrivains, est-ce également votre cas ? Une telle admiration n'est-elle pas un frein à l'écriture ?

Quand je me suis mise à lire je ne pensais pas du tout à écrire. Je pensais juste à vivre d'autres réalités que celle que j'avais sous les yeux et que je jugeais peu satisfaisante. Puis c'est devenu une vraie passion, je lisais de manière maladive : le soir jusqu'à des heures impossibles, en mangeant, en marchant... Ensuite est venue l'idée de devenir écrivain, mais entre en avoir le désir et le concrétiser, s'imaginer auteur et se voir confronté à ce que cela implique, il y a plus qu'un pas à franchir... C'est une question de tempérament, j'ai des amis qui lisent énormément mais qui considèrent qu’eux-mêmes n'ont rien à dire de particulier. Moi j'avais envie depuis longtemps de voir si je pouvais construire une oeuvre, mettre au propre des choses qui dans la vie sont brouillonnes et sans intérêt. Je pense que l’admiration pour les écrivains a plutôt été le moteur de l'écriture qu'un frein, finalement. En me faisant découvrir leur vision du monde, ils m’ont permis de construire la mienne.


Quelles ont été vos influences littéraires, à part Haruki Murakami ?

Murakami a une place importante dans ce livre parce qu'il est associé pour moi à la jeunesse et à l'irrésistible élan qui vous porte quand vous êtes adolescent, quand vous pensez que le monde vous est ouvert, que tout est possible. 'La Ballade de l'impossible' et 'Au sud de la frontière à l'ouest du soleil' sont pour moi deux livres phares par rapport à la jeunesse. Quand j'avais 20 ans j'aimais Fitzgerald pour son côté romantique mais tout le monde aime Fitzgerald à 20 ans ! (rires) Après, je ne pense pas avoir d'influence précise, j'ai beaucoup lu mais je n'ai pas de passion particulière pour un auteur. Ce sont plutôt des phrases ou des images picorées ici et là qui me marquent et m'accompagnent. Pour ‘La Princesse et le pêcheur’, par exemple, j'avais en tête un petit livre qui en apparence n'a rien à voir avec ce roman, ‘Le Silence de la mer’ de Vercors. Parce qu'il utilise cette métaphore : une mer très calme en surface, très lisse, alors que se livrent dans les profondeurs des combats meurtriers entre monstres marins... En écrivant, j'avais cette vision à l'esprit, et je voulais une écriture très tenue, évitant tout pathos, pour mieux faire ressortir les tragédies et les déchirures que connaissent certains personnages.

Lire la critique du livre ‘La Princesse et le pêcheur’

Le livre s'est-il créé au fur et à mesure de l'écriture, ou était-il déjà entier dans votre esprit ?

Même quand on a une idée assez précise de la structure qu'on veut employer et de tout ce qu'on veut évoquer, ça ne se passe jamais comme prévu ! Ayant planifié beaucoup de chapitres, je m'apercevais que je n'arrivais jamais à suivre le plan que j'avais établi. Mais ce qui m'intéressait finissait à un moment ou l'autre par s'intégrer. Finalement, il y a presque plus de choses qui ont disparu que de choses qui sont apparues. J'avais des tas de scènes qui marchaient très bien dans ma tête, mais qui étaient trop fabriquées. Elles méritaient plutôt d'être suggérées, d’où un travail de sabrage important. Mais comme c'est un livre qui n'a pas surgi du jour au lendemain, j’avais de vieilles versions qui m’offraient pas mal de possibilités. En repartant sur ces bases, il y a eu une sorte de mélange de ce que j'étais à l'époque et de ce que je suis aujourd'hui. Cela rendait les choses parfois bancales, parfois intéressantes, il a fallu tout unifier.


Vous êtes rédactrice en chef adjointe au Magazine littéraire, comment se fait le passage entre journalisme et littérature ?

Ce dont on se rend compte, c'est qu'il faut se débarrasser de pas mal de tics d'écriture. Quand on est journaliste, on prend parfois l'habitude d'utiliser un certain nombre de tournures types pour aller plus vite. Evidemment, dans le livre, la logique temporelle comme la logique de fond sont très différentes. C’est pas mal de gymnastique de naviguer entre ces deux activités à la fois proches et très différentes, on se sent un peu schizophrène… C'est comme si on faisait un travail de décoquillage de la plume sauf qu'on ne corrige pas des fautes, mais des manies. Ayant écrit plusieurs manuscrits avant, je pense que c’est une problématique qui s'est moins posée à moi. Le problème se trouve plutôt dans le rapport qu'on a avec ce milieu. Ce n'est pas lu de la même manière, ni par les gens qui vous aiment bien, ni par ceux qui ne vous aiment pas du tout.


Le fait d'être journaliste est-il un atout lorsqu'on publie son premier roman ?

Pour l'instant, le fait d'être journaliste m'a plutôt desservie. Par exemple certains journaux ont décidé cette année, par déontologie, de ne prendre aucun livre de journaliste. C'est pour que leur sélection soit au-dessus de tout soupçon, même si j'ai le sentiment qu'ils risquent de pousser dans l'excès inverse. Mais ce n'est pas dramatique, et paradoxalement les soutiens viennent de gens que je ne connais pas du tout, ou qui ne sont pas liés au milieu de la critique littéraire - les libraires, les associations.


Quel regard portez-vous sur cette rentrée littéraire ?

Il y a des auteurs qu'on retrouve généralement avec plaisir de rentrée en rentrée, mais je n'ai pas fait de grandes découvertes encore. J'ai trouvé des livres intéressants comme celui de Charif Majdalani, 'Caravansérail', bien écrit et extrêmement élaboré. J'ai été impressionnée également par 'L'Année de la pensée magique' de Joan Didion, un grand écrivain trop peu connu ici, ou ‘La Perte en héritage’ de Kiran Desai. Mais je n'ai pas vu de livre événement, à part ceux qui sont prévisibles, comme le livre de Yasmina Reza sur Nicolas Sarkozy, ou le livre d'Eric Reinhardt, dont on parle beaucoup entre critiques - mais personnellement, je ne l'ai pas pleinement apprécié.


Quels sont vos projets ?

Je travaille sur mon prochain roman, dont j'ai déjà écrit le premier chapitre. Le sujet est totalement différent : c'est une histoire d’imposture amoureuse et artistique. Ce sera bien sûr moins évidemment autobiographique, mais quand même basé sur des faits réels : une affaire qui a défrayé le milieu de la musique classique en 2007. Actes Sud m’a aussi proposé d’écrire un recueil de contes vietnamiens, ce que je vais faire.

Propos recueillis par Claire Simon pour Evene.fr - Août 2007

Minh Huy Tran đoạt giải thưởng Gironde


*


“Vivre d'autres réalités”
“Sống những thực tại khác”
Minh Huy Tran trả lời phỏng vấn

Ngoài Haruki Murakami, những tác giả nào ảnh hưởng đến cô?

Murakami chiếm một chỗ quan trọng trong quyển sách này, vì với tôi, nói đến Murakami là nói đến tuổi trẻ, đến cái đà không cưỡng lại được của tuổi mới lớn, khi các cô các cậu đó nghĩ rằng, thế giới đang mở ra trước mặt họ, và mọi chuyện đều ở trong tầm tay. Theo tôi, quyển “Bài Ca của sự bất khả” và “Phía nam biên giới, phía tây mặt trời” là hai quyển sách tiêu biểu, hai ngọn hải đăng, của tuổi trẻ. Khi 20 tuổi, tôi thích Fitzgerald qua khía cạnh lãng mạn của ông, nhưng có ai, ở vào cái tuổi 20 đó, mà không mê Fitzgerald! (Cười). Sau đó, tôi không nghĩ mình có những ảnh hưởng nào nhất định, tôi đọc nhiều nhưng tôi không có một đam mê đặc biệt với một tác giả nào. Đúng hơn là những câu văn hay, những hình ảnh góp nhặt đây đó đánh động tôi và đi theo tôi. Chẳng hạn với quyển “Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền”, lúc đó trong đầu tôi đang nghĩ về một quyển tiểu thuyết ngắn “Sự im lặng của biển cả” của Vercors, quyển này chẳng ăn nhập gì đến quyển tôi đang viết. Bởi vì nó dùng ẩn dụ: bề mặt đại dương rất yên tĩnh, rất trong suốt nhưng dưới đáy là cuộc chém giết của những thuỷ quái... Khi viết, tôi giữ trong tôi, viễn ảnh này, và tôi muốn viết với một giọng văn rất trong sạch, tránh mọi khía cạnh bệnh lý để nói lên, một cách tốt nhất, thảm kịch, những điều xé lòng mà một số nhân vật phải chịu đựng.
*
Tôi cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và “mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài ca của sự bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên kia - họ tự tử. (1)
Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết.
Murakami trả lời Le Magazine Littéraire

Minh Trần Huy phỏng vấn Murakami
*

(1) Thanh Tâm Tuyền, chắc chắn chẳng hề biết, và, chưa từng đọc Murakami, khi viết Một Chủ Nhật Khác, nhưng đã để nhân vật Kiệt của ông, đưa tiễn người tình, Hiền, tới "chỗ đó", rồi lại trở về. Độc giả Một Chủ Nhật Khác, dù tò mò cách mấy, cũng không hiểu được, và đều như Duy, bạn của Kiệt, đều muốn hỏi Kiệt, Hìền đâu rồi.
*
Sau này Duy hiểu buổi tối ấy đang hồi nguy kịch của đôi tình nhân. Họ quyết định chia tay vĩnh viễn. Họ đã không thể bình thường từ biệt nhau. Cũng không ai đủ can đảm rời bỏ trước. Mọi quyết định đều gian nan. Duy giúp họ lìa tách làm hai. Để họ một mình với quyết định đau đớn chưa rõ những ngày cuối của cuộc tình ấy như thế nào. Họ có thể liều lĩnh nhắm mắt lao tới như kẻ ngu ngốc, nhưng họ cũng có thể tháo lui vội vã như kẻ tội lỗi. Cả hai đường đều tồi tệ, phủ nhận những ngày họ đã sống, phủ nhận điều mà họ đã tin là tình yêu của họ qua bao năm tháng. Duy nghĩ thế...

Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….
Một Chủ Nhật Khác