*
Notes

















tinvan_bnr.gif (2605 bytes)

 

Thông báo Nobel 2003,
của Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển
J.M.Coetzee.jpg (19849 bytes)
John Maxwell Coetzee


Giải thưởng Nobel văn chương năm 2003 được trao cho nhà văn Nam Phi John Maxwell Coetzee, "người mà, qua thiên hình vạn trạng những cung cách, những trò hóa trang, làm bật ra tính liên can, sự tòng phạm của một kẻ ở bên ngoài".

Những cuốn tiểu thuyết của Coetzee, tuyệt ở những điểm này: kỹ lưỡng về bố cục, cô đọng trong đối thoại, và tài tình trong phân tích. Nhưng tác giả của chúng còn là một con người chẳng đặng không bi quan, chẳng thể không hồ nghi, và chẳng chút xót thương khi thẳng tay chỉ trích tính duy lý độc địa và cái vẻ bề ngoài làm ra vẻ đạo đức của văn minh Tây Phương. Sự liêm khiết trí thức của ông phá huỷ tất cả những gì là nền tảng của sự vỗ về an ủi, và ông tự tách mình ra khỏi màn tuồng dễ dãi của trò ăn năn, thú tội. Ngay cả khi niềm tin của ông lồ lộ, như khi lên tiếng bảo vệ loài vật, ông làm rõ những cơ sở của niềm tin, hơn là nhân danh nó, để mà đòi hỏi.

Quan tâm của ông chủ yếu ở những hoàn cảnh, khi mà sự phân biệt giữa đâu là đúng, đâu là sai, mặc dù hiển nhiên, nhưng hoàn toàn vô dụng. Như con người trong bức họa nổi tiếng của Magritte, anh ta ngắm nghía gáy của mình ở trong gương: vào giây phút quyết định, những nhân vật của Coetzee lùi lại sau chính họ, bất động, không thể tham dự vào chính những hành động của họ. Nhưng sự ù lì, bất động không phải là một khung trời đen ngòm sẽ nuốt chửng con người, đây là phương tiện tối hậu mà con người tóm lấy, sử dụng nó, để ngạo mạn, thách thức cái trật tự áp bức, bách hại, bằng cách làm sao cho cho chính họ không còn bị vướng bận, mắc míu với nó. Trong khi thám hiểm, khai phóng sự yếu đuối, và thất bại, Coetzee làm bật ra cái chất nhân chi sơ chí huyền chí thánh, của con người.

Cuốn tiểu thuyết sớm sủa nhất của ông, Đất Tối, là thí dụ đầu tiên cho độc giả thấy, bằng cách nào, Coetzee tóm bắt tại trận, kẻ xa lạ và sự đê tiện. Ông tiếp tục sử dụng phương cách này trong rất nhiều trường hợp. Một người đàn ông làm việc cho chính quyền Hoa Kỳ trong thời kỳ xẩy ra cuộc chiến tranh tại Việt Nam, người này đã mơ tưởng sáng chế ra được một hệ thống bất khả bại trong cuộc chiến tranh tâm lý, cùng lúc, cuộc đời riêng tư của anh cứ thế rã ra. Những suy tưởng của anh ta được xen vào với một bản báo cáo về một chuyến thám hiểm một vùng đất thuộc những người dân bản xứ Phi Châu; gốc gác bản báo cáo này vốn được coi như là của một tay thám hiểm người Boer [người Phi gốc Hoà Lan], thế kỷ 18. Hai kiểu thù hận cái giống người, một trí tuệ, kiêu căng; một sống động, man rợ, cái nọ chiếu sáng cái kia.

Tác phẩm tiếp theo, Trái Tim Của Xứ Này, là câu chuyện kể của một bịnh nhân tâm thần. Một cô gái buồn phiền sống cùng cha mẹ, ghê tởm quan sát cuộc tình vụng trộm của người cha với một người đàn bà da mầu. Cô tạo cho mình những cơn hoang tưởng, sẽ sát hại cả hai, nhưng mọi chuyện xẩy ra cho thấy, cô sẽ tự giam mình bằng một thoả ước đồi bại với người giúp việc trong nhà. Thật vô phương lần mò những lớp lang sự kiện, bởi người đọc chỉ trông cậy vào cuốn sổ ghi của cô gái, trong đó, những lời dối trá, những sự thực, cái độc ác, cái thanh tao cứ thế xen vào nhau một cách thật là thất thường, theo dòng chữ. Độc thoại của cô gái được viết bằng một thứ văn phong thật là xa xỉ đỏm đáng của thời kỳ Edward, lạ lùng sao, thật là xứng hợp với phong cảnh miền đất Phi Châu vây quanh.

Đợi Bọn Rợ là một thứ trinh thám chính trị, trong truyền thống Joseph Conrad, trong đó, cái ngốc nghếch của những người theo chủ nghĩa lý tưởng, chính nó, đã mở toang ra những cánh cửa của sự ghê rợn. Tác phẩm Foe [Kẻ Thù], một thứ tuồng dưới dạng siêu tiểu thuyết, trình bầy một câu chuyện đùa dai, qua đó cho thấy, không thể nào giao lưu hòa giải, và cùng lúc, không thể nào tách rời, văn chương và đời sống, qua câu chuyện của một người đàn bà muốn có phần của mình ở trong một câu chuyện kể lớn, trong khi thực tế, bà chỉ có trong tay một nhúm bột, làm sao gột nên hồ?

Với cuốn Đời và Thời của Michael K. gốc rễ của nó là từ Defoe, cũng như từ Kafka và Beckett, ấn tượng về Coetzee, một nhà văn của sự cô đơn, trở nên minh bạch hẳn ra. Đây là câu chuyện của một công dân vô nghĩa, một thứ phó thường dân, và cuộc chiến đấu của người đó, chống lại sự vô trật tự cứ nở rộ mãi ra, và chống lại một cuộc chiến sắp xẩy ra tới nơi, để tới được một trạng thái dửng dưng với tất cả mọi yêu cầu, mọi cần thiết, và tới được sự câm nín, sự câm nín này sẽ huỷ diệt tính lô gíc của quyền lực.


Chủ nhân Petersburg là một cách chú giải cuộc đời và thế giới giả tưởng của Dostoevsky. Cơn cám rỗ mà những nhân vật được tưởng tượng ra của Coetzee phải đối mặt: làm sao chết trong tim, trong hồn, tách biệt hẳn với cõi vô thường này, một cám rỗ như thế hóa ra là nguyên lý dành cho thứ tự do vô liêm sỉ, của chủ nghĩa khủng bố. Cuộc chiến đấu của nhà văn với vấn đề cái ác ở đây mang một nét ma quái, quỉ mị, và nó lại trở lại, trong tác phẩm vừa mới xuất bản của ông, Elizabeth Costello.

Ô Nhục là câu chuyện xẩy ra tại Nam Phi, ngay sau khi quyền lực của những người da trắng cáo chung. Coetzee đẩy chúng ta vào trong cuộc chiến đấu của một vị giáo sư đại học bị làm nhục. Ông chiến đấu để bảo vệ danh dự của mình, và của người con gái. Cuốn tiểu thuyết làm bật ra câu hỏi trung tâm của tác phẩm Coetzee: Liệu người ta có thể trốn thoát lịch sử?

Boyhood, Tuổi Vừa Mới Lớn, chủ yếu xoay quanh sự nhục nhã của người cha, và một cõi lòng tan hoang mà nó gây ra ở nơi người con, nhưng cuốn sách còn tạo ra ở nơi người đọc một ấn tượng huyền ảo về cuộc sống miền quê Nam Phi cổ lỗ, với mâu thuẫn muôn đời của nó, giữa sắc dân Boers và những người Anh, giữa da trắng và da đen. Trong phần tiếp theo, Tuổi Lớn [Youth: Tuổi Trẻ], là một tách bạch hẳn ra, cái con người, là chính ông, một người đàn ông trẻ. Ông làm điều này với một sự độc ác dị thường khiến không một ai có thể tìm thấy niềm an ủi, nếu tự đặt để mình vào vị thế của ông.

Thế giới giả tưởng của Coetzee muôn mầu muôn vẻ. Không bao giờ xẩy ra trường hợp hai cuốn sách có cùng một cách pha chế. Một độc giả có tầm mức hiểu biết sâu rộng sẽ nhận ra một trận đồ ở đây, những mẫu mã xuất hiện theo kiểu truy chứng, những cuộc hành trình xoắn mãi về phía duới, như một cần thiết, và chỉ chấm dứt, khi người đọc cảm thấy, như vậy là đủ rồi.

Đủ cho một sự cứu rỗi của những nhân vật ở trong thế giới giả tưởng đó. Những nhân vật của Coetzee tắm đẫm nỗi ước ao, trong cơn đòi hỏi: được sa lầy, được trầm luân, nhưng lạ đời thay, chỉ một khi rũ hết mọi chất dơ, là cái phẩm giá bên ngoài đó, những nhân vật này mới có lại sức mạnh của chúng.

NQT chuyển ngữ



J M COETZEE (1940-): Nobel Văn Chương 2003
Coetzee-NobelLiteraturePrize2003.jpg (3162 bytes)


"Trong khi thám hiểm, khai phóng sự yếu đuối, và thất bại,
Coetzee làm bật ra cái chất thiêng, cái chất huyền, cái gọi là yếu tính của con người"

Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển.

"I am not a herald of community or anything else. I am someone who has intimations of freedom (as every chained prisoner has) and constructs representations of people slipping their chains and turning their faces to the light."
"Tôi không phải là một nhân vật nổi cộm của cộng đồng, hay là cái chi chi gì khác. Tôi là thằng cha thèm thuồng tự do [như bất cứ một tù nhân bị xiềng nào thèm thuồng nó], thế là tôi loay hoay vẽ vời ra những con người tuồn khỏi xiềng, chường mặt về phía sáng."

Nhà văn Nam Phi Coetzee đã thắng giải Nobel văn chương 2003. Trên trang Tin Văn [www.tanvien.net] do Jennifer Tran và Nguyễn Quốc Trụ phụ trách, chúng tôi đã giới thiệu về ông, qua chuyển ngữ bài tiểu luận viết về một trong những học giả nổi tiếng của thế kỷ 20, và cũng là một nạn nhân của Đức quốc xã, là Walter Benjamin [Những Kỳ tích về Benjamin], và trong một số bài viết khác, như trong bài viết về Nguyễn Khải, về Võ Phiến, về Nguyễn Chí Kham...

Ông đã từng viết về Việt Nam ngay trong tác phẩm đầu tay, Phương Án Việt Nam, [The Vietnam Project], in chung với The Narrative of [Tự sự của] Jacobus Coetzee, trong Dusklands, Đất Tối, nhà xb Penguin Books.

Đây là một cuộc đìều tra về ảnh hưởng của truyên truyền của Mỹ, và cuộc chiến tâm lý Việt Nam, được in song song với câu chuyện của một người da trắng kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi, như một ẩn dụ so sánh chế độ thực dân thuộc địa thời kỳ 1760 và chủ nghĩa đế quốc 1970.

Ngay trang đầu của Phương Án Việt Nam, là câu trích dẫn Herman Kahn, người Mỹ, vốn được coi là một trong những nhà tương lai học:

Thật dễ dàng thông cảm với sự ghê tởm của khán thính giả Âu Châu và Mỹ, khi nhìn cảnh phi công Mẽo xả bom na-pan thui nướng VC, nhưng không lẽ chính phủ Mẽo trưng dụng cái thứ phi công chết nhát không thể hoàn tất phi vụ, hoặc phát khùng phát điên, vì cảm thấy tội lỗi đầy mình?

[Obviously it is difficult not to sympathize with those European and American audiences who, when shown films of fighter-bomber pilots visibiy exhilarated by successful napalm bombing runs on Viet-Cong targets, react with horror and disgust. Yet, it is unreasonable to expect the U.S. Government to obtain pilots who are so appalled by the damage they may be doing that they cannot carry out their missions or become excessively depressed or guilt-ridden].

Đây là điều Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển lọc ra, trong thông báo dành cho báo chí: Quan tâm của ông chủ yếu ở những hoàn cảnh, khi mà sự phân biệt giữa đâu là đúng đâu là sai, mặc dù hiển nhiên, nhưng hoàn toàn vô dụng.

Trong bài giới thiệu Vô Kỵ giữa chúng ta, của Đỗ Long Vân, NQT đã áp dụng cách Coetzee đọc văn chương trắng của một số nhà văn Nam Phi, vào nhân vật Kiều Phong của Kim Dung và đề nghị một cách viết về cuộc chiến VN: Bi kịch về máu:

"There is therefore a poetics of blood. It is a poetics of tragedy and pain, for blood is never happy"

"Từ đó, có một thi học về máu. Đó là một thi học về bi thảm và đau đớn, bởi máu là chẳng thể nào hạnh phúc." Gaston Bachelard. [Về Tưởng tượng Thi ca và Mơ mộng, On Poetic Imagination and Reverie; Colette Gaudin biên tập, nhà xb Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1971. Coetzee trích dẫn, trong "White Writing: On the Culture of Letters in South Africa", nhà xuất bản Yale University Press].

Người hùng Kiều Phong là một sáng tạo tuyệt vời, "đỉnh cao trí tuệ" của Kim Dung, theo nghĩa: đây là người hùng mang tính chủng tộc thay thế người hùng mang tính giai cấp, tức những A Q, Chí Phèo. Theo nghĩa đó, W. Faulkner, qua một bài điểm sách trên tờ Người Kinh Tế, được coi là nhà văn "hậu hiện đại", trước khi có thuật ngữ này.

Nhân tiện, đề nghị một đề tài tiểu thuyết ở đây: Trái Tim của Bóng Đen, viết về một anh chàng Bắc Kỳ theo chân đoàn quân viễn chinh vượt Trường Sơn, tới trái tim của bóng đen: Sài Gòn: đỉnh cao của sa đọa... cuối cùng khám phá ra... Hà Nội!

Đừng tưởng đùa, bởi vì đã có tới hai tiểu thuyết gia ở hải ngoại sử dụng " ẩn dụ" này rồi, một coi cuộc Nam Tiến của Miền Bắc tương tự như những cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung Hoa, một coi đây là do cái ác muôn đời của người dân một miền đất, và muốn cải tạo, tổ quốc phải ăn năn...

Coetzee, trong bài viết (Máu, Hôi, Hư, Rữa: Những cuốn tiểu thuyết của) Blood, Taint, Flaw, Degeneration: The Novels of Sarah Gertrude Millin (trong White Writing), đã coi "máu" (blood) là từ-chìa khóa trong những tiểu thuyết đề cập tới xã hội Nam Phi của nhà văn nữ Nam Phi viết văn bằng tiếng Anh này. Máu phân biệt dân Phi châu với dân Âu Châu, Englishman khác Afrikaner, Hottentot khác Xhosa, Gentile khác Jew. Nói tới máu là nói tới sắc dân. Nhưng "máu" ở trong những tác phẩm của Millin không giản dị chỉ là một hình dung từ để chỉ sắc dân, mà đây là một "thực thể", một dòng nước nhờn đỏ, có thể dầy hoặc mỏng, nóng hoặc lạnh, sạch hoặc dơ, chảy từ đàn ông qua đàn bà, từ bà mẹ qua đứa con... Một thi học về máu hơn là một chính trị học về sắc dân, đã khêu dậy trí tưởng tượng của bà...

Tờ báo Anh, The Guardian coi Coetzee, như là một tác giả đã chọn kẻ xa lạ, người ngoài hành tinh, kẻ ngoại cuộc, đứng bên lề (the outsider), như là một thể loại nghệ thuật, hay nói một cách khác, đây là nghệ thuật của kẻ ngoài lề, với những suy tư thật là u ám của kẻ đó, về chế độ hậu-phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.

Viện Hàn Lâm Thụy Điển ca ngợi tác giả, với những cuốn như Tủi Nhục, Chờ Những Dân Rợ, như là "một người hồ nghi một cách thận trọng, và thật là tàn nhẫn, không một chút xót thương, khi phải phê bình tính duy lý độc ác, và cái thứ làm ra vẻ đạo đức của văn minh Tây Phương".
Từ chối phỏng vấn, qua thông báo của Đại Học Chicago, nơi ông hiện là một "visiting professor", [giáo sư được mời tới, còn được dịch là giáo sư thỉnh giảng], nhà văn 63 tuổi này nói, tin ông được giải là một sự ngạc nhiên hoàn toàn.
Bạn bè, đồng sự chào mừng ông, coi đây như là một sự nhìn nhận một tài năng văn học lớn lao, mà những cuốn tiểu thuyết xoáy vào nỗi đau nhức của cá nhân con người trong cuộc sống riêng tư của họ, trước thay đổi trật tự xã hội.

Lời khen ngợi của Viện Hàn Lâm, [Coetzee] người mà "trong nhiều cung cách, miêu tả sự liên can lạ thường của kẻ ngoài lề", một lời khen như thế nhắm vào tác giả hơn là những nhân vật của ông, theo ký giả Rory Carroll của tờ The Guardian, Friday October 3, 2003 trong một bài viết từ thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Coetzee rời Nam Phi Coetzee vài năm trước đây, như một cách tự đặt mình vào hoàn cảnh lưu vong, sau khi đụng độ với nhà cầm quyền ở đây [the ruling African National Congress] do cuốn tiểu thuyết của ông. Trong cuốn Tủi Nhục, con gái của nhân vật chính bị ba người da đen hãm hiếp, nhưng từ chối không chịu thưa gửi, một phần là do mặc cảm tội lỗi thực dân thuộc địa. Văn phòng bộ trưởng cho rằng câu chuyện mang tính kỳ thị mầu da (racist) và đánh thẳng vào vấn đề nhân quyền ở mức tối nguy hiểm của nó.
Coetzee chẳng bao giờ nói, chuyện ông rời bỏ Nam Phi tới Úc châu liên can tới vụ nói trên, nhưng nhiều người Nam Phi tin rằng ông cảm thấy bị săn đuổi, quấy rầy (hounded). Cũng có dư luận cho rằng, ông bực mình vì một vụ trộm viếng nhà.

Nếu nhà cầm quyền ở Nam Phi cảm thấy "lúng túng như ngậm hột thị", họ cũng đủ khôn khéo không để lộ ra, vào ngày hôm qua [2, tháng Mười], và đã ca ngợi việc Coetzee được giải như là một bước tiếp nối nữ văn sĩ Nam Phi Nadine Gordimer, Nobel văn chương 1991. "Nhân danh quốc gia Nam Phi và thực sự ra là cả một lục địa Phi Châu, chúng tôi chào mừng nhà văn đoạt giải Nobel mới mẻ nhất, 2003 và chia sẻ cùng với ông vinh quang tỏa ra từ sự nhìn nhận này." Tổng thống Thabo Mbeki tuyên bố.

Dư luận báo chí quốc tế cho rằng, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã chọn đúng người và qua tin hành lang, việc chọn Coetzee.. dễ dàng, đối với mấy ông hàn. Đây là một vinh danh tối hậu cho một tiểu thuyết gia luôn luôn hỏi những câu thật khó chịu (the ultimate honour for a novelist who always asks the uncomfortable questions). Một trong những nhà văn lịch lãm, can đảm nhất của thời đại chúng ta. Chuyện chọn ông không có gì là bất ngờ, nhưng việc chọn thời điểm để tung ra thông báo quả là một sự ngạc nhiên. Hàn Lâm Viện đã có ý muốn, việc trao giải thưởng Nobel sẽ giống như Oscar, và đây là cho một sự nghiệp một đời người cống hiến, khác hẳn những trường hợp trước đó, thí dụ như với Gabriel Garcia Marquez, sau khi được giải thưởng, ông còn viết dữ, và viết hay hơn trước đó!

Vài hàng về tiểu sử, và giai thoại về ông:

John Maxwell Coetzee sinh tại Cape Town (Nam Phi) ngày 19.2.1940. Học tại Đại học Cape Town và sau đó tại Đại học Texas, lấy bằng Ph.D (1969), và trở lại Nam Phi năm 1972, dậy Anh ngữ tại Đại học Cape Town. Tiểu thuyết gia, nhà phê bình, dịch giả; những cuốn tiểu thuyết của ông là về hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, thực ra là hai truyện vừa, "Dusklands" (1974), ông đối chiếu sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam với những người Hòa Lan đầu tiên định cư tại Nam Phi. Trong lịch sử 31 năm của giải thưởng văn học The Booker, ông là người đầu tiên hai lần đoạt giải, lần thứ nhất vào năm 1983 với cuốn "Đời và Thời của (Life and Times of) Michael K.", và năm 1999, với cuốn "Disgrace" (Nhục nhã). Và bây giờ, là Nobel văn học 2003.

"Cũng không mệt lắm đâu."

Coetzee là một con người ít nói, lạnh lùng, theo một số sinh viên của ông. Giles Foden, deputy literary editor của tờ Guardian kể, tuy không quen, nhưng có gặp Coetzee vài lần trong năm. Một lần gặp tại ghế sau một chiếc taxi, vào năm 1955, khi ông vừa nhận giải The Irish Times's international fiction prize. Trước đó, ông đã lãnh bộn rồi.

"Ông chắc thấy mệt với chuyện lãnh giải?", Giles Foden lầu bầu nói. Lúc đó cũng quá khuya rồi.

Ông chỉ mỉm cười. Đâu một lát sau, 'cóc' mới mở miệng:

"Cũng không mệt lắm đâu."

Nhưng có một lần, Giles Foden nghĩ là đã nhận ra một tí, của cái gọi là 'thép trong tâm hồn', của ông. Đó là lần gặp trong một buổi đọc văn tại Waterstone's. Một thính giả đứng lên hỏi:

-Ông có nghĩ, như vậy là đúng không, cái việc chúng ta đang ngồi đây bàn về văn chương trong khi người Mẽo oanh tạc Serbs?

Coetzee không nói gì. Người đó hạch tiếp:

-Liệu có một mối liên hệ nào giữa hai chuyện đó không?"

"Thẳng thừng mà nói, không!" Coetzee trả lời.

Tay tra hỏi kia bèn ngồi xuống.

NQT giới thiệu


 

 




Vĩnh Biệt Elia Kazan


Hàn Lâm Viện Thụy Điển khi quyết định trao Nobel 2003 cho nhà văn Nam Phi JM Coetzee, đã vinh danh ông, người nghệ sĩ chọn kẻ đồng hành của mình, tức kẻ xa lạ, như là một hình thức của nghệ thuật.
Elia Kazan thật xứng đáng để nhận một danh hiệu như vậy. Như tờ Time tưởng niệm ông, trên số báo đề ngày 13 tháng 10, 2003: Dưới cây gậy thần đạo diễn của ông, tài tử Marlon Brando trong On the Waterfront [Phu Bến Tầu, Sur Les Quais], và James Dean trong Phía Đông Vườn Địa Đàng, là hai hình ảnh nát tan, bi thương tuyệt vời, của kẻ đứng bên lề.
Chính ông cũng chọn cho mình một thái độ, một cuộc đời bên lề như vậy, khi một mình chống lại nước Hoa Kỳ, khi từ chối không nêu tên những thành viên của nhóm Nhà Hát Kịch, the Group Theater, bị coi là những đảng viên bí mật của Đảng CS.
Ông, nguyên tên là Elia Kazanjoglous, sinh ngày 7 tháng Chín, 1909, tại Constantinople, thuộc Ottaman Empire, bây giờ là Istambul, Thổ Nhỉ Kỳ. Nhà đạo diễn Hoa Kỳ, nổi tiếng với chuyển thể phim từ những kịch phẩmTennessee Williams và Arthur Miller, và những phim do chính ông viết, và đạo diễn. Ông tới Mỹ khi mới 4 tuổi, như là một di dân, cùng với gia đình Hy Lạp của ông.
Học Williams College, Williamstown, Mass. Sau này, ông viết,những năm cô đơn, bất hạnh đó khiến ông trở nên không thể chịu nổi, điều gọi là đặc quyền, đặc lợi [privilege]. Học Trường Kịch Nghệ tại đại học Yale University, và từ 1932 tới 1939, ông là một diễn viên thuộc nhóm Nhà hát Kịch [The Group Theater], dưới sự dẫn dắt của Lee Strasberg và Harold Clurman.
Kazan đạo diễn kịch phẩm đầu tiên của ông tại New York City, vào năm 1937. Ông được nổi tiếng trong cả nước, như là một nhà đạo diễn ở Broadway với những kịch phẩm như The Skin of Our Teeth (1942), của Thornton Wilder; All my sons, (1947), của Arthur Miller, và The Death of a Salesman (1949); Chuyến Tầu Dục Vọng, a Streetcar named Desire (1949), của Tennessee Williams, Mèo Cái Trên Mái Tôn Bỏng, Cat on a Hot Tin Roof (1955), và Sweet Bird of Youth (1959). Ông là đồng sáng lập [với Robert Lewis và Cheryl Crawford) của Actors Studio, [đây là "lò cừ" sản xuất ra những diễn viên thượng thặng, thí dụ như Jane Fonda, Marlon Brando&], vào năm 1947.
Năm 1944 ông bắt đầu đạo diễn phim [motion pictures]. Những phim của ông, đa số mang tính phê phán xã hội, ca ngợi tự do, thí dụ như A Tree Grows in Brooklyn (1945), Gentlemen's Agreement (1947), về chủ nghĩa bài Do Thái, và Pinky (1949), về chủ nghĩa sắc tộc. Phim cổ điển Chuyến Tầu Dục Vọng (1951), Viva Zapata! (1951), và Phu Bến Tầu (1954), đều do Marlon Brando đóng vai chính. Cả hai phim Gentlemen's Agreement và Phu Bến Tầu đều cho ông giải Academy Awards. Những phim khác gồm có Phía Đông Vườn Địa Đàng (1955), do James Dean đóng, Baby Doll (1956), và Splendour in the Grass (1960). Kazan còn là đồng giám đốc Repertory Theatre of Lincoln Center tại New York City, từ 1960 tới 1964.
Phim America, America (1964), là phỏng theo cuốn tiểu thuyết tự thuật của ông (1962). Ông còn viết The Arrangement (1967, chuyển thành phim 1969. Miền Nam VN trước 1975 đã có dịch America, America và Arrangement), về kinh nghiệm của một di dân người Hy Lạp tại Hoa Kỳ, The Assassins (1972, hình như cũng đã được dịch ra tiếng Việt trước 1975, tại miền nam), và The Understudy (1974).
Tự thuật của ông, Elia Kazan: một đời người, được xb năm 1988. Trong đó, và ở nhiều chỗ khác, trường hợp khác, ông lên tiếng bảo vệ chính ông, khi cưỡng lại đòi hỏi của The House Committee on Un-American Activities, vào năm 1952, bắt buộc ông phải cho biết tên những thành viên Nhà Hát Kịch là những đảng viên bí mật của Đảng Cộng Sản.
Trên tờ Time cho biết, về quyết định của ông: lời chứng nói hết [the most telling testimony], của một nghệ sĩ, là tác phẩm của người đó. Và tờ báo kết luận: Bằng một thế giá như vậy, Elia Kazan quả là một người Mỹ trăm phần dầu, và thật đáng quí mến [Kazan was an admirable American original].
[Tài liệu từ Time và Bách Khoa Britannica].
Jennifer Tran giới thiệu


Only the Big Questions
A South African writer reflects on his country's new Nobel laureate.

Chỉ những câu hỏi lớn
[
Một nhà văn Nam Phi viết về người đồng hương mới được Nobel năm nay.]
Rian Malan


"Ôi chao, sao cái sự dịch tiếng Tây ra tiếng Ta,
nó lại gian nan đến như thế này, hả ông... Gấu?
"

PTH

JM Coetzee hầu như chẳng hề cho ai phỏng vấn, thành thử tôi kể như là mình may mắn, khi ông chịu cho gặp, vào đầu thập niên 1990. Lần gặp ấy, tại văn phòng của ông ở Cape Town, Nam Phi, có, một bên là vị tiểu thuyết gia xanh xao, khắc khổ trong bộ đồ bằng tuýt và nhung sọc, một bên là tôi, với những lời chỉ dẫn thật là nghiêm ngặt của tay agent của ông: chớ đụng đến những câu hỏi về người con trai của ông, té từ bao lơn, về người vợ cũ, mất vì bịnh ung thư, về ảnh hưởng của những chuyện đó lên những gì mới viết ra gần đây. Chỉ nói về văn chương, nhưng câu hỏi mở đầu của tôi gần như bị chặn ngay nơi cổ họng, khi đụng phải sự yên lặng chết chóc. Coetzee viết câu hỏi xuống cuốn sổ. Ông ngồi ngẫm nghĩ một lúc, rồi khởi sự nghiên cứu những giả dụ mà câu hỏi đặt ra, cách ông làm như rọi sáng vào cái cõi hiểu biết ít ỏi của tôi, nhưng lại chẳng soi sáng, tôi muốn nói, chẳng vén mở chút nào, về con người của ông. Mọi câu hỏi của tôi đều được đối xử theo kiểu này, cuối cùng tôi biến thành một tay phóng viên gà mờ, của một tờ báo gà mờ. Tuyệt vọng quá, tôi vớ vội cái phao:
-Ông thích thứ nhạc nào?
Cây viết lại xột xoạt, người viết lớn lại suy nghĩ.
-Nhạc hả, tôi chưa từng nghe nhạc.
Thì, cứ như tôi vừa kể, những gì người ta nghe về John Maxwell Coetzee [đọc là kut-see-uh], cơ mầu đều chỉ là giai thoại, nghĩa là cũng mầu mè, hoa lá cành như vậy. Hết mực riêng tư [vài người nói, nhút nhát đến trở thành lóng ngóng], trí thức tới tận xương tận tuỷ [vài người nói, trí thức đến lạnh mình], nhưng trên tất cả, đây là một bậc thầy lớn của cái trò chơi đa đoan phức tạp, tức là thứ lý thuyết văn chương hậu hiện đại. Và một khi con người ít nói đó mở miệng, thì chỉ là những thai đố, những mật mã. Là người Nam Phi, ông sống trong một xã hội mà những nhà văn của nó luôn đưa ra những tranh luận, bút chiến, sản xuất ra những cuốn tiểu thuyết nặng mùi hiện thực về cơn khủng hoảng hoài hoài của chúng tôi. Coetzee, không. Ông vẫn tránh chọn bên, tránh gia nhập những phong trào bảo vệ, hay chiến đấu, nhân danh những nghĩa cả, hay đưa ra những bình luận. Nghe nói, ông rất mê môn chơi rugby [bóng bầu dục], tập ăn chay, và sống trong một căn nhà được bảo vệ bởi những máy móc điện tử rất ư là kinh khủng, nhưng vẫn chỉ là nghe nói, nghĩa là nếu bạn muốn biết sự thực, thì cũng chỉ đành đoán mò&.

Và còn nữa, nữa. Khi, mọi trò văn đã vãn, câu văn chót đã thốt ra, và đã được giải mã, khi đó, Coetzee sẽ được tưởng nhớ tới, về một điều thật là giản đơn: ông là một người viết, và người viết này miêu tả, thực hơn nhiều người viết khác, cái gọi là " [da] trắng", gọi là "ý thức", hai ba cái điều như thế, chúng có nghĩa lý gì, và nghĩa lý ra sao, trước những trò ngu xuẩn và độc ác của chủ nghĩa a-pác-thai. Và ngay cả những điều này, chính chúng, cũng có thể gây ngỡ ngàng, đối với những ai ở bên ngoài Nam Phi, bởi vì cái từ a-pác-thai đó chưa bao giờ được nhắc tới ở trong những cuốn tiểu thuyết của ông. Nữa, những lớp lang, những dàn dựng ở trong những cuốn tiểu thuyết cũng chẳng nhất thiết một điều, rằng, đây là những chuyện xảy ra ở Nam Phi. Vào năm 1980, khi tuyệt tác Đợi Bọn Rợ của ông xuất bản, khi đó, tôi đang sống ở Mỹ, giữa những người coi cuốn này là một câu chuyện cao bồi siêu thực, xẩy ra ở một biên giới không tên nào đó, và tự hỏi quan trọng chi đâu tất cả những thứ này. Với tôi, và nhiều người da trắng Nam Phi, nó là một ám dụ đau nhức đến không thể chịu nổi về cuộc sống hàng ngày và cái thế lưỡng nan, nói về mặt đạo đức, của chúng tôi - nghĩa là những người da trắng Nam Phi. Đây là một cuốn sách đụng tới miền tâm linh sâu thẳm, và thật khó cưỡng lại nó, đến nỗi nó làm cho người đọc trở nên ngơ ngơ ngáo ngáo, giống như bị hớp hồn.

Chỉ Bọn Rợ không thôi, thiên hạ đã hết lời ca ngợi, nhưng còn nhiều cuốn tiểu thuyết lớn lao nữa, ở trong cây viết của ông. Trong những cuốn ở ngay đầu cây viết, có Đời và Thời của Michael K. (1983), cuốn thứ nhất trong hai cuốn đã đoạt giải Booker, và Foe [Kẻ Thù, 1986], câu chuyện một người đàn bà Anh bị kẹt tại một ốc đảo, cố gắng một cách tuyệt vọng, làm thế nào trao đổi liên lạc với một người nô lệ da đen cụt lưỡi. Bề ngoài, cuốn tiểu thuyết giống như kể lại ngụ ngôn Lỗ Bình Sơn, nhưng ở mãi tít đáy của nó, bản thân tôi nhận ra, có một điều chi hoàn toàn khác hẳn. Đây là một cuốn sách sâu thẳm nhất đã từng được viết ra, về những liên hệ mầu da trong một xã hội mà da trắng một bên, da đen một bên, ở giữa họ là một hố thẳm của những không thể nào cảm thông, về ngôn ngữ, về văn hoá. "Thực ra là nó như thế, phải không ngài?" "Thực ra là ngài muốn nói như thế, phải không, thưa ngài?".

Cây viết lại xột xoạt, người viết lại suy nghĩ.

-Tôi đâu có muốn nói ngược lại, cái sự đọc của ngài. Coetzee nói.

Khi tấn tuồng rộng lớn Nam Phi xẹp xuống, có vẻ như Coetzee quay tìm hứng ở cuộc sống riêng tư. Người con trai té và chết một cái chết bí ẩn, ông viết The Master [Ông thầy] of Petersburg, một cuốn tiểu thuyết về một người cha cũng khốn khổ như ông. Bà vợ cũ mất vì ung thư, ông viết Thời Sắt [Age of Iron], nỗi đau nhức như được mô tả ở trong đó, là chưa có ai viết tới nổi. Vào giữa thập niên 1990, ông nhìn lại tuổi trẻ của mình, với hai cuốn tự thuật, rồi tới Ô Nhục (1999), câu chuyện một nhà khoa bảng da trắng ngạo mạn bị xua đuổi ra khỏi công việc của mình, bởi cảnh sát giới tính (1), bị làm nhục bởi những tên tội phạm, ngày một thêm rúm ró tuyệt vọng và cuối cùng bị xô giạt tới mép bờ của một xứ Nam Phi mới. Đầy ứ ở trong đó, là những ám ảnh của vỡ mộng, yếm thế, bi quan, và chẳng ai ngạc nhiên, khi ông, vào cái tuổi 63 của mình, đã rời đi Úc Châu vào năm 2002, để lại sau ông, vài người trong chúng ta, hỏi: "Như vậy là giờ này, ông ta rời bỏ chúng ta, liệu chăng, việc ông được Nobel có thực sự là một chiến thắng cho Quốc Gia Cầu Vồng, như báo chí của chúng ta rêu rao?

Chẳng thể trông mong ở ông, làm sáng tỏ một thai đố như vậy. Ông đã từng không xuất hiện trong buổi lễ trao giải Booker. Làm sao dám chắc chắn, ông sẽ có mặt tại Stockholm trong buổi lễ trao giải Nobel vào ngày 10 tháng Chạp? Nhân vật trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông, Elizabeth Costello, bà ta cũng là một tiểu thuyết gia thuộc trường phái hậu hiện đại, nhân vật này có thể cho chúng ta chút đoán mò, về ý nghĩ của ông. Được lọc ra cho một giải thưởng văn học, bà nói, "Có lẽ tôi nên yêu cầu họ gửi tấm ngân phiếu theo đường thư tín, và dẹp bỏ buổi lễ trao giải thưởng."

Time Oct 2003
Jennifer Tran chuyển ngữ


Rian Malan is the author of My Traitor's Heart, published in 1990 by Atlantic Monthly Press. He lives in Cape Town.
[Rian Malan là tác giả cuốn Trái tim phản bội của tôi, do Atlantic Monthly Press xuất bản năm 1990. Ông hiện sống ở Cape Town, Nam Phi.]
(1): Cảnh sát giới tính ở Nam Phi chuyên lo việc cấm đoán, giam giữ... cấm không cho hai giống đen và trắng loạng quạng với nhau.




 

Hành quân đêm

... Để tôi kể cho ông nghe. Ông xem có thằng nào như thằng T.H. không. Đầu năm 1968 thời gian ông đang rất gay go, còn tôi ở Hội Văn nghệ Hà Nội cũng đang điêu đứng vì bị nghi vấn có dính líu đến một vụ gián điệp, bị gọi hỏi nhiều lần, không được viết, không được in. Chỉ làm thủ quỹ, hàng tuần xách bị đi căng-tin mua bánh kẹo cho anh em. Trong cơ quan có hai ông nằm điều dưỡng ở Quảng Bá là ông T.H. và ông Huỳnh Tâm. Ông Huỳnh Tâm là tổ trưởng sáng tác bị dãn phế quản, không bao giờ ra khỏi cổng trạm điều dưỡng vì quá lo cho sức khoẻ. Thế mà hôm ấy dù mắc thêm bệnh viêm kết mạc, đau mắt nặng vẫn lù lù từ Quảng Bá về đền Ngọc Sơn, nói với tôi: "Bố cậu T.H. bị ô-tô kẹp chết ở Hải Phòng. Ông là thủ quỹ. Ngày mai mang tiền thay mặt anh em xuống viếng." Sau đó chánh văn phòng Hội Văn nghệ cũng chính thức giao nhiệm vụ cho tôi về Hải Phòng. (Nhân vật này đã đưa một bài thơ của tôi sang công an, tôi sẽ nói với ông sau.) Cơ quan từ chính quyền tới Đảng, công đoàn đều rỗi việc. T.H. lại là người rất gần có thể nói là xoắn xuýt với lãnh đạo. Thế mà không ai đi. Lại cử tôi. Tôi hiểu ngay. Điệu hổ li sơn đây. Người ta cần tôi đi. Để khám buồng tôi ở. Làm gì có chuyện bố thằng T.H. chết. Nếu chết thật thì đã chẳng đến lượt tôi đi viếng. Sáu giờ chiều thằng T.H. lại dẫn xác đến đền Ngọc Sơn. Nó bảo nó đến ngủ với tôi để sáng mai cùng đi một thể. Chà chà! Không cho mình xoay xở cái gì mặc dù chẳng có gì cần đối phó xoay xở. Sáng hôm sau chúng tôi lên tầu về Hải Phòng. Rồi đi bộ về nhà thằng T.H. Đến cửa nhà nó thấy bố nó đang ngồi tiện gỗ ở sân. Tôi bảo nó: "Bố mày không chết đâu T.H. ạ. Thôi tao đi đây." Mặt nó tái đi. Ông đừng nghĩ nó tái mặt vì bố nó vẫn sống, nó ngượng với mình. Không đâu. Nó tái mặt vì mình về Hà Nội ngay trong khi chưa khám xong nhà mình thì thành ra nó chưa hoàn thành nhiệm vụ. Mình bảo: "Bình tĩnh. Mai tao mới về Hà Nội. Tao còn ở chơi Hải Phòng đã. Cứ yên tâm." Thế rồi tôi đến nhà ông.

Bùi Ngọc Tấn: Rừng Xưa Xanh Lá
[Trích diễn đàn Talawas]


Hồi Ký của Nadezhda, viết về chồng là nhà thơ Osip Mandelstam, Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng, cũng mở ra bằng một vụ công an xét nhà trong đêm, và sau đó bắt ông chồng.

Cũng có một "ông bạn nhà văn", như "có thằng nào như thằng T.H", là me-sừ David Brodski, một dịch giả, ngay từ buổi chiều đã mò tới, và nhất định không chịu từ giã khổ chủ. Bữa đó chủ nhân lại có hẹn với nhà thơ Akhmatova, và trong nhà chẳng còn có gì ăn. Ông chồng đi qua nhà hàng xóm kiếm cách vay mượn tí đồ nhắm, cũng một cách đuổi khéo nhà dịch thuật, nhưng ông này nhẵng nhẵng đòi đi theo nhà thơ thăm dân cho biết sự tình. Ông chồng mang về được một quả trứng cô đơn [the solitary egg]. Nhà dịch thuật lại ngồi xuống, và cứ thế đọc thơ, những dòng thơ Sluchevski và Polonski, là hai thi sĩ mà chàng chịu nhất [không có gì mà nhà dịch thuật không biết, từ hai nền thi ca thế giới, là Nga và Pháp]. Chàng cứ thế đọc đi đọc lại, nào khúc này, nào đoạn nọ& Chỉ mãi tới nửa đêm thì gia chủ mới nhận ra tại sao có cái sự lỳ lợm như vậy.

Khi nào tới thăm chúng tôi, Akhmatova cũng ngồi nơi xó bếp. Để "vinh danh" nhà thơ, và, như người Việt mình nói, "cho nó đỡ tủi", chúng tôi dùng một miếng vải dầu phủ lên cái lò ga, làm thành một cái bàn nhỏ tiếp khách. Chúng tôi gọi cái xó bếp của mình là "giáo đường", gợi ý từ một nhận xét của một người bạn của nhà thơ, là Narbut, khi nhìn thấy nữ thi sĩ ngồi trong xó bếp, đã thốt lên: "Làm gì ở đây, sao giống như một nữ thần ngoại giáo trong một giáo đường?".

Akhmatova và tôi chui vào giáo đường, để ông chồng của tôi một mình chịu trận với nhà dịch thuật mê thi ca. Chừng một giờ đêm, bất thình lình có tiếng gõ cửa. "Họ tới là vì Osip", tôi nói, và đi ra mở cửa.

Tôi cứ nghĩ, họ sẽ nói một câu, thí dụ như: "Bà mạnh khoẻ không?", hoặc "Đây có phải là nhà của Mandelstam?", hoặc một câu đại loại. Hoá ra là họ không có cái thói quen phí thì giờ với những câu mang tính nghi lễ. Hay là những công an chìm trên thế giới đều như vậy, tôi tự hỏi.

Chẳng thốt một lời, chẳng một chút ngần ngại, như những tay lành nghề đã từng đánh quen trăm trận, "nhanh như chớp", họ tiến thẳng vào trong, vuợt qua tôi [không xô, không đẩy, may quá!). Và căn phòng trong thoáng chốc, đầy người, người lo kiểm tra giấy tờ cá nhân, người mò mẫn, rờ nắn thân thể kiểm tra vũ khí.

Chồng tôi từ căn phòng khách bước ra, và hỏi: "Mấy ngài tới là vì tôi?" Một tay công an chìm, người lùn lùn, nhìn M. [Mandestam], với một nụ cười mà chẳng ra nụ cười, nói: "Giấy tờ?". M. lấy giấy tờ từ trong túi quần ra. Sau khi kiểm tra xong, anh ta đưa cho M một lệnh bắt. M. đọc, và gật đầu.

Theo thuật ngữ của giới công an chìm, thì đây là những cuộc hành quân đêm, "night operation". Như bà vợ nhà thơ đuợc biết sau đó, những đấng bạn dân "chìm", họ luôn luôn tin tưởng, trong những cuộc hành quân đêm như thế, họ dễ dàng đụng độ với những kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Và những con cái của họ, lại càng tin hơn nữa, rằng những ông bố đáng kính yêu của chúng đều là những đấng anh hùng. Và rất nhiều truyền thuyết về những cuộc hành quân đêm lãng mạn, hào hùng.. như vậy đã được chuyền tai nhau, chính bà vợ nhà thơ đã từng nghe kể, rằng con gái một đấng Chekist quan trọng [Nhân viên Cheka, mật vụ. Những thời kỳ sau đó, Cheka biến thành OGPU, GPU, NKVD, MVD, MGB, và sau chót KGB], kể, bằng một cái giọng hết sức hãnh diện, mà không kém phần thương yêu, lo lắng cho người cha của cô, trong cuộc hành quân đêm bắt tên nhà văn phản động Isaac Babel [tác giả Kỵ Binh Đỏ], tên này đã chống cự, "làm bị thương nặng một trong bốn người của chúng ta". Rằng cha của cô rất yêu con cái, rất yêu thú vật, mỗi khi về nhà, ông thường ôm con mèo đặt nó vào lòng mình, ông luôn luôn nói với cô con gái, đừng bao giờ thừa nhận mình đã làm một điều gì tầm bậy, luôn luôn nói, "không", trong những trường hợp như thế đó. Người cha của gia đình, yêu vợ con, yêu con mèo, con chó, người bạn dân sẽ "không bao giờ tha thứ cho những kẻ mà ông ta tra hỏi, về cái chuyện, họ thú nhận, họ đã làm những việc phản cách mạng, phản nhân dân, làm& nguỵ!"

-"Tại sao họ lại làm như vậy", cô con gái hỏi, như lập lại lời ông bố.

-"Hãy nghĩ tới những khó khăn, những "gian khổ" mà họ đem lại cho nhân dân, cho chính họ, và cho chúng ta", cô gái nói thêm.

"Chúng ta" ở đây, là những người tham dự những cuộc hành quân đêm, có bác hay không có bác [Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân], với những lệnh bắt người, lệnh tra tấn, lệnh tống giam, lệnh cải tạo&, và khi không hành quân đêm, khi rảnh rỗi, kể cho con cái nghe, về những nguy hiểm mà họ đã phải trực diện với kẻ thù của nhân dân, và con cái của họ chăm chú nghe, bồi hồi cảm động, càng thương bố bao nhiêu, càng yêu quí chế độ, càng thù ngụy bấy nhiêu& Bà vợ nhà thơ kể lại, cứ mổi lần nghe một câu chuyện như vậy, là bà nghĩ đến cái lỗ hổng toác hoác ở nơi cái sọ của nhà văn Isaac Babel.

Như vậy đấy, họ trang bị tới tận răng, ùa vào căn hộ của chúng tôi trong đêm 13 tháng Năm 1934. Sau khi đọc lệnh, và chắc chắn chẳng có ma nào dám kháng cự, họ lục soát căn hộ. Nhà dịch thuật mê thơ ngồi một đống ở trong chiếc ghế bành, bất động như một khúc gỗ, bộ mặt cố làm ra vẻ giận dữ, bị thương tổn. Khi tôi [bà vợ nhà thơ] hỏi anh ta, liệu M. có thể mang theo vài cuốn sách, anh trả lời một cách thô lỗ: "Hãy để M. tự làm lấy." Tới gần sáng, khi chúng tôi đã đuợc phép đi lại một cách tự nhiên trong căn hộ, nhà dịch thuật đứng bật dậy, xin phép mấy bạn dân: "Tôi có thể đi tiêu tiểu", người chỉ huy cuộc hành quân đêm nói bằng một giọng khinh miệt, "Anh có thể về nhà". "Ông nói sao?" "Nhà", anh ta lập lại, và quay lưng, bỏ đi.

Đám mật vụ rất ghét những "con mắt của nhân dân", tức những chỉ điểm dân sự, như nhà dịch thuật. Chẳng có chi nghi ngờ: Brodski đã được lệnh luôn luôn bám sát chúng tôi, đề phòng trường hợp tụi này tẩu tán, xé, đốt bỏ bất cứ một bản thảo nào, khi nghe tiếng gõ cửa.

Jennifer Tran


 


 

Tản Mạn về
Phê Bình Của Tôi của Nguyễn Thanh Sơn



"Why is there something instead of nothing,"
[Tại sao có cái gì đó, thay vì chẳng có gì?]
Martin Heidegger

"Why couldn't there be nothing instead of Heidegger?"
Ralph Brave: Being Martin Heidegger

Khốn nạn thay, làm sao tin cậy được cái thứ viết trắng?
Roland Barthes: Không độ của cách viết [Le degré zéro de l'écriture].

... Proposant enfin l'accomplissement de ce rêve orphéen: un écrivain sans littérature. L'écriturre blanche, celle de Camus, celle de Blanchot ou de Cayrol par exemple, ou l'écriture parlée de Queneau, c'est le dernier épisode d'une Passion de l' écriture, qui suit pas à pas le déchirement de la conscience bourgeoise.

...Sau cùng đề nghị hoàn tất giấc mộng Orphée: nhà văn không văn chương. Cách viết trắng Camus, cách viết Blanchot hay Cayrol thí dụ vậy, hay cách viết nói của Queneau, đây là hồi chót của một Đam Mê viết theo từng bước với sự rách toang của ý thức trưởng giả.
R. Barthes: Dẫn vào Không độ của cách viết.

* * *

Tuy chưa được nhìn thấy tác phẩm trên, nhưng người viết đã được đọc hầu hết những bài viết ở trong đó. Đọc, và đọc một số những bài khen chê sách, khen chê tác giả của nó, nhận xét đầu tiên của tôi, không phải về sách, mà về [cái việc] khen chê sách và người: có vẻ như cả hai dư luận khen và chê đều chưa thực sự đọc cuốn sách. Hoặc có đọc, nhưng với một thiên kiến. Hoặc, có một khoảng cách về cách đọc, cách viết, cách hiểu, một tác phẩm phê bình giữa họ. Có một khoảng trống - một sự im lặng không làm sao lấp nổi/ không làm sao hiểu nổi, giữa những "âm thanh và cuồng nộ" đó.

Khen.

Lấy ngay bài của Ngô Tự Lập.

"Sinh năm 1970, được đào tạo rất cơ bản, đầu tiên ở Liên Xô, sau đó ở Hoa Kỳ, hai siêu cường giáo dục không thể chối cãi, Nguyễn Thanh Sơn có rất nhiều thế mạnh của cá nhân cũng như của thời đại. Và anh đã chủ động và khéo léo sử dụng những thế mạnh ấy cùng với những kinh nghiệm thu lượm được trong những cuộc phiêu lưu trong sách vở và đời thực vào từng trang viết. Có lẽ cũng chính vì thế mà đôi lúc văn Nguyễn Thanh Sơn có vẻ điệu đàng. Nhưng có lẽ cũng không nên trách cứ anh về điều đó: một cô gái đẹp thật khó mà không điệu khi có quá nhiều ánh mắt vây quanh!"


Cái việc dùng tiểu sử đời tư để đọc tác phẩm, tuy không được mấy ông thuộc trường phái phê bình cơ cấu, hậu cơ cấu, giải cơ cấu, thích thú, nhưng không phải là không có ích. Nhưng sự kiện NTL cho biết NTS đã từng du học tại hai siêu cường văn hóa - ấy chết xin lỗi, giáo dục - như trên đã ảnh hưởng tới văn và người nói chung, và với tác phẩm PBCT, nói riêng, ông không chỉ cho chúng ta thấy, ảnh hưởng như thế nào. Tôi lấy thí dụ, NTL phải chỉ cho chúng ta thấy, NTS, chỗ này, chỗ kia& đã ảnh hưởng trường phái phê bình hình thức [formalism], hoặc ảnh hưởng cách phê bình của Belinski, chất thơ, dù viết phê bình, của NTS, là từ Aimatov (?), từ Paustovski (?) mà ra (vẫn thí dụ vậy). Bởi vì làm sao mà độc giả lại có thể hiểu nổi cái kiểu luận lý: Do ảnh hưởng hai siêu cường giáo dục như trên& [cho nên]& văn của NTS có vẻ điệu đàng!

Khen kiểu đó làm người được khen cũng thấy ngượng, và mỗi lần đi đứng lại giật mình, không khéo mình lại điệu đàng như văn của mình [Văn tức là người mà!].

Thêm nữa, hai siêu cường giáo dục chưa chắc đã đào tạo nổi một nhà văn, nói chi một nhà phê bình, bởi vì giáo dục là giáo dục, văn chương là văn chương, phê bình là phê bình, đừng có lộn xộn!

Với tôi, văn phê bình của Nguyễn Thanh Sơn là một ví dụ điển hình minh họa cho ý kiến của Roland Barthes [1], rằng người ta không thể có cách nào khác, ngoài cách dùng vẻ đẹp văn chương, để viết về vẻ đẹp văn chương. Nhiều đoạn văn trong tập sách mỏng của anh, là một cố gắng hoà trộn thể loại, hay thậm chí một cố gắng thoát ra khỏi cái nhà tù nhàm chán của những lời phẩm bình và răn dạy mà các nhà phê bình vô tình tự nhốt mình vào cùng với sự tự huyễn hoặc về một vai trò dẫn hướng rất đáng ngờ, nếu không nói là nực cười, của họ. Cũng có những đoạn văn thậm chí chúng ta có thể đọc như đọc một trích đoạn truyện ngắn:

"Khi bản giao hưởng kết thúc, một sự im lặng kỳ diệu tràn ngập gian phòng. Sau đó tất cả đứng cả dậy và vỗ tay vang dội. Tiếng vỗ tay tràn ngập tất cả các góc của phòng hoà nhạc, mọi người vỗ tay, gào thét, làm tất cả những cử chỉ mà họ có thể làm để khiến Itzhak Perlman hiểu họ biết ơn ông thế nào về điều kỳ diệu ông đã làm tối hôm đó.

Ông mỉm cười, gạt mồ hôi trên trán, sau đó ông nói khe khẽ, trầm ngâm và sùng kính: "Các bạn biết đấy, đôi khi nghĩa vụ của một nghệ sĩ là khám phá ra anh có thể làm gì cho âm nhạc chỉ với những thứ anh có".

Ngô Tự Lập đọc NTS.

Qua tiểu chú về R. Barthes, người đọc biết đây là một nhà phê bình văn học người Pháp. Nhưng chẳng biết câu mà NTL trích dẫn, nguyên văn nó ra làm sao, nói trong trường hợp nào, và từ đó, người ta mới hiểu được cái đẹp mà ông phê bình người Pháp này khen, nó như thế nào.

Câu văn của NTS mà NTL trích dẫn đó, xem ra cũng chưa được "đẹp" cho lắm, và rất đúng như NTL nhận xét, nó có vẻ đẹp của một câu văn của "truyện ngắn" chứ không phải của "phê bình". Và những vỗ tay, gào thét, làm tất cả những gì có thể làm& tất cả những cái đó thật khó mà được coi là phản ứng của một tầng lớp khán thính giả bị "hớp hồn" bởi một bản giao hưởng.

Ý tôi là:

NTL phải cho biết sơ sơ, R. Barthes là nhà phê bình thuộc trường phái nào, vì rất quan trọng, đặc biệt với ông này, người đã muốn đặt lại vấn đề thoạt kỳ thuỷ của văn tự, của cách viết, và đề cao "cái đẹp" trần trụi, trắng hếu, cái đẹp "bạch bản", của một lối viết "trung tính", viết từ không độ, của cuốn Kẻ Xa Lạ, của Albert Camus.

Và một cái đẹp của một cách viết từ không độ không thể nào được "minh hoạ" bằng một câu văn thật là "hoa mỹ" như câu của NTS mà NTL trích dẫn.

R. Barthes, một cách nào đó, là đệ tử của trường phái phê bình theo chủ nghĩa hình thức của "siêu cường giáo dục" Liên Xô. Liệu chăng, con đường phê bình của NTS là từ Liên Xô, qua Pháp, rồi về Việt Nam? Và "lịch sử" một lần nữa, được lập lại?

Tôi nghi, Barthes có nói câu mà NTL nói lại, nhưng NTL đã "hiểu sai" ý của Barthes, như tôi lấy trường hợp Barthes đọc Camus, như một minh chứng, rằng cái đẹp mà Barthes nói đó, không phải cái đẹp của một câu văn hoa mỹ, của lạm dụng tu từ. Barthes coi phê bình như là bản văn choàng lên một bản văn, như thế có nghĩa: nhà phê bình trước hết và trên hết phải là một nhà văn, rồi [hãy] là nhà phê bình, và đây là điểm mà NTL, bằng "trực giác" của một người đọc, chứ không phải của một người phê bình, đã nhìn ra ở NTS, nhưng lại phát biểu sai, minh hoạ nhảm bằng một câu của Barthes mà ông chỉ hiểu lơ mơ, đại khái, chắc chắn như vậy, nếu không, ông đã không "minh họa" bằng một câu văn "điệu đạng" như trên!


Nên nhớ, Barthes khen Camus, là người viết văn theo kiểu "dùi đục chấm mắm cáy", như nhận xét của Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bản Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hỏa, Dernier Inventaire Avant Liquidation, tức danh sách 50 cuốn hay nhất thế kỷ, mà Kẻ Xa Lạ đứng số một, do sáu ngàn độc giả Pháp lựa chọn, khi trả lời cuộc phỏng vấn do FNAC (?), và báo Le Monde thực hiện vào năm 1999: "Chỉ có một điều độc nhất không mang tính phi lý [ở nơi nhà văn của thứ văn chương phi lý này], là ông đã phát minh ra những câu văn ngắn, ("chủ từ, động từ, túc từ, chấm", như trong một ghi chú của Malraux gửi nhà xb, khi đọc Camus), một thứ viết (une sorte d'écriture) khô, trung tính, [sử dụng thì] quá khứ kép (passé composé). [Văn sĩ Tây thường sử dụng quá khứ đơn, passé simple, trong loại truyện kể, récit]. Lối viết này ảnh hưởng đậm lên tất cả những tác giả của nửa thế kỷ sau, trong đó có cả nhóm Tiểu Thuyết Mới. Nhưng viết như thế không phải là không thể diễn tả "cái đẹp" của những hình ảnh mạnh. Thí dụ như, để tả những giọt nước mắt và mồ hôi trên mặt Perez: "Elles s'étalaient, se rejoignaient et formaient un vernis d'eau sur ce visage détruit'. [Nước mắt, mồ hôi dàn dụa trên khuôn mặt vỡ vàng, như một lớp véc ni]." [Trích bài viết của Beigbeder về cuốn số 1 trong bảng phong thần cuối cùng]. Sartre, trong bài Cắt Nghĩa Kẻ Xa Lạ [Explication de L'Étranger], coi lối viết của Camus gần với Hemingway; những câu ngắn, mỗi câu từ chối đà viết của câu trước nó. Mỗi câu là một lại bắt đầu. Mỗi câu như vọt ra từ hư vô... Hãy so sánh thứ văn đó, với câu của NTS mà NTL trích dẫn, là thấy ngay có một sự hiểu lầm về cái đẹp ở đây.

Vào một dịp khác, người viết sẽ nói tiếp, về cái đẹp của văn phê [bình], nó khác với cái đẹp của văn truyện, như thế nào, và nhân đó, bàn về vấn nạn mà Barthes nêu ra: nhà văn, như là một tác giả, phải chết đi, cho người đọc xuất hiện. Và người đọc, ở đây, là người sản xuất ra bản văn: "Because the goal of literary work (of literature as work), is to make the reader no longer a consumer, but a producer of the text" [Bởi vì mục tiêu của tác phẩm văn chương (của văn chương như là tác phẩm), là làm cho người đọc không còn là người tiêu thụ mà là người sản xuất bản văn] [Trích S/Z, tiểu luận của R. Barthes, bản tiếng Anh, nhà xb Hill and Wang, New York].


Sức tưởng tượng của nhà phê bình

Người ta thường đòi hỏi ở một phê bình gia những đức tính, thí dụ, khách quan, tổng hợp, tinh tế, dự đoán& Ít ai đòi hỏi sức tưởng tượng, vì nghĩ rằng, món này, nhà văn cần hơn, và với nhà phê bình, tưởng tượng còn làm người đó ham rong chơi ở những miền xa lạ, sa đà, lan man, tản mạn& Hãy trở về với những con cừu của mi đi!

NTS thường bắt đầu bài viết của anh bằng sự tưởng tượng. Đây có lẽ là điều mà NTL nhận ra, và phân biệt được NTS giữa những nhà phê bình khác, khi ông nhè một câu văn, thay vì một nhận định, phê bình của NTS, để mà khen.

Một số bài viết trong Phê Bình Của Tôi có cái ngược đời của nó, là thường mở ra bằng tưởng tượng qua hình ảnh, và hình ảnh đó, bề ngoài có vẻ như không ăn nhằm gì tới cái hiện tại, cái đương thời, và lẽ dĩ nhiên, rất ư xa lạ với cái vấn đề mà bài viết nêu ra sau đó, theo kiểu, tại sao cái ô lại nằm lù lù ở trên bàn máy may, ở trong một bức họa, thí dụ vậy& khiến độc giả bị tò mò và cứ thế đọc tiếp. Một hình ảnh mở đầu như thế, nó giống như một thai đố, và có khi, với tài năng của một tác giả, nó còn đưa tới niềm bí ẩn cứ muôn đời bí ẩn, của cái gọi là phép lạ văn học. Sartre đã từng tự hỏi tại làm sao cửa sổ mở ra cõi âm thanh và cuồng nộ [mở sang khu vườn Thuý] lại là ý thức của một tên khùng, [lại đóng chặt lại mãi bởi một tên xưng xuất là thằng bán tơ], và từ đó suy ra kỹ thuật hỗn độn [technique du désordre], của cách viết Faulkner, và hơn thế nữa, tìm ra một trong những chìa khoá mở ra cuốn bi kíp dậy viết văn: Kỹ thuật luôn qui chiếu về siêu hình học của tiểu thuyết gia, và với Faulkner, là siêu hình học về thời gian.

Tôi vẫn nghĩ, số phận một bài viết - phê bình hay không phê bình - hay hoặc dở, là do cái hình ảnh mở ra đó.

Thật ra, cũng có nhiều người viết tiểu luận, phê bình, sử dụng hình ảnh dẫn dụ, thay vì những từ khen chê, những phán đoán hay dở. Nhà văn nữ người Anh, Virginia Woolf rất ưa dùng kiểu này.

Hay như nhà phê bình V.S. Pritchett, mở ra bài Chuyện Vặt:

Tôi lại đọc Dos. Lũ Quỉ. Bạn biết cảm giác rồi đấy. Ngồi bên lửa, nghĩ về điều, nhờ nó mà bạn làm hòa với cuộc đời khốn kiếp, ngay cả khi khốn kiếp nhất, thì cũng vẫn cái đều-đều-một-giọng-chuyện-thường-ngày-ở-huyện của nó, [điều mà Blanchot gọi là thảm kịch của cái vô ích, của sự tầm phào, nhàm chán, hay là nỗi nhớ bùn của nhà văn Anh, D.H. Lawrence trong Người Tình Của Nữ Bá tước]. Bất thình lình có tiếng gõ cửa, có tiếng kêu la. Một người đàn ông bị sát hại nơi căn nhà dưới phố. Lại Dostoievsky. Dostoievsky, "kẻ tội lỗi tày trời", tên sát nhân lớn lao vĩ đại nhất của một cõi văn chương.....

Ian Frazier (nhà văn Mỹ, thường viết văn "u mặc", humor, và "không-giả tưởng", non-fiction), trong một bài viết về một nhà văn Nga bị Stalin sát hại, Daniil Kharms, mà ông coi là một nhà văn tức cười nhất của thế kỷ, đã nhắc tới một hình ảnh mở đầu của ông nhà văn Nga, như vầy: "Puskhin mê ném đá".

Ian Frazier viết: "Những mở đầu như vậy làm cho tôi nghẹt thở: làm sao đoán ra nổi cái gì sẽ tới liền sau đó".

Một bài điểm sách của Oates đã bắt đầu như thế này: Thượng Đế, khi muốn thịt kẻ nào, bèn cho kẻ đó nổi tiếng!

Tôi cũng muốn bắt đầu bài viết của tôi về NTS bằng một "hình ảnh" của Oates. [Hãy tưởng tượng những giờ phút vinh quang nhất mực của nhà văn, và hãy quên đi cảnh tượng Thượng Đế làm thịt người đó!].

Có thể những âm thanh và cuồng nộ chung quanh tác phẩm của anh, và có thể, câu mà NTL viết về anh, như một "apology", "xin lỗi giùm bạn mình", ["Nhưng có lẽ cũng không nên trách cứ anh về điều đó: một cô gái đẹp thật khó mà không điệu khi có quá nhiều ánh mắt vây quanh!"], nhưng thật sự là cho "cả hai", làm tôi nhớ tới hình ảnh của Oates, cũng nên.

Còn đây là "lời khuyên" của tôi, với những ai hiện đang ngập ngừng tại ngưỡng cửa "phê bình":

Hãy bắt đầu một bài viết (điểm sách, phê bình, tiểu luận, tạp ghi, tản mạn&.) với một hình ảnh, nếu không thể, đành với ý tưởng, hay ý nghĩ, chớ bắt đầu bằng một lời khen, hoặc chê.

Cái kiểu của NTL: Tôi hơi thất vọng về tập sách của Nguyễn Thanh Sơn.

Kỳ sau, sẽ bàn tiếp về sự "hơi" [bị?] thất vọng của "bạn ta".

Nguyễn Quốc Trụ


Oates, Joyce Carol
Sinh ngày 16 tháng Sáu 1938. Tiểu thuyết gia, truyện ngắn gia, tiểu luận gia, đa dạng về thể loại và văn phong, sắc bén khi đụng tới những đề tài như bạo động và cái ác trong xã hội hiện đại.
[Theo Bách Khoa Britannica]

Victor Sawdon Pritchett: nhà văn, nhà phê bình Anh (b. Dec. 16, 1900, Ipswich, Suffolk, Eng.--d. March 20, 1997, London, Eng.), được phong Sir (1975), và Companion of Honor (1993), vì những đóng góp văn học.




 

PHỎNG VẤN DỞM

Phỏng vấn dởm. Phỏng vấn tưởng tượng. Nói chuyện với đầu gối. Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ [Thanh Tâm Tuyền]. Một Thế Giới Của Riêng Tôi, Nhật Ký Mơ, A World of My Own, A Dream Diary [Graham Greene]. Tôi Nhìn Tôi Trên Vách [Tuý Hồng]. Borges và "Borges"... "Chẳng lẽ Gấu mà không phải là... Gấu ư?", mỗi một cái tên như thế, là một chút khác biệt.
Nhưng có lẽ, tới một lúc nào đó, đây là một cách nhìn lại. Theo kiểu mở ra Cuốn Sách Của Bạn Tôi, của Anatole France.
Nhưng muộn màng hơn:
Thay vì "ở giữa", "au milieu du chemin de la vie", thì là "ở cuối đường đời".
Hay mượn câu thơ của chính Gấu:
Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ,
Nỗi buồn vạch một nét dài.
Thay vì :
Hãy ngủ đi, các con thân yêu,
Ngày mai chúng ta lên đường.
Thì là:
Hãy ngủ đi, mấy đứa cháu nội, cháu ngoại
Ngày mai, ông đi luôn...
Thì cứ coi đây là một cõi mơ, như đã từng trải qua quá nhiều cõi mơ trong đời.

-Gấu viết văn từ hồi nào?
Có lẽ nên đặt câu hỏi như thế này: Cái ý tưởng viết văn đó, nó đến với Gấu vào một lúc nào, hay vào những lúc nào.

Một trong những ao ước sau này mình sẽ viết văn, có lẽ đã xẩy ra, khi nghĩ rằng văn chương hơn toán học.
Hồi học trung học, Gấu nổi tiếng là giỏi toán. Nhà nghèo, may nhờ bà cô làm me Tây, nên Gấu được ra Hà Nội học. Ông Tây già, chồng bà cô là một kỹ sư sở Hoả Xa Đông Dương. Chính Ông Tây đã khám phá ra tài toán của Gấu, và có thể chính ông đã [ngầm] khuyến khích bà cô lo cho Gấu. Bởi vì khi Gấu vào Nam, học ở Sài Gòn, bà cô từ Pháp vẫn tiếp tục gửi tiền về cho thằng cháu.
Đam mê toán của Gấu lần đầu tiên bị khựng lại, và có thể, đam mê viết bắt đầu nhen nhúm, là như thế này:
Năm học Đệ Ngũ, Gấu có một người bạn là Ngô Khánh Lãng. Thân lắm. Lần đó, Gấu lần mò, tự mình tìm ra phương trình đường thẳng [y= ax+b], bèn chạy đi khoe với anh bạn Ngô Khánh Lãng. Anh coi, đưa mắt nhìn thằng bạn như tỏ vẻ thương hại, và trong khi Gấu đứng trố mắt mắt ra vì ngạc nhiên, tại làm sao thằng bạn mình nhìn mình như thế, anh vô trong nhà, lấy ra một cuốn sách đại số, lật đúng đoạn giải thích phương trình đường thẳng. Đọc, Gấu ngỡ ngàng. Cách giải ở trong sách ngắn, gọn, dễ hiểu, so với cách của Gấu.
Sau ngỡ ngàng, là thất vọng. Thất vọng như chưa từng biết thất vọng là gì. Những kẻ đến cái thế giới này muộn màng như Gấu, chẳng còn có cái gì để mà khám phá! Loài người khám phá sạch rồi!
Nhưng đó là về toán học, khoa học.
Mơ hồ, Gấu nhận ra, rằng cái nỗi thất vọng của Gấu đó, chỉ có Gấu mới diễn tả ra được. Không có ai "khám phá" giùm cho Gấu được. Chỉ có mỗi một Gấu. Và Gấu là độc nhất!

-Với mối tình lớn thứ nhì, văn chương, chắc chắn vĩ đại hơn cả mối tình đầu - là toán học đó - ông có gặp nỗi thất vọng nào không?
Có, và còn thê thảm hơn lần đầu nhiều!
-Thế hả? Kể cho nghe tí đi.
Cứ tạm gọi nó là nỗi thất vọng, hay kinh nghiệm: Bếp Lửa...

Nghe thấy rồi!
Nhất Linh, khi viết Đôi Bạn, lăm lăm với ý tưởng, phải làm bật lên hai nhân vật chính là Loan và Dũng, cùng với nó, là một thế giới cũ, mà hai người bị nó nghiền nát, đưa tới một cô Loan giết chồng sau đó. Cứ tạm coi, "nghĩa chính" của cuốn chuyện là Loan. Nhưng về già, khi viết Viết và Đọc tiểu thuyết, ông nhận ra, nhân vật phụ là Hà lại nổi lên lấn át nhân vật chính. Cái cảnh từ giã giữa người yêu và cô khép lại cuốn truyện mới tuyệt vời làm sao! Anh chàng tới từ giã người yêu, để đi làm cách mạng, nghĩ trong bụng, chắc là căng lắm. Nàng tuy căng lắm, nhưng cứ tỉnh như không. Chàng ra về, trên đường, bóp chuông xe đạp leng keng, như một nỗi vui nho nhỏ, rằng cuộc chia ly đã không thê thảm như là chàng nghĩ. Tiếng chuông vọng tới tai người yêu, nàng "đau" lắm, đau hơn cả nỗi đau chia ly [Hà bị bịnh lao, nghĩa là chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại người yêu], bĩu môi, buông một câu:
-Nghe thấy rồi!
Đây mới là "nghĩa chính" của Đôi Bạn, mà đến chót đời Nhất Linh mới nhận ra!

Chiếc Lư Đồng Mắt Cua của Nguyễn Tuân cũng kết thúc bằng một câu cà chớn như vậy:
-Xuyến người bên lương hay là bên giáo?
Hay câu kết của Bếp Lửa, nói lên ý nghĩa của bếp lửa:
-Anh yêu em, yêu quê hương vô cùng.

Câu nói đó, là câu nói của bao nhiêu năm sau này, của bao nhiêu con người sau này, đã sống sốt cuộc chiến, sống sót cuộc bỏ chạy, sống sót biển cả, sống sót cuộc hội nhập nơi xứ người - như tiếng chuông xe đạp leng keng vọng về Quê Nhà.
-Nghe thấy rồi!
Chúng ta tự hỏi, có gì nối kết những câu nói tưởng như bình thường, vô nghĩa đó?

Đi và về cùng một nghĩa như nhau.

Chúng ta đều biết, với những phi hành gia, căng nhất, là lúc trở lại, nhập vào bầu khí quyển. Sơ xuất một chút, là, hoặc phi thuyền bị trượt, biến thành con tầu ma, hoặc bị lực ma sát biến thành một trái cầu lửa.
Bạn cứ coi một chuyến du hành vũ trụ như thế, là một lần... viết! Vạn sự khởi đầu nan, phi thuyền Challenger là một chứng cớ hiển nhiên cho thấy, câu mở [một truyện ngắn, truyện dài, một giả tưởng...] đầy "máu me, sinh tử..." như thế nào. Nhưng những câu kết, như trên cho thấy, những "anh yêu em như yêu quê hương" [Bếp Lửa], "nghe thấy rồi" [Đôi Bạn], "Xuyến người bên lương hay là bên giáo"... chúng có một cái gì giống nhau của một khép lại, trở về, như sau một chuyến du hành vũ trụ. Viết... hỏng nó, là bạn bị trượt, biến thành một con tầu ma, nghĩa là trở nên khùng khùng điên điên, không biết mình sống hay là mình chết, giữa hai thế giới, là, thế giới thực, và thế giới ảo [thế giới của những con chữ]. Liệu có thể coi đây là tình trạng tẩu hoả nhập ma? Liệu có thể giải thích, đây là trường hợp xẩy ra cho những Nietzsche, Holderlin, Bùi Giáng... Và những cas tự tử như của Hemingway, liệu có thể giải thích: một toan tính nhằm tái lập những chuyến du hành vũ trụ: lại viết trở lại?

Khép lại, trở về... Như một nhà phê bình gia ngoại quốc nói: Đọc là treo lửng đời sống, là tạm từ bỏ đời sống thực, buớc vào đời sống tưởng tượng, và độc giả nào mà chẳng hy vọng, khi trở về đời sống thực, mọi chuyện sẽ khá hơn một chút. Gấu tôi đã từng trốn... chiến tranh bằng cách chui vào một rạp xi-nê ở Sài Gòn, với một cảm giác rằng, khi phim hết, mình ra khỏi rạp, và thế là cuộc chiến đã chấm dứt!
Vẫn là lập đi lập lại, cái cảm giác, lần bị mìn tại nhà hàng Mỹ Cảnh, nằm nhà thương Grall vật lộn với cái chết, và mơ màng tưởng tượng, khi mình đứng ở cổng nhà thương Grall, nhìn ra ngoài đời, bước vào Sài Gòn, thì chiến tranh đã hết.
Và chỉ còn có một việc làm, là đi gặp... cô bé!


NQT


 


 

Thi sĩ phải thôi đi sao?

Lâu rồi, Gấu tôi coi băng nhạc video Thuý Nga về nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ông cho biết, câu hát mở đầu bài Chiếc Lá Cuối Cùng của ông thường bị hát sai. Và cứ mỗi lần có ai hát bài này, là một lần ông hồi hộp, không hiểu người đó có diễn tả đúng ý của ông hay là không.

Thú thực, cho tới bây giờ, Gấu tôi vẫn không hiểu được, đâu là phần thuận, đâu là phần đảo, của cái định lý nói lên bước đi của thời gian, hết đêm là tới ngày, đó, nghĩa là, không hiểu câu hát của nhạc sĩ, nó như thế này:

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng?

Hay là như thế này:

Đêm chưa qua mà trời sao vội sáng?

Bài Tình Khúc Thứ Nhất, theo Nguyễn Đình Toàn, người viết lời,


"Gió lú đưa đường mây", bị, hay được, hát là:

"Gió hú đưa đường mây".

Bài thơ phổ nhạc Đêm Mầu Hồng, của Thanh Tâm Tuyền, câu:

Sớm mai "khuya" thức nhiều nhớ thương,

theo thi sĩ, là:

Sớm mai "khua" thức nhiều nhớ thương.

[Câu này, sự thực, đã bị in sai lần xuất bản đầu].

Đồng ý, chúng ta phải tôn trọng ý muốn tác giả. Nhưng như thế đâu có nghĩa, "lời đảo" kia, không có nghĩa? Và có khi nào, chính cái sự hiểu sai lại có những "hiệu ứng" rất thơ, rất nhạc, như một giai thoại tuyệt vời về câu thơ Huy Cận:

"Củi một cành khô lạc giữa dòng",

được một ông thợ sắp chữ sửa là:

Củi một cành khô lạc mấy dòng"

[Viết theo trí nhớ]

Chuyện "thôi xao".

Theo một giai thoại, Trần Trọng San kể lại, thi sĩ Trung Hoa, Giả Đảo (793-865), một lần cưỡi lừa, ngâm thơ, làm được hai câu:


Điểu túc trì biên thụ,

Tăng xao nguyệt hạ môn"

[Chim ngủ cây bên ao

Sư gõ cửa dưới trăng],

đang do dự không biết nên dùng chữ "thôi" [đẩy] hay "xao" [gõ], vừa đi vừa đưa tay làm điệu bộ, không để ý đến xe quan Kinh Triệu doãn đi qua.

Ông này là Hàn Dũ, cũng một nhà thơ, bèn khuyên nên dùng chữ "xao"..

[Giai thoại không cho biết tại sao lại "xao"..]

Hay, như là một phụ nghĩa, hoặc gia nghĩa [connotation], một thứ "giai thoại của giai thoại", qua đó, câu của Steiner:

(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)

đã được [NQT] dịch:

Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"


Thi sĩ phải "thôi đi sao"...


Chúng ta tự hỏi, bỏ qua trường hợp người hát, người đọc, nhà phê bình... cố tình hiểu khác đi, liệu có thể xẩy ra, cái việc hát sai, đọc lầm, cắt nghĩa lộn... đó, thuộc vô thức, nghĩa là, ca sĩ, độc giả, một cách nào đó, muốn tham dự vào việc sáng tạo?

Gấu tôi đã hơn một lần bị mắng vốn là "viết" tản mạn quá, (có), "dịch" ẩu quá (có), dốt, (có) hiểu sai, tự tung tự tác, nguyên bản không hề có, cứ khơi khơi thêm vào, có ông/bà biểu thẳng, tôi rất ư là không chịu cái kiểu mô phỏng, phóng tác, Việt Nam hoá... của ông! Dịch là phải bám sát từ, bám sát ý, bám sát nghĩa, trường hợp không thể, hãy phóng, phỏng, tản, mác, mạn, hóa...

Nhưng biết đâu, với những người này, không thể nào có chuyện "không thể bám sát"...

Khổ một nỗi, bản văn, bất cứ một bản văn, không hề chỉ có một nghĩa duy nhất, không được hiểu sai đi. Giả sử có, làm sao nắm được nó, cũng cả một vấn đề. Ở một bản văn cổ điển, thí dụ, làm sao biết được, nó là như vậy, hay là khác? Giả sử như nhạc sĩ Tuấn Khanh không có dịp lên Paris by night, nói cho mọi người biết câu ca của tôi là như thế đó, làm sao chúng ta biết, nó là như thế đó? Ông nói ra rồi, mà Gấu tôi vẫn còn ngu si, vẫn còn tham lam, muốn ôm cả hai, cả ba, cả bốn....qua chưa, chưa qua, còn lâu mới qua, còn dài dài....

Nữa, một người một lòng một dạ với nguyên tác, có bao giờ tự hỏi, tại sao mình không thể ưa cả hai, dịch và phóng tác?

Theo tôi, có những bản văn, cho dù bạn muốn phóng tác, cũng không thể được. Nhưng có những bản văn, khi viết, tác giả của nó hình như đã ngầm "xúi", mày hãy "phóng tác" nó, để nó trở thành một bản văn 100 phần dầu của cái tiếng nói, chữ viết, của xứ sở của mày!

Có những bản văn...

Vâng, quả là có những bản văn, không những bạn không thể phóng tác, mà bắt buộc phải dịch, từng chữ từng chữ, không được thay đổi vị trí của bất cứ một từ, trong câu văn. Không được cắt một câu văn trong nguyên tác, thành nhiều câu văn. Dấu phẩy, dấu chấm sao, cứ giữ y nguyên như vậy.

Gấu tôi đã gặp một vài trường hợp.

Như trong khi dịch truyện cực ngắn của Kafka, Làng Kế Bên. Theo bản tiếng Anh:

The next village.

My grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking back over it, life seems so foreshorthened that I scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride over to the next village without being afraid that - not to mention accidents - even the span of a normal happy life may fall far short of time needed for such a journey".

Làng kế bên.

Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy.

Không hiểu bản tiếng Anh có tôn trọng nguyên bản tiếng Đức hay không, nhưng, bản tiếng Việt, khi Gấu tôi chuyển cụm từ "bỏ qua chuyện tai nạn" ở giữa câu, lên đầu câu, một độc giả, và cũng là một bạn văn, nhận xét: Không được!

Theo ý, Kafka không hề nhấn mạnh cái chuyện "bỏ qua tai nạn", ở trong cái cõi nhân sinh ngắn ngủi đến nỗi con người không có đủ thì giờ, để làm một chuyến đi nho nhỏ tới làng kế bên.

NQT