Notes
|
Hồn chợ
Chiều Quỳnh
Trước
đây, mỗi lần tạt qua
Sài Gòn, tôi thường đi chợ Bến Thành. Trong ấn tượng của tôi, đó là
ngôi chợ
thật to, chợ thành phố mà, thật nhiều hàng hoá, rất là Nam Bộ, cái gì
cũng có,
mua bán tấp nập, hào nhoáng, lịch thiệp.
Năm rồi, tôi có dịp ở lâu,
được đi chợ phường nhiều lần. Chợ dưới phường ấy mà. Ngay lần đầu bước
vào chợ,
tôi đã bị những tiếng rao lảnh lót của các cô bán hàng hút cả hồn vía.
Tiếng
rao mời cất lên, thoạt tiên vút cao, rồi hạ xuống, kéo dài, lanh lảnh,
thiết
tha, như gọi, như chào, như níu kéo. Khi rao tên hàng, rao luôn cả giá.
Không
phải mọi người bán đều rao. Thế thì vỡ chợ mất. Chỉ có dăm, bảy cô ngồi
trước
sạp hàng rau quả, những mặt hàng tươi, cần các bà nội trợ đi chợ buổi
sớm để
mắt trước tiên là cần rao thôi.
Nhưng tôi để ý, họ rao theo
một thói quen, như người muốn hát, như một người đàn bà làm duyên, chứ
không
phải rao để mời chào khách hàng. Bởi không rao thì cũng đã tay năm
miệng mười,
khách lạ khách quen, cân đo đong đếm, búi xùi lên. Nhưng miệng vừa cám
ơn, tay
vừa trao hàng cho khách, đã cất tiếng rao. Cái miệng dẻo quẹo, loáng
cái đôi
mắt đong đưa, rồi loáng cái nhìn đón khách, long lanh tiền hàng. Quả
thật tôi
người Bắc không nghe thật rõ tên những món hàng các cô rao. Nhưng cần
gì nhỉ.
Tôi thích nghe cái giọng như hát của các cô. Tôi cảm thấy ngay một
điều: Không
có tiếng rao ấy, cái chợ này không ra cái chợ. Tôi gọi nó là cái hồn
chợ.
Và nó đã làm tôi mê mẩn. Đến
nỗi có một hôm, tôi xách làn cho bà xã nhà tôi đi chợ, tôi đi sau nàng,
chỉ
cách dăm bước, vậy mà mải nghe tiếng rao, không ngờ có kẻ gian theo sát
nàng,
lấy trộm mất chiếc điện thoại di động trong chiếc túi nàng đeo bên vai,
có
nghĩa nó thò tay lấy chiếc máy ngay trước mặt chồng nàng. Tôi nhận lỗi
với
nàng, nhưng nguyên nhân của lỗi ấy thì chưa từng nói ra.
Ở đây hồn chợ là tiếng rao
hàng. Nhưng cái chợ Sủi thời thơ ấu của tôi ngoài Bắc hồn chợ là gốc đa
cổ thụ
ngự giữa chợ. Những rễ đa phụ buông xuống tạo thành một cái động nhỏ.
Có những
người suốt đời sống về chợ, cứ mỗi sáng lại thắp nén hương cắm trong
động dưới
gốc đa. Người ta đồn rằng buôn may bán đắt là từ gốc đa ấy.
Trích Lao Động trên lưới
22 tháng Mười, 2003
*
Trong
cuốn hồi
ký, "Sống để kể chuyện", nhà văn Garcia Marquez kể lại, đã chơi trò
Russian Roulette với một tay phú lít, khi bị bắt tại trận, đang quần
thảo với bà vợ của ông này.
"Tôi nhớ tên và họ của nàng, nhưng lúc đó, tôi thích gọi bằng cái tên
Nigromanta [Necromancer: Cô Đồng]. Noel năm đó là nàng 20 tuổi. Nàng có
dáng dấp một người Abyssinian, da mầu
cocoa. Cái giường của nàng mới vui làm sao, và cái số ta của nàng mới
"sỏi đá cũng còn nhớ nhau khốc liệt" [rocky] như thế nào, và nàng có
một cái bản năng làm tình có vẻ như thuộc về một dòng sông sôi sóng
hơn là thuộc về một con người!" [she had an instinct for love that
seemed to belong more to a turbulent river
than to a human being].
Fidel Castro viết về Gabo nhân xb cuốn hồi ký: Cosmic talent with a
child's generosity': Tài bao la, với sự rộng lượng của một đứa trẻ.
Gabo (Gabriel García Márquez) has confessed that it is still on his
conscience that he initiated me into what I still
possess to this day, "an addiction to easy-to-read bestsellers as a
method of purification from
official documents" Gabo thú nhận, ông vẫn còn ăn năn, vì đã xúi tôi
nghiền, ba thứ văn chương hạ cấp, như một cách làm cho đầu óc không còn
bị bận bịu với ba mớ hồ sơ bàn giấy..."
Tin Văn Cũ
Văn Cao cũng gặp một trường hợp tương tự, với vợ một hiến binh Nhật.
Nhưng ông ôm vội mới quần áo, chuồn kịp, trước khi trò đấu súng theo
kiểu Ru lét Nga bắt đầu!
Koestler:
Con quỉ của sự tuyệt
đối
Le démon de l'absolu
Et puis quoi, on n'écrit pas Le
Zéro et l'Infini sans faire de
dégâts colllatéraux: « Il est l'homme sans concessions qui n'a plié
devant
aucune des deux grandes tyrannies modernes et a osé les défier
ensemble. »
Rồi sao? Nguời ta không thể viết Số không và Vô tận mà không
gây miểng: "Ông
ta là một người không nhượng bộ, không hề cúi mình trước bất cứ một
trong hai
thế lực bạo chúa lớn lao hiện đại và thách thức cả hai."
Tin Văn cũ, 26.5.2008
Bản đồ dịch đói trùng với bản đồ những ý thức hệ dởm.
La carte de la famine coincide avec celle
des idéologies fausses.
Phương thuốc thần hiệu chữa dịch đói, là tư hữu. (1)
Thế giới thứ ba là nạn nhân của những khẩu hiệu và của lòng từ thiện
thiếu tổ
chức.
Dịch đói không phải tự nhiên, mà là chính trị.
La famine n’est pas naturelle mais elle est politique
[Đón đọc phỏng vấn kỹ sư nông học Ấn, Dr.
Swaminathan]
Tin
Văn ngày 3.8.2003
*
(1) Minh Triết, Hoàng Ngọc Hiến:
Tôi có đọc một công trình lý luận tác giả viết những trang rất hay về
vấn đề tư
hữu. Nhưng vấn đề chỉ sáng bừng lên khi tôi đọc dến câu của Balzac được
tác
giả, trích dẫn: “Người mà không có gì là kẻ không ra gì”. Câu
của Balzac
là minh triết. Mác đã viết những trang cứ liệu uyên bác, lập luận đanh
thép để
đi đến một kết luận quyết liệt: bãi bỏ tư hữu.
Giá như Mác có thêm được minh triết của Balzac chắc chắn ông suy nghĩ
khác và
học thuyết của ông không phải là chủ nghĩa Mác như chúng ta biết.
(2) Bị bỏ đói lâu ngày mới ra tình trạng của ngày hôm nay, nó dễ sợ
lắm,
tất cả các
tệ nạn: hoa hậu, xuất cảng cô dâu, tham nhũng vơ vét tột cùng, mua
bằng, mua
quan… tất tất phần lớn từ đói lâu ngày… không biết các nước Liên Xô,
Đông Âu,
Bắc Hàn có vướng vào cảnh này không… Bởi vì như nhà con đông, một cha
một mẹ,
một gène mà có người tính này người tính kia… Chỉ có đói lâu ngày mới
giải
thích được hiện trạng này.
Vì thế các tổ chức xin con nuôi đêu khuyên nên nhận con nuôi trước khi
các cháu
lên 6 tháng, để chúng đói tình thương lâu ngày quá sẽ gây rất nhiều tai
hại cho
đời sống tâm lý sau này.
Note: From TV mail.
Tks. NQT
V/v cái vụ bị bỏ đói lâu ngày, Gấu này rành lắm! Chỉ đến khi vô Nam,
thì mới
hết sợ đói! Cái cú ăn cướp là cũng do bị bỏ đói lâu quá mà ra. Hồi học
trung
học, làm luận tiếng Tây, cứ phải học thưộc lòng, còn nhớ một câu, "Cái
bụng đói thì không có tai" [Ventre affamé n’a point d’oreilles]. Chí
lý!
Có ai nói cái gì mà VC nghe đâu, dù chí lý đến đâu!
Hà, hà!
Đọc lại Tin Văn, lòi ra mấy dòng trên, nhưng tờ báo thì mất rồi, chán
thế.
Cứ lo chuyển nhà mãi, ba lần thì bằng cú phần thư 30 Tháng Tư 1975!
Nhờ
trang net này, Gấu
nhớ ra, bài phỏng vấn nằm trong cuốn "Les vrais penseurs de notre
temps", "Những tư tưởng gia thứ thiệt của thời đại chúng ta", của Guy
Sorman, Fayard © 1989. Cuốn này, Tin Văn đã giới thiệu mấy ông ở trong
đó. (3)
Bữa nào rảnh, kiếm nó, rồi scan, rồi post, rồi dịch hầu quí độc giả. NQT
(3) Phỏng vấn Ilya
Prigorine
*
Nhân lèm bèm về tư tưởng gia
thứ thiệt, bonus bài này:
Người của thế kỷ & Nhà
văn của Thế kỷ
Peter D. Smith dự
triển lãm
Albert Einstein, Người Của Thế Kỷ, Viện Bảo Tàng Do Thái, Camden Town
[TLS 11 Tháng Một 2005].
Tuyệt vời nhất, là bức hình,
nhỏ hơn tấm postcard, rõ ràng để dùng cho một album gia đình. Chụp khi
ông đi
thăm Thượng Hải vào năm 1922-3.
Một Einstein không giống như những
Einstein mà
mọi người từng nhìn thấy, hay tưởng tượng ra: nhỏ thó, lanh lẹn, trong
bộ đồ
thể tháo, với một cái mũ đen kiểu cọ. Vào những năm đầu của tuổi bốn
mươi, nhà
khoa học trông thật tự hào, giữa bức hình, chung quanh ông là cộng đồng
Do Thái
địa phương. Ông vừa được Nobel, và đang băng băng đi trên con đường trở
thành
"một người Do Thái vĩ đại nhất trên quả đất", như David
Ben-Gourion gọi ông sau đó. Hay như ông
khôi hài về mình, một "ông thánh Do Thái".
Tài liệu trưng bầy
trong cuộc
triển lãm là từ Thư Khố Albert Einstein tại Đại Học Hebrew ở Jerusalem. Mặc
dù thiếu những vật dụng hoàn
toàn cá nhân, cuộc triển lãm quả là đã cho người coi một cái nhìn tuyệt
vời vào
cuộc đời của một thánh tượng khoa học.
Có một cái thư của
một anh
chàng Ăng lê, xin ông trấn an anh ta, về tác động, và ảnh hưởng của
trọng lực
lên con người trong lúc trái đất quay. Anh ta viết, 'trong khi một cá
nhân
chổng đầu xuống đất, tức là lộn tùng phèo, liệu có phải, chính vào lúc
đó, anh
ta mê gái, và có thể còn làm nhiều trò khùng điên khác?", Einstein lịch
sự
trả lời, "Mê gái mê trai, nói cho cùng, không phải là điều ngu xuẩn
nhất
con người làm, nhưng trọng lực [sức hút của trái đất] không có trách
nhiệm gì
về chuyện này".
Nhìn thấy hình của
ông trên
nhật báo, một em bé sáu tuổi, Ann G. Kocin, đã viết thư, "Ông nên đi
cắt
tóc, như vậy trông ông sẽ còn đẹp hơn".
Những bức thư của trẻ
em như
thế chứng tỏ ông ngày càng nổi tiếng, trở thành một bậc hiền giả, nửa
tiên tri,
nửa phù thuỷ.
Theo huyền thoại thời hậu
chiến, ông là một Prometheus, ăn cắp lửa của Thần Mặt Trời cho nhân
loại, nhưng
nhân loại ngu quá, hay ác quá, thay vì dùng để nấu nướng, lại dùng vào
việc chế
tạo bom nguyên tử!
Có trưng bầy thư ông viết cho
tổng thống Mỹ, đưa đến thành lập dự án Manhattan Project và sau đó, bom
nguyên
tử ra đời, và hai trái bom được thả xuống đất Nhật. Ông nhìn nhận, ký
tên vào
thư là "sai lầm lớn nhất trong đời tôi". Sự thực, do ông quá sợ trước
viễn tượng Nazi sẽ có bom nguyên tử.
Thư ông từ chối tranh
cử tổng
thống nước Israel,
khi được mời, mới thú vị, tuyệt vời làm sao. Đúng là một cái thư khó
viết! Khi
nhận được thư, me-xừ Thủ Tướng Do Thái Ben-Gourion mừng quá, nói với đệ
tử
ruột: "Mày biểu tao, tao phải làm gì, nếu ông ta nói, ừ, tớ sẽ ra tranh
cử
tổng thống?"
Tuần báo Time đã chọn
nhà bác
học Einstein là Người của Thế kỷ. Bên cạnh ông, là thánh Cam
Địa (Gandhi). Thật ra, bất cứ một lựa chọn nào cũng không hoàn toàn. Có
người
cho rằng, Einstein chỉ có thể coi là "Người của nửa đầu thế kỷ", do
ông đã không hiểu một số lý thuyết khoa học sau ông. Câu nói nổi tiếng
của
Einstein: Thượng Đế không chơi xí ngầu (I am convinced that He [God]
does not
play dice), là do Einstein tin vào định mệnh thuyết, trong khi một số
khoa học
gia tin rằng thuyết xác xuất, hay nói nôm na, chính là do cơ may, mà có
loài
người, và những chủng loại. Chúng ta tin tưởng có một Thượng Đế, nhưng
trong
khoa học, một định mệnh thuyết như vậy, đã tỏ ra không đúng. Trong cuốn
"Những tư tưởng gia đích thực của thời đại chúng ta" (Les vrais
penseurs de notre temps), tác giả Guy Sorman đã phỏng vấn Mooto Kimura,
một
khoa học gia người Nhật. Ông này tin rằng Darwin (cha đẻ của thuyết
tiến hoá
đưa tới chủ nghĩa Cộng Sản) đã sai lầm. Chính cơ may mới là chìa khóa
của tiến
hóa. Cũng theo ông, Einstein là nhà bác học cuối cùng còn tin rằng
Thượng Đế
không chơi xí ngầu và Thiên Nhiên tuân theo những định luật mang tính
định
mệnh. (Tiến hoá không có tận cùng mang tính đạo đức: L'évolution n'a
pas de
finalité morale, Stephen Jay Gould). Theo Kimura, cũng như theo Ilya
Prigorine
(nhà tư tưởng này cho rằng trật tự phát sinh từ hỗn mang: L'ordre est
né du
chaos): Thượng Đế chơi xí ngầu, mà chơi rất hay!
Nhìn lại những ngày cuối thế
kỷ, và cơn hoang mang, nỗi sợ hãi về một tận thế vào năm 2000, về con
bọ Y2K,
mọi người đều thở phào, khi ngồi trước máy truyền hình, chứng kiến từng
nơi
trên mặt địa cầu đón thiên niên kỷ, theo vòng quay của trái đất. Có
thể, trước
đó, hầu hết mọi người đều lo lắng, hoang mang, nhưng thâm tâm, họ vẫn
tin rằng
sẽ chẳng có chuyện gì xẩy ra hết. Đây không phải là lần đầu, lẽ dĩ nhiên. Nhược điểm, biết đâu, đây chính là
hạnh phúc của con người, đó là trí nhớ của nó ngắn ngủi lắm! Vào những
ngày
nhân loại sắp tiến đến điểm zero (countdown), có mấy ai nhớ gì, về cuối
thế kỷ
trước đó? Đa số đều nghĩ, "rồi cũng rứa", cho dù cũng sửa soạn rối
rít, cũng ra nhà băng rút mớ tiền mua thức ăn dự trữ, hy vọng sống dôi
ra vài
ngày, sau... tận thế!
Nhưng sự thực, thế kỷ
chấm
dứt không như nhau. Nhà khoa học Stephen Jay Gould, trong cuốn Tra Hỏi
Thiên
Niên Kỷ (Questioning the Millennium: A Rationalist's Guide to a
Precisely
Arbitrary Countdown, nhà xb Harmony Books, 1998), ghi nhận rằng, vào
những ngày
tháng cuối năm 1799, người Mỹ đã cùng nhau than khóc cái chết của
George
Washington. Nhưng thay vì âu lo về "chấm dứt chế độ cũ" (the fading
of an ancien regime), ngược lại, cái chết của một con người đã mở ra
một điều
gì thật sự mới mẻ: đây là một xứ sở trẻ trung tưởng niệm một người hùng
của đất
nước. Thời kỳ Cách mạng Pháp, Robespierre và những bạn bè của ông đã
coi những
năm 1790 không phải là thập niên cuối cùng của một thế kỷ, nhưng mà là
đầu
tiên. Ngày cả từ "chấm dứt thế kỷ" (fin du siècle), trước năm 1890
chưa có trong tự điển tiếng Anh. Nó cũng chẳng già nua gì lắm, ngay cả
đối với
chính tiếng Pháp. Điều mà Gould thích thú nhất, khi tra hỏi thiên niên
kỷ, đó
là văn hóa đại chúng (pop culture) đang thắng thế văn hóa cao (high
culture).
Về đề tài văn hóa đại
chúng
thắng thế văn hóa cao, chữ điện tử (như các bạn đọc trên máy điện toán,
trong
"trang nhà" trên lưới internet) thắng thế chữ in ra giấy, có mùi thơm
của mực, người viết xin hẹn một dịp khác. Ở đây, chỉ xin đưa ra câu
hỏi: ai là
nhà văn của thế kỷ vừa qua?
Đa số đều cho rằng,
ba nhà
văn đại diện cho thế kỷ 20 là James Joyce, Marcel Proust, và Franz
Kafka. Trong
ba nhà văn này, người viết xin được chọn Kafka là nhà văn của thế kỷ 20.
Thế kỷ 20 như chúng ta biết,
là thế kỷ của hung bạo. Những biểu tượng của nó, là Hitler với Lò Thiêu
Người,
và Stalin với trại tập trung cải tạo. Điều lạ lùng ở đây là: Kafka mất
năm
1924, Hitler nắm quyền vào năm 1933; với Stalin, ngôi
sao của ông Thần Đỏ này chỉ sáng rực lên
sau Cuộc Chiến Lớn II (1945), và thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Bằng cách
nào Kafka
nhìn thấy trước hai bóng đen khủng khiếp, là chủ nghĩa Nazi, và chủ
nghĩa toàn
trị?
Gần hai chục năm sau
khi ông
mất, nhà thơ người Anh Auden có thể viết, không cố tình nói ngược ngạo,
hay tạo
sốc: "Nếu phải nêu một tác giả của thời đại chúng ta, sánh được với
Dante,
Shakespeare, Goethe, và thời đại của họ, Kafka sẽ là người đầu tiên mà
người ta
nghĩ tới." G. Steiner cho rằng: "(ngoài
Kafka ra) không có thể có tiếng nói chứng
nhân nào thật
hơn, về bóng đen của thời đại chúng ta." Khi Kafka mất, chỉ có vài
truyện
ngắn, mẩu văn được xuất bản. Những tác phẩm quan trọng của ông đều được
xuất
bản sau khi ông mất, do người bạn thân đã không theo di chúc yêu cầu
huỷ bỏ.
Tại sao thế giới-ác mộng riêng tư của một nhà văn lại trở thành biểu
tượng của
cả một thế kỷ?
Theo Steiner, sự
kiện-chìa
khoá về Kafka là như thế này: ông bị chế ngự (possessed), bởi một linh
cảm đáng
sợ, rằng ông nhìn thấy, từng li từng tí, cơn kinh hoàng đang tích tụ
lại... Kể
từ khi Kafka viết, tiếng đập cửa ban đêm cứ thế tới muôn nhà, những con
người
bị lôi ra, chết "như một con chó", cứ thế nhân lên mãi. Huyễn tưởng
biến thành sự kiện cụ thể: Thân quyến gần gụi nhất của Kafka chết trong
phòng
hơi ngạt. (Người yêu) Milena, và Miss Grete B (người có thể đã có với
Kafka một
cháu nhỏ), chết trong trại tập trung. Chúng ta tự hỏi: Làm sao ông có
thể tiên
tri như vậy?
Tóm ngay lấy một câu
nói bóng
gió trong "Ghi Chú Dưới Hầm" của nhà văn Nga Dostoevsky, Kafka mô tả
con người bị giản trừ thành một con bọ quằn quại. Cuộc hóa thân của
nhân vật
Gregor Samsa này, thoạt đầu được một số người hiểu như là câu chuyện về
một
giấc mơ ghê rợn, là số phận "theo nghĩa đen", của hàng triệu con
người. Từ "con bọ", Ungeziefer, tiếng Đức, chính nó là một tiên tri
bi đát, bởi vì đám Nazi đã dùng để chỉ những con người chúng đẩy vô
phòng hơi
ngạt. Tác phẩm "Xứ Trừng Giới" của Kafka thông báo, không chỉ một kỹ
thuật học về lò sản xuất cái chết (Lò Thiêu), mà luôn cả nghịch lý lạ
lùng của
chế độ toàn trị hiện đại: sự hợp tác thật chi ly, thật tục tằn giữa nạn
nhân và
kẻ tra tấn. Như Vaclav Havel chỉ ra, chế độ toàn trị đặc biệt ở chỗ:
khác hẳn
chế độ phong kiến, hay bạo chúa truyền thống, ở đây không có chuyện một
thiểu
số áp bức đa số, mà là, mỗi cá nhân đều bị cuốn hút vào guồng máy, đều
trở
thành một bộ "nạn nhân-đao phủ", "tù nhân-cai ngục". Ngay
cả mấy ông Trung Ương Đảng cũng không thoát khỏi "qui luật" này: một
phần thân thể, tôi chịu đựng hệ thống, phần kia tôi điều khiển nó.
Nhà phê bình Mác-xít
G.
Lukacs cho rằng, trong những phát kiến (inventions) của Kafka, có những
dấu
vết đặc thù, của phê bình xã hội. Viễn
ảnh của ông về một hy vọng triệt để, thật u tối: đằng sau bước quân
hành của
cuộc cách mạng vô sản, ông nhìn thấy lợi lộc của nó là thuộc về bạo
chúa, hay
kẻ mị dân. Cuốn tiểu thuyết "Vụ Án" là một huyền thoại quỉ ma, về tệ
nạn hành chánh mà "Căn Nhà U Tối" của Dickens đã tiên đoán. Kafka là
người thừa kế nhà văn người Anh Dickens, không chỉ tài bóp méo các biểu
tượng
định chế (bộ máy kỹ nghệ như là sức mạnh của cái ác, mang tính huỷ
diệt), ông
còn thừa hưởng luôn cơn giận dữ của Dickens, trước cảnh tượng người bóc
lột người.
Chọn Kafka là tiếng
nói chứng
nhân đích thực, nhà văn của thế kỷ hung bạo, là chỉ có "một nửa vấn
đề". Kafka, theo tôi, còn là người mở ra thiên niên kỷ mới, qua ẩn dụ
"người đàn bà ngoại tình".
Thế nào là "người đàn
bà
ngoại tình"? Người viết xin đưa ra một vài thí dụ: một người ở nước
ngoài,
nói tiếng nước ngoài, nhưng không thể nào quên được tiếng mẹ đẻ. Một
người di
dân phải viết văn bằng tiếng Anh, nhưng đề tài hoàn toàn là "quốc tịch
gốc, quê hương gốc" của mình. Một người đàn bà lấy chồng ngoại quốc,
nhưng
vẫn không thể quên tiếng Việt, quê hương Việt. Một người Ả Rập muốn
"giao
lưu văn hóa" với người Do Thái...
Văn chương Việt hải
ngoại,
hiện cũng đang ở trong cái nhìn "tiên tri" của Kafka: đâu là quê nhà,
đâu là lưu đầy? Đi /Về: cùng một nghĩa như nhau?
Tin Văn Vắn
25.2.2007
Cung Chúc Tân Xuân
Kính
chúc độc giả Tin Văn
an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý, nhân dịp Năm Mới.
Riêng độc giả gửi mail riêng chúc mừng, xin nhận thêm ở đây, lòng chân
thành đa
tạ của gia đình Gấu.
Trân
trọng.
NQT
*
SUBJECT:
BRODSKY
Please remember: irony and pain;
the pain had long lived inside his heart
and kept on growing—as though
each elegy he wrote loved him
obsessively and wanted
him alone to be its hero—
*
Ai Tín
To:
Dương Thanh Liêm và các
bạn đã từng ở tù Bangkok
và ở trại tị nạn Thái Lan.
Nguyễn
Phước, nhạc sĩ, đã
từ trần ngày 1 Tết, tại Úc.
Thay mặt
tất cả bạn bè, Tin Văn, NQT và gia đình, xin được gửi tới gia đình bạn
Nguyễn
Phước những lời chia buồn thành thực nhất, và cầu chúc linh hồn bạn
Nguyễn
Phước sớm siêu thoát
Note: Đọc lại
những trang Tin Văn cũ, lượm được mẩu
thư tín, liên quan tới Mùa Biển
Động của Nguyễn Mộng Giác
Lướt
Tin Văn Cũ
mercredi 10 décembre 2008
Le
Clézio au Viêtnam
Après un aperçu sur les réactions coréennes, puis chinoises, à
l'obtention par
Jean-Marie Gustave Le Clézio du Prix Nobel de littérature 2008, Nguyen
P. Ngoc
nous fournit ci-dessous des échos en provenance du Viêtnam.
Note: Nhờ Server cho biết, website
này có link
một trang Tin Văn, rồi lần ra trang trên, có nhắc tới ông bạn quí HPA,
và NL!
Ui chao, cái website
này link
rất nhiều trang Tin Văn, tếu quá! Chắc là của Mít ta.
Lướt
Tin Văn Cũ
Tuổi Bụi
Nhờ tù VC, Gấu
tôi phát giác ra
được, ít nhất là hai chân lý, rất ư là tuyệt vời,
một liên quan tới cơ thể con người, và một, tới miếng ăn là miếng tồi
tàn.
*
Đã có lần Gấu
ví von, anh chàng Thiệp ở trên núi Hu Tát hạ sơn, la ỏm tỏi,
Không Có Vua, đâu có khác gì Zarathoustra
của Nietzsche truyền giao "tin mừng", Thượng Đế đã
ngỏm củ tỏi.
Thượng Đế ngỏm
củ tỏi, Con Người, ở đây tập trung vào một người, có tên là Đảng,
thay thế.
Tới Tuổi Bụi,
Con Người cà chớn này bắt buộc phải đem ra mần thịt.
Đây là thông
điệp thứ nhì của NHT.
*
Hồi đọc Cửa Tùng Đôi
Cánh Gài của Nhất Hạnh, khi nó mới ra lò, Gấu còn trẻ măng,
"chàng" cứ nghĩ, chuyện Phật Giáo. Về già, mới vỡ ra, đây là nói về một
anh chàng... VC, từ biệt thầy, là Marx, hạ sơn, đi tìm quỉ để giết, trừ
hại cho
dân lành, cuối cùng khám phá ra, chính mình mới là quỉ, do tu luyện
chưa tới
nơi, hiểu sai Marx.
Kính chiếu
yêu, là lý thuyết, là tinh tuý của chủ nghĩa Marx. Cây gươm thần,
đám đệ tử Marx không kiếm ra, vì bị Rùa Thần ở Hồ Gươm mang đi tuyệt
tích giang
hồ. Không có gươm thần thì đành thay thế bằng tra tấn, bằng khủng bố.
*
Torture,
writes Améry, has "an indelible character". Whoever was
tortured, stays tortured.
Sebald: Chống
Lại Sự Không Thể Đảo Ngược: Về Jean Améry, trong Lịch sử
tự nhiên về huỷ diệt [Against the Irreversible. On Jean Améry.
On the
natural history of destruction, nhà xb Vintage Canada].
Améry viết,
tra tấn có cái tính quái dị, không thể tẩy xoá đi được, là: Ai đã từng
bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.
Câu này, theo
Gấu tôi, đọc [đảo] ngược lại, vẫn có nghĩa.
Rằng, kẻ tra
tấn, là cứ thèm tra tấn suốt đời
Nhật Ký Tin Văn
Lướt
Tin Văn Cũ
Lưới
khuya,
hồn ốc lạc thiên đường
To CM: It's OK now,
Tks. NQT

Biển
Buổi chiều đứng trên bãi
Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Sóng đẩy biển lên cao, khi
xuống kéo theo mặt
trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả
Cát ở đây được con người chở từ
đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát.
Hàng cây trong công viên bên
đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
Dạ
Vũ Ký Bắc 1
Dạ Vũ Ký Bắc
2
Cesare Pavese
Quít làm, Cam chịu
[Lịch sử]

Sư phụ, khi chủ
nghĩa CS của chúng ta ngoạm được nước Pháp, chúng ta sẽ làm gì với
Joyce?
Gide,
sau một lúc suy tư, trả lời:
-Chúng
ta kệ mẹ ông ta.
«
Maître, quand nous aurons le communisme en France, que ferons-nous de
Joyce?».
Gide,
après une longue réflexion:
«Nous
le laisserons tranquille. »
Vừa
nhắc
tới ông Trùm Gorky, là thấy quan tài, là bèn nhỏ lệ (1).
(1)
Đây là văn chương chưởng: Mi chưa đi mưa chưa biết lạnh, chưa thấy quan
tài
chưa nhỏ lệ!
Hình:
Gide đọc ai điếu, trong đám táng Gorky,
tại Quảng Trường Đỏ.
*
Nói
chuyện
cam chịu lịch sử, và nổi tiếng nhờ nó, bảnh nhất, theo Gấu, là nhà văn
Anh gốc
Nhật, viết văn bằng tiếng Anh 'hách hơn Ăng lê', Kazuo Ishiguro,
tác giả Tàn
Ngày, được Booker Prize. Ông thuộc trào lưu những nhà văn trẻ bảnh của
Anh, gồm
Martin Amis, Salman Rushdie… Trên số báo Le Magazine Littéraire, April
2006, đặc
biệt về 'em' Duras, cô đầm ở xứ An Nam Mít, có bài phỏng vần ông, do
Trần Minh
Huy thực hiện, ‘K.I., thời của hoài nhớ’, ‘K.I, chúng ta là những đứa
trẻ mồ côi’... Khi được hỏi, sự thiếu vắng nổi loạn thật là rõ ràng
trong tất cả các tác phẩm
của ông, K.I. trả lời: "Đúng như thế, những nhân
vật như Stevens trong Tàn Ngày, họ chấp
nhận những gì đời đem đến cho họ, và, bằng mọi cách, đóng trọn vai trò
cam chịu
lịch sử, thay vì nổi loạn, bỏ chạy… và cố tìm trong đó, cái gọi là nhân
phẩm,
chẳng bao giờ tra hỏi chế độ."
Cái gọi là nhân phẩm, bật ra từ Tàn
Ngày, và là chủ đề của cuốn tiểu thuyết đưa ông đài danh vọng, và đã
được quay thành phim…
"Tôi
[K.I. muốn
chứng minh sự can đảm của Stevens, nhân phẩm của anh ta, khi đối mặt
với cái điều,
là, người ta đã làm hỏng đời của anh ta”.
K.I có một câu phán thật tuyệt, và thật đúng, nếu áp dụng vào "thời của
Gấu
và BHD": Có một thứ hoài nhớ đếch mắc mớ gì tới Lịch Sử, mà tất cả
chúng ta đều cảm nhận được, những nhớ nhung về một thời mà chúng ta đều
ngây thơ, hơn cả... Chúa, khi chưa lên Ngôi.
Hình như nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có câu: Chúa khi chưa đắc đạo,
Phật khi chưa giác ngộ, chắc gì đã mê gái như ta?
|
|