Notes
|
Reading Diary
Sa Mạc Tác Ta
Gấu mua cuốn A Reading Diary Nhật Ký Đọc, cũng lâu rồi. Quăng
vào một
xó, rồi quên luôn, cho tới khi dọn nhà, nhặt nó lên…
Buzzati notes that, from the very beginning of his writing career,
people heard
Kafka's echoes in his work. As a consequence, he said, he felt not an
inferiority complex but "an annoyance complex." And as a result, he
lost any desire to read Kafka's work
Buzzati and Kafka: Perhaps it is not only impossible to achieve
justice.
Perhaps we have even made it impossible for a just man to persevere in
seeking
justice.
Buzzati cho biết, vào lúc khởi nghiệp, người ta nói, có mùi Kafka ở
trong những
gì ông viết ra. Nghe vậy, ông cảm thấy, không phải mặc cảm tự ti, mà là
bực
bội. Và sau cùng, ông mất cái thú đọc Kafka!
Buzzati và Kafka:
Có lẽ không phải chỉ là bất khả, cái chuyện đi tìm công lý.
Nhưng bất khả còn là vì: Chúng ta làm cho nó trở thành bất khả, để chỉ
cho có
một thằng cha, cố đấm ăn sôi, cứ đâm sầm vào cái chuyện tìm công lý!
"Không con, thì ai bi giờ hả mẹ?"
[Gửi NTT. NQT]
Gấu đọc Sa mạc Tác Ta [Tartar là một giống dân], bản tiếng Pháp, và
không hiểu
làm sao, bị nó ám ảnh hoài, câu chuyện một anh sĩ quan, ra trường, được
phái
tới một đồn biên xa lắc, phòng ngừa sự tấn công của dân Tác Ta từ phía
sa mạc
phía trước. Chờ hoài chờ huỷ, tới khi già khụ, ốm yếu, hom hem, sắp đi,
thì
nghe tin cuộc tấn công sắp sửa xẩy ra....
Đúng cái air Kafka!
Trên tờ Bách Khoa ngày nào còn Sài Gòn có đăng truyện ngắn K. của
Buzatti. Đây
là câu chuyện một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển, đi
biển là
sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp mày để ăn thịt. Thế là anh chàng
chẳng
bao giờ dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự bảo mình, giờ
này mà
còn sợ gì nữa.
Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền đi một tua, và quả là gặp con K
thật. Con
quái vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào bảo, tao có viên ngọc ước
quí, chờ
gặp mày để trao, nó đây này...
Ui chao Gấu lại nhớ đến Big Minh, thều thào, tao chờ chúng mày để bàn
giao viên
ngọc quí Miền Nam, và con K bèn biểu, tao lấy rồi, cám ơn lòng tốt của
mày!
Doãn Quốc Sĩ, có chuyện Sợ Lửa, tương tự. Đây là câu chuyện một anh
chàng sinh
ra đời là bị thầy bói nguyền chớ có đến gần lửa. Thế rồi, một ngày đẹp
trời,
thèm lửa quá, bèn đến gần nó, và ngộ ra một điều, sao mà nó đẹp đến như
thế.
Thế là về, và chết!
Gấu cũng thấy lửa rồi. Và đang sửa soạn về...
Sự thực, Gấu không gặp lửa, mà gặp… xác của Gấu, trôi lều bều trên dòng
Mékong,
lần tá túc chùa Long Vân, Parksé, chờ vuợt sông qua trại tị nạn Thái
Lan. Gấu
đã kể chuyện này nhiều lần rồi.
The
Tartar Steppe
Như nhiều cuốn sách yêu thích, cuốn của Buzzati tôi đọc thuở mới lớn,
câu
chuyện của Drogo, một sĩ quan trẻ được phái đi trấn giữ“Đồn Xa”, ở tận
mép bờ
sa mạc Tác Ta, và năm này qua tháng nọ, anh bị ám ảnh bởi cái chuyện
là, phải
chứng tỏ mình là một tên lính xứng đáng trong cuộc chiến đấu chưa hề
xẩy ra,
với rợ Tác Ta.
Đồn Xa quả là một tiền đồn heo hắt. Và chẳng giống ai. Nó có một hệ
thống rắc
rối, của những mật ngữ dùng để kiểm tra, khi vô cũng như khi ra.
Tôi [Alberto Manguel] nhớ là đã từng cảm thấy khiếp sợ [và lúc này đang
bị] đẩy
vào trong một cơn ác mộng của Drogo, gồm đầy những bí mật của những bí
mật, của
những mật mã, được trao cho, chỉ một vị sĩ quan chỉ huy, và vị này có
thể bị
mất trí nhớ, hoặc quên mẹ mất đường. Một mạng nhện, của những luật lệ
phi lý,
sự đe dọa của một kẻ thù vô hình, chúng âm vang, vọng đi vọng lại, rền
rền rĩ
rĩ, tất cả những nguồn cơn ai oán, những bực bội không lối thoát, vô hy
vọng,
của một thời mới lớn, và bây giờ, của một người đàn ông đi quá nửa đời
người.
*
Ui chao, đọc một cái là nhớ ra, đúng rồi, đúng rồi, đúng là tình cảnh
của… Gấu,
những ngày ở Sài Gòn!
DQ
NHQ,
thường vẫn vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, chưa
từng viết văn bao giờ, theo nghĩa sáng tác, [làm thơ, viết truyện ngắn,
truyện dài], thành thử ông khó, có thể nói, "vô phương", hiểu được cái
sự ảnh hưởng giữa các nhà văn, giữa
viết và lách.
Viết
văn là phải có thầy, không có thầy là không thể nào viết văn được. Đây
là
một trong ba búa TGK mà nhà thơ TTT truyền lại cho Gấu.
Muốn “lách”, cũng khó lắm, chứ không dễ đâu, và đây là hạnh phúc, niềm
tự hào, lòng biết ơn
của một nhà văn, khi tìm ra được vị thầy của mình. Không phải như ông
viết:
Mới thoát khỏi ảnh hưởng của
Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi; thoát khỏi ông
Tolstoi, lại
đụng phải ông Dostoievski; thoát khỏi ông Dostoievski, lại đụng phải
ông Kafka;
thoát khỏi ông Kafka, lại đụng phải ông Marquez; thoát khỏi ông
Marquez, (1) lại
đụng phải ông Borges.
Viết phê bình cũng thế.
Mới thoát khỏi ảnh hưởng
của ông Hoài Thanh đã mừng húm, tưởng mình sẽ được tự
do phơi phới một đời, ai ngờ lại đụng phải ông Roland Barthes; mới né
ông
Roland Barthes thì lại đụng ngay chân của ông Michel Foucault; đang lúc
tưởng
tượng thoát khỏi cả ông Barthes lẫn ông Foucault thì lại đụng cái móng
của ông
Jacques Derrida và ông Jacques Lacan. Ở đâu cũng đầy đại thụ phủ bóng
rợp cả một
góc trời.
Không có nhiều ảo tưởng,
nhưng cũng không thể bỏ cuộc. Bỏ cuộc là tự sát. Còn
viết là còn phải lách. Lách được chút nào là mừng chút ấy.
Bởi vì ông không sáng tác, nên mới dám viết ẩu, theo
kiểu "xóa sạch
truyền thống": Thoát khỏi ông
Marquez (1) lại đụng phải ông Borges!
(1)
Tên của ông này là Garcia Marquez, tên kép, gồm hai chữ. Như Văn Cao,
Hồng Nhung, Bích Khê... thí dụ.
Gọi Cao không, thì bố ai biết Cao nào! [Văn Cao & Nam Cao]
Ấy là vì, “lách”, mượn chữ của NHQ, chính là
“viết bậc hai”, nhờ “viết bậc một”
mà có được.
Trên Tin Văn có vài bài viết, liên quan tới vấn đề này.
Kafka và những người
đi trước ông
Borges
Nước Cờ Hư Trúc
NQT
Ảnh
hưởng
Rushdie
Viết & lách,
trong chính trị, và trong văn chương, khác
hẳn nhau. NHQ "đọc lộn", "misreading", thành ra mới ghép thành một!
Viết & lách trong chính trị liên quan tới kiểm duyệt, và, nếu
kiểm duyệt có ảnh hưởng gì tới văn chương, là theo nghĩa của Borges:
Kiểm duyệt là mẹ của ẩn dụ.
["Censorship is the mother of metaphor."]
Nhờ nó mà văn chương đẹp thêm lên!
Nhà văn nói được điều mình muốn nói, mà không sợ bị VC đem ra làm thịt,
thí dụ!
Còn chuyện nhà văn "lách" ông thầy, là phải hiểu theo nghĩa, vượt
thầy, làm thịt ông thầy của mình!
Phùng Phật Sát Phật, là vậy!
Trong văn chương, không hề có chuyện, "Mới thoát
khỏi ảnh hưởng của
Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi". Bởi vì, một
nhà văn đệ tử, nếu nhận Nam Cao là thầy, [theo nghĩa, cái mình viết
ra, có
mùi Nam Cao], thì anh ta, chị ả phải cố mà vượt Nam Cao, tìm ra, trong
Nam Cao, những cái mỏ, những vùng đất mà Nam Cao chưa từng để
mắt tới,
chưa từng khai phá...
Bởi vậy mới có câu, "Những tuyệt tác văn chương mà người đời chưa biết
tới, đếch có."
Ông đại phê bình, viết kiểu này, chỉ bịp được dân nghiệp dư, tài tử!
Gặp dân nhà nghề, là họ biết tỏng, bụng ông lỏng chữ! NQT
*
Có lẽ
bởi vì ‘văn chương hạng nhì’ là thứ
thường rất dễ bị xào, luộc, đánh cắp nhãn, và bởi vì có rất nhiều tác
phẩm chỉ
vươn tới đỉnh cao của chúng, là ‘hạng nhì’, thành thử người đời thường
dùng nó
- ý tưởng về ảnh hưởng - để buộc tội, hoặc chê bai tác phẩm của nhà
văn. Vả
chăng, biên giới giữa ảnh hưởng và bắt chước, mô phỏng [imitation], và
ngay cả
giữa ảnh hưởng và đạo văn, càng về những ngày sau này càng trở nên mờ
nhạt.
Cách đây hai năm, nhà văn nổi tiếng người Anh, Graham Swift đã bị một
nhà khoa
bảng hắc ám [obcure] người Úc ban cho cái tội rất gần với tội đạo
văn,
rằng cấu trúc đa giọng trong cuốn được giải Booker của ông là “The
Last
Orders” [nghĩa đen: những mệnh lệnh chót; “order” thường được sử
dụng khi
gọi món ăn, bản tiếng Pháp dịch là Chầu Đãi Chót, La Dernière Tournée,
Gấu tôi
chưa đọc cuốn sách nên không dám dịch ẩu cái tựa], “chủ yếu mà nói, là
đã vay
mượn” từ “Khi tôi hấp hối”, “As I Lay Dying”, của William
Faulkner. Báo
chí Anh bèn mượn gió bẻ măng, biến câu chuyện thành một xì-căng-đan văn
học,
biến Swift thành một tay đạo văn chính hiệu con nai vàng, biến những
người
chống đỡ bảo vệ ông thành những kẻ đã tỏ ra “nhân nhượng” đối với
ông,
mặc dù, và có lẽ, chính Swift đã nói ra, ông ảnh hưởng Faulkner, luôn
cả
chuyện, giọng kể ở trong hai cuốn, tuy không hoàn toàn giống nhau y
chang, nhưng
đọc cuốn này là gợi nhớ tới cuốn kia. Sau cùng, những sự thực đơn giản
như thế
khiến vụ xì-căng-đan xì hơi, nhưng cũng chỉ sau khi Swift đã phải chịu
đựng những
cú đòn hội chợ của đám báo chí.
Thú vị là, khi cho xuất bản cuốn Khi tôi hấp
hối, Faulkner, chính ông, cũng bị buộc tội vay mượn cấu trúc từ một
cuốn
tiểu thuyết xuất hiện trước đó, The Scarlet Letter, [Lá Thư Đỏ]
của Nathaniel
Hawthorne.
Cú quật ngược lại của ông, đúng là một câu trả lời đẹp nhất mà người ta
có thể nghĩ ra được, vào trường hợp này: rằng, khi tớ đang ở trong tình
trạng
thật dễ dàng bị tẩu hỏa nhập ma, cố nặn ra cho được, đứa con mang nặng
đẻ đau,
tớ vớ bất cứ thứ gì tớ cần, từ bất cứ xó xỉnh nào mà tớ có thể kiếm
thấy, và tớ
tin rằng, một hành động vay mượn như vậy là hoàn toàn được phép đối với
bất cứ
một nhà văn nào.
Rushdie: Ảnh hưởng
*
Trường hợp trò vượt thầy, rõ
nhất, là giữa Trăm
Năm
Cô Đơn của Garcia Marquez, và Absalon,
Absalon! của Faulkner
Cuốn của trò, hiện đang được ca ngợi, ‘tạo vóc dáng thế
giới’, với
hàng triệu triệu độc giả, còn cuốn của Thầy, mấy ai đọc, và nếu có, thì
cũng chỉ
giữa đám nhà văn.
Trong đám này, và trong số độc giả của Faulkner, thể nào cũng
lại có tay, chôm nữa, tạo ra những tác phẩm của riêng mình!
Giới phê bình gọi Faulkner là
nhà văn của nhà văn, là vậy.
*
Trường hợp ảnh hưởng, hay
dùng ‘thuật ngữ’ của NHQ, "viết và lách", ở cõi văn Mít, Miền Nam,
ít người
nhận ra, là giữa ba tác giả Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, và
Nguyễn Đình
Toàn. Võ Phiến, tuy Trùm đấy, nhưng rõ ràng không nhận ra liên hệ thầy
trò giữa
ba ông nhà văn trên, nên đã coi DNM thuộc môn phái "tiểu thuyết mới"!
Nói một cách khác,
không có
vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ
"chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định,
để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền
đất. Nói
rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá
trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền
"khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động...
Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt
trời, một
bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau.
Dương
Nghiễm Mậu: Thật chững chạc, thật cảm
động..
Nhìn từ quan điểm đó,
chúng
ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà
văn tiểu
thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý
thức sáng
suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang
manh nha
tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố
tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo
đức
thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy
"tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với
những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa
mưa nắng
ở Miền Nam,
trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
Tiểu
Thuyết Mới ở Việt Nam
Kinh nghiệm viết văn: Viết và lách
NHQ Blog VOA
N. O. -
Quel est votre conseil aux jeunes écrivains?
J. C. Oates. - Lire beaucoup et avec enthousiasme ; choisir un écrivain singulier et
lire toute son oeuvre ; écouter les autres parler ; être invisible si possible
; voyager, penser, rêver, regarder.
Lời khuyên của bà với những nhà văn trẻ?
Đọc thật nhiều, với đam mê, thích thú, lọc ra một tay, và đọc tất cả
tác phẩm của người đó; nghe người khác nói chuyện; trở nên vô hình,
càng vô hình chừng nào càng tốt chừng nó; du lịch, suy nghĩ, mơ mộng,
và nhìn.
*
Kiếm ra Thầy rồi đọc tất cả những tác phẩm của Thầy [Oates], kiếm ra
Thầy rồi dịch tác phẩm của Thầy [Alain khuyên đệ tử André
Maurois]...
Muốn trở thành nhà văn, là phải có Thầy.
Làm gì có chuyện, như NHQ phán:
Quá
trình làm thơ, viết văn,
từ văn sáng tác đến văn phê bình lý luận, là một quá trình lạng lách
liên tục.
Đừng tin nếu có ai nói họ chỉ phóng bút ào ào và không thấy gợn trong
đầu bất
cứ nỗi lo lắng nào về ảnh hưởng cả. Hãy nhìn xuống dưới chân họ đi: chỉ
có lối
mòn. Toàn là lối mòn. Những cú lách ngoạn mục nhất là những cú lách ra
khỏi lối
mòn. Ra khỏi vùng ảnh hưởng của cả những người đi trước lẫn những người
cùng
thời.
*
Kiếm ra Thầy. Học Thầy, rồi vượt
Thầy.
Làm gì có chuyện lạng lách.
Nhà
đại phê bình có bao giờ tập viết văn đâu, thành thử cứ phán nhảm, phán
ẩu, phán
như thánh như tướng!
Gấu đã
từng kể ra là, vào cái
hồi đầu tập viết, mỗi lần bí quá, là lôi Thầy Faulkner ra tụng, bất
thình lình
vớ được một câu, như tia chớp loé lên, thế là ’ơ ra kìa’ một tiếng, và…
viết!
Lạng lách cái con khỉ!
*
Trong
tự vựng của những nhà phê bình, từ "tiền thân"
(precursor) không thể thiếu được, nhưng nên tháo gỡ mọi trò luận chiến
hoặc
ganh đua. Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của
riêng người
đó. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như
là nó sẽ
sửa đổi tương lai.
Borges: Kafka và những người
đi trước ông
Đừng có nóng. Tiền thân, lối
mòn, kệ cha nó!
Sự thể là, mỗi người viết sáng
tạo ra những tiền thân của riêng mình.
Khủng khiếp nhất, của cả bản văn của Borgres, là câu trên.
Nôm na nó như vầy:
Đệ tử khám phá ra Thầy.
Không phải: Thầy khám phá ra trò.
Chính vì thế mà ông anh nhà thơ
khuyên Gấu: Đọc. Đọc thật nhiều. Đọc bất cứ một tác giả.
Rồi sẽ có một ngày, mày khám phá ra ông Thầy của mày.
Thầy, nghĩa là gì?
Ông anh giải thích:
Trong thiên hạ, hằng hà sa số những nhà văn, làm sao đọc hết. Nhưng
dòng văn, thì không nhiều, độc thoại nội tâm, dòng ý thức, khẩu văn,
thoại văn...
Khi mày tìm ra ông thầy, thực ra là mày tìm ra cái dòng
văn hợp với tạng của mày.
Và nhẩy xuống đó, tập bơi, với những bước đầu của
ông Thầy, theo vết để lại của ông Thầy…
*
Gấu áp dụng đúng bài học trên, của TTT, để
viết về Ông Thầy TTT:
Trong một vài
trường hợp, chính học trò khám phá ra những tay thầy.
Phải chăng đó cũng là trường hợp của "bậc thầy" Thanh Tâm Tuyền?
Nên nhớ, bài viết của Borges, Gấu chỉ ra ngoài này mới được đọc!
Quái thế!
Rushdie
kể, cái ngày ông tìm
ra giọng nói của Saleem, ông biết, ông trở thành nhà văn, và còn biết
thêm, giọng
nói của Saleem sẽ chinh phục cả thế giới... là cũng ý trên, của
ông thầy
TTT!
Car
je
me
souviens du jour où jaillit de moi la voix de Saleem, de la joie et du
sentiment de libération que j'éprouvai alors et je suis fier que cette
voix
jeune ait pu aussitôt attirer - et attire encore - tant de jeunes
lecteurs. Je
me dis qu'en définitive, c'est cela qui compte.
Nguồn
Que lit Stephen Harper?
Yann Martel, nhà văn Canada,
Booker Prize với cuốn Đời của Pi,
sợ Ngài thủ tướng của mình không chịu lo đọc sách, bèn lập ra chương
trình gửi sách
cho Ngài.
Thú vị là, trong những cuốn
nhà văn đề nghị Ngài thủ tướng đọc, có cuốn tủ của… Gấu, đọc từ hồi còn
tập đọc,
tập viết, và cũng vừa mới lèm bèm về nó: Sa Mạc Tartares
Le
désert des Tartares, de Dino Buzzati
*
Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và
giấc mộng, sẽ có
ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn
thêm một
câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam
Kỳ.
Tưởng thoả mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ
khác
xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính
là cái
xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
Và ở trong bao nhiêu nước Nam Kỳ khác, do đọc sách mà có!\
Trong những “nước Nam Kỳ” do
đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có “Sa mạc
Tartares” của Dino Buzzati.
Mới đây, đọc A Reading Diary, Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông
nói là
đọc nó vào thời mới lớn, cũng như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc
Nam Kỳ,
tại Sài Gòn, khi có BHD.
*
Gấu mua cuốn A Reading Diary Nhật Ký Đọc, cũng lâu rồi. Quăng
vào một
xó, rồi quên luôn, cho tới khi dọn nhà, nhặt nó lên…
Buzzati notes that, from the very beginning of his writing career,
people heard
Kafka's echoes in his work. As a consequence, he said, he felt not an
inferiority complex but "an annoyance complex." And as a result, he
lost any desire to read Kafka's work
Buzzati and Kafka: Perhaps it is not only impossible to achieve
justice.
Perhaps we have even made it impossible for a just man to persevere in
seeking
justice.
Buzzati cho biết, vào lúc khởi nghiệp, người ta nói, có mùi Kafka ở
trong những
gì ông viết ra. Nghe vậy, ông cảm thấy, không phải mặc cảm tự ti, mà là
bực
bội. Và sau cùng, ông mất cái thú đọc Kafka!
Buzzati và Kafka:
Có lẽ không phải chỉ là bất khả, cái chuyện đi tìm công lý.
Nhưng bất khả còn là vì: Chúng ta làm cho nó trở thành bất khả, để chỉ
cho có
một thằng cha, cố đấm ăn sôi, cứ đâm sầm vào cái chuyện tìm công lý!
"Không con, thì ai bi giờ hả mẹ?"
[Gửi NTT. NQT]
Gấu đọc Sa mạc Tác Ta [Tartar là một giống dân], bản tiếng Pháp, và
không hiểu
làm sao, bị nó ám ảnh hoài, câu chuyện một anh sĩ quan, ra trường, được
phái
tới một đồn biên xa lắc, phòng ngừa sự tấn công của dân Tác Ta từ phía
sa mạc
phía trước. Chờ hoài chờ huỷ, tới khi già khụ, ốm yếu, hom hem, sắp đi,
thì
nghe tin cuộc tấn công sắp sửa xẩy ra....
Đúng cái air Kafka!
Trên tờ Bách Khoa ngày nào còn Sài Gòn có đăng truyện ngắn K. của
Buzatti. Đây
là câu chuyện một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển, đi
biển là
sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp mày để ăn thịt. Thế là anh chàng
chẳng
bao giờ dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự bảo mình, giờ
này mà
còn sợ gì nữa.
Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền đi một tua, và quả là gặp con K
thật. Con
quái vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào bảo, tao có viên ngọc ước
quí, chờ
gặp mày để trao, nó đây này...
Ui chao Gấu lại nhớ đến Big Minh, thều thào, tao chờ chúng mày để bàn
giao viên
ngọc quí Miền Nam, và con K bèn biểu, tao lấy rồi, cám ơn lòng tốt của
mày!
Doãn Quốc Sĩ, có chuyện Sợ Lửa, tương tự. Đây là câu chuyện một anh
chàng sinh
ra đời là bị thầy bói nguyền chớ có đến gần lửa. Thế rồi, một ngày đẹp
trời,
thèm lửa quá, bèn đến gần nó, và ngộ ra một điều, sao mà nó đẹp đến như
thế.
Thế là về, và chết!
Gấu cũng thấy lửa rồi. Và đang sửa soạn về...
Sự thực, Gấu không gặp lửa, mà gặp… xác của Gấu, trôi lều bều trên dòng
Mékong,
lần tá túc chùa Long Vân, Parksé, chờ vuợt sông qua trại tị nạn Thái
Lan. Gấu
đã kể chuyện này nhiều lần rồi.
The
Tartar Steppe
Như nhiều cuốn sách yêu thích, cuốn của Buzzati tôi đọc thuở mới lớn,
câu
chuyện của Drogo, một sĩ quan trẻ được phái đi trấn giữ“Đồn Xa”, ở tận
mép bờ
sa mạc Tác Ta, và năm này qua tháng nọ, anh bị ám ảnh bởi cái chuyện
là, phải
chứng tỏ mình là một tên lính xứng đáng trong cuộc chiến đấu chưa hề
xẩy ra,
với rợ Tác Ta.
Đồn Xa quả là một tiền đồn heo hắt. Và chẳng giống ai. Nó có một hệ
thống rắc
rối, của những mật ngữ dùng để kiểm tra, khi vô cũng như khi ra.
Tôi [Alberto Manguel] nhớ là đã từng cảm thấy khiếp sợ [và lúc này đang
bị] đẩy
vào trong một cơn ác mộng của Drogo, gồm đầy những bí mật của những bí
mật, của
những mật mã, được trao cho, chỉ một vị sĩ quan chỉ huy, và vị này có
thể bị
mất trí nhớ, hoặc quên mẹ mất đường. Một mạng nhện, của những luật lệ
phi lý,
sự đe dọa của một kẻ thù vô hình, chúng âm vang, vọng đi vọng lại, rền
rền rĩ
rĩ, tất cả những nguồn cơn ai oán, những bực bội không lối thoát, vô hy
vọng,
của một thời mới lớn, và bây giờ, của một người đàn ông đi quá nửa đời
người.
*
Ui chao, đọc một cái là nhớ ra, đúng rồi, đúng rồi, đúng là tình cảnh
của… Gấu,
những ngày ở Sài Gòn!
Kỷ
niệm, kỷ niệm
|
|