*
Notes

















Luận điệu này, Gấu nghe hoài, nghe quen, và cứ nghĩ là đúng, cho tới khi đọc Brodsky, thí dụ Diễn văn Nobel, hay đọc Cao Hành Kiện, thí dụ, Tiếng nói của một cá nhân.
Có thể ông Nguyên Ngọc hiểu cái từ chính trị, khác với hai ông còn lại kia. Hoặc có thể, ông chỉ biết cái thứ chính trị, mà nhờ nó, Miền Bắc chiến thắng cuộc chiến.
Bởi vì cái đúng ngày nào gây họa cho ngày này. Một khi ông không nhận ra, thì cách dấn thân nào, cũng là hỏng cả. Trước đó, vẫn chính thể đó, sau đó, vẫn chính thể đó, thì làm gì có chuyện im hơi lặng tiếng. Trước đó, không im hơi lặng tiếng, vì còn mải hò theo cái ác, bây giờ, im hơi lặng tiếng, dù sao cũng nhẹ tội hơn.
Tôi thực sự tin là, chỉ có mỗi một cách dấn thân, đó là nói đúng về cuộc chiến vừa qua.
Gọi nó là chính trị, hay văn chương, gì cũng được.
Gấu này thực sự tin là, Miền Bắc, qua đám VC nằm vùng, ngụy tạo vụ đầu độc tù Phú Lợi, và từ đó thành lập MTGP, khiến Mẽo hoảng quá nhẩy vô. Người Mẽo không hề có dã tâm ăn cướp Miền Nam. Như hồ sơ mật sau này được khui ra, mà trước đó, Graham Greene, bằng sự bén nhậy, đã ngửi ra, khi trò chuyện với một tay Xịa, và dựa vào đó viết Người Mỹ Trầm Lặng, người Mẽo chỉ mong làm sao kiếm ra được một thằng Mít hoàn toàn Mít, chỉ vì Mít, một anh Mít quốc gia thứ thiệt, đếch theo Pháp, đếch theo VC, và qua anh này, thành lập Lực Lượng Thứ Ba, để ngăn chặn sự bành trướng của CS. Người mà Mẽo kiếm ra được, vào thời điểm đó, là tướng TMT, như Greene viết, và rất không ưa ông tướng này. Theo Greene, tướng TMT là người gây ra vụ nổ tại đường Catinat, một trong chuỗi biến cố, trong có vụ đầu độc tù Phú Lợi, đưa đến cuộc chiến.
Thành thử thảm họa chiến tranh, thảm họa Yankee mũi lõ giầy xéo Miền Nam, thảm họa chất độc mầu da cam… một cách nào đó, là do VC gây nên, khi dụ Mẽo vô.
Chỉ tới khi cuộc chiến chấm dứt, thì thảm họa Yankee mũi tẹt mới bộc lộ ra.
Cái đúng ngày nào [cuộc chiến thần thánh] gây họa ngày này, là vậy. Nói rõ hơn, Miền Bắc đã nói dối về ý nghĩa cuộc chiến. Khi lời nói dối bộc lộ ra, hậu quả khủng khiếp như hiện nay, và theo Gấu, vô phương cứu chữa, cách dấn thân nào thì cũng vứt đi, chỉ trừ ra, dám nhìn thẳng vào sự thực.
Nhưng muốn nói đúng về cuộc chiến, thì trước hết, cũng phải làm một cú tự vấn, như Nguyễn Khải, đi tìm cái tôi đếch có, Tô Hải, tớ là thằng hèn...  ấy là bởi vì anh nào cũng có tí "gì gì" đó, hoặc hào quang kháng chiến Chống Pháp, Chống Mỹ Cứu Nước… với Nguyên Ngọc, thì qua anh hùng Núp, hoặc tí chiến lợi phẩm, có cái nhà ở Miền Nam, có cái xế nhờ Miền Nam, có tí Cù Lao Tràm ở Bạc Liêu… thí dụ, thành ra cái vụ nói đúng này hơi bị khó!

ngoc

Có thể bạn cho là quái đản, nhưng, trở lại Đất Bắc, Gấu nhận ra, những bạn văn đích thực của Gấu, thì đều nhà văn VC cả!
Thế là Gấu lại bồi hồi nhớ đến cái lần bỏ chạy Hà Nội, và một anh bạn nhỏ tuổi, học cùng lớp tại trường Nguyễn Trãi, khóc đến sưng cả mắt, bắt bà mẹ cho người xuống Hải Phòng kêu về.
[Xin đọc Blog War]

*

Gấu & TTH & NN @ Café Rendez-Vous, Hanoi, cc 2001

Những con phố sau của Hà Nội

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.

Gấu thì yêu đến khốn khổ khốn nạn cái thành phố quá chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.

Quá nửa đêm, Gấu đi ra ngoài kiếm một cái gì đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.

Ồn, dơ, say, và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe thơ của Gấu

Tim Gấu đập, mỗi lúc một nhanh thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu, cũng thui thủi
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu không có thể về nhà được nữa.

THE BACK STREETS OF MOSCOW

*
Dai Sijie, Tháng Hai năm ngoái, 2008, tại Paris, nơi ông hiện đang sống: "TQ hiện nay với tôi là một bí mật."
“Je ne suis pas un dissident, j'ai même été très déçu par certains d'entre eux, tellement attirés par le pouvoir qu'ils me rappelaient les communistes.”
"Tôi không phải là một nhà ly khai, tôi còn quá chán một số trong họ, những kẻ quá thèm khát quyền lực làm tôi nghĩ đến những người Cộng sản."

Một bài toán hắc búa đang làm Gấu đau đầu đó là, TQ có hơn một nhà văn thời hậu Mao, trong khi VC không có lấy một mống sau Hồ!
Cái gì làm cho nhà văn Mít chúng ta tịt ngòi, tịt đẻ, cả ở trong lẫn ngoài nước?
Với đám nhà văn VC, thì cái lý do, theo Gấu, là, anh nào cũng có tí vinh quang chống Pháp, chống Mẽo, tí bổng lộc, tí chiến lợi phẩm, và do đó, lương tâm đều có tí sạn.
Chẳng anh nào dám nói thật về cuộc chiến, thành ra đếch làm sao viết được.
Dấn thân nhà chính trị, không.
Dấn thân nhà văn, lại càng không!
Còn đám hải ngoại?
Do dốt, đếch chịu đọc! Đếch chịu sống!
Tờ Le Magazine Littéraire số đặc biệt Stefan Zweig, Tháng Năm 2009, có bài Rencontre, của Trần Minh Huy, viết về cuộc nói chuyện với  Dai Sijie, nhân cuốn sách mới nhất của ông mới được xuất bản: L'Acrobatie aérienne de Confucius, [tạm dịch, Nhào lộn trên không của Khổng Tử, nhà xb Flammarion, trong khi tất cả những cuốn trước, nhà Gallimard].
Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Balzac và cô thợ may, trên Tin Văn đã giới thiệu. Ông này đã từng sống khá lâu ở Việt Nam, trước khi qua Tây. Ở Việt Nam ông quay được hai cuốn phim, do không thể quay được ở TQ.
"Tôi không phải là một nhà ly khai, tôi còn quá chán một số trong họ, những kẻ quá thèm khát quyền lực làm tôi nghĩ đến những người Cộng sản." Ông nói.
Gấu sợ rằng, nhà văn NV rớt vào cas này! Ông ta đã từng làm lớn, nghe nói, và sau này, chắc là không ăn ý với Đảng, vì một lý do nào đó, bị tống ra khỏi luồng chính, và trở thành nhà ly khai, trên trán, Đảng hay ông tự đóng, cái dấu "Tự Do"?
Ông này, đã từng đóng góp bài vở ngay từ đầu cho diễn đàn Hậu Vệ, nhưng chỉ đến bây giờ mới được thổi, nào chuyên đề nào lạc đề... Lý do, có thể liên quan tới cái vụ, hết về nước được nữa, của nhà phê bình, chăng?
*
Có thể có độc giả phán, thằng cha Gấu này khùng rồi. Tí vinh quang chống thực dân cũ thực dân mới tại sao lại khiến nhà văn VC tịt ngòi?
Đúng như thế đấy, nếu nhìn dưới Cái Độc Cái Ác Bắt Kít. Nếu chiếu từ hiện tại thê thảm của đất nước. Liệu có xứng đáng hay không, khi lao vào hai cuộc chiến? Những mất mát lớn lao của dân Mít, chỉ có thể biện minh bằng một cái nhà to lớn gấp 10 lần so với trước, theo như lời dặn của Bác Hồ. Một khi không có, thì phải xét lại tất cả, tìm cho ra tại sao. Cứ ôm riết lấy Lò Thiêu, là ra, Grass đã chẳng từng phán? Trong cứ ôm riết lấy đó, có vụ ông tự thú, đã từng đăng ký vào Thành Đoàn Nazi!
Chứng cớ hiển nhiên, nhãn tiền, là trường hợp nhạc sĩ Văn Cao: ông tịt ngòi sau khi được Đảng ra lệnh, đi làm thịt một ông Việt gian, lấy tí hứng sáng tác Quốc Ca! Không có cái cú làm thịt anh Việt gian Đỗ Đức Phin, làm sao bật ra được lời nhạc đáng giá ba triệu sinh mạng chỉ nội trong cuộc chiến: Thề phanh thây uống máu quân thù?
Chúng ta thử hỏi, bao nhiêu Việt gian 'không gian' bị VC làm thịt thời kỳ chống Pháp?
Cái vụ nhãn tiền hơn cả nhãn tiền, là cuốn dấu chân dã tràng, của Ban Mai, viết về cả một dân tộc “xe cát Biển Đông, xây cái nhà Mít, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”, chỉ có nói sơ sơ ra ngoài lề phải về cuộc chiến thần thánh, mà đã bị thu hồi, vậy mà đòi chuyện “dấn thân nhà văn hơn dấn thân nhà ‘chính chị’”!
Viết như thế, cũng là bịp bợm chính mình, tự bịt con mắt mình lại.
Nghe nói ông NN đã từng từ chối anh hùng Núp, đếch thèm nhắc đến anh ta nữa... nhưng như vậy, chưa đủ.
Sắp đi rồi, già hơn cả Gấu, nói thật ra một lần đi: Bao nhiêu người chết vì anh hùng Núp?
Thì cứ cho đại, con số đại khái, trích từ con số ba triệu!
Có thật, một anh hùng Núp, hay là cũng anh hùng như... Lê Văn Tám?

Một ý niệm về dấn thân của nhà văn Mít hiện nay, theo Gấu, là phải qui chiếu về Cái Đại Ác Bắc Kít. Và nếu như thế, là phải nhổ toẹt mọi chiến công, đánh thắng hai tên đại cường quốc thực dân cũ, thực dân mới!
Đây là quan điểm của Myriam Anissimov, trong một bài viết Phỉ báng để trực diện Lò Thiêu, Blasphémer pour affronter la Shoah, trên số báo Le Magazine Littéraire, số tháng Sáu 2009, nhân sự kiện Romain Gary lại kiếm thấy, retrouvé.
Anissimov nhắc lại một câu của Kertesz, Lò Thiêu khiến “văn chương bị treo lửng”, [“Auschwitz a mis la littérature en suspens”], bởi vì, “chẳng có gì xẩy ra kể từ Auschwitz; nó, Auschwitz đã hư vô hóa Auschwitz, nó, Auschwitz, đã phản biện, refuter, Auschwitz”.
Nói một cách khác, Lò Thiêu không thuộc quá khứ mà hiện tại.
Chính là do "mơ hồ" nhận ra điều này, mà Gấu phán, cái “đúng” ngày nào gây họa cho ngày này.
Với nhân loại, và nhất là, với dân Mít, hai chiến thắng, một, đế quốc Pháp và Việt gian, và một, Mỹ và Nguỵ mà chẳng ngất trời, đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử, mà chẳng chân lý ngời ngời sao?
Nhưng ẩn tàng trong nó, là Cái Ác Bắc Kít, và chính nó, Cái Ác Bắc Kít, đưa đến đại họa.
Văn chương Mít VC sau 1975 mà chẳng bị treo lửng sao?
Miệng anh nào cũng đầy chiến lợi phẩm, nhà anh nào cũng treo đầy chiến công, làm sao viết về cái băng hoại, cái đi xuống hố, cái "một sự nhịn anh Tẫu, là chín sự lành" ?
Đọc những "ký" viết về những ngày tháng gian khổ chống Pháp, chống Mỹ, Gấu này thấy thương, không một mà tới mười, cho những anh hùng Núp của đất nước chúng ta!


 Một bài toán hắc búa đang làm Gấu đau đầu đó là, TQ có hơn một nhà văn thời hậu Mao, trong khi VC không có lấy một mống sau Hồ!
[Tướng Về Hưu là một ngoại lệ] (1)
Cái gì làm cho nhà văn Mít chúng ta tịt ngòi, tịt đẻ, cả ở trong lẫn ngoài nước?
Với đám nhà văn VC, thì cái lý do, theo Gấu, là, anh nào cũng có tí vinh quang chống Pháp, chống Mẽo, tí bổng lộc, tí chiến lợi phẩm, và do đó, lương tâm đều có tí sạn.
Chẳng anh nào dám nói thật về cuộc chiến, thành ra đếch làm sao viết được.
Dấn thân nhà chính trị, không.
Dấn thân nhà văn, lại càng không!
Còn đám hải ngoại?
Do dốt, đếch chịu đọc! Đếch chịu sống!
(1)
NHT là một ngoại lệ: Như ông tướng về hưu, sau khi đóng góp vào việc xây dựng địa ngục, là về, ăn uống nhờ cô con dâu và đàn lợn vỗ béo bằng thai nhi, NHT xuất hiện để chấm dứt dòng văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa phục vụ chiến tranh của Miền Bắc. Xong, là về, là...  chững lại, nói như Nguyên Ngọc.

Tờ Le Magazine Littéraire số đặc biệt Stefan Zweig, Tháng Năm 2009, có bài Rencontre, của Trần Minh Huy, viết về cuộc nói chuyện với  Dai Sijie, nhân cuốn sách mới nhất của ông được xuất bản: L'Acrobatie aérienne de Confucius, [tạm dịch, Nhào lộn trên không của Khổng Tử, nhà xb Flammarion, trong khi tất cả những cuốn trước, nhà Gallimard].
Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Balzac và cô thợ may, trên Tin Văn đã giới thiệu. Ông này đã từng sống khá lâu ở Việt Nam, trước khi qua Tây. Ở Việt Nam ông quay được hai cuốn phim, do không thể quay được ở TQ.
"Tôi không phải là một nhà ly khai, tôi còn quá chán một số trong họ, những kẻ quá thèm khát quyền lực làm tôi nghĩ đến những người Cộng sản." Ông nói.

Gấu sợ rằng, nhà văn Nguyễn Viện rớt vào cas này! Ông ta đã từng làm lớn, nghe nói, và sau này, chắc là không ăn ý với Đảng, vì một lý do nào đó, bị tống ra khỏi luồng chính, và trở thành nhà ly khai, trên trán, Đảng hay ông tự đóng, cái dấu "Tự Do"?
Ông này, đã từng đóng góp bài vở ngay từ đầu cho diễn đàn Hậu Vệ, nhưng chỉ đến bây giờ mới được thổi, nào chuyên đề nào lạc đề... Lý do, có thể liên quan tới cái vụ, hết về nước được nữa, của nhà đại phê bình, chăng?
*
Có thể có độc giả phán, thằng cha Gấu này khùng rồi. Tí vinh quang chống thực dân cũ thực dân mới tại sao lại khiến nhà văn VC tịt ngòi?

Đúng như thế đấy, nếu nhìn dưới Cái Độc Cái Ác Bắt Kít.
Nếu chiếu từ hiện tại thê thảm của đất nước.
Liệu có xứng đáng hay không, khi lao vào hai cuộc chiến?
Những mất mát lớn lao của dân Mít, chỉ có thể biện minh bằng một cái nhà to lớn gấp 10 lần so với trước, theo như lời dặn của Bác Hồ. Một khi không có, thì phải xét lại tất cả, tìm cho ra tại sao.
Cứ ôm riết lấy Lò Thiêu, là ra, Grass đã chẳng từng phán? Trong cứ ôm riết lấy đó, có vụ ông tự thú, đã từng đăng ký vào Thành Đoàn Nazi!

Chứng cớ hiển nhiên, nhãn tiền, là trường hợp nhạc sĩ Văn Cao: ông tịt ngòi sau khi được Đảng ra lệnh, đi làm thịt một ông Việt gian, lấy tí hứng sáng tác Quốc Ca! Không có cái cú làm thịt anh Việt gian Đỗ Đức Phin, làm sao bật ra được lời nhạc đáng giá ba triệu sinh mạng chỉ nội trong cuộc chiến: Thề phanh thây uống máu quân thù?
Chúng ta thử hỏi, bao nhiêu Việt gian 'không gian' bị VC làm thịt thời kỳ chống Pháp?
Cái vụ nhãn tiền hơn cả nhãn tiền, là cuốn Dấu chân dã tràng, của Ban Mai, viết về cả một dân tộc “xe cát Biển Đông, xây cái nhà Mít, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”, chỉ có nói sơ sơ ra ngoài lề phải về cuộc chiến thần thánh, mà đã bị thu hồi, vậy mà đòi chuyện “dấn thân nhà văn hơn dấn thân nhà ‘chính chị’”!
Viết như thế, cũng là bịp bợm chính mình, tự bịt con mắt mình lại.

Nghe nói ông NN đã từng từ chối anh hùng Núp, đếch thèm nhắc đến anh ta nữa... nhưng như vậy, chưa đủ.
Sắp đi rồi, già hơn cả Gấu, nói thật ra một lần đi:
Bao nhiêu người chết vì anh hùng Núp?
Thì cứ cho đại, con số đại khái, trích từ con số ba triệu!

Có thật, một anh hùng Núp, hay là cũng anh hùng như... Lê Văn Tám?

Một ý niệm về dấn thân của nhà văn Mít hiện nay, theo Gấu, là phải qui chiếu về Cái Đại Ác Bắc Kít. Và nếu như thế, là phải nhổ toẹt mọi chiến công, đánh thắng hai tên đại cường quốc thực dân cũ, thực dân mới!
Đây là quan điểm của Myriam Anissimov, trong một bài viết Phỉ báng để trực diện Lò Thiêu, Blasphémer pour affronter la Shoah, trên số báo Le Magazine Littéraire, số tháng Sáu 2009, nhân sự kiện Romain Gary lại kiếm thấy, retrouvé.

Anissimov nhắc lại một câu của Kertesz, Lò Thiêu khiến “văn chương bị treo lửng”, [“Auschwitz a mis la littérature en suspens”], bởi vì, “chẳng có gì xẩy ra kể từ Auschwitz; nó, Auschwitz đã hư vô hóa Auschwitz, nó, Auschwitz, đã phản biện, refuter, Auschwitz”.
Nói một cách khác, Lò Thiêu không thuộc quá khứ mà hiện tại.

Chính là do "mơ hồ" nhận ra điều này, mà Gấu phán, cái “đúng” ngày nào gây họa cho ngày này.
Với nhân loại, và nhất là, với dân Mít, hai chiến thắng, một, đế quốc Pháp và Việt gian, và một, Mỹ và Nguỵ mà chẳng ngất trời, đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử, mà chẳng chân lý ngời ngời sao?
Nhưng ẩn tàng trong nó, là Cái Ác Bắc Kít, và chính nó, Cái Ác Bắc Kít, đưa đến đại họa.
Văn chương Mít VC sau 1975 mà chẳng bị treo lửng sao?
Miệng anh nào cũng đầy chiến lợi phẩm, nhà anh nào cũng treo đầy chiến công, làm sao viết về cái băng hoại, cái đi xuống hố, cái "một sự nhịn anh Tẫu, là chín sự lành" ?
Đọc những "ký" viết về những ngày tháng gian khổ chống Pháp, chống Mỹ, Gấu này thấy thương, không một mà tới mười, cho những anh hùng Núp của đất nước chúng ta!
*
When Greene interviewed President Diem, he asked him why he had allowed The to return when he was responsible for killing so many of his own people. Greene recalled that Diem burst into peals of laughter and said: 'Peut-être, peut-être’.
Khi Graham Greene phỏng vấn Tông Tông Diệm, ông hỏi, tại sao lại cho phép Thế [Trình Minh Thế] trở về, khi Thế phải chịu trách nhiệm về việc giết rất nhiều dân chúng, Greene nhớ là, Diệm bật cười lớn và nói, “Có thể, có thể” [bằng tiếng Tây]
Norman Sherry: Cuộc đời Greene, Tập Ba; Chương 33: Chẳng có ai trung lập, No Man Is Neutral

Khi xẩy ra biến động Miền Trung thì Gấu đã cầy hai job, như thuật ngữ hiện đại; một, cán sự kỹ thuật  Bưu Điện, và một, chuyên viên vô tuyến viễn ảnh của UPI Sài Gòn bureau.
Cuộc tham gia biểu tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của Gấu, [cho tới khi ra hải ngoại, nhân ghé thăm bạn bè, và tiện thể, tham gia cuộc biểu tình Trần Trường tại Tiểu sài Gòn], là cú tấn công phái đoàn VC Văn Tiến Dũng, tại khách sạn Galliéni, không gặp, bèn tiếp tục tấn công, truy diệt, tại khách sạn Catinat nơi bờ sông Sài Gòn.
Nhưng, do làm cho UPI, có thể nói, Gấu tham gia hầu hết các cuộc biểu tình, các cú biến động lớn trong thời gian chiến tranh qua những bức hình chụp từ khắp nơi, khắp mấy vùng chiến thuật gửi về.
Ngồi trên Đỉnh Cồn, là thượng tầng tòa building số 5 Phan Đình Phùng, [số 3 Đài Phát Thanh], Gấu ‘thấy hết, hiểu hết’, chẳng thua gì Cao Bồi!

Trong lúc Gấu gửi hình chiến tranh, đảm bảo các mạch vô tuyến viễn liên, thì PXA lo đọc lén tài liệu mật tại văn phòng Time, cũng chẳng xa nơi Gấu đang cặm cụi làm việc và mơ tưởng cô bạn!
Gấu đã kể về trường hợp ‘làm quen’ Huỳnh Tấn Mẫm, khi anh ta nằm bất tỉnh trên cáng, được cảnh sát khiêng và, hộ tống, ra khỏi cuộc biểu tình, và, trong khi gửi hình, Gấu hỏi Horst Faas, trưởng phòng hình ảnh AP, anh trả lời, tôi nghĩ anh ta là VC.
Lần đó, Faas đích thân mang hình lên Đài, cho ông Hưng, nhân viên AP, cùng làm một công chuyện gửi hình vô tuyến như Gấu.
Gấu nhớ là, Faas, khi nói như vậy, có vẻ buồn buồn, như thể anh muốn nói, hỏng rồi, hỏng rồi!
Có thể Gấu này quá tếu, tưởng tượng quá mức, nhưng thực sự là anh ta có vẻ buồn, Gấu nhớ rõ ràng như thế.
Chẳng có ai trung lập được. Đúng như thế.
Và còn tệ hơn thế nữa!
*
Note: Tin Văn post mấy chương thật thú vị trong cuốn Cuộc Đời Greene, của Normann Sherry, có liên quan tới Việt Nam, và cuốn Người Mỹ Trầm Lặng của ông.
Rảnh rảnh, Gấu lôi ra, hầu chuyện quí độc giả, và nhân đó, lèm bèm thêm về ông bạn cũ của Gấu: Cao Bồi PXA.

No Man Is Neutral

Yet were Americans not right to be disturbed at Greene's more provocative statements, for example when he said that he would prefer to end his days in the USSR rather than the United States? Greene later said that he meant the comment to be ironic:
I think that the writer is taken more seriously in Russia than he is in the United States. In the US, I could attack anything until the cows come home, as long as my books sold, they wouldn't object. But if in the USSR I wrote as I felt, I would soon find myself in a labor camp or some prison. I would end my days fairly soon but at least I'd have the compliment of being taken seriously.
Ở xứ Mít Nam, có lẽ Gấu là người đầu tiên viết về văn chương dấn thân, ngay khi vừa bước vô làng văn, phải nói, ngay sau khi dư âm của truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở Sài Gòn còn rền rĩ ở trong giới giang hồ, qua loạt bài, Gấu nhắc lại, loạt bài “Thế nào là văn chương dấn thân?”, trên tờ tuần báo Nghệ Thuật, khiến mấy đấng bạn quí càng thêm chán Gấu!
Gấu nhớ là, Thạch Chương, tức Cung Tiến, thú loạt bài của Gấu. Gặp, đúng cái lần Gấu không được mời mà cũng mò đến nhà anh uống rượu, anh nói, cái style, cách dùng tiếng Mít của Gấu, rất Mít, không “khoa bảng”, như của anh, và, anh không viết được như vậy. Lâu ngày rồi, Gấu không nhớ rõ nguyên văn, nhưng đúng là ý của anh.
Hình như trong bữa tiệc đó có cả Kiệt Tấn thì phải, và sau đó, hai thằng rủ nhau đi uống tiếp, và xém chút nữa, thì bị đám du đãng cho ăn đòn, Gấu đã kể về vụ này rồi.
Loạt bài viết về Thế nào là văn chương dấn thân?, Gấu viết từ những gì đọc được ở Roland Barthes, chứ không phải theo cách nhìn của Sartre, về dấn thân. Còn nhớ một câu, hình như chôm trong một bài viết, của một anh Tây hay một bà Đầm [Marthe Robert?]: Ngay cả khi khẳng định, tôi vẫn còn tra hỏi. [Même, quand j’affirme, j’interroge encore, đại khái thế]
Gấu gặp lại Kiệt Tấn, đúng cái lần qua Paris tái ngộ đấng bạn quí từ Sài Gòn bay qua, ở cuối thiên niên kỷ. Hai vợ chồng anh ra phi trường đón vợ chồng Gấu. Chẳng thằng nào nhận ra thằng nào, sau bà xã anh cứ nhè mấy thằng đầu đen hỏi, có phải mi là Gấu, thế là lòi ra ngay. Bà kể, cái lần đón ông bạn quí của cả hai cũng y chang, nhưng lần đó, bả biết trước, và có nói với ông chồng: Bạn anh từ Sài Gòn qua. Mấy chục năm rồi. Không nhận ra được đâu! (1)
Tuyệt!
Nhưng cái lý do Kiệt Tấn không nhận ra Gấu, thì còn tuyệt hơn thế nhiều!
Thủng thẳng Gấu kể tiếp.
(1) 

Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người.
Như lính giữa rừng
Kundera vinh danh Malaparte: Hai chục năm trước, trước Sartre, Malaparte đã là một “nhà văn dấn thân”. Hay nói như thế này: ông là một tiền khuôn mẫu, un pré-modèle. Bởi vì cái công thức nổi tiếng của Sartre, người ta chưa sử dụng, và Malaparte thì cũng chưa viết gì hết.
Mười lăm tuổi, ông là thư ký cho một cơ sở địa phương của đoàn thanh niên của đảng cộng hòa [tả phái], và khi ông 16, cuộc chiến 14 bùng nổ, ông rời nhà, vượt biên giới Pháp, và tự nguyện nhập lực lượng chống Đức. Cuối cuộc chiến, trong một trận đụng độ dữ dội, ông bị thương nặng bởi lựu đạn Đức, phổi bị hư hại, tâm hồn bị thương tổn.
Nhưng tại làm sao mà tôi [Kundera] lại gọi một tay sinh viên–lính, là một tiền khuôn mẫu của nhà văn dấn thân?
Mãi sau đó, ông [Malaparte] kể lại một kỷ niệm: Những người trẻ tuổi tự nguyện Ý chia thành hai phe đối nghịch, một, tự coi họ là những Garibaldi, một, những Pétrarque [cư dân một vùng cùng sống ở phía nam nước Pháp, nơi họ cùng tụ tập và sau đó cùng gia nhập Mặt Trận]. Trong cuộc tranh luận hồi còn trẻ đó, Malaparte tự coi ông là một kẻ đứng dưới cờ Pétrarque, chống lại những người garibaldiens. Sự chọn lựa dấn thân của ông, ngay từ đầu, không giống như một tay syndicaliste, hay một tay militant politique, mà giống như của một Shelley, hay Hugo, hay Malraux.
Sau chiến tranh, người đàn ông trẻ, rất trẻ này gia nhập đảng của Mussolini: luôn luôn bị ám ảnh bởi những cuộc tàn sát trong thời chiến, ông nhìn ở chủ nghĩa phát xít như là một lời hứa của một cuộc cách mạng quét sạch cái thế giới mà ông biết, và quá chán ghét nó.
[còn tiếp]