*
Notes

















Oates: Nhà văn trẻ bi giờ chưa viết đã có tác phẩm: Viết blog!

N. O. - Quel est votre conseil aux jeunes écrivains?
J. C. Oates. - Lire beaucoup et avec enthousiasme ; choisir un écrivain singulier et lire toute son oeuvre ; écouter les autres parler ; être invisible si possible ; voyager, penser, rêver, regarder.
Lời khuyên của bà với những nhà văn trẻ?
Đọc thật nhiều, với đam mê, thích thú, lọc ra một tay, và đọc tất cả tác phẩm của người đó; nghe người khác nói chuyện; trở nên vô hình, càng vô hình chừng nào càng tốt chừng nó; du lịch, suy nghĩ, mơ mộng, và nhìn.

Đúng là một trong ba búa mà ông anh nhà thơ truyền cho Gấu, đọc thật nhiều rồi kiếm ra ông thầy của mình.

Gấu biết đến Oates, ngay những ngày đầu tới xứ lạnh. Gặp bà trong thư viện, qua hai bài viết thật tuyệt, một, viết về Kafka, và một, về Romain Gary.
Bài về Gary, khi Mai Thảo mất, Gấu chôm luôn, sau khi đọc bài viết của TTT về cái nick Nhị của MT, và liên tưởng đến những tùy bút Tiếng Còi Tầu Trên Sông Hồng, và Căn Nhà Vùng Nước Mặn của ông.
*

Joyce Carol Oates, trong bài viết Những Cái Tôi Giả Danh, Pseudonymous Selves, cho rằng, đến một tuổi nào đó, bản năng đòi vô danh của chúng ta mạnh hơn là đòi căn cước thực, hay nói rõ hơn, bản năng đòi tẩy xóa cái tôi đầu, nhờ vậy, lòi ra một cái tôi khác. Sau khi tạo nên một căn cước của mình dưới con mắt thế nhân, một cái mặt nạ đóng kịch, persona, không có cách chi có thể huỷ diệt nổi, con người lại mong ước chạy trốn nó! Đây là sự ngang bướng, bản năng đòi tự do, cái mới, của tâm lý con người.
Người viết đọc (lại) bài viết của Oates, trong cuốn Nhà Văn (Đàn Bà), (Woman) Writer, tình cờ cùng thời gian Mai Thảo mất. Trong bài tưởng niệm ông, của Thanh Tâm Tuyền, trên tạp chí Thơ, người ta được biết, ông còn có bút hiệu Nhị, cho một số bài thơ, và trong nhiều năm, ông "viết văn, bằng lòng làm nhà văn." Bởi vì: "như mọi thi sĩ của một thời điêu đứng," ông "đã trốn thơ, cho đến lúc không thể trốn được nữa".
"Đáng lẽ Mai Thảo phải là thi sĩ, một thi sĩ toàn phần như chữ ông thường dùng... Ngay cái bút hiệu của ông hiện nay, cũng nẩy sinh từ một mối tình đối với thơ." (Nguyễn Hưng Quốc viết về Mai Thảo, Văn số đặc biệt).

Bút hiệu Nhị phải chăng, là từ núi Nùng, sông Nhĩ, Nhị Hà? Một bài viết đầy chất thơ của Mai Thảo: Tiếng còi tầu trên sông Hồng. Và đây là "thổ ngơi" căn nhà vùng nước mặn, (còn là quê hương của Tú Xương), như trong bài viết của Nguyễn Đăng Khánh, (Văn, số đặc biệt): Trước mặt và bên hông nhà là con sông đào, thuyền bè qua lại nhộn nhịp vào những ngày họp chợ.

Ông chạy trốn thơ, như mọi thi sĩ của một thời điêu đứng? (Pourquoi des poètes, en temps de détresse? Holderlin). Ông chạy trốn thơ, bỏ (bút hiệu) Nhị, bằng lòng làm nhà văn, phải chăng còn vì một câu văn bất hủ, mở đầu nghiệp văn: Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hà-nội ở dưới ấy?
(Nhiều năm, nhiều lần, trong tiềm thức của riêng tôi, mỗi lần dư âm thành phố xưa vọng lên, câu văn lại dội về, như thế này: Phượng nhìn xuống Hà-nội: địa ngục ở dưới ấy. Chỉ đến khi đọc bài viết của Thanh Tâm Tuyền, tôi mới hiểu mình nhớ lộn, hoặc đọc lầm, ngay từ đầu, như thể đâu đó ở trong tôi, đã có sẵn một câu văn, và (câu văn) Mai Thảo là một dịp để cho nó bật ra: phải chăng trí nhớ của con người vẫn dành riêng cho nó một quyền năng, tự do sáng tạo, hoặc tiên tri?)

Ông chạy trốn thơ, hay chạy trốn một bút hiệu: Nhị? Khi từ bỏ một bút hiệu, ông cảm nhận (chấp nhận?), phần số lưu vong, chết nơi quê người?

Ra hải ngoại, ông làm thơ trở lại, như một hòa giải với một nơi chốn, một miền đất? Như một toan tính sau cùng: cởi bỏ mặt nạ văn chương làm dáng, văn chương thù tạc, giao duyên?

Ông là một thi sĩ, tuy tự trào, bỡn cợt, nhưng "cũng đành" (résigné), với thời gian, số mệnh, lẽ tử sinh, nhất là với bệnh tật, và cùng với nó, nỗi cô đơn. Thơ ngày một lạnh thêm. Mai Thảo, trước khi để cho người ta nhìn thấy ông, như ông là (một nhà thơ), nghĩa là một vị khách nhẫn nhục, và hóm hỉnh, của Địa Ngục; đã chịu đựng rủi ro, làm một nhà văn thời thượng, vô sắc, một cách thật đặc biệt. Đọc (ông, thấy) nhàm chán, hàm hồ, những chi tiết vô hại (vô tác dụng) làm phiền chúng ta. Sau vài trang, người ta nhận ra, sự hời hợt, cẩu thả, là cố ý, cốt cho đầy cuốn sách. (Mô phỏng Borges, khi ông viết về Henry James: "James, avant de laisser voir ce qu'il est, c'est à dire un hôte résigné et ironique de l'Enfer, court le risque de passer pour un romancier mondain...", Jean- Yves Pouilloux trích dẫn, trong Borges, Fictions.)
Ai cũng biết, điều này: Trước 1975, hầu hết truyện của Mai Thảo, là tiểu thuyết đăng báo.

Go on, run away, but you'd be far safer if you stayed at home.
(John Fowles trích dẫn Martial, nguyên văn: I, fugi, sed poteras tutior esse domi.)

Trong Tựa đề cho những bài thơ, Foreword to the Poems, John Fowles cho rằng cơn khủng hoảng của tiểu thuyết hiện đại, là do bản chất của nó, vốn bà con với sự dối trá. Đây là một trò chơi, một thủ thuật; nhà văn chơi trò hú tim với người đọc. Chấp nhận bịa đặt, chấp nhận những con người chẳng hề hiện hữu, những sự kiện chẳng hề xẩy ra, những tiểu thuyết gia muốn, hoặc (một chuyện) có vẻ thực, hoặc (sau cùng) sáng tỏ. Thi ca, là con đường ngược lại, hình thức bề ngoài của nó có thể chỉ là trò thủ thuật, rất ư không thực, nhưng nội dung lại cho chúng ta biết nhiều, về người viết, hơn là đối với nghệ thuật giả tưởng (tiểu thuyết). Một bài thơ đang nói: bạn là ai, bạn đang cảm nhận điều gì; tiểu thuyết đang nói: những nhân vật bịa đặt có thể là những ai, họ có thể cảm nhận điều gì. Sự khác biệt, nói rõ hơn, là như thế này: thật khó mà đưa cái tôi thực vào trong tiểu thuyết, thật khó mà lấy nó ra khỏi một bài thơ. Go on, run away... Cho dù chạy đi đâu, dù cựa quậy cỡ nào, ở nhà vẫn an toàn hơn.

Khi trở về với thơ, vào cuối đời, Mai Thảo đã ở nhà. Cái lạnh, trong thơ ông, là cái ấm, của quê hương. Của Nhị.

[Nhị còn có nghĩa là Hai. Anh Cả lo việc viết văn, nhưng Anh Hai mới là cõi mơ tưởng. Về già, Mai Thảo làm thơ, vì lúc này đâu còn Anh Cả nữa! Những miếu đền, không phải chuyện tôn xưng cá nhân, mà là hương khói cho người đã chết, bất cứ một ai.]
Theo nghĩa ấm lạnh đó, (sống với hơi ấm của nỗi chết ở trong lòng bàn tay), người Việt nói: sống gửi, thác về.
[Một bạn văn giải thích riêng với tác giả: nóng lạnh (âm dương) ở đây chỉ là tranh chấp giữa hai thần Eros - hay Dục, Libido - và Thần Chết (Thanatos).]

Hãy tưởng tượng ra thế chân vạc của "văn chương": Một đỉnh, một câu thơ: Chỉ thấy mưa sa... (Trần Dần). Rồi một đỉnh, một câu văn: Phượng nhìn xuống... (Mai Thảo). Và một đáy: một mầu cờ, hay một vực thẳm.
[Vẫn người bạn văn kể trên, cho rằng cái tam giác văn chương này quá giản lược, còn bị méo mó bởi tư tưởng chính trị. Anh đề nghị thay đỉnh thứ ba, bằng Đinh Hùng, hoặc Vũ Hoàng Chương, vẫn những đứa con của Hà-nội. Theo anh, chỉ có những Mê Hồn Ca, Đường Vào Tình Sử... của Đinh Hùng hoặc Mây, Say... của Vũ Hoàng Chương mới hóa giải nổi ám ảnh mưa sa, mầu cờ, vực thẳm... Lạ một điều, Vũ Hoàng Chương, đỉnh "viễn mơ" Mây, Say, Vân Muội, Rừng Phong... kia, là muốn vượt lên cuộc tranh chấp, cuối cùng lại trở thành kẻ tuẫn nạn, cho một cõi văn chương Miền Nam.]
Tưởng tượng, hãy tưởng tượng: Giao Thanh [Xin coi bài viết về MaiThảo, của Thanh Tâm Tuyền, trên tạp chí Thơ, số Mùa Xuân, 1998] in được tập truyện của mình, trước hoặc sau trại tù.
Từ vực thẳm, địa ngục, ở dưới ấy, là hệ quả: thời gian Mai Thảo hạnh phúc nhất, bảnh nhất, là ba năm kể từ ngày mất Sài-gòn. Ông là nhà văn "phản động" độc nhất không trình diện học tập cải tạo, "nhởn nhơ" trước mũi súng, trước cuộc săn người, lâu lâu vẫn có dịp họp bạn, cho tới ngày vượt thoát.
  NQT



 

 

Viết blog vs Viết văn

Blog, theo Gấu, khủng khiếp ở cái phần râu ria của nó, chứ không phải nội dung, hay tác giả [blogger].
Tức là phần còm, và tất cả những đường link liên quan tới blog.
Một cái còm, vừa xuất hiện, liền lập tức, tất cả đều cùng đọc, cùng còm tiếp, tiếp, và cứ thế, cứ thế!
Cái ông họ Đào coi Phan Khôi cũng đã từng viết blog, là quá nhảm. [Coi blog NXH trên VOA]

Trang Tin Văn thực sự không phải là một blog, vì cái phần link, và còm của nó.
Và vì nó tốn tiền của trang chủ, khác blog!
Những độc giả Tin Văn ít khi phải sử dụng tới còm, trừ khi "tối" cần thiết!
Họ tôn trọng người đọc, khác, cũng đang đọc Tin Văn, và không muốn bất cứ ai, bị chi phối bởi còm, của bất cứ ai.
Theo Gấu nghĩ.
Bởi vì, khi xẩy ra sự cố, thí dụ vụ Tin Văn vs Talawas, Gấu nhận được rất nhiều mail, bầy tỏ ý kiến, thái độ.

Con số độc giả Tin Văn, như server cho biết hiện tăng khá ngoạn mục, thường xuyên ở cái mức 250-300 visitors mỗi ngày.
Một visitor thường xuyên vô hai lần trong một ngày, và như thế, số khách viếng thăm mỗi ngày là 150 visitors.
Thua những trang khác, thí dụ Chợ Cá!
Thực sự mà nói, Gấu rất mừng vì chuyện này, và cứ thử tưởng tượng, một ngày nào đó, theo cái đà tăng trưởng như hiện nay, Tin Văn cũng đông khách như Chợ Cá?

Tin Văn, khác một số blog, như của NL, hay NQL, thí dụ, là do chính cái tên của nó: Tin Văn.
Khi sử dụng cái tên này, Gấu ngầm “vinh danh và tưởng nhớ”, một tập san văn học của bạn bè một thời, trước 1975:
Tập San Văn Chương.

Bởi vì Tập san Văn chương quả có những nét riêng: nó cách mạng, lật đổ theo tinh thần bất bạo động, hoặc theo hiểu hiền lành của nhà văn Nga, Chekhov. Bây giờ, sau hơn ba mươi năm, trong số ít ỏi những cá nhân thực sự quan tâm và gắn bó với một nền văn chương Miền Nam trước 75, có người đã nhận ra, bên cạnh cuộc cách mạng lớn, do Sáng Tạo hô hào, có một cách mạng nhỏ, thầm lặng của Tập san Văn chương.
Ngay trong lời phi lộ số ra mắt, khi định nghĩa nhà văn, một người được thông tri đầy đủ (những dữ kiện của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng một điều: hãy đưa ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng đang ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo khẩu vị của họ.
Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir, và mùi vị, saveur, trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn). 
Tập san văn chương là gì?

Một độc giả của Tin Văn, khi đọc, họ không coi đây là một diễn đàn, một chiếu rượu, hay bất cứ một nơi chốn để họ có tiếng nói, có cái còm... mà để đọc, để được 'thông tri', về một điều gì đó, liên quan tới văn học.
*
“Còm” ở Tin Văn, ít, thật ít, và có thể vì thế, mỗi cái còm là một kỷ niệm thật đẹp, thật khó mà quên được.
Trong số đó, có một cái, thật bất ngờ, và sau đó cố tìm cách liên lạc lại, không thể, và lúc nào cũng lo lo, áy náy, không biết có chuyện gì xẩy ra. (1)

(1) kiwinbanana
Chu Tru. dda~ nghe Le^. Thu ha't Thu Ha't Cho Ngu*o*`i va` Le^. Dda' Xanh?
Tuye^.t vo*`i !!!

kiwinbanana
09:19 04-09-2007.
Chu' Tru.:
Re. Mr. Bean: Mo*'i xem ho^m qua. Va` cho*.t nha^.n ra ra(`ng, khi Mr. Bean kho^ng cu*o*`i, kha' gio^'ng chu' Tru. (qua hi`nh tre^n trang nha`). Kho^ng chu*`ng, khi chu' Tru. cu*o*`i, la.i gio^'ng Mr. Bean :-)
*
Hồi tháng Tư, qua Cali, có ghé nhà sách Tự Lực, tình cờ thấy "ông già”, trông quen quen, mà không nhớ ra. Sau khi rời khỏi tiệm, thì mới nhớ ra là đã thấy hình của ổng trên www.tanvien.net. Đó là chú !
Thật tiếc, nếu không thì đã lại, để nói một lời cám ơn rồi.
Nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.
Cám ơn chú.
H.

Đa tạ.
Tin Văn/NLV

Về thôi, nước nhà độc lập thống nhất rồi
*
Bởi thế, không thể vừa xoa đầu  NL, NQL, vừa nhân tiện, chửi Gấu được, như nhà đại phê bình đã từng làm. (1)
Chúng, ba cái blog, hoàn toàn khác nhau.
Nếu có gì mắc mớ, liên quan, thì là, Tin Văn nói, viết, đọc, thông tri, 'giùm', cho cả hai blog kia, ở cái phần mà chủ nhân của chúng không thể....
(1)
Blog: Hoa, cỏ và rác