Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
Tin nóng bỏng
Cứu thoát một cụ rùa hơn 100
tuổi ở Hồ Hoàn Kiếm.
28/09/2004
11:21
Cảnh sát Hà
Nội cuối tuần qua đã cứu thoát một cụ rùa hơn
100 tuổi và trả lại xuống Hồ Gươm sau một tuần bị những kẻ xấu bắt trộm.
[Trích
Hà Nội Mới]
WG
SEBALD (1944-2001). Birthplace Bavaria, Germany.
"If
people were more preoccupied by the past, maybe the
events that overwhelm us would be fewer. At least while you're sitting
still in
your own room, you don't do anyone any harm."
[Nếu quan tâm
đến quá khứ nhiều hơn một tị, có thể sẽ bớt đi những trò
đau thương tang tóc. Ngồi ỳ một chỗ ở trong phòng mình hoá ra lại hay,
bởi vì ít ra bạn cũng chẳng làm phiền hà ai]
L'homme a des endroits de son
pauvre coeur qui n'existent pas encore et
où la douleur entre afin qu'ils soient
[Trái tim đáng thương của con người có những cõi chưa hề có, cho đến
khi đau thương tiến nhập để tạo ra].
Léon
Bloy.
W.G.
Sebald
trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và
Sự Độc Ác trong Tác Phẩm
của Peter Weiss", in trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the
natural
history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ
tiếng Đức].
"Toute nostalgie", he [Jean
Améry] writes, "est un dépassement du présent. Même sous la forme du
regret, elle prend un caractère dynamique: on veut forcer le passé,
agir rétroactivement, protester contre irréversible" To that extent,
Améry's homesickness was of course in line with a wish to revise
history.
Sebald: Lịch sử tự nhiên về sự huỷ diệt.
[Hoài nhớ là vượt hiện tại. Dù chỉ là tiếc nuối, nhưng âm ỉ ở trong
nó, là ngọn lửa nung nấu, ép buộc quá khứ, cưỡng lại nó, chống lại
chuyện nước chảy chỗ trũng, thời gian trôi một chiều, chống lại chuyện
không thể quay trở lại. Nhìn ở mức độ đó, nỗi nhớ nhà của Améry là nằm
trong
ước muốn sửa lại lịch sử].
Trí Tuệ và
Bông Hồng
Trong Tản Mạn
về Phim và Những ngày ở Sài Gòn, nhân thiên hạ đang bàn về cuốn
phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, nhằm vinh danh ông,
tôi có “liều lĩnh” coi Chùa
Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư đã đặt ra cho
Oedipe. Con
vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi chiều ba.
Thật
thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski, trong bài tưởng
niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày
23 tháng
Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng,
ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai
đoạn, có thể coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra cho
thế kỷ
20.
“Một
tay chạy 100 mét, tại vận động trường Olympic, trước
muôn vàn khán giả, từ điểm xuất phát, anh ta bật lên, dán mình vào
đường chạy,
mắt nhìn đích phía trước, như muốn nuốt chửng lấy nó. Tới nửa cuộc đua,
anh ta
bật thẳng người, như ngọn núi Mont Blanc, và khi gần tới điểm tới, anh
quay
người nhìn lại, không phải vì mệt, nhưng như để chiêm ngưỡng vẻ cân xứng ẩn giấu của vũ trụ. Đây chính là hình ảnh
về cõi thơ của Milosz. Vào những năm đầu đời, những tiếng thơ thầm thì
đáng yêu
của ông đọc ra [spell] những sự bí ẩn của thế giới và những ngọn lửa,
về những
thiên tai kỳ tuyệt. Tới lúc trưởng thành, ông quan sát, ngợi ca, và chỉ
trích
cái thế giới thực, thế giới của lịch sử và của tự nhiên, và tới những
năm thuộc
giai đoạn chót của cuộc đời, ông trở nên ngoan ngoãn tuân theo những
đòi hỏi
của hồi ức, vừa riêng tư, vừa siêu riêng tư [suprapersonal]"
Nhưng
con số 3 quả là một con số ly kỳ. Đâu phải tự nhiên mà thằng Tây chia
nước mình thành 3 "kỳ"? Nguyễn Du coi, chữ tâm kia, mới bằng ba chữ
tài? Nabokov và những con số 3 ly kỳ, ở trong Hóa Thân của Kafka....
Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.
Nữ Khách 1, 2
Vì bức hình,
Nguyễn Ngọc Loan
sau đó bị VC lên án tử. Ông bị bắn sẻ, bị thương một bên chân, chắc
chắn sẽ bị bắn bồi thêm, may nhờ một phóng viên AFP cõng ra khỏi khu
nguy hiểm. Trận địa ngay trên đưòng phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân,
chắc là đợt hai.
Tôi đã có lần trò chuyện với tay phóng viên này. Anh kể câu chuyện trên, trong
lúc
chờ đọc tin trên Đài.
Biển Nhớ
Vụ xử bắn VC ngay trên đường phố, và
những hậu quả của nó; vụ Cái Tai
Người trong cuốn tiểu thuyết Mùa Biển Động mà bối cảnh của nó là miền
nam trước 1975; vụ làm tình, trong truyện ngắn Có Yêu Em Không, giữa
cô em gái và bạn lính của anh, trên căn gác xép trong khi bên dưới, cả
nhà đang xì xụp khấn bái trước chiếc hòm của người sĩ quan mới tử
trận... tất cả những 'vết thương' đó, liệu là để "bù trừ" bằng sự
nhục nhã của kẻ chiến thắng: đẩy cả một dân tộc - sau khi chiến
tranh đã hoàn toàn chấm dứt, sạch bóng ngoại bang - xuống biển cả?
Liệu, do nhục nhã trước đó, mà miền nam lại ngẩng đầu, trong trại tù,
và nơi quê người?
Liệu bất cứ sức mạnh nào, đều chứa trong nó mầm huỷ diệt?
Liệu nhục nhã nào, đều có cơ may cứu chuộc?
Tưởng
niệm Graham Greene
Trong cuộc đời Greene, mọi
cuộc gặp gỡ, từ tình cờ nhất, cho tới da diết nhất, đều
trở thành những căn nguyên cội nguồn, những chất liệu để ông biến
thành giả tưởng.
|
Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân
Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
và
Joseph Huỳnh
Văn
Nhà xuất bản
Văn Mới.
Lô cốt trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com
Cát
Bụi Tuyệt Vời
Adam Studio hy
vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi
Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức
sớm để
"book" vé máy
bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras
Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess
Alexa Ranking
92,832
|