Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
"Con quỉ nhỏ
đáng yêu làm sao" (1) đã từ giã cuộc đời.
[Françoise Sagan (Françoise Quoirez),
writer, born June 21 1935;
died September 24 2004]
F.
Sagan, tên thực là F. Quoirez, sinh ngày 21 tháng Sáu, 1935, mất ngày
24 tháng Chín, 2004.
Adieu
tristesse
Bonjour tristesse
.....
Tristesse beau visage.
Paul Eluard: La vie immédiate
Farewell sadness
Greeting sadness
...
Sadness countenance of beauty
[Bản tiếng Anh của Beckett].
Buồn Ơi Vĩnh Biệt
Buồn Ơi Chào Mi
...
Buồn Mặt Đẹp
Paul Éluard: Cuộc đời tức thì
(1):
What a charming little monster: Chữ của nhà văn lão thành F. Mauriac,
chào mừng sự xuất hiện của Sagan.
Huỳnh
Phan Anh đọc Sagan của Việt Nam
Điều
đáng nói là nhân vật của Vàng Anh....Họ đáng yêu hơn những nhân vật của
Sagan mà người đọc có thể liên tưởng tới khi đọc Vàng Anh bởi sự buồn
chán, sự nổi loạn không đẩy họ tới những buông thả, phá phách, suồng
sã, mù quáng một cách vô duyên cớ, đặc trưng của một tuổi trẻ nào khác,
ở một nơi nào khác.
Trái tim đáng
thương của
con người có những vùng chưa hiện hữu.
Cho tới khi
nỗi đau mò tới.
Léon Bloy:
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et
où la douleur entre afin qu'ils soient.
W.G. Sebald
trích dẫn.
[trong "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm
của Peter Weiss", in trong "On the natural
history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ
tiếng Đức].
Nữ Khách 1, 2
Vì bức hình,
Nguyễn Ngọc Loan
sau đó bị VC lên án tử. Ông bị bắn sẻ, bị thương một bên chân, chắc
chắn sẽ bị bắn bồi thêm, may nhờ một phóng viên AFP cõng ra khỏi khu
nguy hiểm. Trận địa ngay trên đưòng phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân,
chắc là đợt hai.
Tôi đã có lần trò chuyện với tay phóng viên này. Anh kể câu chuyện trên, trong
lúc
chờ đọc tin trên Đài.
Biển Nhớ
1 2 3
Em bé, là đời
thứ ba người Việt lưu vong, tìm ra lá cờ quê hương khiến
ông nội tức giận, chém chết thì lá cờ này là cờ đỏ sao vàng, chứ oong
đơ gì nữa.
Sử dụng một ẩn
dụ như thế, rồi nói là không chính trị, thì lạ thật,
quái dị thật!
Trong
một kỳ trước, tôi có nói, những người đầu tiên lên tiếng giao lưu hòa
giải, đều
là những người có mắc míu với miền nam cộng hòa, theo một nghĩa nào đó.
Một trong nghĩa nào đó, là: Họ đều thù ghét cái chế độ đã
ưu đãi họ.
Tại sao như vậy? Nói rằng họ vô ơn, thì quá đơn giản câu chuyện.
Mãi sau này, tôi mới hiểu ra được rằng, họ đều muốn "sạch", trong một
cuộc chiến không thể nào sạch.
Một cuộc chiến bẩn thỉu, như tụi Mẽo thường nói.
Đó là một cuộc chiến, mà một khi thoát ra khỏi, không có ai còn lành
lặn.
Một khi bạn lành lặn, là có "vấn đề".
Tôi nghĩ mấy ông như NBC đều đau nỗi đau "còn nguyên vẹn" của họ. Thành
thử họ chẳng "thuộc" bên nào cả. VC cũng chê họ.
VNCH, "bẩn" như thế, làm sao dám chấp nhận những người sạch như họ?
Về cái vụ bẩn này, nhà thơ Nobel vừa mới mất, Milosz, có nói tới, trong
một "ẩn dụ" rất ư là tuyệt vời, và chỉ những ai đã từng sống ở trong
một chế độ toàn trị mới viết ra được. Một phần nào, ông được Nobel là
nhờ vậy.
Ông kể chuyện một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình
bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả
những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như
vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả"
đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta. (1)
Là nhà
thơ bẩn của thế kỷ. Sướng thật!
Nhưng phải
những nhà văn sống ở "giữa hai lằn đạn", như nhà văn Do Thái, Amos Oz,
mới ngộ ra, sạch, là nguy hiểm chết người!
Mới sống cái
kinh nghiệm giao lưu hoà giải bi thương nhất của thế kỷ: Ngủ Với Kẻ
Thù. Sleeping with the enemy.
Mời một ông nón cối, hay một cô văn công vô nhà, chưa ăn thua gì
hết.
Phải "ngủ"
với luý, hay với ẻn, thì mới "giải oan cho cuộc biển dâu này" được!
Mấy ông VC sẽ nói: Thì vẫn kinh nghiệm "tam cùng" của tụi tớ!
Nhưng ngủ với luý hay với ẻn, mà không yêu, cũng vứt đi.
"Khi người ta yêu, người ta không phản bội", một nhân vật của Oz phát
biểu.
Nhưng chẳng cần phải đọc Oz làm gì cho xa xôi. Hãy đọc
Mây Trôi, của Thảo Trường hiện đang đăng trên Tin Văn, và "theo
dõi" cuộc tình giữa một em VC với một ông sĩ quan Nguỵ.
Bà
chị cả thấy ông em
giao du với nữ Việt Cộng từ ngoài Bắc vào thì lo ngại, bà sợ em mình
vừa đi tù về bị “địch vận” nó
mê hoặc, nó “gài bẫy”, nó “mỹ nhân kế”… Bà sai các con đi tìm “chú mày
về
đây cho tao bảo”. Bà giữ chặt em ở nhà không cho đi đâu, “Gửi fax cho
thím mày
về mà đem 'cục cưng' đi càng sớm càng tốt kẻo Việt Cộng nó chiếm mất”.
Một cuộc
giằng co Quốc Cộng? Người cháu nheo mắt nói với ông chú:
-
Thiếu thốn lâu
ngày, chú cứ từ từ, nhẩn
nha, vừa phải, đúng mức…mà hưởng di sản chiến tranh, không có Việt Cộng
nào
đâu, đừng nghe lời mẹ cháu nói mà hãy đề phòng bà thím về…đánh ghen!
Cho đến
năm 1975, tội lớn
nhất của
Việt Cộng là đã thắng trận, và chiến công lớn nhất của Việt Nam Cộng
Hòa là
thua trận!
(1):
Bản tiếng Anh, trong Chó Bên Đường [Road-side Dog]:
To Wash
At the end of his life, a poet thinks: I have plunged into
so many of the obsessions and stupid
ideas of my epoch! It would be necessary to put me in a bathtub and
scrub me still
all that dirt was washed away. And yet only because of that dirt could
I be a
poet of the twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so
that I
was of use to Him.
Những bóng ma của Greene
Cái
khía cạnh hiện thực mang tính đạo hạnh chi ly tỉ mỉ đó,
ở Greene, thường không được người đọc để
ý, thay vì vậy, là những mầu sắc “baroque” – trò truy hoan thẳng thừng,
thú du lịch,
cái lối viết nhà báo – những dấu ấn khiến ông được coi là
đồng hội
đồng thuyền với những tay phiêu lưu như Erskine Childers, Len Deighton,
Alec
Waugh, John Le Carré.
Chắc chắn rồi,
Greene phải được
coi như là một người viết
quan tâm tới dòng văn chương điệp viên, tình báo – chú thiếu niên
Greene ngày nào đã từng thử
làm người hùng máu lạnh, qua trò chơi chết người Russian roulette. Tuy
nhiên,
người đọc đừng quên rằng, trên giá sách của ông, còn có sự ngự trị của,
thí dụ
như, Henry James. Hơn thế nữa, Greene quả thực là một điệp viên nhị
trùng, gián điệp hai mang, a-dăng-đợp, agent double, theo
đúng nghĩa đen của từ này.
|
Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân
Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
và
Joseph Huỳnh
Văn
Nhà xuất bản
Văn Mới.
Lô cốt trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com
Cát
Bụi Tuyệt Vời
Adam Studio hy
vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi
Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức
sớm để
"book" vé máy
bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras
Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess
Alexa Ranking
92,832
|