jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.



Nguyễn Tuân nổi tiếng với di chúc, có thể chỉ là giai thoại, "Khi ta chết, nhớ chôn theo một tên phê bình".
Nhà văn người Anh, Somerset Maugham, trong một bức thư vào lúc chót đời, cũng đã băn khoăn, "Cái tên phê bình gia mà tôi chờ đợi hoài không thấy xuất hiện, là gã sẽ giải thích cho tôi, tại làm sao tôi viết dở như hạch như vậy, mà lại có quá nhiều độc giả, đọc ròng rã trong quá nhiều năm trời?"
["The critic I am waiting for, is the one who will explain why, with all my faults, I have been read for so many years by so many people?"]
Liệu cuốn tiểu sử mới nhất về ông [S. Maugham: Một Đời, tác giả Jeffrey Meyers, nhà xb Knopf, 411 trang, US $ 30.00], sẽ trả lời được câu hỏi trên?

Bữa trước Gấu khoe, mới tậu được cuốn sách của, The Book of, tờ Điểm Sách Paris, và có chôm vài đoạn đưa lên Tin Văn.
Tờ TLS mới loan tin sốt rẻo, Điểm Sách Paris sẽ cho đọc free tất cả những bài phỏng vấn lừng danh của nó. Thập niên đầu,1950, đã online, tại địa chỉ theparisreview.org.

Có cuộc phỏng vấn con quỉ nhỏ đáng yêu làm sao, F. Sagan. Người phỏng vấn tỏ ra rất ư thích thú cách trả lời giản dị, vâng, dzạ, cháu hỏng biết ['oui', 'non', et 'je ne sais pas'], và cái cảnh Sagan vội vàng từ giã, vì phải có mặt trong một chương trình phát thanh, và nói vội lại, "má ơi, con đi làm, nhưng sẽ dzề sớm!"
Không khác gì một cô học sinh vội vã tới trường cho kịp lớp.

Ôi chao, Gấu tui lại nhớ cái cảnh Bông Hồng Đen vội vàng chạy vô cổng trường Gia Long, rồi lại vội vã chạy trở ra: nàng quên không nói với chàng, trưa nay tan học, đừng đi đón nàng, vì nàng sẽ ra về chung với mấy nhỏ bạn.
Mới đó, mà đã cả một đời người!

Nạn Nhân Đầu, Sau 75, Của VC
.. Có lẽ phải nói, ông là nạn nhân đầu của chương trình Kinh Tế Mới.
Cuốn Thượng Đế Đã Chết không phải là sách chống Cộng, mà là chống Mẽo.

Để Tưởng Nhớ Mùi Hương

.... lạ thật, nó đi tin anh tới thăm Tiểu Sài Gòn, lại đăng hình nữa. Chuyện quái dị thật!

Nhân đây, xin cám ơn một lần nữa tới anh bạn HKP. Nhờ anh mà Gấu này gặp lại những bạn bè thời còn đi học. Những Quyên. Những Hàm. Những Thủ Thiêm. Những Sài Gòn.
Cám ơn bạn ta!
NQT



Về Khổ Đau và Cà Rem
22.11.2004
Nguyễn Quốc Trụ
Cà Rem Của Cà Rem là cái gì?
Bản dịch Diễn từ Nobel 1987, trên talawas, ngay câu mở đầu, là không đúng tinh thần của Brodsky rồi, theo thiển ý.
Bài này, khi được in trong cuốn On Grief and Reason, có tựa là “Uncommon Visage”, và ‘diễn từ Nobel’ trở thành tiểu tựa.
Người dịch có vẻ như không đọc những bài tiểu luận của ông, và tôi sợ rằng, bản dịch đã mắc đúng vào lỗi mà Brodsky đã chỉ ra, và được Coetzee trích dẫn, trong bài viết về Brodsky, in trong tập tiểu luận Stranger Shores [Những bến bờ xa lạ hơn], khi tóm tắt tinh thần bài diễn từ Nobel:
“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
“For someone rather private, for someone who all his life has preferred his private condition to any role of social significance, and who went in this preference rather far - far from his motherland to say the least, for it is better to be a total failure in democracy than a martyr or the crème de la crème in tyranny - for such a person to find himself all of a sudden on this rostrum is a somewhat uncomfortable and trying experience.” (Bản in trong On Grief sửa lại là: la crème de la crème.)
“Quả là khiên cưỡng và cũng là một thử thách lớn khi đột nhiên được hiện diện trên diễn đàn này, đối với một con người mà suốt cả cuộc đời rất đỗi xa lạ với một vai trò xã hội nào đó, ví dụ như đối với Tổ quốc. Tốt hơn hết là làm một kẻ không gặp may cuối cùng trong bầu không khí dân chủ còn hơn ở vị trí thống trị hay một kẻ tử vì đạo trong một quốc gia độc tài.”
Dịch giả đảo lộn tứ lung tung, trong khi Brodsky rất tôn trọng trật tự từ, làm một kẻ cà chớn trong chế độ dân chủ là số dách, không được như vậy, thì đành làm kẻ tuẫn đạo, hoặc khốn nạn hơn, làm kẻ ngồi trên đầu nhân dân. Brodsky dùng cụm từ tiếng Tây “crème de la crème”, là còn muốn nhắc tới tà ma, ác quỉ chính trị, bởi vì Lênin đã dùng từ này, để chỉ Đảng CS, coi Đảng là ánh sáng của ánh sáng, tinh anh của tinh anh, mặt trời của chân lý… (Chi tiết Lenin cũng mê cà rem này, là do NTV cung cấp.)
“Rất đỗi xa lạ với vai trò xã hội…. ví dụ như đối với Tổ Quốc.”
Dịch như vậy, độc giả trong nước lại tưởng nhà thơ thèm vượt biên, thèm đi nước ngoài, trong khi ông cực chẳng đã mới phải bỏ đi, vì bị nhà nước đuổi! Cả đời ông, cũng chẳng thèm nhắc đến những năm bị lưu đầy nội xứ, vì tính ông vốn vậy, không thích khoe những vết thương của mình. Bằng mọi giá, đừng coi mình là một nạn nhân, là vậy.
Ngoài ra, total failure mà dịch là không gặp may cuối cùng, thì kẹt quá!
Bản thân người viết cũng rất mê Brodsky, mấy lần tính dịch bài diễn từ trên, mà cứ sờ sợ, chỉ sợ vẽ phật mà thành ra vẽ quỉ!
Sorry about that!

1.12.2004
Vũ Tuấn Hoàng
Về bản dịch J. Brodski
Tôi dịch theo bản gốc là tiếng Nga và có tham khảo cả bản tiếng Anh trên trang web của Uỷ ban giải thưởng Nobel. Phải nói rằng, câu đầu tiên là câu khó nhất trong toàn bài. Khi đối chiếu bản tiếng Nga và bản tiếng Anh, tôi đã thấy có độ sai nhất định, thí dụ như trong tiếng Nga, tác giả dùng cụm từ “Kẻ không gặp may cuối cùng” thì bản tiếng Anh là “Total failure”… từ đó dẫn đến việc, những người chỉ biết tiếng Anh sẽ hiểu xa bản gốc đi một chút.

Còn về việc “đảo lộn tứ lung tung” như anh Nguyễn Quốc Trụ nói thì tôi cũng xin được giải thích như sau: Các dịch giả khác nhau sẽ có những bản dịch khác nhau. Theo tôi, dịch là một quá trình đi tìm sự thoả hiệp giữa hai ngôn ngữ, giữa hai nền văn hoá. Tôi hoàn toàn có thể dịch đúng theo trật tự như bản tiếng Nga, nhưng vấn đề là làm sao cho không bị Tây hoá mới là cái quan trọng. Một đặc thù của tiếng Nga là: Trong một câu, nếu tác giả muốn nhấn mạnh vào từ nào, cụm từ nào, thì thường đặt chúng ở cuối câu chứ không đưa lên đầu như tiếng Việt. Bởi vậy tôi đã chọn phương án dịch chủ ngữ trước.

Tôi đã xem kỹ phương án dịch của anh Trụ: “Làm một kẻ cà chớn trong chế độ dân chủ là số dách, không được vậy, thì làm kẻ tuẫn đạo, hoặc khốn nạn hơn, làm kẻ ngồi trên đầu nhân dân”. Tôi không thích ngôn ngữ kiểu “anh Hai” như vậy. Chính Brodski đã phản đối đưa ngôn ngữ đường phố vào văn chương, và ngược lại.
[talawas]




ko

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832