V/v bài viết
Sức Nén Ngôn Từ"
Xin Chúc Mừng. NQT
Đau khổ nhất
là những ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những
ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ
những thành
phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên,
mơ màng
tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh
phúc...
Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy
hết, hiểu
hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu
dưới đáy
địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy
hoài, không
còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma
quen,
những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật
Tân, để
hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn,
tôi yêu
em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.
Cõi Khác
Chuyện Nghĩa Địa,
Cemetery Tales.
Là tên một cuốn sách Nga mới ra lò. Bìa, là hình một mộ bia, với hai
cái tên, cho chỉ một người nằm ở bên dưới. Boris Akunin và Grigori
Chkartishvili. Một giả một thật.
Dưới tên thật, là một nhà học giả và dịch giả, đã từng dịch những nhà
văn Nhật như Yukio MIshima; dưới bút hiệu Akunin [tiếng Nhật có nghĩa
"kẻ gây ác"], ông viết truyện hình sự, với một ông thám tử thành phố
Moscow thế kỷ 19, tên là Erast Fandorin.
Chuyện Nghĩa Địa gồm sáu phần, mỗi phần là một nghĩa địa nổi tiếng trên
thế giới. Tại Nghĩa Địa Highgate ở London, là câu chuyện ma K. Marx đội
mồ sống dậy.
Trường hợp trên không hiếm. Một tay chuyên viết truyện série noire,
Evan Hunter, đã từng hợp tác với Ed McBain [bút hiệu của chính ông],
viết chung cuốn
Candyland: Một cuốn
tiểu thuyết hai phần. Ông cho
biết, đây là cuốn sách tuyệt vời nhất mà chúng tôi đã từng viết ra!
Marina Tsvetayeva
1924
[Sinh
ngày 26 tháng Chín, 1892, Moscow.
Mất
ngày 31 tháng Tám, 1941, tại Yelabuga]
Cái
Chết Của
Một Thi
Sĩ
Những ngày sau cùng của
Marina Tsvetaeva
For the world's your cradle, and your
grave's the world.
Bởi vì thế giới là cái
nôi của anh, còn nấm mồ của anh là
thế giới.
I
Will Win You
Người ta phải đọc 'vào trong thơ", read
into, của bà. Khi làm vậy, tôi
sững sờ bởi sức mạnh, sự dẻo dai, và trong trắng, trinh nguyên
của nó. Vào thời đó, chẳng có gì so sánh nổi. Ngắn gọn, nó là như thế
này: chấp nhận rủi ro, tôi dám nói, ngoại trừ Annensky, và Blok, và,
với một chút dè dặt, Andrei Bely, những dòng thơ đầu [
Verst,s 1921] của Tsvetayeva là tất
cả những gì mà những nhà thơ biểu tượng khác mơ mà không làm nổi...
Rilke, trong thư viết cho Tsvetayeva, sau, trong tự
thuật.
Vài nốt tự
thuật ngắn, (chỉ những nốt cần thiết): từ Cách Mạng Nga, the Russian
Revolution, (không phải Nga cách mạng, revolutionary Russia); cách mạng
là một xứ sở với chính nó - và những luật lệ triền miên, muôn đời của
nó - ...
Còn điều này nữa: tôi sẽ luôn luôn là một người đàn bà Nga
trong cảm nhận của bạn, và bạn ở trong cảm nhận của tôi: một hiện tượng
rất ư là con người (thần thánh) - a purely human (divine) phenomenon.
Tsvetayeva viết cho Rilke.
[Trích Thư Mùa Hạ 1926, năm Rilke từ trần. Gồm thư trao đổi giữa ba nhà
thơ
Pasternak, Tsvetayeva, và Rilke. Bản tiếng Anh. Nhà xb Harcourt
Brace Jovanovich].
Hồ Sơ
Một Bài Viết
1,
2
Đùa như dzậy, khó mà dzui
cho
được.
Mọc lên từ những tang thương đổ nát,
từ đống gạch vụn Tháp Đôi, như bông hoa nở trên những nấm mồ, ba năm
trời, làm được không biết bao
nhiêu là chuyện, vậy mà dám nói là "Không Có Dzì"!
Nhảm, nhảm thật!
Thất Hiền
4
Một lần tôi đọc, hoặc có thể, nghe, Mai Thảo viết hoặc kể,
về một hình ảnh, mà ông bảo là bạn ông, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đã
dùng nó, để
diễn tả cái gọi là quá khứ, là hồi ức, ở trong mỗi chúng ta:
Bạn hãy cầm một cây lao, và bất thình lình, quay ngược lại
phiá sau lưng, lấy hết sức bình sinh lao cây lao, nó tới được chỗ nào,
thì đó
là quá khứ là hồi ức của mình, tới được.
Ôi, ôm Em trong tay
mà đã nhớ Em ngày
sắp tới" (Thơ Thanh Tâm Tuyền). Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonnard
(?),
nơi có
bót Hàng Ken (1), chú bé di cư ngày nào ngơ ngác rụt rè làm quen, tự
mình
khám
phá Sài Gòn.
Bót Hàng Ken, là nhớ lộn, [do Hành Xanh mà ra]. Bạn Thảo Trường mới
mail, chỉnh lại: tên nó là bót Lê Văn Ken. Ôi chao, tôi có bao nhiêu kỷ
niệm với cái bót cảnh sát này, những ngày đầu mới vô Sài Gòn.
Gấu tôi bị bắt bỏ bóp Lê Văn Ken vào đúng ngày hôm trước, hôm sau đi
thi Trung Học Đệ Nhất Cấp kỳ I.
[Tại sao bị bắt, Gấu tôi đã kể trong
Lần
Cuối Sài Gòn].
Không phải có phải là hậu quả của vụ bị bắt bỏ bót hay không, nhưng Gấu
thi rớt kỳ đó. Ba tháng hè cầy mệt nghỉ, trong khi bạn cùng lớp học hè
Đệ Tam, tới năm học vô luôn Đệ Nhị, tức học nhảy.
Đậu kỳ 2, Gấu nghe bạn xúi, mà hơn nữa, học Đệ Tam một mình thì buồn
quá, bèn theo bạn học luôn Đệ Nhị, mượn sách vở, vừa làm thầy, vừa làm
trò, cầy hai job, theo như ngôn ngữ thời kỳ hậu hiện đại.
Ôi chao, bạn phải học theo kiểu 'mình ên' như thế mới hưởng hết
được cái thú của mấy trò chơi của năm Đệ Tam, như là 'xét dấu tam
thức', 'giải phương trình bậc hai'.... thí dụ vậy.
Gấu có thói quen tự biên tự diễn như vậy, khi học toán, cho nên sau
này, khi đổi món, từ toán sang văn, thường ít khi tin vào những
lời phán của mấy đấng phê bình.