Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
Trò chuyện với Aharon Appelfeld,
nhà văn không nhận mình là "nhà văn của Lò Thiêu"
Entretien avec un auteur qui refuse de se considérer comme un 'écrivain
de
l"Holocauste'.
[Trần Minh Huy thực hiện cho
tờ Văn Học Pháp, Magazine Littérarire, số Tháng Muời 2004].
Đón đọc trên Tin Văn
Jubilee
2004: Hai tờ Granta và Điểm Sách London kỷ niệm 25 năm. Talawas 3 năm.
Tin Văn, hình như là 5 năm, nếu tính luôn mấy năm ăn nhờ ở đậu
bên VHNT của Phạm Chi Lan. Ra ở riêng, là tháng Năm 2001.
Biến cố Talawas dính liền tới biến cố Tháp Đôi. Talawas ra đời ,
3.11.2001, là mấy ngày sau, 9.11, Tháp Đôi đổ xuống.
Lạ một điều, trong những lời chúc sinh nhật, không độc giả nào nhận ra
sự tình cờ định mệnh này?
Cũng lạ một điều, tờ Granta, sân chơi dành cho những "mầm non văn
nghệ", có gì tương tự với trang e-Văn, cũng sân chơi dành cho giới trẻ,
nhất là những nữ thi sĩ, những em-Văn?
Cũng vẫn lạ một điều, mấy em Văn này, đều rất đẹp. Liệu có thể
nói ẩu: Nhan sắc ấy, khó làm thơ hay nổi! [Nhại thơ Đinh Hùng: Nhan sắc
ấy chớ nên tàn nhẫn vội]
Cái Chết Của
Một Thi
Sĩ:
Những ngày sau cùng của
Marina Tsvetaeva
For the world's your cradle, and your
grave's the world.
Bởi vì thế giới là cái
nôi của anh, còn nấm mồ của anh là
thế giới.
Vào ngày 22 tháng Mười,
1937, Marina Tsvetaeva bị Mật Thám Tây ở Paris
bắt trình diện, v/v ông chồng của bà biến mất mười ngày trước đó. Ông
bị nghi là dúng tay vào vụ làm thịt một ông mật vụ Xô Viết, tại
Thụy Sĩ, tháng trước đó. Theo như hồ sơ của mật thám Tây, nhà thơ bèn
trả lời, chồng tui đi Tây Ban Nha, làm nghĩa vụ quốc tế chống phát xít
cứu nhân loại, [thực ra, bà nói, 'chiến đấu bên cạnh những người cộng
hòa Tây Ban Nha"]. Như bạn bè của bà còn nhớ được, bà đã đọc thơ
Racine: "Đó là là một con người trung kiên nhất, phong nhã nhất, và
nhân bản
nhất, trong số những con người." Và thêm vô, phần của bà:
"Nhưng lòng tin của chồng tôi có thể đã bị lạm dụng, tuy nhiên, lòng
tin của tôi về chồng tôi, không bao giờ."
Than ôi, chồng bà không đi Tây Ban Nha chiến đấu, và cũng không mắc míu
chi đến vụ sát hại tay mật vụ Xô Viết: Là sĩ quan bạch vệ, nhưng đã
'hồi chánh', và là một trong số họ, ông được KGB ra lệnh trở về Moscow.
Hồ Sơ
Một Bài Viết
Nên nhớ, đây còn là vấn nạn
Kafka, như Coetzee nhận
xét, trong bài điểm
sách trên. Bởi vì theo ông, mặc dù Kafka không viết những tểu thuyết
của ông dưới dạng ám dụ chính trị, nhưng những chế độ Cộng Sản Đông Âu
đã đọc chúng như vậy, và sử dụng chúng vào những mục đích chính trị.
[Thay vì sống ở Mẽo], nơi
"những tài liệu quan trọng, key documents" của xứ sở này là để "đảm bảo
tự do cá nhân", "vấn đề còn lại là, bạn sống ở Âu Châu bị Nazi chiếm
đóng, hay Âu Châu bị Cộng Sản thống trị, hay Trung Hoa của Mao Trạch
Đông. Ở đó họ sản xuất sự khốn cùng cho bạn... Ở đây, không
có chủ nghĩa toàn trị, một người như bạn phải tự cung cấp nỗi khốn cùng
cho chính mình."
Philip Roth: The PLot Against America [Âm Mưu Chơi Nước Mẽo].
[Trích bài điểm cuốn sách của Roth, của Michael Wood, trên tờ Điểm Sách
London].
Chú Sam đang dòm bạn, Uncle Sam Is Watching You.
'Liệu cuốn tiểu thuyết của Roth về nước Mỹ dưới chế độ phát xít, cũng
là về nước Mỹ dưới chế độ Bush?"
Đó là câu hỏi của Coetzee trong bài điểm
sách Roth trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, Tin Văn sẽ đăng tải bản dịch trong
những kỳ tới.
Duyên
Nợ
Văn Chương
Thất Hiền
3
Hình ảnh một
thằng bé nhà quê Bắc Kỳ, được gia
đình cho ra Hà Nội học, tới khi hiệp định Genève ký kết, dân Hà Nội ùn
ùn kéo
nhau vào Nam, thằng bé bèn xách cái rương quần áo, sách vở về quê, đứng
bên này
sông nhìn về hướng làng, nơi có mấy cay cau cao cao, bất giác hú lên
mấy tiếng,
như một con thú bị thương, rồi bỏ vào Sài Gòn, của tôi, là ‘thuổng’ và
sau đó,
cường điệu thêm ra, từ nhân vật Phạm Năng Cẩn có thật ở ngoài đời: Anh
đã trốn
nhà đi vào Nam, vì cứ nghĩ, hai năm sau, khi tổng tuyển cử thống nhất
đất nước
là lại 'được', hay 'bị', trở về, hay trả về Bắc?
Phở hồi đó
ba đồng một tô.
Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc
nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi
Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt...
Lần Cuối
Sài Gòn
|
Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân
Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
và
Joseph Huỳnh
Văn
Nhà xuất bản
Văn Mới.
Lô cốt trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com
Cát
Bụi Tuyệt Vời
Adam Studio hy
vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi
Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức
sớm để
"book" vé máy
bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras
Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess
Alexa Ranking
92,832
|