jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.



phat
Lễ Tắm Phật ở Lào, Tháng Năm, 2004

[Thay vì sống ở Mẽo], nơi "những tài liệu quan trọng, key documents" của xứ sở này là để "đảm bảo tự do cá nhân", "vấn đề còn lại là, bạn sống ở Âu Châu bị Nazi chiếm đóng, hay Âu Châu bị Cộng Sản thống trị, hay Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Ở đó họ sản xuất  sự khốn cùng cho bạn...  Ở đây, không có chủ nghĩa toàn trị, một người như bạn phải tự cung cấp nỗi khốn cùng cho chính mình."
Philip Roth: The PLot Against America [Âm Mưu Chơi Nước Mẽo].
[Trích bài điểm cuốn sách của Roth, của Michael Wood, trên tờ Điểm Sách London].

Duyên Nợ Văn Chương

Thất Hiền
3
Trong Thất Hiền, Cẩn là người bỏ học sớm nhất, đi làm, và làm ra tiền sớm nhất, trong đám tụi tôi.
Sau anh tới tôi.
Anh cũng là người thân nhất với Gấu, theo nghĩa, hai thằng hay tâm sự, và đều rất nhớ Hà Nội. Rất nhiều chi tiết về Hà Nội, trong truyện ngắn đầu tay của tôi Những Ngày Ở Sài Gòn, là của anh. Hình ảnh một thằng bé Bắc Kỳ nhà quê được gia đình cho ra Hà Nội học, tới khi hiệp định Genève ký kết, dân Hà Nội ùn ùn kéo nhau vào Nam, thằng bé bèn xách cái rương quần áo, sách vở về quê, đứng bên này sông nhìn về hướng làng, hú lên vài tiếng, rồi bỏ vào Sài Gòn, của tôi, là đều thuổng từ nhân vật Phạm Năng Cẩn có thật ở ngoài đời: Anh đã trốn nhà đi vào Nam, vì cứ nghĩ, hai năm sau, khi tổng tuyển cử thống nhất đất nước là lại 'được', hay 'bị', trở về, hay trả về, đất Bắc!
Còn một điểm giống nhau tuyệt vời giữa hai đứa tôi, là, cả hai đều mê đi xóm, và đều coi, mỗi lần đi như vậy, là rất đỗi thiêng liêng, giống như đi hành hương, trở về cội nguồn!


Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt...
Lần Cuối Sài Gòn


Devil to pay over film of Bulgakov's novel
Nick Paton Walsh in Moscow
Wednesday November 3, 2004
The Guardian

bul
Genius... Mikhail Bulgakov
Last month a Russian director began filming a version of the novel Mikhail Bulgakov wrote in the 1930s. The result, the first Russian version of the widely praised masterpiece, will be shown nationwide on Russian TV as a 10-part series.
Sư Phụ và Nữ Đệ Tử, tác phẩm của thiên tài Mikhail Bulgakov, sẽ được chiếu trên TV Nga. Cuốn sách, một trong những tiên phong của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chọc quê vừa Cách Mạng vừa Nhà Thờ.
Giáo hội Nga đã lên tiếng. "Con chiên chúng tôi biết có bốn thánh kinh, bây giờ có thêm cuốn thứ năm, trong cuốn thứ năm này, Yeshia [Jesus] thua Woland [Satan].

Dịch Sai
Trong một bài dịch đã lâu, Jennifer Trần tui có dịch sai một từ. Bài được diễn đàn Đặc Trưng post lại, một anh bạn đọc, cho biết, và nhắc sửa.

Cao Hành Kiện.
Kỹ thuật Đương đại và Nhân vật Đất nước trong Tiểu thuyết.
[Jennifer Tran chuyển ngữ một vài trích đoạn của bài viết, theo bản tiếng Anh, Contemporary Technique and National Character, dịch giả Ng Mau-sang, đăng trên báo Renditions Nos 19/20 (Spring & Autumn 1083), trên Webpage Nhân Văn.]

Từ National Character, đúng ra phải dịch là Cá Tính Dân Tộc. Hoặc Dân Tộc Tính.
Xin độc giả Tin Văn và Đặc Trưng sửa lại giùm.
Cám ơn bạn HVT, qua NTV.
NQT
Bài đã sửa lại: Kỹ thuật đương đại và cá tính dân tộc trong tiểu thuyết

Ghi chú: Đây chỉ là mấy mẩu đoạn, dịch vội ngay sau khi Cao Hành Kiện được Nobel văn chương. Tin Văn sẽ có bản dịch đầy đủ, bài trên, trong những kỳ tới.

Tưởng Niệm Triết Gia Jacques Derrida
Có vẻ như ông không nghe rõ tôi nói gì, qua tiếng Anh. Bởi vậy, khi tôi nói "những món nợ của ông" [your debts], ông nói: "Cái chết của tôi?" [my death?]. "Không," tôi hơi bực, "những món nợ của ông.". Và ông nói: "Cái chết của tôi."
Tới lúc đó, tôi biết, có liên hệ giữa cả hai.... mãi tới khi đọc tác phẩm sau này của ông, tôi mới nhận ra sự quan trọng của mối liên hệ này.

'Làm thế nào sau cùng bạn đáp ứng, respond, với cuộc đời của bạn, với cái tên của bạn?' Derrida đưa ra câu hỏi này, trong lần phỏng vấn sau cùng với tờ Thế Giới, Le Monde, số đề ngày 18 tháng Tám, năm nay [2004]. Nếu ông ngộ ra được cuộc đời của ông, thì ông cũng bắt buộc phải ngộ ra cái chết của mình. Rằng nó thì rất đỗi mình ên, singular, và là tuyệt đối. Rằng làm gì có tái sinh. mà cũng đừng mong chi cứu chuộc...

Judith Butler. Điểm Sách Luân Đôn, số kỷ niệm 25 năm, Phần Hai, Part Two, đề ngày 4 tháng 11, 2004
ko

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832