Công Chúa Jen
Bịt miệng ký
ngoại
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/09/040909_vnpeopleforum.shtml
Trân trọng giới
thiệu
"Góc Thảo Trường" ra mắt độc giả Tin Văn
bằng tác phẩm:
Tầm Xa Cũ, Bắn Hiệu Quả
Cai
Lậy, Mỹ Tho
... Cũng nhân tiện
thông báo, Lan nghỉ làm tờ VHNT, vì lúc
này có nhiều websites tiếng Việt, tác giả tự làm, tự phổ biến. Vả
lại, Lan
cũng bận rộn không có nhiều thì giờ như trước. PCL
Tờ VHNT trên lưới làm cái công việc mà WJC đang làm.
Chỉ khác một điểm. Một thành công. Một thất bại.
Trong những kỳ tới Gấu tôi sẽ hồi tưởng lại, những ngày đầu làm quen
với diễn đàn này. Cũng thú vị lắm.
Báo chí và thân hữu viết về
Nơi Dòng Sông
Độc giả Tin Văn đón
đọc
Phát hành trong tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
Có bao nhiêu ngày D?
D day, là ngày Đồng Mimh đổ bộ xuống bãi biển Normandy vào năm 1944,
trong Chiến Dịch Overlord nhằm giải phóng Âu Châu.
Nhưng có tới 4 ngày D days, theo nghĩa, Đồng Minh đã có mặt và chiến
đấu tại lục địa Âu Châu, trước đó 9 tháng, và tại Mặt Trận Địa Trung
Hải, bốn năm trước.
Và mỗi một D day như thế, lại có những vấn đề của nó.
Người Mỹ thì cho rằng, sự có mặt của quân Anh tại mặt trận Địa Trung
Hải, là nhằm bảo vệ Đế Quốc Anh tại Trung Đông, không những không liên
can đến "đại cuộc" mà còn làm chậm chiến dịch Overlord, khiến Hồng Quân
thừa dịp nuốt trọn Đông Âu. Còn ông Hồng Mao thì cho rằng, nếu người
Mẽo nghe theo lời thúc dục của Churchill, thì Đồng Minh đã tới Vienna,
và có thể luôn cả Berlin, từ lâu, trước Hồng Quân....
Thế đấy, quá khứ là... quá khứ.
[Tài liệu từ TLS, số đề ngày 3 tháng Chín, 2004]
Cũng mới đây thôi, nhân Mê Thảo, Gấu tui có đi một đường tản mạn về
phim và những ngày ở Sài Gòn. Không hiểu mấy ông Tây, ông Hồng Mao có
đọc, và thuổng bài viết của Gấu, nhưng tờ Granta số mới nhất, [Hè 2004]
là đặc
biệt về phim.
Phần đạo diễn, có bài viết về tay Akira Kurosawa [1910-1998], ông khổng
lồ trong làng điện ảnh với những kiệt tác, thí dụ như Bẩy Võ Sĩ Đạo.
Phim này hay đến nỗi mấy ông Tây, và Ý, bèn thuổng, và làm thành những
phim nổi tiếng chẳng kém gì nguyên tác.
Thí dụ trong bản gốc, mấy kiếm sĩ quần thảo với đám cướp tại một bãi
đầm ruộng. Bùn là "chi
tiết" tuyệt hảo ở đây, nói theo Steiner, vừa là ác quỉ, vừa là thượng
đế. Mấy ông Tây, bí quá, cái khó nẩy cái khôn, bèn thay bùn bằng bụi,
trong
Bẩy Nếp
Sống Oai Hùng.
Gấu tôi còn nhớ, câu chót của phim Bẩy Võ Sĩ Đạo: Người nông dân,
sau cùng, là người thắng trận.
Và nhớ tới, kết cục thê lương của cuộc chiến tại đầm lầy nhiệt đới
Việt Nam: Người nông dân, sau cùng, là kẻ thất trận.
Thảm hơn nữa, trong lịch sử Việt Nam, chưa từng có thời kỳ nào, người
nông dân thua trận nhục nhã như là thời kỳ cộng sản. Bởi kẻ nội thù.
Có bao giờ người nông dân miền nam thảm đến nỗi phải bán những đứa con
nít của họ cho đám mẹ mìn đem qua Campuchia?
Đó là nỗi nhục lớn nhất, trong mọi nỗi nhục thắng trận.
Bảo Ninh, có thể đã được gợi hứng từ Bẩy Người Võ Sĩ Đạo: cảnh B.52
cày người, bùn, máu... làm thành bánh hamburger, mở ra
Nỗi Buồn Chiến Tranh, thật tuyệt vời, tuyệt bi, tuyệt thảm...
Khi còn là một đứa trẻ, Kurosawa mơ trở thành họa sĩ. Vào cuối đời, khi
được hỏi, tại sao không làm họa sĩ, ông trả lời, tại vì hỏng, kỳ thi
tốt nghiệp.
Gấu tui nghĩ, có những sự hỏng thi thật là tuyệt vời. Cứ
giả dụ như ông ta thi đậu, thì mất đi một tay đạo diễn kỳ tài, còn cái
việc có thêm một tay họa sĩ thiên tài, thì đành miễn bàn.
Im
Lặng Dài
Tôi cũng có một kỷ niệm hơi giống
giống như vậy.
Vào năm 1945, một buổi sáng, cha tôi từ đâu chạy về, và la lớn: "Nước
nhà độc lập rồi." Khi đó, tôi tám, chín tuổi. Cha tôi là hiệu trưởng
trường tiểu học Việt Trì, Vĩnh Phúc.
Tết năm đó, cha tôi bị đám người
vũ
trang chiếm đóng Việt Trì bắt,
và thủ tiêu. Sau này, gia đình tôi lấy bữa cúng đêm ba mươi làm bữa giỗ
bố.
Những
Đứa
Con
Hoang Của Sartre
1
,
2
Chính VC
đã
'cứu' Gấu 'sống sót' cuộc chiến!
Nếu Đi
Hết Biển
Biển Nhớ
1,
2
Hãy thua, thua nữa, thua cho bảnh. [Beckett].
Biết tòa án Mẽo sẽ phán, tụi mày
thua,
mà vẫn lao vô.
Biết vụ án, nhìn về mặt pháp lý, là một vụ án có tính cá nhân, mà vẫn
không thể bỏ mặc cho một người.
Biết, giả dụ như thắng, cũng chẳng thể nào nhờ đó, mà có được, một tác
phẩm văn học ra hồn, về cuộc chiến, về văn học hải ngoại.
Thua, may ra...
Ngu như Gấu!
Thi
Sĩ và Thế Giới
Diễn văn Nobel 1996
Wistawa Szymborska
Người ta nói, câu mở đầu bất cứ
một
bài diễn văn luôn là câu
khó nhất. Như vậy là, tôi đã bỏ được cái khó đó ở phía sau mình rồi.
Nhưng tôi
có cảm giác, những câu sắp sửa - câu thứ
ba, thứ sáu, thứ mười, và cứ thế, cho tới dòng cuối - cũng khó chẳng
thua, bởi
vì, ở đây, tôi muốn nói tới thi ca. Tôi có nói một tí, cứ kể như là
chưa nói
gì, về nó. Và cứ mỗi lần tính nói, tôi lại nghi, rằng, mình biết gì mà
thưa thốt. Vì vậy mà bài nói chuyện của tôi sẽ ngăn ngắn. Ngắn chừng
nào
dễ giấu
được cái dở của mình chừng đó.
Những nhà thơ đương thời thường
tỏ ra
bi quan - và ngay cả,
hồ nghi, và có lẽ, đặc biệt - về chính họ. Họ rất ngần ngại, khi công
khái thú
nhận, rằng mình là thi sĩ, như thể họ có chút xấu hổ, nhục nhã, vì là
nhà thơ.
Nhưng vào những lúc ồn ào bát nháo như lúc này, thật dễ nhận cái dở của
bạn, nếu
chúng được gói ghém thật quyến rũ, hơn là nhìn ra cái hay của chính
mình, khi nó
lặn sâu đến nỗi chính bạn cũng chẳng còn tin vào nó nữa. Khi phải kê
khai lý
lịch, điền đơn từ, hoặc khi trò chuyện với người lạ - nghĩa là khi
chẳng thể
nào tránh nổi chuyện nói về nghề nghiệp của mình - những nhà thơ thường
ưa dùng
từ chung chung là "người viết", "writer", hoặc, thay thế từ
"thi sĩ" bằng tên của bất kỳ công việc 'làm thêm’ của người đó. Những
nhân viên bàn giấy, và những hành khách xe buýt thường đáp ứng bằng một
cái
nhướng mày hồ nghi, hay hoảng hốt, khi họ khám phá ra họ đang đối diện
với một
nhà thơ. Tôi nghĩ, những triết gia cũng gặp phản ứng tương tự. Tuy
nhiên, triết
gia dù sao cũng ở trong một hoàn cảnh khá hơn, bởi vì, họ có thể xưng
danh,
thay vì triết gia, thì là, “giáo sư triết”. Giáo sư triết, nghe có vẻ
đáng kính
đấy chứ!
Nhưng làm gì có “giáo sư thơ”.
Sự việc
nó như thế này, theo
tôi: Thi ca là một công việc đòi hỏi một
nghiên cứu đặc biệt, những thường xuyên kiểm tra, những bài viết có
tính lý
thuyết kèm tiểu sử và chú dẫn, và sau hết, những văn bằng với những lễ
nghi của
chúng. Và điều này, tới lượt nó, lại đẻ ra một sự kiện, là, không phải
bạn cứ bôi
thơ, cho dù là thơ hay, đầy, hết trang giấy này tới trang khác, là
thành nhà thơ!
Điều mà bạn cần, là một cái mộc của nhà nước chứng nhận bạn là thi sĩ.
Bạn chắc
còn nhớ, niềm kiêu hãnh của thi ca Nga, nhà thơ sau này được Nobel,
Joseph
Brodsky, đã từng bị lưu đầy nội xứ, là dựa trên nền tảng nói trên. Nhà
nước gọi
ông là “một tên ăn hại”, bởi vì ông thiếu giấy chứng nhận của nhà nước
cho phép
ông là thi sĩ.
Cách đây vài năm, tôi có vinh dự được
gặp nhà thơ Brodsky, bằng
xương bằng thịt, trước mắt tôi. Và tôi
nhận
ra là, trong số tất cả những nhà thơ mà tôi
được biết, ông là người
độc nhất rất khoái cái chuyện “tớ tự gọi tớ, là một thi sĩ”. Ông nói
lên từ này
một cách rất ư là vô tư, thoải mái! Chẳng ức chế
ức
chiếc gì hết, mà đúng ra là, ngược hẳn lại:
Ông nói tớ là thi sĩ theo cái kiểu tự do mà có vẻ thách đố. Như thể, sự
thể nó
phải như vậy, bởi vì ông nhớ lại những đối xử tàn nhẫn mà ông đã từng
trải qua
trong thời niên thiếu.