Je
voudrais que mon amour meure
Czeslaw Milosz, Poet and
Nobelist Who Wrote of Modern
Cruelties, Dies at 93.
Czeslaw Milosz, the Polish émigré writer who
won the
Nobel Prize in Literature in 1980, in part for a powerful pre-mortem
dissection of Communism, in part for tragic, ironic poetry that set a
standard for the world, died Saturday at his home in Krakow...
Đọc
Milosz
Tởm
Cầm Tưởng
Lưu vong như là một khuôn mẫu.
Anh ta
biết
nhiệm vụ của mình, và nhân dân đang chờ đợi những lời nói
của anh, nhưng anh bị cấm nói.
Bây giờ,
ở nơi
anh đang ở, anh tha hồ mà nói, nhưng chẳng ai thèm nghe,
vả chăng, anh quên mẹ những gì anh phải nói.
Một lần tới Hà Nội
"Cho xin chén giá
chụng đi".
Ông chủ quán quay lại nhìn chúng tôi như nhìn người ngoài hành tinh,
rồi bảo:
"Giá chụng hả? Vào Sài Ghềnh mà ăn".
Im
Lặng Dài
Tôi cũng có một kỷ niệm hơi giống
giống như vậy.
Vào năm 1945, một buổi sáng, cha tôi từ đâu chạy về, và la lớn: "Nước
nhà độc lập rồi." Khi đó, tôi tám, chín tuổi. Cha tôi là hiệu trưởng
trường tiểu học Việt Trì, Vĩnh Phúc.
Tết năm đó, cha tôi bị đám người
vũ
trang chiếm đóng Việt Trì bắt,
và thủ tiêu. Sau này, gia đình tôi lấy bữa cúng đêm ba mươi làm bữa giỗ
bố.
Gia Đình Gấu Đi Thăm
San Jose
và Tiểu Sài
Gòn.
Album 1
Album 2: Đám cưới con gái Chiêu, bạn Sĩ
1,
2
Những
Đứa
Con
Hoang Của Sartre
1
,
2
Ông
anh rể, nhà văn Nguyễn Hoạt, nhà báo Hiếu Chân, đíp-lôm-mê thời Tây,
giáo sư Pháp văn tại gia của Gấu, quẳng Buồn Nôn vào thùng rác, 'chẳng
hiểu thằng chả viết cái gì', chắc chắc không phải tại ông dốt tiếng Tây.
Khi nhà
thơ Thanh Tâm Tuyền 'than", 'như vậy là cậu hơn cả tớ rồi', theo tôi,
ông
nhận ra sự cách biệt giữa hai độc giả của cuốn sách, như nhân vật Tâm
trong Bếp Lửa nhận ra sự cách biệt giữa anh ta và ông Chính, người cha
dượng của anh.
"Ông không hiểu được chúng tôi".... Năm 45, ông là đảng viên Quốc Dân
Đảng và có dự vào cuộc tương tàn lịch sử. Tuy thế, tôi cho là hai thế
hệ gần nhau nhất vẫn khó đồng ý với nhau." [Bếp Lửa].
Tuy chỉ
hơn thằng em một hai tuổi, nhưng thế hệ của ông, với những người bạn,
thí dụ như anh chàng Đại trong Bếp Lửa, trốn động viên, mê Mác xít và
chỉ chăm chăm chờ dịp vô bưng, lên rừng, chắc chắn là khác hẳn số phận
một thằng bé Bắc Kỳ như Gấu, nhờ 'cơ may', nhờ vận rủi đất nước chia
đôi được
tầu há mồm đớp vào bụng, nhả lên tầu chiến Rắn Biển, thuộc Đệ Thất Hạm
Đội Huê Kỳ, theo tầu xẻ dọc biển Đông,
tới Cảng Sài Gòn, cho đi học, cho đậu bằng tú tài, cho đi làm công chức
Bưu Điện, tới lúc đó, mới cho phép trực diện với cuộc chiến, qua lệnh
Tổng Động Viên, số phận hai độc giả đó khác nhau.
Thanh Tâm Tuyền
đã từng làm giáo sư dậy môn Mác xít tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Còn Gấu, nếu có mê Mác xít, thì cũng chỉ coi đó, là một môn
"học", như
mọi môn học khác.
Nhưng với hiện sinh, 'Gấu' không đọc, không tìm
hiểu, mà là sống nó. Tôi muốn nói, tôi sống, những câu văn, thí
dụ như câu đã trích dẫn ở trên.
"Vào mỗi thời đại, con người nhận ra
mình, khi đối diện tha nhân, tình yêu, và cái chết."
Và Paul Nizan - mà tôi đọc qua Sartre - vào lúc Âu Châu vừa qua một
cuộc
chiến, bèn hục hặc với tuổi trẻ của mình, "Tôi năm nay 20 tuổi và không
cho
phép một thằng [già] nào được nói, đó là tuổi đẹp nhất trong đời một
người", anh nói hộ tâm trạng của Gấu tôi, khi sắp sửa bước
vào cuộc chiến.
Chính VC đã 'cứu' Gấu, sống sót cuộc chiến!
Kẻ nội thù. Mới đây thôi, trong lần Gấu đi San Jose gặp mấy ông
bạn cùng bị tù ở trại cấm Sikiew Thái Lan, thăm Cầu Vàng Cựu Kim Sơn,
và thăm Tiểu Sài Gòn, hai trái mìn claymore vẫn còn nhắc Gấu: Đừng quên
hai đứa tớ nhé!
Số là, sau vụ 911, và do báo động xanh đỏ vàng tím da cam... các cửa ải
qua Mẽo
đều kiểm soát chặt chẽ. Tuy Gấu đã lột bỏ mọi khí giới dính trên người,
nhưng cứ mỗi lần qua cửa ải, là chuông reo, là "Ê, lui trở lại".
Cuối cùng, là khám
riêng, là "Cởi quần áo ra!' Tới lúc đó, Gấu mới nhớ, bên trong cơ thể
Gấu, có lận một thanh kim loại, thay cho khúc xương tay trái bị mìn VC
xơi, ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, bờ sông Sài Gòn, vào
năm 1965, ngay sau khi Mẽo đổ quân tại bãi biển Đà Nẵng.
Nếu Đi
Hết Biển
8
Tôi đề nghị anh đọc
Đời Nhẹ Khôn Kham, của Kundera... để anh thâm nhập và nhận diện bộ mặt
của cộng đồng Việt ở hải ngoại.
Nguyễn Thị Hoàng Bắc trả lời Trần Văn Thuỷ.
Câu hỏi làm tôi nhức đầu, khi viết "Mỗi trường hợp mỗi
khác" là: Tại làm sao ý thức tự vấn của Nguyễn Huy Thiệp lại 'tạm
ngưng', sau khi ông
viết xong Tướng Về Hưu. Hay, nói như Nguyên Ngọc, ngòi bút của Nguyễn
Huy Thiệp cùn rồi, ông ta hết xí oát rồi?
Liệu chiến thắng miền nam là một hồi chuông báo tử cho "cách viết" của
Nguyễn Huy Thiệp?
[Có thể có người bắt bẻ, Tướng Về Hưu xuất hiện sau 1975, nhưng, như
đây là một thứ truyện ngắn vào lúc tận cùng của một thời kỳ. Nó giống
như Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, dính cứng vào biến cố 1954].
Liệu, ý thức của tự vấn của miền đất,
ở nơi NHT, như là một người đại diện của nó, đã không chịu nổi cú "đụng
độ", khi va chạm với cái mà tôi tạm gọi là "thiên tài của nơi chốn",
hay là ông thần miệt vườn, của một miền đất khác? Ngược
lại, miền đất này cũng không thể làm sao hiểu nổi, cái ác của một miền
đất khác, biểu lộ ra bằng hành động, thí dụ như, nhét
'gì gì đó" vào miệng đám sĩ phu, để cho nó thoát ra khỏi cơn mê muội
vong thân, để cho lành nọc độc của chủ nghĩa cộng sản, theo phương pháp
dĩ độc trị độc?
Liệu, có thể coi "Nếu Đi Hết Biển", là một tiếp nối ý thức tự vấn của
một "tướng về hưu", một phen tái xuất giang hồ, tham vọng cùng mình,
thay vì đi hết đất, bèn đi hết biển?
Và
cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm tại trung tâm WJC là một tiếp nối Ván Bài Lật
Ngửa?
Tướng do thám Phạm Xuân Ẩn chẳng đã cho vợ con di tản qua Mẽo những
ngày dân Sài Gòn khiếp đảm chờ biển máu. Sau đó, Đảng ra lệnh,"Thôi cho
mi ngồi Thiền, giải nọc độc Cửa Thời" [làm phóng viên tuần báo Time của
Mẽo]. Nghe đâu, tờ Time đã lo cho vợ con nhân viên cũ hồi hương, nhưng
không thèm nhìn mặt 'kẻ nội thù'.
Lần trở lại đất bắc vào đầu thiên niên kỷ, Gấu được quê hương tiếp đón
như một đứa con hoang đàng trở về!