old_logo
co
Jen's sister

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Sẽ xuất bản:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần &  Nguyễn Quốc Trụ
Tạp Ghi Văn Học
NQT
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản Sài Gòn Nhỏ


Thường xuyên cộng tác với VHNT trên lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu cần chi tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.

E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com


locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Nhật Ký TIN VĂN II









Đã Phát Hành Tác Phẩm Đầu Tay Của Thảo Trần:

sach
Bìa: Ký Ức Của Dòng Sông.
Tranh sơn dầu [1995]
Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần
Giá: 12 USD
Xin hỏi các nhà sách.
Hoặc email
nguyenchi52@hotmail.com

tt                            tt

Thầy Thanh Tuệ, nhà xb An Tiêm, đã mất tại Tiểu Sài Gòn, ngày 16 tháng Tám, 2004 trong chuyến đi thăm bè bạn tại Mỹ. Hình chụp cuối năm 1999, tại Paris. Bức hình Gấu đứng bên thầy Thanh Tuệ, chụp trong sân chùa Khánh Anh, nơi vợ chồng Gấu tá túc, qua sự ân cần giới thiệu của thầy, người chủ trương in sách đẹp, cả nội dung lẫn hình thức.


golden_gate_1
Golden Gate, 6 Tháng Tám, 2004
cau_vang


7 tháng Tám 2004
Đêm hòa nhạc Vinh Danh & Họp Mặt
tại Nhà Hát Le Petit Trianon Theatre, San Jose.
Họp mặt, là giữa học sinh nhiều thế hệ của trường Âm Nhạc và Kịch Nghệ Quốc Gia, trụ sở cũ ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn.
Vinh Danh, những thầy cô. Hiện diện, có cô Đỗ Thế Phiệt, thầy Nghiêm Phú Phi...
Gấu tui có cảm tưởng sống lại một buổi tối tại Sài Gòn, giữa những bạn bè Quán Chùa như Nguyễn Xuân Hoàng, Cao Thanh Tùng, Hoàng Ngọc Biên...
Nhưng những bạn thân ở đây, của Gấu tui, lại là những người bạn đã từng chia sẻ những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, như Dương Thanh Liêm, Nguyễn Phước.
Phước, từ Úc qua. Liêm, từ Tiểu Sài Gòn lên. Đã trên 10 năm chúng tôi mới gặp lại.
Vì họ, mà tôi tới đây.
Nhờ họ, tôi quen 'cọp biển' Lương.
Dự định cho ngày mai, thứ hai: Tới chân cầu Golden Gate, chụp vài cái hình. Thăm Cựu Kim Sơn, để hiểu câu hát của tụi Mẽo ngày nào, khi quá chán cuộc chiến Việt Nam:
Tôi để trái tim của tôi tại Cựu Kim Sơn.
Giờ chót: Vụ đi thăm Cựu Kim Sơn bị huỷ bỏ, do không có ai rảnh để mà làm tài xế.
Như vậy là sẽ lên Tiểu Sài Gòn sáng mai, cùng Liêm.


Những Đứa Con Hoang Của Sartre.
Tình cờ gặp lại Hoàng Ngọc Biên tại bữa Vinh Danh & Hội Ngộ.
"Nhân" đọc một bài viết trên talawas, thấy có nhắc, và có "phong" cho Gấu, là một trong những đứa con hoang của Sartre.
Bèn nhớ lại những ngày ở Sài Gòn.

Những đứa con hoang của Sartre, tác giả bài viết giả dụ, nhưng chắc chắn, nói theo Thanh Tâm Tuyền, Gấu tui và những người như ông, đều là những đứa con "tư sinh" của một miền đất.
Ngay ngày đầu, đặt chân xuống cảng Sài Gòn, Gấu tui đã cảm nhận ra điều này, rằng mi cũng chỉ là một tên "Yankee", mà thôi.
Và đó là lý do mi chọn Faulkner làm "sư phụ", như trong một bài viết  mi đã từng thú nhận?

[Đây cũng là lý do, theo một ông bạn văn của Gấu, giải thích, về trường hợp Gấu tui xin làm đệ tử Faulkner:Trong tiềm thức của mi, vẫn ẩn tàng một tên Yankee [Bắc quân] xâm lược, và mi cảm thấy nhục nhã vì thế, ngay từ những ngày đầu được nắng miền nam sưởi ấm.
Đây là điều Rushdie không nhận ra, khi giải thích tại sao Faulkner lại là ông thầy của nhiều nhà văn, thí dụ như Garcia Marquez, và được rất nhiều độc giả từ rất nhiều quốc gia trên thế giới tìm đọc: Trừ ở Mẽo. Ảnh Hưởng]

Gấu tui sẽ trở lại với Sartre, và ảnh hưởng của ông, ở miền nam, trong một lần khác. Với riêng tui, ảnh hưởng của Sartre, chỉ là một câu văn trong Buồn Nôn. Và tui tới với Buồn Nôn, qua Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, như tôi đã có lần viết về nó, trong bài viết Một Người Anh:
Tôi đã đọc Bếp Lửa, khi cuốn sách "xuống đường". Tôi vẫn nghĩ, nếu cuốn sách không được nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng quyết định đem ra bán "xôn", liệu nó có tìm ra những độc giả của nó hay không. Tôi muốn nói, tôi đã đọc cuốn sách vào đúng lúc mà, như Paul Nizan đã nói giùm: Tôi năm nay hai mươi tuổi và không cho phép ai được nói, đó là tuổi đẹp nhất trong một đời người. Tam Ích có lần than thở, tuổi trẻ của ông thật không may, vì đúng vào lúc mơ mộng nhất, ông lại vớ phải những cuốn sách viết về những lò thiêu người của Đức Quốc Xã. Có lẽ tôi chỉ may mắn hơn ông một chút xíu.
Sau Bếp Lửa là Kẻ Xa Lạ, của Camus, rồi Bức Tường, Buồn Nôn, của Sartre.
Bếp Lửa làm tôi nhớ Hà-nội, cùng nỗi đam mê viết về tuổi thơ, về đất Bắc. Trên hết, và sau hết vẫn là câu hỏi, nhức nhối đến tận bây giờ: Tại sao bỏ vào Nam.
Kẻ Xa Lạ là cơn choáng váng về phận người, cho dù không có cuộc chiến đang chờ đợi: Suy nghĩ coi cuộc đời có đáng sống hay không.

Chính một câu văn trong Buồn Nôn, ngay ở đoạn Nhật Ký Không Ngày Tháng ["Hà cớ sao lại sợ hãi một cuộc sống bình thường như thế này?"] đã cho Gấu tui can đảm cầm cây viết, như nhân vật Roquentin của Sartre.

Tuy nhiên, cần nhắc lại ở đây, quá khứ con hoang của Sartre, của Gấu, nếu có, trước 1975, chỉ là những bài viết trên các tạp chí, và không hề được xuất bản thành sách, và được cuộc phần thư của những người CS thiêu sạch, Gấu tui chỉ xin giữ lại, tập truyện mỏng dính đầu tay, may mắn làm sao được một anh lái sách, xuống thuyền còn cố mang theo.
Những Ngày Ở Sài Gòn.



dtl              phuoc

Dương Thanh Liêm & Gấu                                                          Phước & Gấu @ Lương's
@
Nhà Hát Le Petit Trianon Theatre, San Jose.

Tha Hương Gặp Bạn Tù

7 Tháng Tám
Sinh nhật Gấu, 16 Tháng Tám.
Nhớ lần sinh nhật thứ ba mươi, và cũng là lần sinh nhật thứ nhất, nằm trên Đỉnh Cồn với cánh tay băng bột sau vụ nổ Mỹ Cảnh, Bông Hồng Đen ghé, nói, bằng tiếng Tây: Je serai ta femme.


Nếu đi hết biển

“Chúng tôi có ba triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn cộng sản mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra một đồng là chúng tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào...”
Nguyễn Hữu Luyện [Trương Vũ trích dẫn trong bài viết trên talawas].

"Phát biểu điều mình tin là quyền của cá nhân đó. Nhưng tự động phát biểu cho người khác, hay đi xa hơn, áp đặt điều mình tin hay ý muốn của mình lên một tập thể ba triệu người, đòi hỏi rất nhiều cẩn trọng. Ðặc biệt, khi những phát biểu như vậy được dùng cho một vụ kiện, phát xuất từ một đơn khởi tố cá nhân.”
Trương Vũ.

 Về câu của NHL, theo tôi, có tính "khẩu hiệu", như bất kỳ một khẩu hiệu nào khác, trong thế kỷ "khẩu hiệu" của "chúng ta".

Bởi vì, trong ba triệu người đó, ít nhất cũng có "hai", một ngần ngại, một thẳng thừng lắc đầu, làm cái chuyện móc hầu bao, dù chỉ chi ra một đồng, cho cái "vụ án thế kỷ" của "chúng ta".

Về câu của TV, Gấu tui tự hỏi: Có bao giờ TV đặt ngược lại câu hỏi của chính mình: Làm sao cả ba triệu người như thế, đều ngu muội đến nỗi, lầm một vụ án cá nhân, thành "vụ án của thế kỷ"?