Jen's sister
Nguyễn Quốc Trụ
Sinh
16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Sẽ xuất bản:
Nơi
Dòng Sông
Chảy
Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Tạp
Ghi Văn Học
NQT
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản
Sài Gòn
Nhỏ
Thường xuyên cộng tác với VHNT
trên
lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu
cần chi
tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên
VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Nhật Ký TIN VĂN II
|
Nhi & Thảo @ Golden Gate. August 6, 2004
Độc
giả Tin Văn đón đọc:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về
Phía Nam
Truyện
&
Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Bìa do họa sĩ Nguyễn Đình Thuần trình bầy.
200 trang, giá 12 Mỹ Kim.
Sài Gòn Nhỏ xuất bản. Phát hành trung tuần tháng Tám, 2004.
7
tháng Tám
2004
Đêm hòa nhạc Vinh Danh & Họp Mặt
tại Nhà Hát Le Petit Trianon Theatre, San Jose.
Họp mặt, là giữa học sinh nhiều thế hệ của trường Âm Nhạc và Kịch
Nghệ Quốc Gia, trụ sở cũ ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn.
Vinh Danh, những thầy cô. Hiện diện, có cô Đỗ Thế Phiệt, thầy Nghiêm
Phú Phi...
Gấu tui có cảm tưởng sống lại một buổi tối tại Sài Gòn, giữa những bạn
bè Quán Chùa như Nguyễn Xuân Hoàng, Cao Thanh Tùng, Hoàng Ngọc Biên...
Nhưng những bạn thân ở đây, của Gấu tui, lại là những người bạn đã từng
chia sẻ những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, như Dương Thanh Liêm, Nguyễn
Phước.
Phước, từ Úc
qua. Liêm, từ Tiểu Sài Gòn lên. Đã trên 10 năm chúng tôi mới gặp lại.
Vì họ, mà tôi tới đây.
Nhờ họ, tôi quen 'cọp biển' Lương.
Dự định cho ngày mai, thứ hai: Tới chân cầu Golden Gate, chụp vài cái
hình. Thăm Cựu Kim Sơn, để hiểu câu hát của tụi Mẽo ngày nào, khi quá
chán cuộc chiến Việt Nam:
Tôi để trái tim của tôi tại Cựu Kim Sơn.
Nobel
writer
Gordimer, champion of free speech, is accused
of censorship
Apartheid fighter halted biography in UK and US,
claims author
Rory Carroll in Johannesburg
Saturday August 7, 2004
The Guardian
Nhà văn Noebel văn chương Gordimer, số dách trong bảo vệ quyền tự do
ngôn luận, nữ chiến sĩ chống
tệ phân biệt chủng tộc, bị buộc tội ‘bịt miệng’ một tác giả viết về bà.
Tới
San
José 3 Tháng Tám 2004. Thử vừa đi vừa viết. Lần đầu tới đây. Phone
NXH, tao bận lắm, bữa nay báo ra. Mai hoặc cuối tuần mới có thì giờ.
Mày phone cho thằng VHQ coi nó có bận không?
VHQ ghé, 10 giờ đêm, dem cho cuốn của mấy ông Trốt Kít. Đọc. Nghe TCS.
8 August: Đi cắt tóc. Ăn phở. Mua băng nhạc. Mua một cuốn sách dịch
Chase. Lại Chase. Nhớ BHĐ.
Hồ Sơ Đệ Tứ
Tập 3, do nhóm Đệ Tứ Việt Nam ở Pháp xuất
bản đề giá US $ 40.
Ngày 7
Tháng
Tám
Sinh
nhật
Gấu, 16 Tháng Tám.
Nhớ lần sinh nhật thứ ba mươi, và cũng là lần sinh nhật thứ nhất, nằm
trên Đỉnh Cồn với cánh tay băng bột sau vụ nổ Mỹ Cảnh, Bông Hồng Đen
ghé, nói, bằng tiếng Tây: Je serai ta femme.
Đọc Hồ Sơ Đệ
Tứ, Dưới Chân Golden Gate.
Thi
Sĩ và Thế Giới
Diễn văn Nobel 1996
Wistawa Szymborska
Không phải cứ làm thơ là trở thành thi sĩ. Có khi, giấy chứng nhận của
nhà nước mới là thứ bạn cần. Hãy nhớ lại, niềm hãnh diện của thi ca
Nga, nhà thơ Nobel tương lai, Joseph Brodsky, đã có lần được nhà nước
ban cho cái án lưu đầy nội xứ, chính là trên nền tảng đó. Họ gọi ông là
"một tên ăn hại", bởi vì ông thiếu mẩu giấy cho phép ông có quyền làm
thi sĩ.
Phỏng
vấn Nguyễn Ngọc Tư
Đem chuyện phòng the ra viết, hổng dám
đâu!
Nếu
đi
hết
biển
Cái danh sách nhà văn
phản động đồi truỵ đầu tiên đó, như Gấu tui còn
nhớ được, gồm có 12 tên. Gấu đứng hàng thứ 7, với tập truyện ngắn độc
nhất Những Ngày Ở Sài Gòn.
Đám Sáng Tạo chiếm gần hết danh sách.
Làm sao "nó" biết mình viết văn? Làm sao nó có được Những Ngày Ở Sài
Gòn?
Đâu có còn cuốn nào?
Bí mật về "nó", mãi sau này, khi ra hải ngoại, tôi mới "ngộ" ra được.
Vậy thì
đã 50
năm rồi, ông thẩm định ra sao, về câu châm ngôn nổi
tiếng của Adorno: "Không có thơ, sau Auschwitz"?
-Với
tôi, đó
là thời điểm quyết định, cực kỳ tự nhiên để nói ra [1945].
[G. Steiner trả lời phỏng vấn].
Thời điểm quyết định, 1945, như Steiner nói đó, nhà thơ
Milosz cũng đã nói tới, ông gọi là "năm thế giới" [the year of the
world], và dùng lời của một nhà thơ, để giải thích, đó là năm Ông Trời
[God] từ bỏ chúng ta.
Gấu tui nghĩ, năm thế giới của người Việt chúng ta, chính là năm 1975.
Không phải năm đó Chúa, Trời từ bỏ chúng ta, mà, chân lý "nước Việt
Nam là một", đã bị lừa đảo. Bị làm nhục.
Hay nói một cách khác, lời tiên tri, "Ta là giống Rồng, nàng là giống
Tiên, không thể ăn đời ở kiếp," và sau đó, là cuộc chia ly 50 người con
xuống biển, 50 người con lên núi... đã được chứng nghiệm, và lập lại.
Ai
Điếu Nadezhda Mandestam [1899-1980]
Joseph Brodsky
-Anh hãy giải thích cho Hội Nhà Văn chúng tôi, tại làm sao mà cái bọn
hải ngoại khốn kiếp lại in tác phẩm của anh?
Solzhenitsyn:
-Hãy giải thích tại làm sao các anh đần độn đến nỗi không in tôi, ở
trong xứ sở của tôi?
[And how do you explain the fact that people are so stubbornly
unwilling to print me in my country?].
Liệu vài thằng ngu cầm đầu Hội Nhà Văn quyết định trừng phạt nhà văn
bằng cách đẩy người đó cho văn học hải ngoại?
[It is possible that there are some people in the leadership of the
Writers' Union who think that they will punish the writer by handing
him
over to foreign literature?]
[Veniamin Kaverin gửi Konstantin Fedin, Survey, n* 68, July 1968]
|