old_logo
co
Jen's sister

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Sẽ xuất bản:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần &  Nguyễn Quốc Trụ
Tạp Ghi Văn Học
NQT
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản Sài Gòn Nhỏ


Thường xuyên cộng tác với VHNT trên lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu cần chi tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.

E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com


locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Nhật Ký TIN VĂN II










Độc giả Tin Văn đón đọc:
Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Bìa do họa sĩ Nguyễn Đình Thuần trình bầy.
200 trang, giá 12 Mỹ Kim.
Sài Gòn Nhỏ xuất bản. Phát hành trung tuần tháng Tám, 2004.

... đầy cả Sài Gòn của một thời kỳ kỳ lạ, tan hoang, lãng mạn, đổ vỡ, và bi tráng của nó.
Mi hãy dành riêng cho mi,
Những vết thương tình,
Mà mi san sẻ với Sài Gòn.
[Sài Gòn nghĩa là gì?]


Tờ Điểm Sách London số đề ngày 24 Tháng Sáu, 2004, có tới vài bài thú vị.
Bài thứ nhất, là về Đệ Nhất Lesbian. Tên nường là Mercedes De Acosta, nữ thi sĩ, người viết kịch, kịch bản phim, nhà viết hồi ức, và là "người có thể chôm bất kỳ một người đàn bà nào, từ bất kỳ một người đàn ông nào". Một trong những người tình của nường, là nữ tài tử thượng thặng Greta Garbo. Nường có "một thân hình nhỏ, trắng, y hệt như là một công viên bằng cẩm thạch trắng nho nhỏ, và trong đó, ngự trị đôi mắt, giống như hai con chim họa mi mầu nâu," Jane Flanner đã si mê ngây dại viết về nường như vậy.

Bài thứ nhì, là về khí hậu đã thay đổi văn minh như thế nào, và một lời khuyên con người: hãy cư xử như loài nhện, nếu muốn sống sót. Thảo nào phim ảnh về người nhện đang ăn khách.

Bài thứ ba, là về những tên găng tơ thực sự là những viên chức nhà nước, và những viên chức nhà nước thực sự là những tên găng tơ, [The gangsters who were really officials and the officials who were really gangsters], tức liên hệ giữa Bùi Quốc Huy và Năm Cam.

Nhưng bài thú vị nhất, theo Gấu tui, là bài Trong Phòng Đợi Của Lịch Sử. Đọc, Gấu tui liên tưởng tới  cảnh ông Hồ ngồi trong Phòng Đợi Của Lịch Sử, tại Paris, sưởi ấm bằng mấy viên gạch như ông kể lại, chờ tới phiên mình làm Cha Già Dân Tộc, đọc Lênin và khám phá ra bửu bối chống Tây giành độc lập. Kết quả hai cuộc chiến tranh thần thánh theo như Gấu tui tưởng tượng ra được, nhân đọc bài điểm sách trên, là chỉ có "một nửa" bửu bối, nửa sau, hay là mặt trái của bửu bối, chính là cái sự đẻ ra quốc gia có tên là Thuyền Nhân.

Thì vẫn chuyện cái ác cần thiết của lịch sử.


-Isaac Singer có nói, mọi nhà văn đều phải có cội nguồn, phải viết từ một niềm cảm thông sâu xa về nơi chốn mà họ từ đó tới...
Naipaul: Hai điều bạn vừa nói đó, rất khác biệt. Tất cả những nhà văn phải viết từ niềm cảm thông sâu xa về nơi chốn mà họ từ đó tới, nhưng điều này đâu có nghĩa, họ phải có cội nguồn. Sự kiện cội nguồn, như thế đó, chỉ đẻ ra một nhà văn địa phương... Tàn nhẫn đấy, nhưng sự thực là như vầy: người ta biết rất rõ, từ đâu tới, và tại sao mà tới, từ đó, [on sait exactement d'où l'on vient, on sait pourquoi on est venu].
[Trả lời Cathleen Medwick, báo Vogue, London, tháng Tám, 1981]

Ông nói tới linh hồn (âme), một từ ít được dùng với những người Pháp đương thời.
-Có thể là do đã lâu lắm rồi, tôi không được dùng từ đó. Quan niệm về linh hồn đã bị khai trừ ở Nga, thời kỳ Xô viết. Giống như quan niệm về nhân ái, chém chết thì cũng là những từ của đám trưởng giả.

Tha hương ngộ cố tri
Ngọc Minh, hình như cũng muốn nhắc tới những ngày đó đó, khi tâm sự, về những khổ đau ở trên đời này, "Sau ngày 30, anh 'khổ' hơn em nhiều...", Tôi muốn trả lời, "Ngọc Minh bảnh hơn tụi này nhiều. Cho tới giờ này, vẫn nhất định 'không thèm' bỏ đi....",
Một thái độ như vậy, đám mày râu có thằng nào bảnh hơn?
Gấu tui liên tưởng đến nhà thơ lớn Nga, nữ thi sĩ Akhmatova, cũng không thèm bỏ đi, dù bao tai ương đổ xuống một gia đình bà....

Tuy nhiên, trường hợp cuốn "Thư Từ Đưòng Sơn Cúc" không phải như vậy. Tác phẩm này hoàn toàn là của Hoàng Ngọc Tuấn, nhưng được viết ánh sáng mặc khải của một nàng tiên có thực, ở trong thi ca, là Nữ Thần Thi Ca, và ở ngoài đời, là... Ngọc Minh. Khi ánh sáng mặc khải đó đã qua đi, những tác phẩm khác của Hoàng Ngọc Tuấn không còn phát hào quang nữa. Đây là hiện tượng hào quang mà Walter Benjamin đã từng nói tới, trong nghệ thuật chụp ảnh, nhưng có thể suy rộng ra, trong tất cả nghệ thuật. Và trong cuộc đời.
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã từng nhận xét về những nhà văn miền nam như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo: Họ đã có một lần được gặp Nguyễn Tuân.

Gấu, là cũng viết từ ánh sáng mặc khải của một bông hồng đen. Một khi cái hào quang đó tắt, bèn đi kiếm một bông hồng đen... khác!
Không có bông hồng đen đầu tiên, là không có "hồng" nào hết, có thể nói như vậy.

Nói chuyện dịch, ở trong nước.
Tôi nghĩ, những người làm công việc giới thiệu, dịch thuật như thế, là tự sỉ nhục họ, là đã tự thiến chính họ, để trở thành hoạn quan...

tvt
Đạo diễn Trần Văn Thuỷ & họa sĩ Nguyễn Đình Thuần
@
Cà Phê Factory, Tiểu Sài Gòn
Nếu đi hết biển
 I  3, 4

Muốn thống nhất nước Đức, là phải ôm riết lấy Lò Thiêu. Grass đã từng tâm niệm. Những tác phẩm của ông là toan tính đến sau, hoặc ôm riết, hoặc khởi đi từ Lò Thiêu.
Tương tự, Gấu tui cho rằng, mọi toan tính của văn học Việt Nam, là, hoặc ôm riết lấy Lò Cải Tạo, hoặc đau rất đau, Cái Nhục Thắng Trận.

Nhân tiện, cũng xin được tản mạn một tí, về mấy nhà văn trong nước, bi giờ lại ưa xài mốt mới, là lắc đầu quầy quậy, không nhận mình là kẻ chiến thắng. Gấu tui khuyên, đừng làm như vậy, bởi vì, bỏ cái nhục chiến thắng đi, là đếch có viết được gì đâu! I "CAN" U! U "THA" cho "ME".
Vả chăng, oan [từ chữ oán] có đầu, trái [nợ, như trong chữ trái phiếu] có chủ, các văn hữu "bạn" của Gấu đó, nếu cứ lắc đầu quầy quậy như vậy, những oan hồn Lò Cải Tạo, Mồ Biển Cả, hằng năm biết tụ về đâu, để mà húp tí cháo?

Câu hỏi mà TVT đặt ra, ở ngay đầu Nếu Đi Hết Biển, đã nhiều người đặt ra, trong nhiều hoàn cảnh khác biệt.
Lạ nhất là, trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử mà Gấu tui đọc từ thuở còn con nít, và cứ bị nó ám ảnh hoài, và sau này cứ tưởng tượng ra, nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ đó, chính là đứa con tư sinh của hai miền đất, cố tìm về quê hương cha, và đã thất vọng.
Đó là truyện Lá Huyết Thư, và cùng với nó, là toan tính của mọi tiểu thuyết gia, tìm cách cắt nghĩa lịch sử, sao cho hợp với trí tưởng tượng của mình....
Và, cũng lạ nhất là trong một bài viết trên báo Đàn Chim Việt,  và sự ám ảnh của một nhân vật lịch sử khác: Ông Hồ.


Cậu tôi thắc mắc:
-Con có lầm không? Có ai lại hoan hô người đã ra lệnh giết mình!
Vâng, có lẽ tôi lầm, vì những người lớn sau này cho biết tiếng hô cuối cùng là Nguyễn thái Học muôn năm... muôn năm... muôn năm... Nhưng sao hồi đó, trong cái kinh khiếp đó, đầu tôi vẫn bập bùng tiếng hô Hồ chí Minh muôn năm!?
Cái Ác Tới Từ Xa

Nếu đi hết biển: Một ẩn dụ để làm việc?

.... Sự thực, de Maistre nói, "Làm ơn giải thích cho tôi về bản chất của lịch sử". Nếu chúng ta là những Con Người Khôn Ngoan (Homo sapiens), thuần lý đang trên đường thăng tiến, như vậy chúng ta đang làm gì nhau đây? Tại sao những cuộc chiến tranh của chúng ta ngày càng giết chóc nhiều hơn? Tại sao những trận đói ngày càng lớn hơn? Về mặt khác, nếu có một kiểu mẫu, cho cái gọi là mất ân sủng nguyên thuỷ – (original) dis-grace, một từ rất ư là mãnh liệt, khi chúng ta tách bạch bằng một cái gạch như trên – ghét bỏ (disgrace) trở thành một từ tẹp nhẹp ở đây; dis-grace: sa khỏi ân sủng (fall from grace), ngắt triệt mối tương thông với Thượng Đế – như vậy lịch sử sẽ là một sự trừng phạt, và chúng ta sa chân vào lịch sử, chủ yếu là để chịu đựng đau khổ, và chúng ta cứ thế tiếp tục chịu đựng cho đến tận cùng, cho tới khi nào chúng ta làm thịt lẫn nhau sạch sẽ không còn mống, bằng bom nguyên tử, bằng nội phá (implode) đô thị, hay là có một trận đói, hay sau cùng có một thứ bệnh AIDS không làm sao ngăn chặn được. Trọn một lý thuyết về tội tổ tông. Bằng cách nào, bạn xử lý (operate) với một lý thuyết như thế? Tôi không biết. Tôi gọi, đây là một ẩn dụ [để] làm việc (a working metaphor).
G. Steiner: Trả lời phỏng vấn


Chuyện tử tế
"Anh là một người tinh ranh." TVT

Ai Điếu Nadezhda Mandestam [1899-1980]
Joseph Brodsky
1, 3
Nguyên tác 1
2
Gửi DTH.
Jennifer Tran
Một tay ly khai nổi tiếng vừa tuyên bố vừa lắc lắc chòm râu: "Bà đã ỉa lên cả một thế hệ chúng ta".