Cuộc
sống quá khó khăn của con cháu thi sĩ Tản Đà
Diễn từ
Nobel văn chương. W. Faulkner
Tuyệt Kỳ
Kẻ tâm tính nông
nổi, không thắng là bực, không thua thì
mừng, không có gì để thắng là cáu, không có gì để bại là sướng,
không có gì
để được thì bỏ. Kẻ đạo cờ cao thâm, không gì lớn hơn việc phải ngay
cái khí,
muốn ngay được khí , không gì phải bằng vững cái chí, không mừng vui,
cờ thua
sẽ không còn bức bối, không có cái mừng, chẳng còn cái bực, không
giành giật, thắng bại là vậy, tiến thoái cũng thế gọi là đại nhân trông
như là
không có
sơ hở, hai bên đỏ đen đều có bài bản , tiến thoái đều có cơ sở chặt
chẽ, chỉ
là trên vùng Sở, Hà, Hán mây đen giăng đầy quá, sát khí dồn
căng quá,
cái hơi cấp tháo sóc nổi quá nặng, cái gọi là trăm kín một kẽ , là hai
bên đều
sẽ có những điểm sơ hở rồi.
Nói
chuyện dịch, ở trong nước.
Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về
dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc
quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu
sai. Cái này tha thứ được, vì làm người là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư,
thoải mái những
chữ, những đoạn mà dịch giả không hiểu nghĩa, hay cảm thấy,
chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với
những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm
tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho
tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ nhu cầu của nhân dân [to conform to the
notions and prejudices of a given public].
Chuyện
chàng cụt tai.
Gấu tui được coi phim phóng tác từ truyện, trước khi được đọc bản dịch
của truyện.
Cái sự được coi phim, bữa đó, quả là một kỳ ngộ, mà Gấu tui cứ nhớ
hoài, cho tới bây giờ, vẫn không giải ra được, bí ẩn của nó...
Vấn nạn Sông
Cái
[Mekong]
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_II04/05_ltvan_mekong.htm
Tưỏng
Niệm Trịnh Công Sơn
Und bin ganz allein in dem
grossen
Sturm
Arnold
Schoenberg: The Orchestra Songs op. 22
[And am all alone in the great storm: (Mình) hoàn toàn cô
đơn trong cơn bão lớn]
Milosz, trong một bài trả lời
phỏng
vấn, cho biết, ông đào thoát, xin tị nạn tại Pháp tháng Hai năm 1951.
Viết Cầm Tưởng, [Cái Đầu Bị Cùm], mùa xuân cùng năm, hoàn tất vào mùa
thu cũng trong năm. Trong lời tựa, ông cho biết, viết để thanh toán một
lần cho xong. Và hy vọng chẳng bao giờ phải đụng lại với vấn đề này nữa.
Trong ý nghĩ đó, theo tôi, những bản nhạc phản chiến của TCS đã được
"thanh toán".
Milosz cho rằng, cuốn sách không thuộc dòng của ông [that isn't my
line]. Ông viết nó, như kẻ lưng đụng vô tường, hết đường lui.
Cũng trong bài viết, ông nhắc đến cảm giác hết sức bối rối, khó chịu,
của Pasternak, khi được trao giải thưởng Nobel văn học, do cuốn tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago, chứ không phải do thơ. Bản thân Milosz cũng được
nổi tiếng, là nhờ Cầm Tưởng.
Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn có gì tương tự với hai trường hợp trên. Ông
nổi tiếng cả thế giới, là nhờ nhạc phản chiến. Nhưng thứ đó, thực sự
"không thuộc dòng của ông".
Như Milosz, ông đụng lưng vô tường, khi viết nó.
Nhưng tình ca, mới là nhạc phản chiến đời đời của ông. Và của loài
người.
Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa: Nếu có gì có
thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.
Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam
hòa bình đã mất.
“Cái từ giải phóng
chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người là hai chữ: Tình Yêu.”
Bóng
Đêm Giữa Ban Ngày,
một trường hợp biên cương [giữa văn học và ý
hệ]. Nó sẽ vẫn
còn được đọc, không chỉ vì Gletkin và Rubashov là những nhân vật giả
tưởng, mà
còn vì những tranh luận về chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Marx, về sự tra
tấn, và
khủng bố: đâu là bản chất của sự dấn thân tới chết, với ý hệ? Đâu là
bản chất
của dối trá, nhằm bảo vệ chính nghĩa?
Tôi là một người của hồi nhớ. Ở trung
tâm tác
phẩm
của tôi,
là toan tính: tới sau Lò Thiêu, theo nghĩa văn học, dưới góc cạnh văn
hóa,
triết học. Được lòng vòng đâu đó, với tất cả những cái bóng, những hồn
ma và
tro than, những thứ đó thì đầy rẫy ở đây [Âu Châu].
G. Steiner:
Trả lời phỏng vấn
Ngón
tay Người như những chú giun
Sách Quí
I II, III
C'est à vous que je dois tout.
Ông Tây già, chồng Cô Dung, không chỉ
khám phá ra
"thiên tài toán" của Gấu: Ông khám phá ra Gấu.
Không có ông, là không có Gấu.
Lẽ dĩ nhiên, vẫn có một thằng Bắc Kỳ, với số phận chỉ biết tới luỹ tre
đầu làng mình, rồi luỹ tre đầu làng Vân, quê ngoại
mình, cho tới khi biết được số phần sinh bắc tử nam, của mình.
Nhờ ông Tây, Gấu có giấc mơ "vượt biển" đầu tiên.
Đó là giấc mơ, cố học cho giỏi tiếng Tây, để viết một cái thư bằng
tiếng Tây,
cám ơn một ông Tây thuộc địa.
Giấc mơ đó có gì tương tự với trường hợp cô bé câm. Một khi
biết đọc biết viết tiếng Tây, thì những dòng tiếng ngoại đầu tiên đó,
sẽ là,
" C'est à vous que je dois tout": Cám ơn ông, nhờ có ông mà có Gấu
tui....
Nếu
đi
hết
biển I, 2 3, 4
Vào năm 1931, con tầu SS Ganges
đã đưa
một ngàn di dân về
Ấn. Năm sau, trở lại Trinidad, nó chỉ kiếm được một ngàn, trong số hàng
ngàn
con người không nhà nói trên. Ngỡ ngàng hơn, khi con tầu tới cảng
Calcutta, bến
tầu tràn ngập những con người qui cố hương chuyến đầu: họ muốn trở lại
Trinidad, bởi vì bất cứ thứ gì họ nhìn thấy ở quê nhà, dù một tí một
tẹo, đều
chứng tỏ một điều: đây không phải thực mà là mộng. Ác mộng.
[Naipaul, Nobel 2001]
Việc đánh cờ có ba điều kỵ: khai cuộc
khi cờ chưa
định, kỵ ở sự tham; vào đến giữa cuộc, sát khí đang vượng, kỵ ở chữ
đấu;
đến lúc cờ tàn, cái thế lớn đã đi rồi, kỵ ở ham được. Nay tiên sinh
với ta
đã cùng đường, miễn cưỡng cầm cự còn mong giữ được mình, hà tất phải
mưu đồ
gì chứ?
Thứ lỗi cho Tra mỗ thẳng lời, ván
cờ vừa nãy thấy tiên
sinh, sức cờ thiếu căng, trong lúc ứng đối lộ vẻ trì trệ. Tôi e rằng
trong
người tiên sinh có tật bệnh, mong hãy chữa trị sớm.
[Tuyệt
Kỳ]
Câu trên, có thể áp dụng cho Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, nhất là
nhận xét về thế tàn cuộc, của trận cờ, thì cứ tạm gọi là "quốc cộng":
Đến lúc cờ tàn, cái thế lớn đã đi rồi, tối kỵ là cái chuyện ham được.
Có hơn một cái ham được, của TVT, ở trong NĐHB.
Tôi nghĩ, chưa bao giờ,
TVT có được cái ý nghĩ, hãy ham thua, hãy đưa ngực mình ra chịu đòn,
rồi sau đó, được thua hạ hồi phân giải.
Chưa bao giờ TVT nghe được câu
này: Hãy thua, thua nữa, thua cho bảnh. [Beckett].
Nay tiên sinh với ta đã lâm vào tuyệt lộ... hà tất phải mưu đồ gì
chứ?
Xin thưa, "tản mạn này" chẳng mưu đồ gì.
Một cách nào đó, Gấu tui mới là người "đã đi hết biển", và đã được về
lại nhà, quê hương đất bắc mà Gấu đã từng bỏ chạy nó, vào năm 1954.
Phỏng
vấn Linda Lê.
Đọc Les
Trois Parques
Tôi có cảm tưởng
tôi cưu mang một xác chết. Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong
tôi, như
một đứa trẻ chết.
Phỏng
vấn Linda Lê, nhân
dịp phát hành Thư Chết
Ai
Điếu Nadezhda Mandestam [1899-1980]
Joseph Brodsky
1, 2
[Gửi
DTH.
Jennifer Tran].
Nếu
có
gì thay thế cho
tình yêu, thì đó là hồi ức. Và muốn nhớ nhung, hồi ức, là muốn không
chia xa, muốn trở thành thân mật, gần gũi. Dần dà những dòng thơ của
những
nhà thơ đó trở thành nỗi niềm, con người của bà. Chúng cung cấp cho bà,
không chỉ tầm nhìn, góc viễn, nhưng, quan trọng hơn, chúng trở
thành
tiêu chuẩn ngôn ngữ của bà. Bởi vậy, khi khởi sự viết những cuốn
sách
trên, là bà muốn đo - vào lúc này, nó trở thành, như linh tính, như
trực giác ở trong bà - những câu kệ của mình, nhằm đối đầu với những
câu thơ của họ. Tính trong sáng, sự không hề hối hận, ăn năn ở trong
những trang sách của bà, ngoài việc chúng nói lên tâm hồn của bà, còn
là
những hiệu quả văn phong tất yếu, không thể nào tránh được, của thơ ca,
nhờ thơ ca mà có; chính thơ ca đã tạo nên vóc dáng tâm hồn bà. Trong cả
hai, nội dung và văn phong, những cuốn sách của bà đúng là một thứ lời
bạt cho một thứ ấn bản tối cao, tối thượng của ngôn ngữ. Mà thơ ca, yếu
tính của nó là ngôn ngữ. Với bà, ngôn ngữ, và qua đó, thơ ca, trở
thành máu thịt, nhờ nhẩm đi nhẩm lại đến thuộc nằm lòng những
dòng thơ
của chồng.