Jen's sister
Nguyễn Quốc Trụ
Sinh
16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Sẽ xuất bản:
Nơi
Dòng Sông
Chảy
Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Tạp
Ghi Văn Học
NQT
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản
Sài Gòn
Nhỏ
Thường xuyên cộng tác với VHNT
trên
lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu
cần chi
tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên
VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Nhật Ký TIN VĂN II
|
Hồ Chí Minh, khi đó mang tên Nguyễn Ái Quốc, tại hội nghị Tours, Pháp,
tháng Chạp 1920.
Một người đương thời
miêu tả
ông: "Trong con người này có chất [hề]
Charlot - vừa tếu lại vừa buồn"
Trích tạp chí Lịch Sử, L'Histoire, số tháng Tư & Năm 2004, đặc biệt
về Việt Nam, thuộc địa, chiến tranh, và Cộng Sản [Indochine Vietnam,
colonisation, guerres et communisme].
Bỗng nhớ câu của Norman Manea:
The year
1989
did not mark only
the bicentennial of the French Revolution, but also the centennials of
two figures (1) who - each in his own way - knew how to exploit
the hunger of the masses and their vulnerability and gullibility.
Về Những
Tên Hề: Nhà Độc Tài và Người Nghệ Sĩ.
[Cái năm
1989
không những chỉ kỉ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỉ niệm 100 năm
sinh của hai hình tượng; mỗi người một cách riêng, đã biết khai thác
cái đói khát của quần chúng, điểm yếu nhược, và tính dễ mắc lừa của họ.]
(1): Đó
là
Aldolf Hitler, sinh ngày 20 tháng Tư, 1889, và Charlie Chaplin, sinh
trước Hitler đúng 100 giờ đồng hồ [theo bài viết trên của N. Manea].
Tưỏng Niệm Trịnh Công Sơn, nhân
vụ ông nhận "hụt" giải thưởng Vì Hoà Bình.
Lễ Hội Hoà Bình này bị đình hoãn,và chắc là nguội điện luôn, có nhiều
lý do, cứ như là một cú Tân La Sanh Môn. Ông nhà nước Vi Xi nói, không
phải tại ông, mà cũng không phải tại... ban tổ chức. Ban tổ chức
nói, vì lý do kỹ thuật (?) chứ không phải do có một ông ca sĩ ngoại
tham gia trong chương trình, lên tiếng, tôi không thể hát ở một nơi có
người vừa bị cùm
vừa bị tra tấn bởi những tiếng hát ngợi ca hoà bình của tôi.
Nghe nói, cô em nhạc sĩ muốn nhân dịp này làm sống lại những bài ca
phản chiến của ông anh, và theo tôi, đây mới là lý do, ông chết rồi, mà
Vi Xi vẫn
không cho phép ông nhận giải thưởng.
Bởi vì, nếu như vậy, hóa ra là cuộc chiến thần thánh chống Mẽo cứu nước
chẳng đáng
đồng xu teng, khi vinh danh nào những "người chết hai lần", "ba mươi
năm nội
chiến từng ngày"...?
Ba
cái
nhảm nhí, làm xàm, bá láp đó, đúng ra là không nên nhắc tới, trong một
bài viết tưởng niệm ông. Cho nên, chúng mình nên nói về một chuyện
khác, bắt đầu bằng một lời khuyên, của tôi, cho chính tui: Chớ bao giờ
hát lại những bài ca phản chiến đó nữa.
Và tôi tin rằng, đây cũng là ý nghĩ của Trịnh Công Sơn, nếu ông còn
sống.
Bởi vì, tinh thần phản chiến thứ thiệt của ông, là ở trong những bài
tình ca
của ông.
Tôi nhớ
những
ngày cải tạo ở miền nam, và sau này tự hỏi,
tại sao không hề nghe, dù chỉ một lần, tiếng nhạc TCS?
Đây là lý do theo tôi: Chính họ, trong có tui, cảm thấy tủi hổ, cho
chính họ, và cho cả TCS,
nếu hát nhạc đó, ở nơi trại tù....
Cái vụ tủi hổ này, có nhiều nguyên nhân. Có thể, nó còn liên can tới cả
một cái
nhìn to tổ bố, về thế nào là văn chương dấn thân!
Liệu Nguyễn Tuân có
di chúc cho hậu thế, "Khi ta chết, nhớ chôn theo một tên phê bình"?
Nếu có, nguồn gốc của
câu
này, là từ đâu?
Bóng Đêm Giữa
Ban
Ngày... một trường hợp biên cương [giữa văn học và ý hệ]. Nó sẽ vẫn còn
được đọc, không chỉ vì Gletkin và Rubashov là những nhân vật giả tưởng,
mà còn vì những tranh luận về chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Marx, về sự
tra tấn, và khủng bố: đâu là bản chất của sự dấn thân tới chết, với ý
hệ? Đâu là bản chất của dối trá, nhằm bảo vệ chính nghĩa?
Tôi là một người của hồi nhớ. Ở trung tâm tác phẩm của tôi, là toan
tính: tới sau Lò Thiêu, theo nghĩa văn học, dưới góc cạnh văn hóa,
triết học. Được lòng vòng đâu đó, với tất cả những cái bóng, những hồn
ma và tro than, những thứ đó thì đầy rẫy ở đây [Âu Châu].
G. Steiner: Trả lời phỏng vấn
Ông bợ VC vừa phải thôi...
Biết bao nhiêu trang web của
người Việt Hải Ngoại bị tường lửa chặn lâu nay sao ông câm như hến.
Còn bây giờ Talawas mới bị tường lửa thì ông đấm mặt đấm mày
chửi toáng lên, khóc như cha mẹ ông chết…
Ngón
tay Người như những chú giun
Sách Quí
I II
C'est à vous que je dois tout.
Ông Tây
già, chồng Cô Dung, không chỉ khám phá ra "thiên tài toán" của Gấu: Ông
khám phá ra Gấu.
Không có ông, là không có Gấu.
Lẽ dĩ nhiên, vẫn có một thằng Bắc Kỳ, với số phận hẩm hiu của nó, chỉ
biết
tới luỹ tre đầu làng mình, rồi luỹ tre đầu làng Vân, quê ngoại mình...
Nhờ ông Tây, Gấu có giấc mơ "vượt biển" đầu tiên. Đó là giấc mơ,
cố học cho giỏi tiếng Tây, để viết một cái thư bằng tiếng Tây, cám ơn
một ông Tây thuộc địa.
Giấc mơ đó có gì tương tự với trường hợp cô bé câm. Một khi biết đọc
biết viết tiếng Tây, thì những dòng tiếng ngoại đầu tiên đó, sẽ là, "
C'est à vous que je dois tout": Cám ơn ông, nhờ có ông mà có Gấu tui....
Nếu
đi
hết
biển
I, 2 3, 4
Ngửi
ra cái mùi đồ tể, là từ những dòng văn dòng thơ, cũng nói về cái ác,
của một cõi người rung chuông tận thế, của mấy ông an ninh chìm, tay
phải đánh người, tay trái viết văn, lâu lâu đổi tay, ở trong
thế giới toàn trị. Những bà vợ của mấy ông này, do không đọc văn, nên
ngửi thấy nó, khi ông ăn tối cùng với gia đình, khi bước vào phòng
ngủ bên bà vợ....
Thế nào
là bỏ chạy cuộc chiến?
Có khi bạn sống ở Sài Gòn,
trong những ngày tháng cay nghiệt như thế đó, mà vẫn chỉ là một thứ bỏ
chạy
cuộc chiến.
Linda Lê, rời Việt Nam năm 14 tuổi, mang theo được gì, từ cuộc
chiến, từ cái gia tài của mẹ, vậy mà bà vẫn sống, tôi muốn nói,
luôn đối đầu với Cái Chết Việt Nam? Bà
lấy ở đâu ra, cái xác chết, là đứa trẻ Việt Nam, mà bà luôn cưu mang
đó?
Cái xác chết, như tôi hiểu được, cũng là cái bản đồ Việt Nam tỉ lệ
xích 1/1 rách nát, mà người Việt cố mang ra ngoài này để vá víu lại.
Văn chương Việt Nam hải ngoại, theo tôi, là một toan tính làm sống lại
một đứa trẻ đã chết, mà Linda Lê luôn cưu mang ở trong bà.
Trường hợp những nhà văn hậu thuộc địa, và tiếp đó, thời toàn cầu hoá,
như Linda Lê, như Salman Rushdie... cho thấy, viết văn bằng ngôn
ngữ
vay mượn có lẽ là... cách tốt nhất, để làm một nhà văn... bản xứ!
Đây
là điều Kertesz nhận ra, khi cho rằng, bất cứ một nhà văn, đều là nhà
văn của Lò Thiêu, một thứ cô hồn vất vưởng mong tìm nơi nương náu, ở
nơi nao nếu không là ở trong tiếng nước người?
Đọc Linda Lê:
Phỏng
vấn.
Les
Trois Parques
Tôi có cảm tưởng
tôi cưu mang một xác chết. Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong
tôi, như
một đứa trẻ chết.
Phỏng
vấn nhân
dịp phát hành Thư Chết
|