Jen's sister
Nguyễn Quốc Trụ
Sinh
16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Sẽ xuất bản:
Nơi
Dòng Sông
Chảy
Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Tạp
Ghi Văn Học
NQT
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản
Sài Gòn
Nhỏ
Thường xuyên cộng tác với VHNT
trên
lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu
cần chi
tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên
VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Nhật Ký TIN VĂN II
|
“Tội của chúng mình
không phải là mất lòng tin mà là tin tưởng quá.”
Bùi Ngọc Tấn: Mơ
"Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương nhau mà chỉ sợ chúng ta
yêu thương nhau nhiều quá.".
NQT:
Khu Rừng Trong Đêm
Bóng Đêm Giữa
Ban
Ngày... một trường hợp biên cương [giữa văn học và ý hệ]. Nó sẽ vẫn còn
được đọc, không chỉ vì Gletkin và Rubashov là những nhân vật giả tưởng,
mà còn vì những tranh luận về chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Marx, về sự
tra tấn, và khủng bố: đâu là bản chất của sự dấn thân tới chết, với ý
hệ? Đâu là bản chất của dối trá, nhằm bảo vệ chính nghĩa?
Tôi là một người của hồi nhớ. Ở trung tâm tác phẩm của tôi, là toan
tính: tới sau Lò Thiêu, theo nghĩa văn học, dưới góc cạnh văn hóa,
triết học. Được lòng vòng đâu đó, với tất cả những cái bóng, những hồn
ma và tro than, những thứ đó thì đầy rẫy ở đây [Âu Châu].
G. Steiner: Trả lời phỏng vấn
Ông bợ VC vừa phải thôi...
Biết bao nhiêu trang web của
người Việt Hải Ngoại bị tường lửa chặn lâu nay sao ông câm như hến.
Còn bây giờ Talawas mới bị tường lửa thì ông đấm mặt đấm mày
chửi toáng lên, khóc như cha mẹ ông chết…
Ngón
tay Người như những chú giun.
Mandelstam's poem on Stalin
(November
1933)1
We live, deaf to the land beneath us,
Ten steps away no one hears our speeches,
But where there's so
much
as half a conversation
The Kremlins mountaineer will get his mention. 2
His fingers are fat as grubs
And the words, final as lead weights, fall from his lips,
His cockroach whiskers leer
And his boot tops gleam.
Around him a rabble of
thin-necked
leaders—
fawning half-men for him to play with.
They whinny, purr or whine
As he prates and points a finger,
One by one forging his laws, to
be
flung
Like horseshoes at the head, the eye or the groin.
And every killing is a treat
For the broad-chested Ossete. 3
1. This poem, which Mrs.
Mandelstam
mentions on page 12 and
at many other points, is nowhere quoted in full in the text of her
book.
2. In the first
version, which came into the hands of the secret police, these two
lines read:
All we hear is the Kremlin mountaineer,
The murderer and peasant-slayer.
8. "Ossete." There were persistent stories that
Stalin had Ossetian blood. Osseda is to the north of Georgia
in the Caucasus. The people, of Iranian stock,
are quite different from the Georgians.
Mandelstam: Chân Dung Bác Xì [Tà Lỉn]
Chúng ta sống, điếc đặc trước mặt đất
bên dưới
Chỉ cần mười bước chân là chẳng ai nghe ta nói,
Nhưng ở những
nơi, với câu chuyện nửa vời
Tên của kẻ sau cùng trèo tới đỉnh Cẩm Linh được nhắc tới.
Những
ngón tay
của kẻ đó mập như những con giun
Lời nói nặng như chì rớt khỏi môi
Ánh mắt nhìn
đểu giả,
râu quai nón-con gián...
Bài thơ trên có
nhiều bản khác
nhau.
Trên, là từ hồi ký "Hy Vọng Chống lại Hy Vọng", của vợ nhà thơ,
Nadezhda Mandelstam.
Hành
Quân Đêm
Đứng
bên lãnh tụ
Liệu liệu
mà viết
Sách Quí
I II
C'est à vous que je dois tout.
Tôi đề
nghị,
anh đã từng làm bồi Mẽo, thì tốt nhất, lại xin đi làm
bồi Mẽo, ở ngay nước Mẽo.
Nhưng
nếu anh
không thích Mẽo, mà có lẽ tôi
đoán đúng như vậy, thì nên
đi Canada. Ở đó có vùng Quebec, Montreal, nói tiếng Tây....
Tui cũng
"khoái" anh đấy, nhưng nếu lấy anh, là mất một
xuất dành cho mấy người kia.
Ông
Tây
già, chồng Cô Dung, không chỉ khám phá ra "thiên tài toán" của Gấu: Ông
khám phá ra Gấu.
Không có ông, là không có Gấu.
Lẽ dĩ nhiên, vẫn có một thằng Bắc Kỳ, với số phận hẩm hiu của nó, chỉ
biết
tới luỹ tre đầu làng mình, rồi luỹ tre đầu làng Vân, quê ngoại mình...
Nhờ ông Tây, Gấu có giấc mơ "vượt biển" đầu tiên. Đó là giấc mơ,
cố học cho giỏi tiếng Tây, để viết một cái thư bằng tiếng Tây, cám ơn
một ông Tây thuộc địa.
Giấc mơ đó có gì tương tự với trường hợp cô bé câm. Một khi biết đọc
biết viết tiếng Tây, thì những dòng tiếng ngoại đầu tiên đó, sẽ là, "
C'est à vous que je dois tout": Cám ơn ông, nhờ có ông mà có Gấu tui....
Nếu
đi
hết
biển
I, 2 3, 4
Tác phẩm văn học, theo tôi,
luôn có một nhan sắc thầm, như để dành
riêng cho một bạn tri âm của nó. Bạn phải ở một tuổi nào, đó, sống một
cuộc đời, như thế nào, đó, thì mới đọc được, nó. Tôi muốn nói mới nhận
ra được cái nhan sắc thầm kia.
Thí dụ, như mọi người đều biết, Nguyễn Tuân, một con người rất tài hoa,
với những dòng văn rất tài hoa. Nhưng cái nhan sắc thầm của ông, lại là
những câu văn rất mộc mạc, như thể những tài hoa nhất mực như thế, là
chỉ để làm bật ra cái mộc mạc kia. Hoặc giấu biệt nó, trước những cặp
mắt phàm phu tục tử. Có lần tôi đã sử dụng huyền
thoại
mắt xanh, mắt trắng để nói về hai cái đẹp, một sắc sảo, một mộc mạc của
văn Nguyễn Tuân. Với độc giả, bất kỳ độc giả, là cặp mắt
trắng dã, là nét đẹp tài hoa, nhưng với một tri âm, ông lôi cái món ăn
ông thích nhất, thí dụ, món cơm nắm ăn với muối vừng, tức
cái mộc mạc giản dị, của một nhà văn miền bắc.
Nhưng
Steiner - cũng vẫn huyền thoại mắt xanh mắt trắng, cái tài hoa, cái mộc
mạc, tức ý tưỏng trên - lại diễn tả bằng một cách khác, như để áp dụng
riêng cho văn chương thời kỳ hậu Lò Thiêu, như trích đoạn sau đây:
-Ông
vẫn còn thích viết giả tưởng?
-Vâng, nhưng tôi chưa vươn tới tầm, xứng với những đề tài làm tôi đứt
ruột đứt gan. Tôi cứ trở đi trở lại hoài với khởi đầu một câu chuyện,
hay là một cuốn tiểu thuyết nho nhỏ, về một đề tài như sau: chúng ta
hoặc đang ở một hòn đảo Hy Lạp thời kỳ mấy ông tướng, hay ở Thổ Nhĩ Kỳ,
hay Nam Mỹ: bất cứ một nơi nào trên trái đất, nhưng phải là một chế độ
cảnh sát trị. Một người đàn ông trở về nhà với vợ con, và vào cái lúc
họ đi vô giường ngủ, hay ở bàn ăn, bà vợ ngửi thấy mùi tra tấn ở ông
chồng (anh ta đã tra tấn người suốt buổi). Anh ta chẳng bao giờ nói về
chuyện đó, vậy mà các bà biết: họ biết họ đang chia giuờng sẻ gối với
những người đàn
ông đã làm gì với thân thể của những người đàn ông đàn bà khác.
[Phỏng
vấn Steiner]
Ngửi
ra cái mùi đồ tể, là từ những dòng văn dòng thơ, cũng nói về cái ác,
của một cõi người rung chuông tận thế, của mấy ông an ninh chìm, tay
phải đánh người, tay trái viết văn, lâu lâu đổi tay, ở trong
thế giới toàn trị. Những bà vợ của mấy ông này, do không đọc văn, nên
ngửi thấy nó, khi ông ăn tối cùng với gia đình, khi bước vào phòng
ngủ bên bà vợ....
Thế nào
là bỏ chạy cuộc chiến?
Có khi bạn sống ở Sài Gòn,
trong những ngày tháng cay nghiệt như thế đó, mà vẫn chỉ là một thứ bỏ
chạy
cuộc chiến.
Linda Lê, rời Việt Nam năm 14 tuổi, mang theo được gì, từ cuộc
chiến, từ cái gia tài của mẹ, vậy mà bà vẫn sống, tôi muốn nói,
luôn đối đầu với Cái Chết Việt Nam? Bà
lấy ở đâu ra, cái xác chết, là đứa trẻ Việt Nam, mà bà luôn cưu mang
đó?
Cái xác chết, như tôi hiểu được, cũng là cái bản đồ Việt Nam tỉ lệ
xích 1/1 rách nát, mà người Việt cố mang ra ngoài này để vá víu lại.
Văn chương Việt Nam hải ngoại, theo tôi, là một toan tính làm sống lại
một đứa trẻ đã chết, mà Linda Lê luôn cưu mang ở trong bà.
Trường hợp những nhà văn hậu thuộc địa, và tiếp đó, thời toàn cầu hoá,
như Linda Lê, như Salman Rushdie... cho thấy, viết văn bằng ngôn
ngữ
vay mượn có lẽ là... cách tốt nhất, để làm một nhà văn... bản xứ!
Đây
là điều Kertesz nhận ra, khi cho rằng, bất cứ một nhà văn, đều là nhà
văn của Lò Thiêu, một thứ cô hồn vất vưởng mong tìm nơi nương náu, ở
nơi nao nếu không là ở trong tiếng nước người?
Đọc Linda Lê:
Phỏng
vấn.
Les
Trois Parques
Tôi có cảm tưởng
tôi cưu mang một xác chết. Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong
tôi, như
một đứa trẻ chết.
Phỏng
vấn nhân
dịp phát hành Thư Chết
|