Jen's sister
Nguyễn Quốc Trụ
Sinh
16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Sẽ xuất bản:
Nơi
Dòng Sông
Chảy
Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Tạp
Ghi Văn Học
NQT
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản
Sài Gòn
Nhỏ
Thường xuyên cộng tác với VHNT
trên
lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu
cần chi
tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên
VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Nhật Ký TIN VĂN II
|
Anh Vũ
Giới thiệu, Phỏng vấn
giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Lại
thêm một trái thúi nữa trong giới cầm nhầm đồ ngoại.
Nhạc sĩ Quốc Bảo "thừa nhận" Tuổi 16 giống
Renaissance fair.
Sau hai lần cãi chầy cãi cối, nhạc sĩ Quốc Bảo đã gởi đến
Hội Âm Nhạc TPHCM bản tường trình thứ ba, "thừa nhận" rằng, đúng như
kết luận của Ban Kiểm Tra vào chiều 27-6, ca khúc Tuổi 16 của tui, đã
thuổng từ
ca khúc Renaissance fair của nhạc sĩ Ritchie Blackmore (nhóm
Blackmore’s
night).
[Theo tin trên báo Người Lao Động]
Kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui
chiếu về
siêu hình học của tiểu thuyết gia.
[Đáp lời Đoàn Cầm Thi]
Kỷ
niệm với thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
Nhìn lại, Gấu nghĩ, Gấu và Joseph phải
được coi như là hai thằng bạn thân.
Nhưng nhìn kỹ lại, Gấu nhận ra một điều: Chưa từng được bạn ta tặng cho
một bài thơ nào!
Trong khi đó, nào là tặng Nguyễn Đạt, những vần lặng lẽ
này... Nào là nhắn Nguyễn Tân Văn, đọc xong, ghé tôi "phe
cà"...
Một bữa, nằm mơ, gặp anh. Bèn cự. Anh
cười:
-Mi viết truyện ngắn, về Bông Hồng Đen,
còn được đi, nhưng mi viết điểm sách, phê bình, viết ba thứ "hôi"
như thế, làm sao mi đọc được Mùa Cầm Xanh?...
Sikiew nổi tiếng trong lũ người
tị
nạn, do bụi của nó.
Ngay cả những giấc mơ của họ cũng phủ đầy bụi...
Chúng mình chỉ là hai hạt bụi lỡ
thương nhau.
NQT:
Bụi
Tứ
Tấu Khúc về Lan
Hương
và
Những Ngày Ở Sài Gòn
Tôi mơ tưởng, khi đứng
trước cổng
nhà thương Grall, nhìn ra Sài Gòn, thì chiến tranh đã hết.
Sách Quí
I II
Tôi đề
nghị,
anh đã từng làm bồi Mẽo, thì tốt nhất, lại xin đi làm
bồi Mẽo, ở ngay nước Mẽo.
Nhưng
nếu anh
không thích Mẽo, mà có lẽ tôi
đoán đúng như vậy, thì nên
đi Canada. Ở đó có vùng Quebec, Montreal, nói tiếng Tây....
Tui cũng
"khoái" anh đấy, nhưng nếu lấy anh, là mất một
xuất dành cho mấy người kia.
-Thôi, mày nói vậy, là tao hiểu rồi. Tuy đây là chương trình Nhân Lực,
nhưng lâu lâu, nhận một người như mày, cũng không sao.
Nếu
đi
hết
biển
I, 2
Còn ở hải ngoại này thì không một ai
dí súng vào màng tang
bắt viết, thì hà cớ gì phải vừa viết vừa cảnh giác đề phòng cộng đồng
biểu tình
chống đối?
Hoàng Khởi Phong, trả lời Trần Văn Thuỷ: Ở hải ngoại này có
tự do sáng tác hay không?
Theo tôi, quả là có nỗi sợ bị "dí súng vào màng tang", ở một số nhà văn
hải ngoại, ở những thời điểm nóng bỏng của nó.
Trong
những năm chiến tranh, Gấu tui may mắn có được một vài
dịp bỏ chạy cuộc chiến, nhưng có thể, bởi vì nó dai như đỉa đói, cho
nên, cuối
cùng đều hỏng cả.
Có
lần, vào phút chót, tưởng đi mười mươi, lại khựng lại. Lý do khựng lại,
không phải do ngoại cảnh, mà như thể có
một
người nào, ở bên trong Gấu, xúi bậy xúi bạ, này đừng, ra đi là...
hết rồi, là khốn nạn
đấy con
ạ, đi là không thể nào trở về được đâu, mà có trở về, thì cũng chẳng
còn gì
nữa. Có nhớ chàng Lưu, chàng Nguyễn không? Đến Thiên Thai làm gì cho
khốn khổ
khốn nạn, khi trở về là hết đời của mình rồi! [Đào thơm đâu cần phải
đến Thiên Thai mí có!]
Như
thể đời của lũ chúng tôi, chính là cuộc chiến khốn kiếp
đó.
"Đời
của mi đâu rồi, hôm nay sao không đi đón mi?"
Gấu
tôi chợt nhớ Bông Hồng Đen, và câu nói đùa của bạn cô, những lần Gấu
tôi bận việc sở không thể đi đón, khi tan
trường...
NQT
Đọc Linda Lê:
Phỏng
vấn.
Les
Trois Parques
Tôi có cảm tưởng
tôi cưu mang một xác chết. Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong
tôi, như
một đứa trẻ chết.
Phỏng
vấn nhân
dịp phát hành Thư Chết
Lưu Vong và Tiểu Thuyết
Tiểu thuyết là để diễn tả về cõi
không
nhà siêu việt. Nói nôm na, nó diễn tả một cõi người, khi thần
thánh đã bỏ đi.
(The form of the novel is, like no other one, an expression
of transcendental homelessness)
G. Lukacs, Lý thuyết về Tiểu thuyết.
Tiểu thuyết,
theo
Lukacs, là hình thức văn chương chính, la
principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm
thấy
không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu
thuyết, khi có
sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã
hội. Hùng
ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và
bên
ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những
câu hỏi
được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng
râm nhưng
không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi
thơ và
của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết
(bi kịch),
tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính
(Le
roman est la forme de la maturité virile).
Vẫn theo ông, không
một nhà văn nào có thể tạo nên một tác
phẩm có giá trị, nếu đặt để trong đó, những câu hỏi, những vấn đề mà
chính anh
ta đã vượt qua. Bởi vậy, nhân vật chính ở trong tiểu thuyết là một kẻ
vấn nạn
(un être problématique), một tên khùng, hay một tội phạm, bởi vì anh ta
luôn
tìm kiếm những giá trị tuyệt đối mà chẳng hề biết; sống hết mình với
chúng,
chính vì vậy mà không thể tới gần. Một cuộc tìm luôn luôn tiến mà chẳng
tới,
một chuyển động mà Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận
cùng,
cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé).
|