old_logo
co
Jen's sister

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Sẽ xuất bản:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần &  Nguyễn Quốc Trụ
Tạp Ghi Văn Học
NQT
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản Sài Gòn Nhỏ


Thường xuyên cộng tác với VHNT trên lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu cần chi tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.

E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com


locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Nhật Ký TIN VĂN II









Kỷ niệm với thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
Nhìn lại, Gấu nghĩ, Gấu và Joseph phải được coi như là hai thằng bạn thân.
Nhưng nhìn kỹ lại, Gấu nhận ra một điều: Chưa từng được bạn ta tặng cho một bài thơ nào!
Trong khi đó, nào là tặng Nguyễn Đạt, những vần lặng lẽ này...  Nào là nhắn Nguyễn Tân Văn, đọc xong, ghé tôi "phe cà"...

Một bữa mơ gặp anh. Bèn cự. Anh cười:
-Mi viết truyện ngắn, về Bông Hồng Đen, còn được đi, nhưng mi viết điểm sách, phê bình, viết  ba thứ "hôi" như thế, làm sao mi đọc được Mùa Cầm Xanh?...

Thịt Của Thời Gian
"Remember me",
whispers the dust.*
[Hãy nhớ đến tui,
hạt bụi thì thầm]
Peter Huchel
[Nhà thơ Đức. Brodsky trích dẫn, tr
ong Ngợi Ca Buồn Phiền: In Praise of Boredom]

Chúng ta, những nhà văn, chúng ta chỉ là những hạt bụi, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Ðảng".
Nguyễn Đình Thi
[Trích bài viết của Bùi Minh Quốc, "Làng văn một thời, và..." trên talawas.]

Mới đây, nghĩa là mãi sau này, khi đã ra ngoài này rồi, Gấu tui có nghe một số bạn văn thuộc lớp trẻ hơn, hiện còn ở trong nước, và luôn cả một vài nhà văn miền bắc, suýt soa, về "cái thời viết văn của chúng tôi":
Hồi các anh viết - nghĩa là thập niên 1960 tại Sài Gòn - sao mà sướng thế! Lịch sử văn học Việt Nam cận đại chỉ có hai thời sướng, là thời Tự Lực Văn Đoàn, và thời "tiểu thuyết mới" của đám các anh đấy!
Nhưng anh đừng viết ra, tụi nó lại bảo tụi này tìm cách vực thây ma sống dậy!
[Trích lời một nhà thơ, hiện đang sống tại Sài Gòn]

Nhìn lại, cảm thấy sướng thật, trước khi cùng với cả một miền đất, khổ, những ngày cuộc chiến leo thang sau đó, và càng khổ, những ngày hòa bình.

Đọc những câu như của Nguyễn Đình Thi, mới cảm thấy, sướng thật, cả một đời viết lách lăng nhăng, chưa từng phải tuyên bố một câu "lẫm liệt", hay "tội nghiệp"- hai chữ đều của Nguyễn Khải - đến thế!

Nếu có chăng, thì là:
Anh yêu Em, bởi vì anh yêu Hà Nội! NQT: Đói và Viết
Hay:
Chúng mình không sợ chúng mình không thương yêu nhau, nhưng chỉ sợ chúng mình yêu thương nhau nhiều quá! NQT: Khu Rừng Trong Đêm

Bởi vì anh so với bụi thì cũng như thời gian so với anh. Chính vì vậy mà nó bé tí. Bé như bụi. Và anh biết hạt bụi nói gì, khi bị phủi khỏi bàn?
"'Hãy tưởng nhớ tôi,'
Hạt bụi thì thầm."*

Thời gian, như đỉa đói, bấu chặt lấy con người, và con người vì nó mà già khòm, xấu xí mãi ra, rồi chết, biến thành “bụi” – “thịt của thời gian”, như Brodsky gọi.
Nhà thơ nổi loạn

Sikiew nổi tiếng trong lũ người tị nạn, do bụi của nó.
Ngay cả những giấc mơ của họ cũng phủ đầy bụi...
Chúng mình chỉ là hai hạt bụi lỡ thương nhau NQT: Bụi

Tứ Tấu Khúc về Lan Hương và Những Ngày Ở Sài Gòn
Tôi mơ tưởng, khi đứng trước cổng nhà thương Grall, nhìn ra Sài Gòn, thì chiến tranh đã hết.


Vào những ngày hậu-chiến thắng Iraq, có lẽ nên đọc lại thư từ nhiệm sau đây....

Thư Tín nhân vụ dịch Sartre

Tin thêm về  vụ diễn đàn talawas bị tường lửa.
... Nói rõ hơn, talawas đụng vô Tường Đảng, chứ không phải Tường Lửa.

Cơ Hội Của Chúa : Kỹ thuật của sự hỗn độn?
"Chúa cũng không giúp được gì".
"Đảng cũng vô ích ở đây."

Ai Điếu Nadezhda Mandelstam [1899-1980]
Joseph Brodsky
Great Poetry 'hurt' her into prose


Cám ơn anh Trịnh Hữu Tuệ v/v hiệu đính một câu dịch sai trong bài Ảnh Hưởng, [dịch Rushdie]. NQT


Cuốn sách quí nhất của tôi, là tờ thông hành.
Tôi đề nghị, anh đã từng làm bồi Mẽo, thì tốt nhất, lại xin đi làm bồi Mẽo, ở ngay nước Mẽo.
Nhưng nếu anh không thích Mẽo, mà có lẽ tôi đoán đúng như vậy, thì nên đi Canada. Ở đó có vùng Quebec, Montreal, nói tiếng Tây....
Tui cũng "khoái" anh đấy, nhưng nếu lấy anh, là mất một xuất dành cho mấy người kia.

Nếu đi hết biển