Jen's sister
Nguyễn Quốc Trụ
Sinh
16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Sẽ xuất bản:
Nơi
Dòng Sông
Chảy
Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Tạp
Ghi Văn Học
NQT
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản
Sài Gòn
Nhỏ
Thường xuyên cộng tác với VHNT
trên
lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu
cần chi
tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên
VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Nhật Ký TIN VĂN II
|
"Chúng ta, những
nhà
văn, chúng ta chỉ là những hạt bụi, nhưng là những
hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Ðảng".
Nguyễn Đình Thi
[Trích bài viết của Bùi Minh Quốc,
"Làng văn một thời, và..." trên
talawas.]
Sau này, Gấu tui nghe một số anh em "văn hữu" thuộc lớp trẻ hơn, hiện
còn ở trong nước, và luôn cả một số nhà văn miền bắc, suýt soa, về "cái
thời viết văn của chúng tôi":
Hồi các anh viết - nghĩa là thập niên
1960 tại Sài Gòn - sao mà sướng thế! Lịch sử văn học Việt Nam cận đại
chỉ có hai thời sướng, là thời Tự Lực Văn Đoàn, và thời "tiểu thuyết
mới" của đám các anh đấy!
Nhưng anh đừng viết ra, tụi nó lại bảo tụi này tìm cách vực thây ma
sống dậy!
[Trích lời một nhà thơ, hiện đang sống tại Sài Gòn]
Nhìn lại, cảm thấy sướng thật, trước khi cùng với cả một miền đất, khổ,
những ngày cuộc chiến leo thang sau đó, và càng khổ, những ngày hòa
bình.
Đọc những câu tuyên bố như trên, mới cảm thấy, sướng thật, cả một đời
viết lách lăng nhăng, chưa từng phải tuyên bố một câu hùng dũng như thế!
Nếu có chăng, thì là:
Anh yêu Em, bởi
vì anh
yêu Hà Nội!
Hay:
Chúng mình không
sợ
chúng mình không thương yêu nhau, nhưng chỉ sợ chúng mình yêu
thương nhau nhiều quá!
Một con số đáng
kể
những nhà văn Romania chẳng bao giờ muốn và chẳng
bao giờ chấp nhận là Đảng viên. Họ hiểu rằng, vai trò một nhà văn của
họ khiến họ phải giữ một khoảng cách quyết định [critical] với hệ
thống. Khi được hỏi tại sao chê thẻ Đảng, một nhà văn hàng đầu Romania,
thuộc lớp già, trả lời: "Tôi không thể. Tôi đã là đảng viên của Đảng
một người, a Party of one. Tôi là một nhà văn."
Norman Manea: Romania
Thư Tín nhân vụ
dịch
Sartre:
NQT góp ý với Đoàn Cầm Thi
Đoàn Cầm Thi trả lời
Trần Văn Thới góp ý với ĐCT
Tin
thêm về vụ diễn đàn
talawas bị tường lửa.
Thông cáo của talawas về vụ bị
ngăn chặn.
"Lí do được nêu là: talawas có tham vọng và đã can
thiệp ngày càng sâu vào những hoạt động văn hoá xã hội tại Việt Nam....
Báo chí
và các
cơ quan truyền thông tại Việt Nam được yêu cầu không đưa
tin và bình luận về sự việc này."
{Trích
thông
cáo của talawas].
Bản thân
Gấu
tui, cũng đã "bị ngăn chặn" y chang như talawas, không
phải vì "có tham vọng và đã can thiệp ngày càng sâu vào..." gì hết,
nhưng
mà là để nhường phòng cho chi bộ Đảng tại cơ quan, họp.
Đó là
những
ngày sau 30 tháng Tư 1975. Là một chuyên viên bưu điện,
không đi lính đi tráng, không có nợ máu với nhân dân, Gấu được hưởng ưu
tiên của cách mạng, cho học tập cải tạo tại cơ quan, ba ngày, sau đó,
cho làm việc lại.
Thời
gian làm
việc lại đó, cứ mỗi sáng thứ bảy, Gấu tui và mấy cô thư
ký văn phòng được thủ trưởng ra lệnh, hãy ra bên ngoài chơi, đóng cửa
phòng lại, để cho chi bộ Đảng họp!
Tình
trạng
trên đâu có khác gì talawas. Khi cho rằng, "talawas có tham
vọng và đã can thiệp ngày càng sâu vào những hoạt động văn hoá xã hội
tại Việt Nam", mấy ông vi xi to đầu nghĩ rằng, talawas muốn cùng họp
chi
bộ với họ, cho nên "bị ngăn chặn", là đúng rồi.
Chính vì
thế,
mà tin trên, báo chí không được phép đăng tải, vì là họp
nội bộ!
Xê ra,
đi chỗ
khác chơi, cho chi bộ Đảng họp, bàn chuyện cơ quan,
chuyện đất nước! "Nguỵ" là
thứ gì, mà ngo ngoe!
Gấu tui
thật
khó quên, cái cảm giác "bị ngăn chặn", những lần đó.
Lẽ dĩ
nhiên talawas có lý do chính đáng khi thay đổi, từ "bị tường lửa" thành
"bị ngăn
chặn". Nhưng sự kiện này làm Gấu tui nhớ đoạn nhà văn Nhã Ca kể chuyện
Nguyễn Tuân ghé
thăm, và hỏi về học tập tốt lao động tốt của chồng bà, là Trần Dạ Từ.
Bà
phạng liền, người được coi là rành rẽ tiếng Việt số một trong giới văn
học:
-Đi tù
thì nói mẹ đi tù, cái gì học tập, hử?
Đánh
tráo là một trong những chiêu thức rất được khối Cộng Sản sử dụng,
không riêng gì tại Việt Nam.
Nhà văn
Norman Manea, trong bài Censor's Report, khi phải định nghĩa
thế nào là kiểm duyệt - thì tường lửa, bị ngăn chặn... đều là những
chiêu thức của kiểm duyệt - đã gọi đó là "mật
vụ của con chữ" [the secret police of the word]. Ông coi chuyện
đánh tráo [substitution] là rất phổ biến, không chỉ như là
một đòn [tactic] chính trị, nhằm đánh lừa người khác, mà còn cả trong
cuộc sống hàng
ngày, khi sản phẩm thứ thiệt được đánh tráo dần dần bằng những sản
phẩm tồi tệ hơn, và cuối cùng, bằng đồ dởm.
Cũng
chuyện như vậy đã xẩy ra trong
những vấn đề liên quan tới văn hóa. Có một số những nhà văn nhà nước
thuộc loại gộc được quyền chỉ trích một số mặt tiêu cực của xã hội,
trong khi cùng lúc, tấn công những nhà văn lương thiện nhằm cô lập
họ. Những nhà trí thức thứ thiệt ngày càng mất dần, và được "thay thế"
bằng một thế hệ đảng viên trẻ hơn, the new generation of apparatchiks,
những con ông cháu cha có học thức thực sự, tốt nghiệp thực sự
tại đại học Tây Phương. Đám này, lẽ dĩ nhiên, có quyền nói về một
cõi người rung chuông tận thế, nói về cái ác, cái ang ác, những mặt
tiêu cực trong xã hội. Như Norman Manea cho biết, tại Romania, công
cuộc thay thế,
đánh tráo như vậy thành công đến độ, vào cuối thập niên 1970, một đạo
luật ra đời, huỷ bỏ bộ phận có tên là Department of the Press [kiểm
duyệt], bởi vì nó trở thành vô hiệu, bất lực và vô ích. Nhà nước
chắc chắn rằng, sau bao thập niên sống dưới chế độ toàn trị, cái gọi là
tự kiểm duyệt và trông chừng lẫn nhau [the self-censorship and mutual
surveillance] đã thay thế một cách thật là tuyệt vời, những tên chuyên
làm nghề kiểm duyệt, the professionals.
Cơ Hội Của Chúa : Kỹ thuật
của sự hỗn độn?
"Chúa
cũng
không giúp được gì".
"Đảng
cũng vô ích
ở đây."
Ai Điếu Nadezhda Mandelstam [1899-1980]
Joseph Brodsky
Great
Poetry 'hurt' her into prose
Ảnh
Hưởng
Rushdie
Nguyên bản tiếng Anh
Bản
của NQT [có phần bàn Mao Tôn Cương]
Bản NQT [Trịnh Hữu Tuệ hiệu đính,
đăng trên talawas].
Đính chính:
Câu văn "The
demonization of Machiavelli strikes me as one of the
most successful acts of slander in European history": Cái việc biến
Machiavelli thành một con quỉ làm tôi ngỡ ngàng, đây là một trong những
màn vu khống thành
công nhất của lịch sử Âu Châu.
Câu này tôi, NQT, dịch
sai, sau khi đối chiếu với bản hiệu đính trên talawas.
Nguyễn
Tiến
Văn dịch là: Việc ma quỉ hóa Machiavelli vẫn chấn động tôi như là một
trong những hành vi phỉ báng thành công nhất trong lịch sử Âu Châu.
Anh giải thích thêm, câu này còn hàm ý, chuyện liên quan tới chính bản
thân Rushdie, qua tác phẩm Quỉ Thi. Rushdie chẳng đã từng bị Hồi giáo
coi là quỉ, khi "phỉ báng" đạo Hồi?
Câu hiệu đính của Nguyễn Hữu
Tuệ trên talawas: Tôi thấy rằng việc bôi nhọ Machiavelli là một
trong những hành động vu khống thành công nhất trong lịch sử Âu Châu.
Cám ơn anh Trịnh Hữu Tuệ.
NQT
Cuốn sách
quí nhất của tôi, là
tờ thông hành.
-Anh nói anh có bằng tú đôi, có một chứng chỉ đại học, như vậy làm sao
anh dám viết phê bình?
Do đến trại tị nạn sau “tử
điểm”, tức là sau thời hạn được
“tự động” coi là tị nạn chính trị, những người như tôi phải trải qua
một
cuộc thanh
lọc, qua đó nhà chức trách nước tạm dung sẽ quyết định coi đủ tư cách
tị nạn
chính trị, hay chỉ là di dân kinh tế.
Thời
gian chờ
đợi thanh lọc thường trên dưới một năm. Với
chúng tôi, nó còn là thời gian “chạy thuốc”: liên lạc thân nhân ở nước
ngoài,
nếu có, hoặc bạn bè, cơ quan, đơn vị cũ… để xin tiếp tế và lo giấy tờ
xác nhận,
hoặc làm hồ sơ bảo lãnh.
Nhân đọc một số báo (hình như của lực lượng
kháng
chiến Hoàng Cơ Minh) ở trong trại, thấy tên nhà văn Trùng Dương, tôi
viết thư
tới bà, qua địa chỉ toà soạn.
“Thư
của bạn
tới tôi sau khi đã đi gần hết nửa vòng trái
đất,” bà viết thư trả lời, từ một địa chỉ Hồng Kông, do đang được học
bổng
nghiên cứu về Trung Hoa lục địa. Bà than giùm, “Bạn qua trễ quá!”
Kèm,
là thư
của Nguyễn Ngọc Ngạn (khi đó là chủ tịch Văn Bút
Việt Nam Hải Ngoại), gửi cho Trùng Dương, chứ không phải cho tôi, “Bạn
nhờ tôi can thiệp cho
một ông
bạn nào đó, nhưng lại quên không cho địa chỉ…”.
Tôi liên lạc. Anh trả
lời, gửi
tặng sách (cuốn Ý Trời, nguyên tác tiếng Anh, anh là tác giả, The
Will of Heaven, chắc là muốn dặn dò khéo: hãy cố lo học
tiếng
Anh!).
Kèm
giấy xác
nhận. Là hội viên Văn Bút Việt Nam từ trước 1975.
Sau này gặp, anh cho biết, đã phải nhờ một tờ
báo địa phương lo in giùm, chỉ bốn giấy chứng nhận, với tiêu đề Văn Bút
Việt Nam
Hải Ngoại thật tuyệt. Bốn tờ xác nhận, cho bốn người, lúc đó
đang ở
trại tị nạn vùng Đông Nam Á. Ở Thái Lan, có ký giả Hồ Ông và tôi.
Có thể, việc xác nhận là
“bổn phận”
của anh, với tư cách đương kim chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại,
nhưng cứ nghĩ đến cảnh
anh
loay hoay nhờ cậy người này người nọ “vẽ” giùm cho một “tác phẩm” đẹp
tuyệt vời như trên, thật là đáng quí.
Thật sự, nếu gặp một người
khác, không phải anh, có thể mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Chả là, trước 1975, do viết ba thứ phê bình điểm sách, khi tuổi còn
trẻ, ngựa non háu đá, như các cụ nói, Gấu tui gây không ít ân oán
giang
hồ. Cứ nghĩ, nếu gặp một ông, hay một bà, đã từng bị Gấu tui phạng,
chưa chắc người
đó đã xử sự như Nguyễn Ngọc Ngạn. Hơn nữa, tôi còn nhớ, đúng
thời gian đó, một số nhà văn hải ngoại đang
vận
động ký tên danh sách yêu cầu nhà nước Việt Nam thả nhà văn Dương Thu
Hương [thời gian 1990 -1992, hình như vậy]. Trên tờ Làng Văn, có bài
viết về trường hợp này, của Nguyễn Ngọc Ngạn. Anh
cho rằng, cái việc khóc người hàng xóm, trong khi bà con thân nhân của
mình đang bị kẹt ở trại tị nạn, và có nhiều nguy cơ bị trả về cho ông
nhà nước xi-xi, là một việc làm cần xét lại.
Trong số
những
tài liệu dùng vào việc thanh lọc, nhằm chứng minh tư
cách tị nạn chính trị của Gấu tui, có copy bài viết của Nguyễn Ngọc
Ngạn.
Nếu đi hết
biển
Vào
thời kỳ đó, tôi còn nhớ, tờ Life thì phải, có làm một số đặc biệt về
miền
bắc, với những hình ảnh, thí dụ, những thanh niên nam nữ nghiêm
trang, kính cẩn bước vào chiếu, ngồi nghe đọc thơ dưới ánh nến, khi
tiếng bom đạn vừa dịu
xuống. Có thể nói, cả cuộc chiến như thế đó, miền nam chẳng có lấy một
hình ảnh nói lên cái đẹp của cuộc sống, cái lý tưởng của chiến tranh vệ
quốc: Bởi vì, nói gì thì nói, sau này lịch sử sẽ gọi, đây là một
cuộc chiến
tranh vệ quốc, không phải của Việt Nam, mà là của Miền Nam Việt Nam,
không phải bởi vì những gì xẩy ra trước, trong, mà
là sau, chiến
tranh. Ngay từ năm 1975, trong một cuộc gặp gỡ trên đài truyền hình
Pháp, trong chương trình văn học D' Apostrophes, người khổng lồ sống
sót
ba cơn đại dịch của thế kỷ 20, chiến tranh, ung thư và những trại tù,
Solzhenitsyn, tác giả Quần Đảo Gulag, đã tiên đoán,
miền bắc sẽ nắm lấy miền nam.
Trong cả cuộc chiến đó, chỉ có một hình ảnh nói lên sự tàn nhẫn của
những người ở phía bên kia, là bức hình tờ Time dùng làm hình bìa cho
một số báo của họ, hình như thời gian sau khi ông Diệm mất. Hình một
ông xã trưởng miiền nam, bị du kích chặt
đầu, để cái đầu lên bụng dằn bản án, đây là một tên Việt gian, một tên
Ngụy. Bức hình làm cả thế
giới bữa đó không thể ăn sáng, uống 'cà phe".
|