old_logo
co
Jen's sister

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Sẽ xuất bản:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần &  Nguyễn Quốc Trụ
Tạp Ghi Văn Học
NQT
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản Sài Gòn Nhỏ


Thường xuyên cộng tác với VHNT trên lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu cần chi tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.

E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com


locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Nhật Ký TIN VĂN II









Tôi biết Chùa Đàn ở giữa... rừng Tây Ninh
Vậy, Mê Thảo nghĩa là gì?
Theo tôi, Nguyễn Tuân phải là người đã từng đọc Marx, qua nhân vật Lịnh cho thấy ("Lịnh đang nghiền ngẫm bộ Kinh Dịch và đang xoay nó vào Biện Chứng Pháp Duy Vật". Chùa Đàn), như vậy, ông phải biết đến câu nói nổi danh của Marx: tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng. Thuốc phiện còn có tên là Mê Thảo, Mê Dược. Liệu đây là "message" của phim: Cách mạng là thuốc phiện của.... Lịnh, và những người như ông (những công dân, những "sĩ phu", của một miền đất đã một thời vang bóng)?

Cây đa bến cũ hồn ta
Ôi những người kiêu hãnh chẳng ngày mai
đẹp tàn phai
vì lòng hoài cách mạng.
1972
Joseph Huỳnh Văn

Thật là đại bố láo khi nghĩ  rằng đau khổ làm nghệ thuật lớn thêm lên. Đau khổ làm mù, làm điếc, tàn phá, huỷ hoại, và thường xuyên là, làm thịt. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại "trước" Cách Mạng. Cũng vậy, là Akhmatova, cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ, đếch cần đến cái cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng lên đầu dân Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm [gifted].
Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử.
Joseph Brodsky: Ai điếu Nadezhda Mandelstam [1899-1980]

Chúng ta hãy so sánh những bài Mùa Cầm Xanh, được làm vào thời kỳ miền nam tương đối thanh bình, với những bài sau này, như Em đẹp như cách mạng [1972], hay Cây Đa Bến Cũ Hồn Ta [1975], là thấy rõ. Những bài Mùa Cầm Xanh, giống như một cõi Thiên Thai của Văn Cao. Hai bài sau, đã nhuốm mùi trần tục: Thi sĩ sửa soạn, dọn mình, để cùng đau với cả một miền đất, với bạn bè của ông.
Mùa Cầm Xanh  làm năm 1970, như để chào mừng Tập San Văn Chương, tờ báo của đám bạn, với ông là Tổng Thư Ký! Đám bạn có thể tự hào, Tập San Văn Chương [1972-1974?] là "đỉnh cao" cuối cùng của văn học miền  nam, trước khi được dán nhãn phản động đồi trụy tuốt luốt.
1972, nghĩa là, sau Mậu Thân 1968?
Đúng như vậy, và do đó, theo tôi, có lẽ phải đọc Mùa Cầm Xanh  theo dòng của Tống Biệt,"suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi", "những năm tiên cảnh [1954-1975], một bước trại giam".
Muối mặn chưa trao ngày nhạt nắng
Miếng gừng cay đắng tới ngàn sau

Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi


Your spirit is clouded by arrogance

Your spirit is clouded by arrogance
And that's why you can't see the light.
You say that our faith is - a dream,
and a mirage - this capital.

You say my country is sinful,
and I say your country is godless.
If the blame were ours -
everything could be redeemed and repaired.

All around - water and flowers.
Why bother with this poor sinner then?
I know why you are so terribly sick:
You are seeking death and you fear the end.

Tâm linh bạn bị kiêu hãnh che mờ
Nên không thấy được ánh quang minh
Bạn nói rằng niềm tin của chúng tôi chỉ là - mơ hão
và ảo ảnh - kinh đô

Bạn nói đất nước tôi là tội lỗi
Tôi nói đất nước của bạn là vô đạo
Nếu chúng tôi đáng trách
Mọi sự vẫn có thể cứu chuộc và chấn chỉnh

Toàn cảnh - nước và hoa
Vậy sao lại lo cho kẻ tội lỗi nghèo khổ này?
Tôi biết vì lẽ gì bạn lại bệnh hoạn ghê gớm đến thế
Bạn đang tìm cái chết và sợ hồi chung cuộc.
Jan, 1917
Akhmatova
Nguyên bài thơ được viết cho một người bạn của nhà thơ sắp sửa bỏ nước ra đi.... nhưng như Dmitri chỉ ra... Akhmatova gọi xứ sở của bà là tội lỗi, theo nghĩa, [nó đẻ ra những tên như] Rasputin và sự thoái hóa sa đọa của chính thế hệ của bà.
Và còn điều này, bài thơ được làm vào tháng Giêng 1917, đây là thời kỳ đầu cách mạng Nga, và tội lỗi, vô thần [godless], là có liên quan tới đám người Bôn-sê-vích.
Bài thơ trước đó, Prayer, mới thật bảnh. Xuất hiện lần đầu trên nhật báo Pravo naroda [Quyền của Nhân Dân], vào ngày 9 tháng Chạp. Nguyên được viết như là một nguyện cầu về cuộc chiến 1915; nhà thơ nói, ta sẽ ôm trọn mọi khổ đau mà ông Trời giáng xuống, "So that the stormcloud over darkened Russia/Might become a cloud of glorious rays",  [Để cho đám mây bão phủ trên nước Nga tối xầm/Có thể thành áng mây dương quang chói lọi], nhưng qua nội dung, đây là nhằm tố cáo đám người Bôn sê vích, mà vào lúc đó, không ai nghĩ có thể nắm quyền lực. Bài viết đi kèm bài thơ trên nhật báo nói thẳng ra điều trên: "Đám Bôn sê vích đã có tiếng nói của họ. Bây giờ, là tiếng nói của nhân dân."
[Akhmatova, thi sĩ , nhà tiên tri. Roberta Reeder. Nhà xb Picador USA. NY].
Với riêng tôi, bài thơ của Joseph Huỳnh Văn, Cây Đa Bến Cũ Hồn Ta, là cũng được làm theo tinh thần của bài thơ của Akhmatova, nhưng nhẹ nhàng hơn, thi sĩ chỉ nhớ tiếc: 
Giữa đời ngước mắt dõi chiêm bao. [J. Huỳnh Văn]
Bạn nói niềm tin của chúng ta  - một giấc mộng. [Akhmatova]
Liệu câu thơ, "Núi sông xương máu một câu thề", là nhắm nhắc tới câu: "Thề phanh thây uống máu quân thù", của Văn Cao?
Ngay giữa bạn thân của thi sĩ, chỉ mới đây, khi biết, bài thơ làm khi nào [1975] ẩn dụ của nó mới lộ ra.
Cũng như bài Em đẹp như cách mạng, 1972, tức là phải sau Mậu Thân, sau Mùa Hè Đỏ Lửa, mới làm được.
Nếu bài thơ của Akhmatova, là giữa một kẻ sắp rời bỏ đất nước, và người ở lại, bài thơ của Jopseph Huỳnh Văn, cuộc bắt tay lịch sử 30 tháng Tư 1975:
Cầm tay muốn hỏi người sơ ngộ
Thôi thế tình sau thương ý trước
Nhưng trước đó, trước 1975, thi sĩ đã nhìn ra được cuộc chia ly, giữa bạn bè:
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi
[Ai cho phép anh là thi sĩ? ]

Giấc mơ về cuộc bắt tay lịch sử giữa kẻ đi người ở sau 1975:
Và nếu trách cứ là về phần chúng tôi, những người ở lại, If the blame were ours - thì mọi chuyện vẫn còn có cơ cứu rỗi, và chấn chỉnh:
Người đi đi mãi chưa về
Cây đa bến cũ hồn quê đợi chờ


great poetry 'hurt' her into prose
[
"Bà [Nadezhda]lên cả thế hệ chúng ta". ["She shat on our entire generation"].
Nếu bà thiếu điều chi, thì đó là sự khiêm nhường. Về điều này, bà không như hai nhà thơ lớn của bà. Nhưng, họ có nghệ thuật của họ. Và thành tựu thơ ca, thứ thượng hảo khiến họ, khiêm tốn, hoặc làm ra vẻ như vậy. Sau cùng sự khó chịu của bà khiến nhiều người phải tránh né, nhưng phải như vậy thôi.... Tất cả những gì bà muốn, là được chết ở trên chiếc giưòng của bà, và một cách nào đó, bà trông chờ điều này, bởi vì, "ở trên ấy, tôi lại gặp Osip của tôi". "Không đâu, tôi đi trước bạn, lên trên ấy, và sẽ gặp Osip trước bạn", Akhmatova trả lời.
[Gửi DTH. Jennifer Tran]

Cuốn sách quí nhất của tôi, là tờ thông hành.
Vẫn là lập đi lập lại, cái cảm giác, lần bị mìn tại nhà hàng Mỹ Cảnh, nằm nhà thương Grall vật lộn với cái chết, và mơ màng tưởng tượng, khi đứng ở cổng nhà thương Grall, nhìn ra ngoài đời, khi bước vào... Sài Gòn, thì chiến tranh đã hết.
Và chỉ còn có một việc, là đi gặp... cô bé, tức Bông Hồng Đen!
Nếu đi hết biển
Kẻ nào đi, là có chuyện để kể... Nhưng người ta chỉ khoái nghe kẻ ở nhà, ăn miếng ăn lương thiện, và thật rành rẽ về vùng của mình.
"When someone goes on a trip, he has something to tell about", goes the German saying.... But they [people] enjoy no less listening to the man who has stayed at home, making an honest living, and who knows the locale tales and traditions. W. Benjamin: Người kể chuyện.


Cả lò nhà mày là Cộng Sản. Ra ngoài đó, liệu liệu mà viết!
[Bà chị cốt cán nói với thằng em phản động].
Trong sâu thẳm tận cùng bản chất, chúng ta là những sinh vật vượt biên cương, bước qua lằn ranh, vượt vũ môn, đi hết biển.

Tui mới là nhà văn hải ngoại được nhà nước ưu đãi!
Lần trở về, của đáng tội, Gấu tui cũng phải tính toán!
Nghĩa là phải trở lại đất bắc trước, gặp ông cậu trước, có gì còn có ông. Sau mới ghé Sài Gòn.
Vả chăng, nếu không gặp lại "một" người [của đất] bắc, chắc gì đã dám trở về!
Nhưng có lẽ phải nói, chuyện trở về nhen nhúm từ khi bắt đầu viết trở lại. Đúng hơn, từ khi giữ mục Tạp Ghi  trên tờ Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác. Vì viết trở lại, mới quen Ariadne, mới nhận ra sợi chỉ nối một đứa trẻ với cái chuồng giam giữ nó, là Miền Bắc, Hà Nội.