Jen's sister
Nguyễn Quốc Trụ
Sinh
16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Sẽ xuất bản:
Nơi
Dòng Sông
Chảy
Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Tạp
Ghi Văn Học
NQT
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản
Sài Gòn
Nhỏ
Thường xuyên cộng tác với VHNT
trên
lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu
cần chi
tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên
VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Nhật Ký TIN VĂN II
|
Màu
áo hoàng lan hương kiếp trước
Giữa
đời ngước mắt dõi chiêm bao
Muối
mặn chưa trao ngày nhạt nắng
Miếng
gừng cay đắng tới ngàn sau
Trắc
ẩn nụ cười tan tác lệ
Núi
sông xương máu một câu thề
Người
đi đi mãi chưa về
Cây
đa bến cũ hồn quê đợi chờ
Chút
tình tự thuở ngây thơ
Phất
phơ mái tóc nguyệt mờ trăm năm.
Cây Đa Bến Cũ Hồn Ta Joseph
Huỳnh Văn làm đúng vào năm 1975.
Mấy
bài
thơ
viết về Nguyễn Thái Học và Yên Báy đã được sửa
lại một vài chữ sai, sau khi có được nguyên bản. Tin Văn
"great
poetry 'hurt'
her into prose."
"Bà [Nadezhda]
"ị" lên cả một thế
hệ của chúng ta".
["She shat on our entire generation"].
[Liệu
có thể mượn "ý"
trên, để nói về DTH?]
Viết lớn là ngồi xổm lên công
chúng. [Bởi chưng] nỗi mang
nặng đẻ đau của nó là từ trong xương trong tuỷ mà ra.
[Much
great
writing has no need of the public dimension. Its
agony comes from within].
Rushdie:
Ghi
về Viết và Nước.
[Gửi NHT]
Bởi vì
những văn minh đều có hạn kỳ cho nên sinh mệnh của
mỗi văn minh đều tới thời khắc mà những trung tâm không còn trụ nổi
nữa. Lúc
ấy, cái giữ cho các nền văn minh khỏi bị phân hủy không phải là những
đạo quân
mà là những ngôn ngữ. Đó là trường hợp xẩy ra với La Mã, và trước đó
nữa, với
Hy Lạp Cổ Đại. Công việc trụ giữ vào
những thời đó, là được thực hiện do những người từ các tỉnh, từ vùng
biên. Trái
với niềm tin phổ quát, những vùng biên không phải là nơi thế giới tận
cùng mà
chính là nơi thế giới tan rã. Điều tác động lên ngôn ngữ chẳng khác
gì điều
tác động lên con mắt.
Because
civilisations are finite, in the life of each of them comes a
moment when centers
cease to hold. What keeps them at such times from desintegration is not
legions
but languages. Such was the case with Rome,
and before that, with Hellenic Greece. The job of holding at such times
is done
by the men from the provinces, from the outskirts. Contrary to popular
belief,
the outskirts are not where the world ends - they are precisely where
it
unravels. That affects a language no less than an eye.
Joseph
Brodsky: The
Sound of the Tide [Hải Triều Âm: Dẫn vào
thơ Derek Walcott, Poems of the Caribean].
Cuốn sách quí nhất của tôi, là
tờ thông hành.
Salman
Rushdie
Sau
ba ngày học tập cải tạo tại chỗ, nghĩa là tại ngay cơ quan Bưu Điện Sài
Gòn,
khi bước ra, Gấu không còn một tờ giấy tùy thân, và sống trong trình
trạng bất
hợp pháp như thế đó, cho đến ngày bỏ chạy quê hương.
Đúng ra
cho
tới ngày nhận những "cuốn sách quí" như thế này:
Cuốn sách quí trên, có được vào
năm 1985. Nó cho phép vượt "biên giới" - những hàng rào kẽm trại giam
Bà Bèo, sau lần vượt biển thất bại tại bãi Vàm Láng, vào đúng đêm ông
Táo về Trời. Tôi đã kể qua về chuyến đi bi hài này, trên một số báo
Văn. Trong cơn giông bão thập tử nhất sinh, anh chàng thanh niên ngồi
kế bên, cứ nhè tôi là người yêu đi cùng chuyến với anh, mà vò đầu, mà
bứt tai, mà hôn, mà hít, mà lảm nhảm những lời nói hoảng loạn.
Cô gái là một trong những người rời trại Bà Bèo sớm nhất. Ba mẹ cô là
cán bộ gộc. Tôi, là nhờ bên vợ. Nhờ Cậu Tư. Người vô trại đón tôi, sau
đó chở Honda thẳng lên nhà tôi, ở Sài Gòn, là Hải, con trai cậu Tư. Một
trong những đứa trẻ miền nam, trong những năm chiến tranh, vượt Trường
Sơn ra bắc. Mấy người bạn tù bảo tôi: Trại này chưa từng có một trường
hợp công an vào tận nơi rước về nhà!
-Anh Hai, anh có nhớ em không?
Hải, mặt đỏ gay, từ trong một căn phòng ồn ào,
bước ra, hỏi tôi.
Quen hồi nào đâu mà nhớ?
Tôi chỉ cười cười.
Anh công an tự giới thiệu:
-Em Hải, con ông Tư Long. Chị Hai biểu dzô rước anh về Sài Gòn.
À, con ông Tư. Lần thăm nuôi vừa rồi, bà xã đã cho biết sơ
sơ về chuyện nhờ cậy ông cậu.
Sau này, tôi nghĩ, câu "Anh còn nhớ em không?", là Hải cố tình nói,
nhắm vào đám công an coi trại.
Nhờ có chuyến đi 1985 mà có chuyến đi sau đó.
Tôi vẫn đinh ninh sẽ có ngày chạy thoát được quê hương. Tôi cũng vẫn
đinh ninh, không thể nào vượt biển.
Gia đình tôi bị nước trù yểm. Ông già tôi bị giết, bị buộc đá, bỏ sông
cho xác đừng nổi lên. Thằng em trai chết tại một khúc sông, khi là
thiếu uý chủ lực quân biệt phái địa phương quân, bảo vệ vòng đai phi
trường Sóc Trăng. Còn tôi, ăn hai trái mìn claymore nơi nhà hàng nổi Mỹ
Cảnh tại bờ sông Sài Gòn. Nằm trong nhà thương Grall, vị bác sĩ
ngó vết thưiơng, hỏi, có té xuống sông không, tôi lắc đầu, sau này
vẫn thường nhớ lại, và vẫn thường tự hỏi, nếu té xuống sông, liệu có
thể chết vì
nhiễm độc?
Lần đầu tiên, bước ra ngoài, đi dạo với Bông Hồng Đen giữa những luống
hoa trong nhà thương Grall, ngó bộ mặt méo xệch của tôi, cô an ủi, anh
bị gãy xương, liền lại nmấy hồi, mất khúc nào mọc thêm khúc đó, không
chết đâu, đừng lo!
Cô đang tính học, hoặc đang học y khoa, năm đó.
Rushdie, trong bài viết đã dẫn, kể lại, lần đầu đọc cuốn Among the
Believers, Giữa Những Tín Đồ, của V.S. Naipaul, viết về những chuyến du
lịch trong thế giới
hồi giáo, đoạn một người tài xế trẻ tuổi dẫn ông đi lòng vòng tại
Pakistan, anh này nói với ông nhà
văn, anh ta không có giấy thông hành, và thật muốn đi ra nước ngoài, và
thèm biết bao nếu có được nó. Ông nhà văn tỏ ra buồn
phiền, pha chút châm biếm, thật là xấu hổ, tại sao tự
do độc nhất anh mong có được, là rời khỏi đất nước. Rushdie nghĩ,
giá mà có ông Naipaul ở trước mặt, thì ông sẽ sạc
cho ông này một trận. Tôi tin rằng, bất cứ một người Việt Nam nào cũng
biết, mà ngay cả ông Naipaul cũng biết, tại sao lại phải sạc cho mình
một trận!
Bởi vì, luôn chuyện ông viết văn bằng tiếng Anh thay vì
một
thứ tiếng bản xứ, là cũng thoát thai từ một giấc mơ rất đỗi tuyệt vời,
rời khỏi đất nước. Như sau đó, Rushdie giải thích, từ kinh nghiệm
bản thân: Sinh ra trong một thứ tiếng, Urdu, tôi làm nên cuộc đời của
tôi, tác phẩm của tôi bằng một ngôn ngữ khác. Bất cứ một người nào đã
từng làm như tôi, điều hiểu rất rõ, rằng một cuộc vượt biên giới ngôn
ngữ như thế là một sự chuyển ngã, chuyển dịch chính mình
[shape-shifting, or self-translation]. Thay đổi ngôn ngữ là thay
đổi chúng ta [The change of language changes us].
Tưởng Niệm Roland Barthes
Chúng ta viết cho ai?
Nếu đi hết biển
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
|