old_logo
co
Jen's sister

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Sẽ xuất bản:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần &  Nguyễn Quốc Trụ
Tạp Ghi Văn Học
NQT
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản Sài Gòn Nhỏ


Thường xuyên cộng tác với VHNT trên lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu cần chi tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.

E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com


locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Nhật Ký TIN VĂN II










Cây đa bến cũ hồn ta

Màu áo hoàng lan hương kiếp trước
Giữa đời ngước mắt dõi chiêm bao

Muối mặn chưa trao ngày nhạt nắng
Miếng gừng cay đắng tới ngàn sau

Trắc ẩn nụ cười tan tác lệ
Núi sông xương máu một câu thề 

Người đi đi mãi chưa về
Cây đa bến cũ hồn quê đợi chờ

Chút tình tự thuở ngây thơ
Phất phơ mái tóc nguyệt mờ trăm năm.

Cây Đa Bến Cũ Hồn Ta  Joseph Huỳnh Văn làm đúng vào năm 1975.
Mấy bài thơ viết về Nguyễn Thái Học và Yên Báy đã được sửa lại một vài chữ sai, sau khi có được nguyên bản.
Tin Văn.


Tường Lửa hay không Tường Lửa, đó là vấn đề.
Trên một diễn đàn net [Thăng Long], một "độc giả" đã viết:
"Phản ứng về mặt chính sách của Việt Nam hiện nay với internet, rất giống phản ứng của nhà Nguyễn với Thiên Chúa Giáo cách đây 200 năm.
Nếu nhìn vào cấu trúc xã hội tương đối giữa Việt Nam và thế giới, thì hiểu vì sao hai xã hội cách nhau 2 thế kỷ vẫn hành xử không khác nhau."

Bronte love letters on show
Martin Wainwright
Saturday June 5, 2004
The Guardian.
Trong vòng tay [tưởng tượng, của] ông thầy.
Bốn lá thư tình nhức nhối của Charlotte Bronte, tác giả Jane Eyre, gửi cho ông thầy, hiện đang được trưng bầy tại Haworth, [Anh quốc]:  Chính tại đây,160 năm về trước, cô học trò đã  trước tác những dòng thư đau thương này, đúng vào thời kỳ bị con ma tình hành hạ vào năm 1844, nhưng bị ông thầy quăng vào thùng rác, nhờ bà vợ  ghen tuông chắp vá lại mà còn cho hậu thế.
Được cô con gái  trình cho ông bố lần thứ nhì, vào lúc ông đang ngắc ngoải, ông thầy bèn vứt thêm một lần thứ hai vào thùng rác!
Một vài dòng thư: Nếu thầy mà lấy hết đi tình bạn giữa đôi ta, đời em sẽ chẳng còn chút chi hy vọng... Em đâu biết tình bạn nghĩa là chi, ... nhưng em ôm lấy tình bạn giữa thầy mí em, như ôm lấy đời mình....
[If my master withdraws his friendship from me entirely, I shall be absolutely without hope...  "I should not know what to do with a friendship entire and complete... I hold on to it as I would hold on to life.'].
Mối tình thầy trò trên đã là hứng khởi cho Bronte viết Villette, một cô gái trẻ Anh mê ông thầy người Bỉ.
Cuốn Jane Eyre xuất bản năm 1847, sau đó là  những cuốn tiểu thuyết lớn lao khác, trước khi nữ văn sĩ mất năm  38 tuổi. Còn ông thầy Heger, người Bỉ, đã ứng xử thật là "phong nhã" trong suốt cuộc tình, trở thành một trong những vị giáo sư giỏi giang nhất của học viện hoàng gia, Belgium's Athenee Royal academy, mất năm 1896, tức là 41 năm sau cô học trò đáng thương đã say mê ông thầy [his unhappy admirer].


Bạn ta đành chọn làm nhà văn, thay vì làm nhà thơ.

Thanh Tâm Tuyền viết về Mai Thảo như vậy, trong bài khóc bạn: Trong đất trời nhau

Mới đây, đọc Brodsky khóc Nadezhda Mandelstam [1899 - 1980], vợ nhà thơ lớn của Nga là Osip Mandelstam, bị Stalin giết hại, Gấu tôi thấy, ông nhắc lại một ý của nhà thơ Auden, về Nadezhda: "great poetry 'hurt' her into prose."
Bà là vợ một nhà thơ lớn, và là bạn một thơ lớn khác, là nữ thi sĩ Akhmatova. Chính hai cõi thơ vĩ đại này đã "hurt" [to hurt: làm tổn thương] bà vào văn xuôi, và là tác giả của hai tập hồi ký - một cách nào đó, chẳng thua gì Quần Đảo Ngục Tù của Solzhenitsyn - là Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng, hay Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng, Hope Against Hope, và Hy Vọng Rã Rời.
Nên nhớ, Quần Đảo Gulag còn có cái tiểu đề là "Thử Nghiệm Điều Tra Văn Học" [An Experiment in Literary Investigation]. Thử nghiệm này thì đầy rẫy ở trong hai cuốn hồi ký của Nadezhda.
"Trong 81 năm của cuộc đời của bà, Nadezhda Mandelstam trải qua 15 năm, là vợ nhà thơ vĩ đại nhất của Nga, và của thế kỷ này. Và 42 năm, là bà vợ goá của ông. Còn lại là tuổi thơ và những năm vừa mới lớn.
"Trong mấy chỗ văn chương, là vợ góa của một nhà thơ lớn là một tấm căn cước bảnh nhất về mình. Điều này lại càng đúng, vào những năm 1930 và 1940, chế độ đã sản xuất ra quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ, đến nỗi vào giữa thập niên 1960, mấy bà đủ túc số để tổ chức một 'hợp tác xã của những góa phụ văn thi sĩ'."
J. Brodsky nhắc lại lời của một nhà li khai nổi tiếng - ông li khai này vừa nói vừa lắc lắc chòm râu:
"Bà [Nadezhda] ị lên cả một thế hệ của chúng ta". [She shat on our entire generation].
Tiện thể, Brodsky nói luôn về mấy ông văn thi sĩ bán [rẻ?] họ:
"Có một điều gì đó trong tâm thức giới văn, nó không giống thái độ đạo đức của một phó thường dân. Họ bán mình cho một Ngài Tổng Bí Thư, hay cho một Fuhrer, hay cho một cái ác cần thiết [a necessary evil, chữ của Brodsky], và sau đó, về nhà, tra hỏi nhà tiên tri. Tại sao vậy? Ông giải thích, có lẽ bởi vì bị người ta nói thẳng vào mặt, mi là một tên tà lọt, một thằng điếu đóm không đến nỗi nhức nhối cho bằng, bị coi là một con số không to tổ bố. Một tên vô tài."


If a poet has any obligation toward society, it is to write well. Being in minority, he has no other choice.
[Hỡi tên thi sĩ kia, hãy làm thơ cho thật hay, nếu như mi có một bổn phận nào đó đối với đám người đông đảo kia.
Trong thiểu số đếm trên đầu ngón tay, mi đâu có một chọn lựa nào khác?].
J. Brodsky: To Please a Shadow: Hãy làm Hài Lòng một Cái Bóng

Bởi vì những văn minh đều có hạn kỳ cho nên sinh mệnh của mỗi văn minh đều tới thời khắc mà những trung tâm không còn trụ nổi nữa. Lúc ấy, cái giữ cho các nền văn minh khỏi bị phân hủy không phải là những đạo quân mà là những ngôn ngữ. Đó là trường hợp xẩy ra với La Mã, và trước đó nữa, với Hy Lạp Cổ Đại.  Công việc trụ giữ vào những thời đó, là được thực hiện do những người từ các tỉnh, từ vùng biên. Trái với niềm tin phổ quát những vùng biên không phải là nơi thế giới tận cùng mà chính là nơi thế giới tan rã. Điều đó tác động lên ngôn ngữ chẳng khác gì điều tác động lên con mắt.
Because civilisations are finite, in the life of  each of them comes a moment when centers cease to hold. What keeps them at such times from desintegration is not legions but languages. Such was the case with Rome, and before that, with Hellenic Greece. The job of holding at such times is done by the men from the provinces, from the outskirts. Contrary to popular belief, the outskirts are not where the world ends - they are precisely where it unravels. That affects a language no less than an eye.
Joseph Brodsky: The Sound of the Tide [Hải Triều Âm: Dẫn vào thơ Derek Walcott, Poems of the Caribean].


... and either I'm nobody, or I'm a nation.
... hoặc ta chẳng là ai, hoặc ta là quốc gia.
Derek Walcott


Viết lớn là ngồi xổm lên công chúng. [Bởi chưng] nỗi mang nặng đẻ đau của nó là từ trong xương trong tuỷ mà ra.
[Much great writing has no need of the public dimension. Its agony comes from within].
Rushdie: Ghi về Viết và Nước.


Cuốn sách quí giá nhất của tôi, là tờ thông hành.
Salman Rushdie
Nhân đây cũng xin được nói lời cảm tạ đất nước đã cưu mang Gấu tui trên mười năm trời, kể từ ngày lên máy bay, rời trại chuyển tiếp Panat Nikhom ở Thái Lan, với tờ giấy mầu vàng "landed immigrant" [di dân thường trú], vượt hai đại dương, tới thành phố Toronto, vào đúng một ngày bão tuyết, trận bão tuyết khủng khiếp nhất kể từ 40 năm, theo như báo chí địa phương lúc đó, 44 độ âm. Đó là ngày 23 tháng 11 năm 1994.
Trên mười năm trời, mới thỏ thẻ một lời cám ơn, liệu như vậy là quá trễ chăng?


Tưởng Niệm Roland Barthes
Chúng ta viết cho ai?
Nếu đi hết biển
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư