“Còn những
người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng
talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế
có hương
vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị
tường lửa
để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô
lối và
vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh
lớn cho
chúng tôi”.
Phạm Thị
Hoài, trả lời BBC, đăng lại trên talawas.
Trên tờ Gió
Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những
cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong
một bài
viết, có nhắc tới một ẩn dụ của Borges, về một bức bản đồ Việt Nam tỉ
lệ xích
là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra ngoài này
để khâu
vá lại, cho nó được như xưa.
Một tấm bản
đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa,
nếu thiếu những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn viết, "... và như vậy văn học
hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một
nửa 'cuộc
đời, linh hồn'... của nó."
Tường Lửa hay không Tường Lửa, đó là vấn
đề.
Trên một diễn đàn net [Thăng Long], một "độc giả" đã viết:
"Phản ứng về mặt chính sách của Việt Nam hiện nay với internet, rất
giống phản ứng của nhà Nguyễn với Thiên Chúa Giáo cách đây 200 năm.
Nếu nhìn vào cấu trúc xã hội tương đối giữa Việt Nam và thế giới, thì
hiểu vì sao hai xã hội cách nhau 2 thế kỷ vẫn hành xử không khác nhau."
Bronte love letters on show
Martin
Wainwright
Saturday
June
5, 2004
The
Guardian.
Trong
vòng tay
[tưởng tượng, của] ông thầy.
Bốn lá
thư
tình nhức nhối của Charlotte Bronte, tác giả
Jane Eyre, gửi cho ông thầy, hiện đang
được trưng bầy tại Haworth, [Anh quốc]:
Chính tại đây,160 năm về trước, cô học trò đã trước tác những
dòng thư đau thương này, đúng
vào thời kỳ bị con ma tình hành hạ vào năm 1844,
nhưng bị ông thầy quăng vào thùng rác, nhờ bà vợ ghen tuông chắp
vá lại mà còn cho hậu thế.
Được cô
con
gái
trình
cho ông bố lần thứ nhì, vào lúc ông đang ngắc ngoải, ông thầy bèn vứt
thêm một
lần thứ hai vào thùng rác!
Một vài
dòng
thư: Nếu thầy mà lấy hết đi tình bạn giữa đôi ta,
đời em sẽ chẳng còn chút chi hy vọng... Em đâu biết tình bạn nghĩa là
chi, ...
nhưng em ôm lấy tình bạn giữa thầy mí em, như ôm lấy đời mình....
[If my
master
withdraws his friendship from me entirely, I
shall be absolutely without hope...
"I should not know what to do with a friendship entire and
complete... I hold on to it as I would hold on to life.'].
Mối tình
thầy
trò trên đã là hứng khởi cho Bronte viết
Villette, một cô gái trẻ Anh mê ông thầy người Bỉ.
Cuốn
Jane Eyre
xuất bản năm 1847, sau đó là những cuốn tiểu thuyết lớn lao khác,
trước
khi nữ văn sĩ mất năm 38 tuổi. Còn ông
thầy Heger, người Bỉ, đã ứng xử thật là "phong nhã" trong suốt cuộc
tình, trở thành một trong những vị giáo sư giỏi giang nhất của học viện
hoàng
gia, Belgium's Athenee Royal academy, mất năm 1896, tức là 41 năm sau
cô học
trò đáng thương đã say mê ông thầy [his unhappy admirer].
Bạn
ta đành chọn làm nhà văn, thay vì làm nhà thơ.
Thanh
Tâm Tuyền viết về Mai Thảo như vậy, trong bài khóc bạn: Trong
đất trời nhau
Mới đây, đọc Brodsky khóc Nadezhda Mandelstam [1899 - 1980], vợ nhà thơ
lớn của Nga là Osip Mandelstam, bị Stalin giết hại, Gấu tôi thấy, ông
nhắc lại một ý của nhà thơ Auden, về Nadezhda: "great poetry 'hurt' her
into prose."
Bà là vợ một nhà thơ lớn, và là bạn một thơ lớn khác, là nữ thi sĩ
Akhmatova. Chính hai cõi thơ vĩ đại này đã "hurt" [to hurt: làm tổn
thương] bà vào văn xuôi, và
là tác giả của hai tập hồi ký - một cách nào đó, chẳng thua gì Quần Đảo
Ngục Tù của Solzhenitsyn - là Hy
Vọng Chống Lại Hy Vọng, hay Hy
Vọng Dù Không Còn Hy Vọng, Hope Against Hope, và Hy Vọng Rã Rời.
Nên nhớ, Quần Đảo Gulag còn
có cái tiểu đề là "Thử Nghiệm Điều
Tra Văn Học" [An Experiment in Literary Investigation]. Thử
nghiệm này thì đầy rẫy ở trong hai cuốn hồi ký của Nadezhda.
"Trong 81 năm của cuộc đời của bà, Nadezhda Mandelstam trải qua 15 năm,
là vợ nhà thơ vĩ đại nhất của Nga, và của thế kỷ này. Và 42 năm, là bà
vợ goá của ông. Còn lại là tuổi thơ và những năm vừa mới lớn.
"Trong mấy chỗ văn chương, là vợ góa của một nhà thơ lớn là một tấm căn
cước bảnh nhất về mình. Điều này lại càng đúng, vào những năm 1930 và
1940, chế độ đã sản xuất ra quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ,
đến nỗi vào giữa thập niên 1960, mấy bà đủ túc số để tổ chức một 'hợp
tác xã của những góa phụ văn thi sĩ'."
J. Brodsky.
The year 1989 did not
mark
only the bicentennial of the French Revolution, but also the
centennials of two figures (1) who - each in his own way - knew
how to exploit the hunger of the masses and their vulnerability and
gullibility.
Norman Manea: Về Những Tên Hề: Nhà
Độc Tài và Người Nghệ Sĩ.
[Cái năm 1989 không những chỉ kỉ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỉ
niệm 100 năm sinh của hai hình tượng; mỗi người một cách riêng, đã biết
khai thác sự đói khát của quần chúng, điểm yếu nhược, và tính dễ mắc
lừa của họ.]
(1): Đó là Aldolf Hitler, sinh ngày 20 tháng Tư,
1889, và
Charlie Chaplin, sinh trước Hitler đúng 100 giờ đồng hồ [theo bài
viết trên của N. Manea].
Cuốn sách quí giá nhất của tôi, là tờ
thông hành.
Salman
Rushdie
Nhân
đây cũng xin được nói lời cảm tạ đất nước đã cưu mang Gấu tui trên mười
năm
trời, kể từ ngày lên máy bay, rời trại chuyển tiếp Panat Nikhom ở Thái
Lan, với
tờ giấy mầu vàng "landed immigrant" [di dân thường trú], vượt hai đại
dương, tới thành phố Toronto, vào đúng một ngày bão tuyết, trận bão
tuyết khủng khiếp nhất kể từ 40 năm, theo như báo chí địa phương lúc
đó, 44 độ âm. Đó là ngày 23 tháng 11 năm 1994.
Trên
mười năm trời, mới thỏ thẻ một lời cám ơn, liệu như vậy là quá trễ
chăng?
Trong
một câu chuyện mà Gấu tôi đọc từ hồi còn nhỏ, [hình như trong tập
"Những
Tâm Hồn Cao Thượng" do Hà Mai Anh dịch từ một tác giá Ý, De Amicis
(?)],
có một cô bé bị câm, được một bác sĩ chữa trị. Một đêm nọ, cô bé trong
lúc cố
tập nói, bất thình lình âm thanh phát ra. Thế là cô bé cứ âm thầm ngậm
những âm
thanh đầu tiên đó, đợi tới sáng, khi vị bác sĩ tới giường cô,
bấy giờ cô mới thốt lên mấy âm thanh mà cô tập nói suốt trong đêm: Con
cám
ơn bác
sĩ.
Trường
hợp của Gấu tôi cũng tương tự như vậy, nhưng không phải những âm thanh
đầu
tiên, mà có thể, cuối cùng, của một người già cảm thấy sắp sửa đi
hết cuộc
đời của mình.
"... Một lần, tôi hỏi
một nhà văn cũng thuộc loại bảnh
của miền
nam nước Mỹ, Eudora
Welty,
rằng liệu Faulkner có giúp bà tí ti nào
không, bà
trả lời, không là không, một tí cũng không. 'Cứ như thể có một ngọn núi
to
tổ bố ngay ở bên hàng xóm. Thật cũng tốt, rằng ngọn núi sừng sững ngay
kế bên
như thế, nhưng ‘nó’ chẳng giúp đỡ được gì trong việc viết lách'."
Salman
Rushdie: Ảnh Hưởng
Tình cờ
giở một tờ Ngưòi Nữu
Ước cũ, Tin Văn gặp một bài viết về nữ văn
sĩ Eudora
Welty này, mà
tác giả bài viết, Claudia Roth Pierpont, gọi là một Phu Nhân Tuyệt Hảo
[a Perfect Lady] của miền nam, một thứ "patron saint" của Mississipi.
Xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm 26 tuổi, và trở thành một
"monument", của tiểu bang Mississipi. Giải văn chương Pulitzer, huy
chương Tự Do của tổng thống, tên của bà trở thành tên thư viện thành
phố quê hương, ngày sinh là ngày lễ của tiểu bang... một thứ của hiếm
mà miền nam dâng tặng cho Mẽo quốc [a living exemplar of the best that
a quaint and disappearing Southern society still has to offer].
Chúng ta
tự
hỏi tại làm sao Faulkner lại bị quê hương Mẽo của ông ít
đọc. Theo Gấu tôi, lý do là, Faulkner có thể là người đầu tiên la to:
Yankees go home!, và sau này cứ thế vang động trên toàn thế giới, nhất
là vào những ngày chiến tranh Việt Nam, và bây giờ, tại Iraq....
và
để gửi đi từ
phương
này một tiếng nắng reo vì
bạn
cứ hay chào tạm biệt bằng
câu:
“Gửi cho chút nắng Sài gòn”.
Nguyễn thị Khánh Minh: Buổi sáng đọc báo
Một giấc mộng, dù lớn
lao dù
lý tưởng cỡ nào, cũng không thể làm sống lại,
chỉ một sợi nắng Sài-gòn:
Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở
trong
tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo
đường cũ
xưa, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với thành phố, bởi cái
phần đời đó
mới đáng kể.
Lần Cuối Sài Gòn
Đây
cũng là lý
do, theo một ông bạn văn của Gấu, giải thích, về trường
hợp Gấu tui xin làm đệ tử Faulkner:Trong tiềm thức của mi,
vẫn ẩn tàng một tên Yankee xâm lược, và mi cảm thấy nhục nhã vì thế,
ngay từ những ngày đầu được nắng miền nam sưởi ấm.
Đây là
điều
Rushdie không nhận ra, khi giải thích tại sao Faulkner lại
là ông thầy của nhiều nhà văn, thí dụ như Garcia Marquez, và được rất
nhiều độc giả từ rất nhiều quốc gia trên thế giới tìm đọc: Trừ ở Mẽo.
Tưởng
Niệm Roland Barthes
Chúng ta viết
cho ai?
Nếu
đi hết biển
Truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư