Thơ: bi ca và
trí tuệ
Tập thơ này:
là một trong ba tập thơ lớn nhất của miền Nam
trước 1975, hai tập còn lại là Mưa nguồn của Bùi
Giáng và Chiến tranh Việt Nam và tôi của
Nguyễn Bắc Sơn (xem thêm ở
đây)
Mặt trời tìm thấy còn hơn Tôi
không còn cô độc nhiều.
Hôm
trước đang nói dở câu chuyện về "bi ca" tức "élégie",
Rilke và nhà thơ Việt Nam nào thực sự viết "bi ca",
thì vướng tí chút lộn xộn :p nên giờ mới nói
tiếp được.
Bi ca là một vấn đề hết sức lớn của văn chương phương Tây.
Tôi từng dịch một bài (xem ở
đây), một người đã gọi ngay một người là "élégiaque",
tức là một cách vinh danh rất lớn; vì kinh ngạc quá
nên tôi đã dịch ngay bài ấy: hai ông thầy
của tôi, một trực tiếp, một gián tiếp, xưa kia chẳng ưa gì
nhau, thế mà về già lại đổ đốn đi ca ngợi nhau :p
Thơ Việt Nam nếu có một thứ rất đặc biệt, thì là "thơ
thể hành".
Đặc điểm của thơ thể hành là rất dễ làm. Ai cũng làm
được, gần gần như lục bát. Tôi chỉ cần ngồi năm phút
là tạo ra được một bài nhìn qua rất là giống
"Tống biệt hành" (không hề nói phét). Lời lẽ hoang
vắng, đầy mélancholie và nostalgie, chữ nghĩa khúc
khuỷu, nhịp thơ uất hận vân vân. Nhưng đó là nhìn
vẻ ngoài. Thơ thể hành dễ làm nhưng có một
đòi hỏi cốt yếu, chệch một li là hỏng: bài thơ phải
thực sự nhất khí quán hạ. "Thăm mả cũ bên đường"
của Tản Đà chưa hề ăn thua, mà tôi thấy đỉnh cao của
thể này chính là "Giời mưa ở Huế" của Nguyễn Bính.
Người ta rất ca ngợi bài "Ta về" của Tô Thùy Yên,
nhưng đó là một bài thơ hỏng.
Còn bi ca? Nhà thơ Việt Nam duy nhất viết bi ca là
Thanh Tâm Tuyền.
Bài thơ dưới đây, trong tập Mặt trời tìm thấy,
là một kiệt tác lớn:
bài bi ca này của Thanh Tâm Tuyền còn đặc biệt
ở chỗ: nỗi sầu bi của nó đặt vào tương lai, một hiện tượng
rất quái gở
Loạt bài thơ ngắn dưới đây ít được quan tâm nhưng
thật ra là những bài siêu hạng:
Sẽ chẳng thấy chúng có gì hay nếu so sánh với
thơ Việt Nam cùng giai đoạn hoặc khác giai đoạn. Nhưng nếu
lấy quy chiếu là một nhà thơ chẳng hạn như Rilke (xem ở
đây) là bắt đầu thấy khác.
Trong cùng tập thơ của Thanh Tâm Tuyền, có những "élégie"
đúng nghĩa hơn nhiều, kể cả về mặt hình thức. Đây là
đoạn mở đầu của "Đêm":
Còn trí tuệ trong thơ là gì? Nghe có
vẻ khó, nhưng không khó đến thế. Charles Simic đã
nói gần như đầy đủ về điều này trong cuốn sách dưới
đây:
Để đi sâu hơn nữa vào "élégie", tôi sẽ
chuyển qua một nhà thơ Pháp, rất đặc biệt với loạt "élégie"
của mình (rất thích hợp để tiếp tục bàn về các
"élégie" của Rilke): Francis Jammes.