Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
Linh Tinh
|
Quan
Hệ Mỹ Việt?
Trên Talawas có bài viết của nhà làm phim Đặng Nhật Minh, trích đoạn
sau đây:
.. Bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười bắt đầu một cuộc hành trình rất
dài qua màn ảnh của rất nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại không ít
thiện cảm cho đất nước Việt Nam, nền điện ảnh Việt Nam. Sau này tôi
được nghe kể tại buổi chiếu đầu tiên của bộ phim tại Honolulu (Hawaii)
vào tháng 11/1985 như sau: Các thuyền nhân Việt Nam ở Honolulu nghe có
một bộ phim của Cộng sản Hà Nội được chiếu kéo đến đầy xung quanh rạp
với những biểu ngữ phản đối.
Trước giờ chiếu 15 phút cảnh sát nhận được một cú điện thoại báo tin
trong
rạp bị cài mìn. Lập tức khán giả được mời ra khỏi rạp. Sau một giờ rà
soát,
cảnh sát xác định tin kia là thất thiệt mới cho khán giả vào lại. Nhiều
thuyền
nhân cũng vào xem cốt để gây rối trong khi chiếu. Nhưng buổi chiếu đã
kết
thúc tốt đẹp trong tiếng vỗ tay và những giọt nước mắt đọng trên mi mắt
của
nhiều người trong đó có cả những thuyền nhân Việt Nam. Họ xúc động xem
từ
đầu đến cuối quên cả dự định phá rối. Ðó là những ngày căng thẳng
nhất
trong quan hệ Mỹ - Việt...
Bài viết của ĐNM về những ngày làm phim của ông thật tuyệt, nhưng như
câu văn trên, mà người viết bài này nhấn mạnh, cho thấy, liệu có đúng
đó là những ngày căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ Việt, hay căng thẳng
nhất, giữa những người Việt, “ở” ngoài nước, về phim Việt, “của” trong
nước?
Tôi nghĩ là ĐNM đã cố tình viết khác đi, về một quan hệ, giữa người
Việt với người Việt, thành một quan hệ Việt Mỹ.
Ông không là người độc nhất, khi phải “nhập nhằng”, về một “chính danh”
như thế.
Trường hợp sau đây, theo tôi, cũng là nhập nhằng: Khi một đại học Mỹ
mời một số nhà văn trong nước viết về đề tài văn học hải ngoại, đúng ra
là về nguyên nhân cuộc bỏ nước ra đi, bởi vì, do có vụ bỏ nước ra đi,
mới có cái gọi là văn học VNHN. Tôi nghĩ là đại học Mỹ đã quyết định
đúng, khi chỉ mời những nhà văn ở trong nước tham dự đề tài trên, những
nhà văn hải ngoại, nhất
là những nhà văn của miền nam trước đây chẳng có lý do nào để đòi hỏi,
phải
có tiếng nói của họ ở trong đó. Bởi vì hai thằng “ăn cướp” nó vào nhà
mình,
rồi sau đó, nó “tranh công”, “buộc tội” lẫn nhau, tao mới là thằng gây
nên
cái gọi là văn học lưu vong của người Việt hải ngoại, hà cớ gì “khổ
chủ”
lại cần phải có mặt?
Một độc giả Tin Văn & Talawas
Nguyên văn bài viết của Đặng Nhật Minh trên Talawas:
Ðặng Nhật Minh
Một thời phim ảnh... (Hồi ký, trích)
Phòng đạo diễn xưởng phim truyện Việt Nam
Xưởng phim truyện hồi đó được phân thành các phòng, trong đó có phòng
Đạo diễn. Ðạo diễn phim truyện chỉ có vài chục người, không đông hàng
trăm như bây giờ và không phải bất cứ ai cũng có thể làm đạo diễn như
bây giờ. Sinh hoạt tại phòng Đạo diễn có ba lớp người; những đạo diễn
kỳ cựu có mặt từ ngày
đầu thành lập Xưởng như các đạo diễn Phạm Văn Khoa, Phạm Kỳ Nam, Nguyễn
Tiến
Lợi... ; các đạo diễn được đào tạo tại trường Ðiện ảnh khóa I dưới sự
hướng
dẫn của chuyên gia Liên Xô như: Trần Vũ, Hải Ninh, Bạch Diệp, Huy
Thành, Nông
ích Ðạt, Nguyễn Ðức Hinh... và lớp đạo diễn học Liên Xô về, trong đó có
những
người học hết 5 năm như Nguyễn Khắc Lợi, Lê Ðăng Thực và những người
học
dở dang thì bị gọi về vì Liên Xô bắt đầu thời kỳ xét lại như Trần Ðắc,
Bùi
Ðình Hạc, Nguyễn Thụ, Nguyễn Ðỗ Ngọc. Ồn ào hơn cả là cánh học ở Liên
Xô
về mà anh em vẫn gọi là cánh Vờ-Gích (tên viết tắt trường Ðại học điện
ảnh
Liên Xô). Có một điều cần ghi nhận, hồi đó tất cả các anh đều say sưa
với
mộng sáng tác, chưa ai nghĩ đến chuyện tiến thân bằng con đường quan
chức
như sau này. Những buổi sinh hoạt ở phòng Đạo diễn thật sôi nổi. Các
đạo
diễn học ở Liên Xô về thường hay đem những tên tuổi "ốp, ép" ra để
tranh luận
học thuật. Tôi thường nghe họ nhắc đến các tên tuổi sau: Iukevich,
Prep, Bonarsuc,
Mikhai Rôm, đặc biệt là tên nhà biên kịch Gabrilovich... cứ như tất cả
đều
là bạn thân của họ cả. Ngay khi về phòng đạo diễn tôi gặp ngay sự phản
ứng
mạnh mẽ của cánh Vờ-Gích, những người tự coi là được đào tạo chính quy
nhất
lúc bấy giờ. Trong một cuộc họp có người đã lớn tiếng cho rằng, không
thể
vì chính sách ưu tiên con em liệt sĩ mà đưa một người không có học
hành,
không bằng cấp về làm đạo diễn được. Như thế là xúc phạm tới nghề đạo
diễn
cao quý...
Thời kỳ này các đạo diễn Vờ-Gích bắt đầu lần lượt ra quân. Lê Ðăng Thực
với Ðộ dốc, Bùi Ðình Hạc với Chùm hoa thiên lý, Ðường
về quê mẹ; Trần Ðắc với Ga, Bài ca ra trận; Nguyễn Khắc
Lợi với Lá cờ chuẩn, Bức tường không xây; Nguyễn Thụ với Bức
tranh để lại; Nguyễn Ðỗ Ngọc với Không phải tại tôi... Các
đạo
diễn được đào tạo trong nước thì ra sức chứng minh mình cũng không thua
kém
gì cánh học nước ngoài về. Hải Ninh làm Rừng o Thắm, Vĩ tuyến 17
ngày
và đêm; Trần Vũ làm Chuyến xe bão táp, Vợ chồng anh Lực; Huy
Thành làm Vùng trời, Phía Bắc thành phố; Bạch
Diệp làm Ngày lễ thánh v.v... Các phim khi tổng kết hằng năm
đều
được lãnh đạo đánh giá để xếp hạng. Mỗi lần tổng kết như vậy cả Xưởng
đều
tụ tập đông đủ tại hội trường hồi hộp lắng nghe ý kiến của Thứ trưởng
Hà
Xuân Trường. Phim nào được ông nhắc đến đầu tiên coi như phim đầu bảng,
cứ
thế mà biết thứ tự của các phim được trên đánh giá như thế nào. Ngày ấy
làm
phim không phải vì mình, vì người xem mà vì cấp trên. Ðại diện cho cấp
trên
ngày đó là Thứ trưởng Bộ Văn hóa Hà Xuân Trường. Ông này bao giờ cũng
đánh
giá cao các phim của đạo diễn Hải Ninh và biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Họ
trở
nên cặp bài trùng, át chủ bài của xưởng. Cũng vì sự đánh giá đó mà tự
nhiên
trong đội ngũ đạo diễn biên kịch của Xưởng hình thành 3 nhóm: Nhóm Hải
Ninh
- Hoàng Tích Chỉ, nhóm Trần Ðắc - Trần Kim Thành và nhóm Trần Vũ - Bành
Bảo.
Mỗi nhóm có những đệ tử đông đảo vây quanh. Riêng các đạo diễn lão
thành
như Phạm Văn Khoa, Phạm Kỳ Nam đứng ra một bên không tham gia phe nhóm
nào.
Còn tôi đương nhiên đứng ngoài cuộc. Tôi vào nhóm của những người ngồi
chiếu
cuối trong phòng đạo diễn cùng các anh Phan Vũ, Bắc Xuyên, Trúc Lâm.
Phan
Vũ vốn là một tác giả sân khấu có tên tuổi, về Xưởng làm biên kịch,
nhưng
rồi dính vào nhóm Nhân văn nên bị đẩy xuống làm phó đạo diễn. Trúc Lâm
cũng
vậy, từng là đạo diễn lồng tiếng một số phim Liên Xô rất hay, nhưng có
thơ
đăng trong Giai phẩm (tạp chí của nhóm Nhân văn) nên chỉ được giao làm
đạo
diễn các phim sân khấu cùng với Bắc Xuyên. Cả xưởng ai cũng ngại gần
Phan
Vũ vì sợ tổ chức để ý, trừ tôi và một vài người như Tự Huy, Trung Tín.
Phan
Vũ hay làm thơ và đọc thơ cho tôi nghe. Cứ mỗi lần họp phòng Đạo diễn
xong
anh lại rủ tôi về nhà anh, trên đường không quên ghé qua thăm diễn viên
Trung
Tín để xem tranh. Không biết ai xui khiến Tín đóng cửa suốt ngày vẽ
tranh.
Tín xin bột màu của xưởng đem về vẽ lên giấy báo. Tín vẽ như điên, quên
ăn
quên ngủ. Từ ngày say mê với hội họa, không còn ai nhận ra diễn viên
Trung
Tín ngày nào, một đảng viên trẻ năng nổ, một Bí thư Ðoàn thanh niên của
cơ quan. Tranh của Tín ngây ngô, hồn nhiên như con trẻ nhưng chất chứa
một
nỗi đau nào đó. Bức nào của anh cũng có những mặt người với hai hốc mắt
sâu
hoắm. Tín thường đem tranh ra khoe với tôi và Phan Vũ, và lần nào cũng
nói:
"Phái vừa xem xong, thích lắm" (Phái là họa sĩ Bùi Xuân Phái). Rồi
Tín mơ màng mong có ngày đem tranh bày ở Paris. Tôi và Vũ cùng phụ họa
tâng
bốc Tín lên tận mây xanh (ngờ đâu bây giờ tranh Tín được trưng bày ở
Paris
thật). Năm 75 sau khi thống nhất Tín trở về Nam. Không lâu sau anh đánh
một
bức điện ra Hà Nội xin thôi cơ quan và ra khỏi Ðảng. Cả cơ quan sửng
sốt
cho rằng Tín vào Nam đã bị ăn đạn bọc đường. Riêng tôi thì không lấy gì
làm
ngạc nhiên vì tôi biết Tín đã lấy hội họa làm lý tưởng của đời mình.
Con
người ta không thể tôn thờ cùng một lúc nhiều lý tưởng. Phan Vũ viết
văn,
làm thơ rất hay. Trong mắt tôi kịch bản do Vũ viết hay hơn nhiều kịch
bản
được xưởng thông qua hồi ấy, song tất nhiên chúng không bao giờ được
duyệt.
Vợ anh là nữ diễn viên đầu tiên của điện ảnh Việt Nam - chị Phi Nga.
Anh
yêu vợ và yêu các phụ nữ đẹp. Những người phụ nữ ấy đã mang lại chất
lãng
mạn trong thơ anh. Bài thơ Em ơi Hà Nội phố viết xong, anh đọc
cho
tôi nghe đầu tiên trên căn gác nhà anh ở phố Hàng Bún. Tôi còn thân với
đạo
diễn Bắc Xuyên vì nhà anh ở phố Trần Xuân Soạn cách nhà tôi ở Hàn
Thuyên
không xa. Bắc Xuyên không phải là đảng viên nên chỉ chuyên được phân
làm
đạo diễn các phim sân khấu. Lần đầu tiên anh được phân làm phim truyện
dài
là phim Ðến hẹn lại lên theo kịch bản của Vương Ðăng Hoàn.
Nhưng sau
khi phân công xong, Ðảng ủy, ban Giám đốc xưởng thấy chưa yên tâm, bèn
cử
đạo diễn Trần Vũ và biên kịch Bành Bảo đi theo để kèm cặp giúp đỡ.
Trong
quá trình kèm cặp giúp đỡ đó Bắc Xuyên dần dần cảm thấy mình bị đẩy
xuống
hàng thứ yếu. Lòng tự trọng bị tổn thương và trong phút phẫn chí không
tự
kiềm chế được, anh đã bị một chiếc xe tải cán chết khi vừa ra khỏi cổng
Xưởng
phim (không ít người nghĩ rằng đây là một cuộc tự sát). Riêng trường
hợp
đạo diễn Nông Ích Ðạt uống thuốc ngủ thì rõ ràng là một vụ tự sát không
thành.
Lý do cũng chỉ vì lòng tự trọng bị tổn thương như trường hợp Bắc Xuyên
(lần
này là với phim Hai người mẹ). Sau những sự việc bi thảm trên,
tôi
bắt đầu cảm nhận cái khốc liệt của chốn bon chen này. Nhưng dù sao, tôi
đã dấn thân vào rồi...
Bao giờ cho đến tháng Mười
Tôi bắt tay viết kịch bản Bao giờ cho đến tháng Mười
xuất phát từ nỗi đau của gia đình tôi, từ nỗi đau của hàng vạn, hàng
triệu người có người thân ngã xuống trong chiến tranh. Ðó là những điều
đã có sẵn trong tôi, không phải tìm kiếm đâu xa cả. Chỉ cần tìm hình
thức thể hiện nữa
thôi.
Kịch bản Bao giờ cho đến tháng Mười được Cục Ðiện ảnh thông
qua một cách nhanh chóng không gặp trắc trở gì, chỉ yêu cầu không được
để thầy giáo Khang yêu cô Duyên (hồi ấy ông Nguyễn Thụ làm Cục trưởng).
Nhưng đối với tôi,
không có mối quan hệ đó thì còn gì là phim. Chấp hành ý kiến của Cục
tôi
chỉ làm nhẹ mối quan hệ đó chứ không bỏ hẳn. Giám đốc Hãng phim lúc này
là
ông Hải Ninh. Ông đã cử cho tôi một chủ nhiệm phim yếu nhất Hãng, chưa
làm
chủ nhiệm chính một phim bao giờ. Ông phân cho tôi một máy quay phim
Côn-vát
cũ của Liên Xô chất lượng kém nhất Hãng, đến nỗi trong lúc quay phá
hỏng
không biết bao nhiêu thước phim, buộc tôi phải quay đi quay lại nhiều
lần.
Không chịu được nữa tôi bèn tự đi mượn một máy quay của Viện Sốt rét Ký
sinh
trùng và Côn trùng (nơi cha tôi trước kia làm Viện trưởng) để quay nốt
nửa
phim còn lại. Ðây là chiếc máy quay Côn-vát do Liên Xô viện trợ cho
Viện
để quay các phim giáo khoa về phòng chống sốt rét. May thay nó còn rất
mới
vì ít được dùng. Trong lúc đang quay giữa chừng, nhà quay phim Nguyễn
Lân
(vốn là giảng viên quay phim của trường Ðiện ảnh được Hãng mời sang
quay cho
phim này) bỗng nhiên thông báo sẽ đi Campuchia để giảng dạy trong 1
tháng (những ngày ấy được đi Campuchia là một dịp may rất có hời, ít ai
từ chối). Không thể dừng cả đoàn chờ đợi được, tôi quyết định sẽ làm
việc với phó quay phim Phạm Tiến Ðạt. Ông Lân biết vậy tuyên bố với
giám đốc Hải Ninh rằng sau
khi đi Campuchia về sẽ không quay lại đoàn làm phim nữa. Giám đốc Hải
Ninh
tức tốc vào đoàn phim yêu cầu ngừng quay, không chấp nhận phó quay phim
Phạm
Tiến Ðạt làm quay chính. Nhưng khi vào tới nơi, thấy tôi vẫn bình tĩnh
làm
việc với Ðạt, công việc vẫn tiến hành đều đặn, ông trở về và vài hôm
sau
cử nhà quay phim Nguyễn Ðăng Bảy xuống đoàn để phụ giúp. Vậy là trong
phim
này thực chất có 3 quay phim với 3 phong cách khác nhau khiến tôi phải
vất
vả rất nhiều để giữ sự thống nhất trong các cảnh quay. Tôi đã mời nữ
diễn
viên Lê Vân vào vai chính của phim, để rồi từ đó tên tuổi của cô gắn
liền
với hình ảnh chị Duyên, người vợ liệt sĩ, tiêu biểu cho hàng vạn hàng
triệu
phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Trước đó Lê Vân đã xuất hiện trong
một
vài phim nhưng để lại ấn tượng nhất cho khán giả đến nay vẫn là vai
Duyên
trong phim Bao giờ cho đến tháng Mười. Khi bộ phim hoàn thành
Giám
đốc Hải Ninh yêu cầu cắt bỏ trường đoạn "chợ Âm Dương" với lý do mê tín
dị
đoan. Ðây là một trong những trường đoạn tâm đắc nhất của tôi trong
phim
này, nó đến với tôi không phải tình cờ. Từ lâu tôi có đọc trong kho
tàng
truyện cổ Việt Nam có một truyện làm tôi hết sức chú ý. Ðó là câu
chuyện về
đôi vợ chồng trẻ, không may người chồng bị chết một cách oan ức. Anh
báo mộng
dặn chị chờ đến phiên chợ Mạch Ma thì đến để anh gặp. Tại phiên chợ đó
hai
người đã gặp được nhau. Người chồng đã nói rõ sự oan ức của mình để vợ
kêu
lên cửa quan. Truyện còn ghi rõ chợ Mạch Ma ấy nằm ở Quảng Yên. Một lần
trên
đường đi Hạ Long, khi qua bến phà Rừng, xe dừng lại ở Quảng Yên và tôi
bàng
hoàn nhận ra mình đang ngồi uống nước trong chính cái chợ Mạch Ma đó.
Sau
này lên Hà Bắc tình cờ tôi cầm trên tay cuốn Ðịa dư chí Hà Bắc. Trong
sách
đó, ở mục chợ Hà Bắc có ghi rõ những thôn nào, xã nào, ngày giờ nào, có
những
phiên chợ Âm Dương. Qua hai sự việc trên tôi nhận ra rằng trong tâm
thức
của người Việt Nam không có sự cách biệt giữa cõi Âm và cõi Dương, giữa
người
sống và người chết đúng như cụ Nguyễn Du viết: Thác là thể xác, còn
là
tinh anh. Ðó là một đặc điểm tâm lý rất Việt Nam. Nhưng Giám đốc
Hải
Ninh không quan tâm tới điều đó. Ông chỉ sợ cấp trên phê bình là phim
mang
màu sắc duy tâm huyền bí, tuyên truyền cho mê tín dị đoan.
Trước áp lực của ông tôi đành nhân nhượng cắt ngắn bớt trường đoạn này,
điều làm tôi đau xót vô cùng. Nhưng Giám đốc Hải Ninh vẫn chưa yên tâm,
bắt
tôi phải bỏ hẳn. Ông thường có một lập luận thoạt nghe rất có lý: bộ
phim
làm ra không phải của cá nhân một ai, nó là tài sản chung, là cơm áo
gạo
tiền của cả Hãng. Nếu phim có gì trục trặc, trên không cho ra thì hàng
trăm
cán bộ công nhân viên Hãng chết chứ không chỉ mình đạo diễn. Bởi vậy
người
giám đốc mới là người có trách nhiệm chính đối với bộ phim. Tôi không
thể
chấp nhận lập luận kiểu đó nên cương quyết không chịu cắt bỏ thêm một
cảnh
nào nữa trong trường đoạn chợ Âm Dương. Không còn cách nào dồn ép tôi
được,
Giám đốc Hải Ninh bèn mời các cấp trên xuống xem trước cho an toàn. Có
lẽ
chưa có phim nào của điện ảnh Việt Nam lại phải duyệt đi duyệt lại
nhiều
tầng nhiều nấc như bộ phim này. Cứ mỗi nấc duyệt lại nảy sinh thêm
những
rắc rối mới. Mặc dầu Thứ trưởng Bộ Văn hóa Ðình Quang ủng hộ nhưng Thứ
trưởng
Vũ Khắc Liên lại băn khoăn không biết lúc này đã nên nói đến chuyện đau
thương mất mát trong chiến tranh chưa? Ông cho biết ở Liên Xô 15 năm
sau chiến
tranh người ta mới làm phim Khi đàn sếu bay. Ở ta chiến tranh
vừa
mới chấm dứt không lâu, ở biên giới Tây Nam vẫn còn chiến sự, cần động
viên
thanh niên ra trận bảo vệ Tổ quốc. Nên xin ý kiến thêm các anh ở trên.
Cứ
như vậy lần lượt các Thứ trưởng đến Bộ trưởng trong Bộ, rồi tới ủy viên
Bộ
Chính trị Tố Hữu, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Ðảng Nguyễn Ðức Tâm và
rồi
cuối cùng là tới Tổng Bí thư Ðảng Trường Chinh duyệt. Tổng cộng tất cả
là
13 lần. Trước khi được gọi đem phim tới chiếu tại nhà Tổng Bí thư
Trường
Chinh, tôi nói với các đồng sự có lẽ đây là phiên xử cuối cùng. Ðồng
chí Trường Chinh ăn cơm tối xong cùng cả nhà ra phòng khách để xem
phim.
Một chiếc máy quay lưu động đã được đặt sẵn giữa phòng. Ðèn tắt. Phim
bắt
đầu chiếu trong tiếng máy chạy rè rè. Tôi ngồi một góc phòng bên cạnh
nữ
diễn viên Lê Vân hồi hộp quan sát thái độ của đồng chí Tổng Bí thư. Tôi
thấy
đồng chí im lặng xem, theo dõi diễn biến trên phim không biểu lộ thái
độ
gì. Khi đèn bật sáng, đồng chí chậm rãi tiến về phía nữ diễn viên Lê
Vân
bắt tay và chỉ nói mỗi một câu: Thương lắm rồi đi vào. Ðồng chí
thư
ký của Tổng Bí thư bảo chúng tôi ra về, ông sẽ truyền đạt ý kiến của
Tổng
Bí thư xuống cho lãnh đạo Hãng sau. Cả đoàn ra về phấp phỏng, không
biết
hai chữ thương lắm có phải là lời phán quyết cuối cùng chưa?
Chúng
tôi kéo nhau đi ăn phở. Tôi nói đùa với Lê Vân: " Biết đâu ông nói
thương
là thương cháu chứ không phải thương cô Duyên thì sao? " Những nhà
chính
trị nói ít nhưng ta phải hiểu nhiều. Tôi nhớ lần đem phim này vào chiếu
cho
ông Tố Hữu duyệt. Xem xong ông chỉ nói một câu: "Gãi đúng chỗ ngứa thế
này
thì thiên hạ thích đây". Mãi về sau tôi mới hiểu chỗ ngứa
mà
ông nói nghĩa là gì. Ðó là nỗi đau, sự mất mát trong chiến tranh trong
mỗi
gia đình người Việt Nam. Tôi đã chạm vào nỗi niềm đó, và chỗ đó theo
ông
là chỗ ngứa. Tôi bỗng nhớ đến những câu thơ mà ông đã từng viết
thuở
còn trong bóng tối trong bài Tiếng hát sông Hương: Ngày mai thôi
kiếp
lầm than... Sẽ đưa em đến một vườn đầy xuân v.v... ý nghĩ về bộ
phim Cô gái trên sông của tôi bắt đầu hình thành từ đấy.
Sau lần đem phim vào chiếu cho Tổng Bí thư xem tôi không thấy Giám đốc
Hải Ninh hành gì nữa. Vụ xử đã kết thúc. Bộ phim Bao giờ cho đến
tháng Mười đã được tha bổng. Lập tức nó được khán giả trong cả
nước đón
nhận một cách hết sức nồng nhiệt. Không những thế còn nhận được mối
thiện cảm rất lớn của khán giả nước ngoài. Có lẽ đây là một phim truyện
đầu tiên của Việt Nam đến được với công chúng ngoài biên giới sau năm
75...
... Bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười bắt đầu một cuộc hành
trình rất dài qua màn ảnh của rất nhiều quốc gia trên thế giới, mang
lại không
ít thiện cảm cho đất nước Việt Nam, nền điện ảnh Việt Nam. Sau này tôi
được
nghe kể tại buổi chiếu đầu tiên của bộ phim tại Honolulu (Hawaii) vào
tháng
11/1985 như sau: Các thuyền nhân Việt Nam ở Honolulu nghe có một bộ
phim
của Cộng sản Hà Nội được chiếu kéo đến đầy xung quanh rạp với những
biểu
ngữ phản đối. Trước giờ chiếu 15 phút cảnh sát nhận được một cú điện
thoại
báo tin trong rạp bị cài mìn. Lập tức khán giả được mời ra khỏi rạp.
Sau
một giờ rà soát, cảnh sát xác định tin kia là thất thiệt mới cho khán
giả
vào lại. Nhiều thuyền nhân cũng vào xem cốt để gây rối trong khi chiếu.
Nhưng
buổi chiếu đã kết thúc tốt đẹp trong tiếng vỗ tay và những giọt nước
mắt
đọng trên mi mắt của nhiều người trong đó có cả những thuyền nhân Việt
Nam.
Họ xúc động xem từ đầu đến cuối quên cả dự định phá rối. Ðó là những
ngày
căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ - Việt...
Cô gái trên sông
Sau khi đi thực tập về điện ảnh một thời gian ngắn ở Bulgari về, tôi
bắt đầu viết kịch bản Cô gái trên sông mà tôi đã có ý
định từ trước như một món nợ tinh thần đối với xứ Huế, quê hương tôi.
Cô gái trong kịch bản chính là cô gái trong bài thơ của nhà thơ Tố Hữu:
Tiếng hát sông Hương. Cô gái đó tượng trưng cho
nhân dân khổ đau hy vọng vào một ngày mai tươi sáng, hết lòng che chở
cho cách mạng. Nhưng khi thành công rồi
thì một số người đã quay lưng lại với họ. Phim bắt đầu bằng cảnh trong
bệnh
viên Huế. Liên, một phóng viên của một tờ Tạp chí, đến thăm Nguyệt, cô
gái
vừa được đưa vào bệnh viện cách đây mấy hôm vì định lao vào xe tô tải
để
tự tử. Thì ra hai người đã quen nhau khi Nguyệt còn đang trong trại cải
tạo
nhân phẩm và Liên là nhà báo đến để viết một phóng sự. Nguyệt đã kể lại
cho
Liên câu chuyện riêng của mình liên quan đến một người đàn ông, người
mà
trước đây khi Huế còn chưa giải phóng cô đã có lần cứu giúp, rồi đem
lòng
yêu người đó vì những lý tưởng cao đẹp mà anh theo đuổi. Ngày ấy Nguyệt
là
một cô gái sống bằng nghề bán thân nuôi miệng trên sông Hương, còn
người
đàn ông kia là một chiến sỹ hoạt động nội thành. Anh đã gieo vào lòng
cô
những hy vọng về một cuộc sống đầy hoa như trong bài thơ Tiếng hát
sông
Hương mà anh đã đọc cho cô nghe. Anh hứa sẽ quay lại tìm Nguyệt.
Nhưng
rồi anh đã không bao giờ quay trở lại. Sau ngày Huế giải phóng Nguyệt
đã
cất công đi tìm anh để rồi khi tìm được thì bị anh từ chối. Người chiến
sĩ
kia không nhận là đã quen cô vì anh bây giờ đã là một cán bộ cao cấp
trong thành phố... Sau khi hỏi chuyện Nguyệt xong Liên viết một bài báo
tố cáo, lên án sự bội bạc của người cán bộ hoạt động nội thành trước
đây. Mặc dù có
lệnh của trên không nên đăng bài báo đó, nhưng nhờ sự cương quyết của
cả
toà soạn cuối cùng nó vẫn được đăng. Ðến lúc đó Liên mới biết rằng
người cản
trở không cho đăng bài báo của cô chính là chồng mình và anh chính là
người
cán bộ cách mạng bội bạc mà cô đang lên án...
Đây là thời kỳ đất nước bắt đầu đổi mới. Kịch bản đươc thông qua dễ
dàng, thuận lợi. Tôi đã mời nữ diễn viên Minh Châu vào vai Nguyệt,
không chút
do dự, mặc dù trước đó Minh Châu chỉ mới xuất hiện trong một vài phim
không
để laị ấn tượng gì đặc biệt. Tôi tin ở sự lựa chọn của mình và quả thực
Minh Châu đã hoàn thành xất sắc vai diễn này. Trong thời gian đang làm
phim
ở Huế, tôi đọc báo biết tin ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có
cuộc
gặp gỡ anh chị em văn nghệ sĩ kêu gọi không uốn cong ngòi bút, cởi trói
và
hãy tự cứu lấy mình trước khi Trời cứu. Tôi yên tâm tiếp tục làm phim
lòng
mừng khấp khởi nghĩ rằng từ đây người nghệ sĩ sẽ tạo mọi điều kiện
thuận
lợi hơn cho sáng tác. Người quay phim này là Phạm Việt Thanh, một quay
phim
trẻ, khoẻ mạnh và đây là phim truyện đầu tay của anh. Phim đã quay được
gần
một nửa mà tôi vẫn chưa quyết định nên mời ai làm nhạc. Tôi bỗng nghĩ
đến
nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, một người rất nặng lòng với Huế, bèn gọi điện
vào
Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ cần nói tôi đang ở Huế, đang làm một phim về
Huế,
và có ý định mời Sơn làm nhạc cho phim, lập tức anh nhận lời ngay không
chút do dự, mặc dầu chưa biết nội dung phim. Sau này khi phim đã dựng
xong hình ảnh đem vào thành phố Hồ Chí Minh để lồng tiếng tôi mới chiếu
cho Sơn xem để làm nhạc. Người lồng tiếng Huế cho vai Nguyệt trong phim
chính là ca
sỹ Thanh Lan. Cha cô là người Bắc, mẹ là người Huế, sinh sống ở Miền
Nam,
cô nói được giọng cả ba miền không hề pha trộn. Thanh Lan rất nhiệt
tình
lồng tiếng cho phim, mặc dầu trước đó cô chưa hề lồng tiếng cho bất cứ
phim
nào trừ những phim có vai diễn của mình. Sau khi hoàn thành xong phần
lồng
tiếng thì Sơn cũng vừa soạn xong phần âm nhạc. Hôm thu nhạc cho phim
Sơn
bị sốt cao nhưng vẫn cố đến phòng thu để theo rõi, sửa chữa những chỗ
cần
sửa, làm việc với dàn nhạc do Nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu chỉ huy. Âm nhạc
mềm
mại và sâu lắng của Sơn đã hỗ trợ cho phim rất nhiều.
Trong không khí của những ngày đầu Ðổi mới phim Cô gái trên sông
được Cục điện ảnh thông qua rất nhanh chóng, không
gặp khó khăn trở ngại gì.
Bộ phim lập tức được giới điện ảnh và công chúng đón nhận hết sức nồng
nhiệt. Nhưng phim ra mắt khán giả chưa được bao lâu thì nghe tin một
đồng
chí lãnh đạo cao cấp của Ðảng đã lên án nó gay gắt hai lần. Một lần tại
diễn đàn của Hội nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một lần tại kỳ họp
của
Quốc hội khoá 7. Nội dung phê phán xoay quanh việc trong phim người cán
bộ cách mạng thì bội bạc, còn tên lính nguỵ, người yêu của cô gái trên
sông
thì lại thuỷ chung. Bộ phim bị coi là đã bôi nhọ hình ảnh người chiến
sỹ
cách mạng (tuy vậy cho đến nay cũng không có một văn bản chính thức nào
ra lệnh cấm chiếu). Ban tổ chức Liên hoan phim diễn ra năm 87 tại Đà
Nẵng
đã lâm vào cái thế hết sức khó xử. Một bên là sự đón nhận nồng nhiệt
chưa
từng có của công chúng Đà Nẵng và một bên là ý kiến phê phán của lãnh
đạo.
Hơn thế nữa kết quả cho điểm bằng phiếu kín của các thành viên trong
Ban
Giám khảo cho thấy bộ phim Cô gái trên sông đạt số điểm
cao
nhất. số điểm cao nhất. Nghe tin bộ phim bị cấp trên phê phán một số
người
trong giới điện ảnh tung tin bộ phim đó bị cấm chiếu ở Huế làm Ban tổ
chức
lại càng hoang mang, có lúc đã định gạt hẳn phim ra khỏi danh sách giải
thưởng.
Cuối cùng người ta đã tìm ra được một giải pháp dung hoà: chỉ cho phim Cô
gái trên sông giải Bạc (trong khi lẽ ra nó đủ điểm để được Giải
Vàng).
Về sau tôi được nghe một số người trong Ban tổ chức kể lại: khi công bố
phim Cô gái trên sông chỉ được giải Bông sen Bạc đã gây nên
một làn sóng bất bình rất lớn trong khán giả Đà Nẵng. Những ngày đó
không
khí tung tin, vận động, xúi giục trước khi bước vào Liên hoan phim đã
là
m tôi cảm thấy hết sức chán nản nên đã quyết định không tham dự Liên
hoan
phim Ðà nẵng. Cả đoàn làm phim cũng theo gương tôi cùng ở lại Hà Nội.
Tôi
cùng chủ nhiêm Vũ Văn Nha, nhà quay phim Phạm Việt Thanh và nữ diễn
viên
Minh Châu nhận lời mời của Công ty chiếu bóng Hà Bắc lên Bắc Giang tiếp
xúc
với bà con trên ấy. Trong lúc đó ở Đà Nẵng khán giả chờ đợi chúng tôi
từng
ngày. Có người tung tin rằng chúng tôi vào tới Huế, thấy phim bị cấm
bèn
lộn ra (sau này nhiều người khi về qua Huế thấy khắp thành phố căng đầy
áp
phích của phim mới biết mình bị lừa). Sự nhiệt tình của khán giả Đà
Nẵng
năm ấy làm các nhà điện ảnh nước ngoài được mời tham dự phải ngạc
nhiên.
Ông Đinh Triết Giám đốc Phát hành phim Trung ương cho biết số người xem
Cô
gái trên sông đông đến nỗi tiền bán vé thu được từ bộ phim
này
đủ để trang trải cho mọi chi phí của Liên hoan phim, thậm chí còn thừa.
Ông
đề nghị trích tiền doanh thu của phim ra để thưởng cho đoàn làm phim,
nhưng
không ai dám quyết. Sau Liên hoan phim Đoàn thanh niên Đà Nẵng đã mời
nữ
diễn viên Minh Châu vào gặp gỡ với khán giả trẻ thành phố và nhận chị
là
Đoàn viên danh dự của đoàn thanh niên Đà Nẵng. Minh Châu trở thành
người
nữ diễn viên được hâm mộ nhất lúc bấy giờ qua vai Nguyệt trong Cô
gái
trên sông. Dù sao bộ phim cũng đã nhận được giải Bông sen Bạc và
Giải
nữ diễn viên xuất sắc trái với dự định của những kẻ rắp tâm hãm hại nó.
Thật trớ trêu thay, bộ phim Cô gái trên sông lại được
dư luận nước ngoài đón nhận như một biểu hiện của đường lối Đổi mới của
Việt Nam trong
lĩnh vực văn nghệ. CHDC Đức là nước đầu tiên mua và chiếu bộ phim này
tại
Tuần phim của các nước XHCN tổ chức tại thành phố Cottbus với bản phim
đã
được lồng tiếng Đức (hồi đó phe XHCN chưa tan rã). Sau này Nhật Bản,
Mỹ, Ấn
Độ... và nhiều nước khác tiếp tục mời chiếu. Ở đâu nó cũng cũng được
đón nhận
với nhiều thiện cảm. Năm 1992 khi tôi sang New York để dự Tuần phim
Việt Nam
do Hiệp hội Asean Cinevision đứng ra tổ chức, đại sứ Lê Văn Bàng đã nói
với
tôi: Anh cứ đem phim Cô gái trên sông ra để chứng minh cho đường
lối Đổi
mới của ta trong lĩnh vực văn nghệ (ông ở xa nên không biết bộ phim bị
trong
nuớc phê phán). Trong buổi chiếu phim này tại NewYork ông đại sứ
và phu
nhân cũng có mặt và tỏ ra rất hài lòng. Đến năm 1996, có nghĩa là 10
năm
sau khi sau khi bộ phim hoàn thành, Liên hoan phim Toronto giới thiệu
một
chương trình phim Việt Nam trong đó có phim Cô gái trên sông.
Ban
Tư tưởng Văn hóa Trung ương hồi đó đã yêu cầu không chiếu phim này nếu
không
sửa. Thật oan cho bộ phim khi được nước ngoài đón nhận như một dấu hiệu
đáng
mừng của công cuộc Đổi mới ở nuớc ta! Quả thật số phận của bộ phim cũng
long
đong như số phận cô gái được miêu tả trong phim vậy, nhưng kết cục của
nó
lại rất có hậu. Tháng 4 năm 2000 để kỷ niêm 25 năm ngày Giải phóng Miền
Nam, kênh truyền hình ARTE của Châu Âu đã chiếu lại phim Cô gái
trên sông.
Ðây là bộ phim truyện Việt nam duy nhất được chiếu trong dịp này. Hình
ảnh
của phim còn rất tốt vì đó chính là bản phim đã được Công hoà dân chủ
Ðức
mua trước đây. Sau 13 năm, phim Cô gái trên sông đã
sống lại
lần thứ hai một cách thật bất ngờ.
Tạp
chí Sông Hương, số 169
tháng 3/2003
|