*


   

Dịch giả Lê Quang: “Sách Nobel có khi còn sai chính tả”.

Ông này không chỉ cho thấy sai chính tả như thế nào. Sai chính tả theo cái kiểu lỗi nhà in? Hay sai văn phạm? Sai cấu trúc câu?
Lỗi thủ công là cái lỗi gì? Lỗi của ông thợ sắp chữ? Thế thì liên can gì đến người viết, nhà văn?
Tiếng Việt, của…  Cô Tư, đầy lỗi chính tả, đâu có sao? Nhà văn lớn bạn quí của GCC, dân Nha Trang, viết hỏi ngã trật tùm lum, có sao đâu?
Phán trời ơi như thế, thì ai cũng phán được hết. Nhà thơ hải ngoại NDT nghe tông tông Thiệu đọc diễn văn mất nước mà còn nhận ra sai văn phạm nữa là… sách Nobel!
Phán kiểu này mà dịch sách Nobel mà dịch 1 tác giả như Elfriede Jelinek, Gấu nghi quá!

Bà này đâu phải thứ thường?

Press Release
The Nobel Prize in Literature 2004
The Nobel Prize in Literature for 2004 is awarded to the Austrian writer Elfriede Jelinek, "for her musical flow of voices and counter-voices in novels and plays that with extraordinary linguistic zeal reveal the absurdity of society's clichés and their subjugating power".
 The Swedish Academy

Giải Nobel văn học năm 2004 được trao tặng cho nhà văn Áo, Elfriede Jelinek, cho "dòng chảy âm nhạc của những tiếng nói và những tiếng nói đối nghịch của bà, trong những tiểu thuyết và kịch bản, mà, bằng nỗi đắm say phi thường về ngôn ngữ, những tác phẩm đó phơi ra sự phi lý của những khuôn sáo xã hội và cái quyền lực chế ngự của chúng." (1)

Tiểu sử
Elfriede Jelinek sinh ngày 20 tháng Mười 1946 tại thành phố Murzzuschlag, vùng đất Styria thuộc Áo quốc. Cha, gốc Do Thái-Tiệp Khắc, là một nhà hóa học, làm việc trong ngành sản xuất kỹ nghệ quan trọng có tính chiến lược, nhờ vậy mà thoát vụ bách hại trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. 

"My writings are limited to depicting analytically, but also polemically, the horrors of reality. Redemption is the speciality of other authors, male and female."
[Viết của tôi hạn chế trong việc miêu tả, theo cách phân tích, mà cũng có tính tranh luận, những điều ghê rợn của thực tại. Cứu chuộc là biệt tài của những cây viết khác, nam và nữ].
Elfriede Jelinek trả lời phỏng vấn.

Khi Adorno nói, sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái gọi là thơ đó.
*
Sau những tội ác của chủ nghĩa toàn trị ở thế kỷ 20 và nhất là những tội ác của Nazi, chúng ta đều là những cái xác sống. Chúng ta đều chết, mà không biết, mình đã chết.
Jelinek

Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Hai, 2007, có "cuộc phỏng vấn lớn", grand entretien, nữ văn sĩ Elfriede Jelinek, Nobel văn chương, lương tâm tự vấn của nước Áo, nhân cuốn sách mới ra lò của bà đang gây chấn động, về cả hai phía, hoan hô và đảo đảo: Enfants des morts, Những đứa trẻ của những người chết [Nguyên bản tiếng Đức: Die Kinder der Toten, Olivier Le Lay dịch ra tiếng Tây, Seuil, 25 Âu Kim].

Nobel 2004

*

Tác phẩm mới nhất của Jelinek. Winterreise. Có thể nói, có tới bốn cách đọc nó [bốn bậc dẫn giải, quatre niveaux d'interpretation], quấn quít vào nhau, được tân tạo, tái tạo, [remodeler] theo hiện đại tính của chúng ta và theo những ám ảnh  riêng của tác giả.