Nhật Ký @ Panat Nikhom, Thailand:
Dec 13 93. The Knight
was dying inside his armor (comparing with VC). J. le Carré
Anh Bộ Đ
ội Cụ Hồ chết trong chiếc
áo giáp bách chiến bách thắng.
Nhật ký những ngày
ở trại tị nạn Panat Nikhom Thái Lan.
Có vẻ như Gấu
Nhà Văn hồi đó giỏi tiếng Anh, tiếng U hơn bi giờ!
Những dòng đầu là về BHD và ông Bố
của em:
Chính là
do sự độc ác (?), mà ông bố Bắc Kít muốn con
học bác sĩ. Ông muốn cô con gái trở thành
cái máy làm ra tiền.
Trong số những cô
gái mà Gấu quen, TL [nhân vật chính trong
Bụi] là hạnh phúc nhất,
có một tuổi thơ được gia đình chiều chuộng, nhưng căn
bịnh đã vượt lên tất cả.
Người ta nói,
thành phố, một khi bị lột truồng mọi ảo tưởng, mất đi một cái
gì thánh thiện, và xì ra một cái mùi
gì đó. Nó trở thành bà già,
không còn là thành phố.
13 Tháng 12, 1993. Anh bộ đội Cụ Hồ chết trong chiếc áo
giáp bách chiến bách thắng.
Dec 13 93. The Knight was dying inside his armor (comparing with
VC). J. le Carré
Hà Nội Của Gấu
Gấu, Bắc Kỳ 54. Rời Hà Nội khi
vừa mới biết yêu cái cột đèn, cái ngã
tư, tiếng còi mười giờ chạy trên thành phố... Vào
Nam, Gấu nhớ tiếng còi, nhớ cái tháp rùa
đến ngơ ngẩn mụ cả người, bèn tự nhủ thầm, phải kiếm cho được một
cô bé Hà Nội...
Cô là em của một người bạn học. Ông anh vợ hụt
học dưới Gấu một lớp. Quen qua một người bạn, tên Uyển, hồi ở hẻm
Đội Có, Phú Nhuận.
Kỷ niệm lần đầu tới nhà cô
bé, nghĩ lại thấy thật buồn cười.
Ông anh cô khi đó
đang học Đệ Tam, ban toán, và ông đã ra câu
đố: muốn gặp em tao thì phải giải cho được bài toán
hình học này. Chẳng hiểu ông thực tình bí,
hay là muốn thử tài, theo kiểu: mày có đủ
sức chinh phục con em tao hay không? Hồi đi học, Gấu vốn nổi tiếng
là một cây toán. Cô em cũng dân toán,
sau học y khoa.
Lên đại học, ghi danh chứng chỉ Toán Đại Cương; tới
kỳ thi, không hiểu bài toán muốn gì, Gấu nộp
giấy trắng ra về!
Nhà nghèo, Gấu chỉ đủ tiền mua cours của giáo
sư Monavon, mà không hề làm một bài tập nào.
Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn!
Khi Gấu quen, cô bé mới
mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì,
chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm
thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là
anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi
độc?
Và đẹp?
Nhà cô bé giầu,
Gấu sững sờ tự hỏi, tại sao lại có nỗi buồn như thế ở trong cô
bé mới mười một tuổi?
Sau này thân rồi, cô tâm sự: đi học, H.
chỉ có mỗi một cái áo dài trắng độc nhất.
Có lần, H. nghe mấy con bạn nói đằng sau lưng: con nhỏ
này nó làm bộ nghèo...
Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình
đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người
thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá
một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét
phải giải thích...
Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng,
là bỏ ra ngoài.
Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang
học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là
một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ
cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé.
Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ
ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này
hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi
anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào
giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng
sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ
hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa
lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ
Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô
phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã
trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói
anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán.
Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa
xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch
giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái
Hà Nội,
độc,
và
đẹp...
Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi
đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.
Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố,
và về cô bé, chúng thật đẹp.
*****
"Suốt khoảng phố gần trường toàn
nhà một tầng cửa gỗ lùa, lọt vào một nhà
cửa sổ chấn song sắt luôn mở rộng. Có một lồng chim ngày
nào đi học tôi cũng thấy treo phía ngoài. Chim
gì chẳng đẹp. Trông như mớ cỏ rối. Nhưng tiếng hót
thì trong veo. Trong. Và phấp phỏng như nắng thu đang do
dự rây qua ngàn vạn lá xuống phố. Nhà ấy không
bán hàng. Có những đứa trẻ ăn mặc đẹp hơn tôi,
chân đi dép nhựa ra vào. Chúng đến đó
học đàn. Chúng làm tôi tủi thân nhiều
hơn là thẹn. Có một lần tôi bị tụt quai dép
cao su và tôi chẳng còn cách nào hơn
là lếch thếch xách cả dép lẫn cặp nhón nhén
đi bộ trên hè phố trước mặt chúng nó.
Từ ngôi nhà chúng ra vào bay ra những
hợp âm thô kệch, lập cập. Thua tiếng hót của con
chim giống như nùi cỏ rối (....) Nhưng không hiểu sao tôi
cứ buồn buồn khi nghe tiếng dương cầm vang lên lập cà lập
cập dưới ngón tay bọn trẻ con không quen biết..."
"Có lần tôi nhìn thấy cô chơi đàn.
Tôi không biết đó là bản gì. Nhưng tiếng
pi-a-nô buổi tối thành phố lên đèn ấy tôi
nhớ lập tức. Tiếng đàn mới cao sang làm sao. Trong vắt. Róc
rách. Dường như những thân sao đen cao vút đang từ
từ vướn lên, vòm lá mở ra để lộ một bầu trời đen thẫm,
mịn màng như một đĩa thạch và chi chít sao."
"Chiến tranh đánh phá lần thứ hai. Có vẻ ác
liệt hơn lần trước. Cũng có thể là vì tôi lớn
hơn và biết sợ nhiều hơn trước. Chúng tôi lại đi sơ
tán. Để lại Hà Nội những hầm công cộng dài rộng
mênh mông, những hố tăng xê ngập nước ngày mưa.
Để lại tiếng loa truyền thanh và tiếng còi báo động
nghe hết hồn hết vía rú lên từ phía Nhà
Hát Lớn..."
".... Hồi ức chiến tranh thường chỉ quẫy cựa khi đi qua Phố Huế.
Một đứa lớp tôi chết ở đó. Vệt bom liếm hết nhà
nó thì dừng và hôm đó là hôm
nó về lấy gạo nuôi em."
(Những giọt trầm, truyện ngắn Lê Minh Hà)
Gấu được đi học Hà Nội, là
nhờ bà cô lấy chồng Pháp. Một kỹ sư Sở Hỏa Xa Đông
Dương. Bà cô đẹp, cao, sang, không một chút
liên can tới cái làng nghèo đói ven
đê sông Hồng. Người ở đó không muốn bà
về. Chỉ cần tháng tháng gửi tiền. Vì cũng là
một người cùng làng, thằng cháu bị vạ lây,
thời gian đầu sống với bà cô.
Có thể, lúc đầu bà cô chỉ nghĩ tới Gấu,
do tội nghiệp. Chẳng bao giờ bà hỏi han. Gấu cũng chẳng dám
đòi hỏi gì, ngoài hai bữa cơm, rồi lo đi học. Bà
cho Gấu ở riêng một căn phòng kế bên nhà bếp.
Không được bén mảng lên nhà trên.
Gấu chỉ có một bộ quần áo đi học. Mỗi lần giặt, ủi
liền, cho kịp giờ đi học. Có những lần quá ướt, bàn
ủi không kịp nóng. Cho tới một bữa, Gấu ỷ y, chạy ra ngoài,
khi ngửi mùi khét thì đã xong một bên
ống quần.
Đó là một villa trông ra hồ Halais. Nhà
của hai ông Tây, đều kỹ sư Sở Hỏa Xa Đông Dương. Ông
Tây già, là chồng bà cô. Chức vụ chắc
thua ông Tây trẻ, vì ông này có
tới hai người hầu: một người bếp, một người bồi. Ông Tây già
ăn uống đều do bà vợ. Ông bếp già, vào những
ngày cuối tuần, chủ đi chơi, thường dắt gái về nằm trong
bóng tối hành lang phía trước. Mỗi lần như vậy, Gấu
lén lên nhà trên, bò tới sát,
chỉ cách bức tường, cánh cửa, rồi hồi hộp lắng nghe. Một
lần cô gái làng chơi biết, nói: có người
ở bên trong nhà. Ông bếp hừ, hai thằng bé, trời
tối mịt, chúng nó chẳng thấy gì đâu.
Mỵ là tên anh bồi. Gấu không nhớ tên ông
bếp già. Ông rất thù ghét Tây, tuy làm
bồi bếp. Gấu biết từng chi tiết chiến thắng Điện Biên Phủ, là
do ông kể. Chắc cũng chỉ từ trí tưởng tượng của ông.
Hiệp định Genève chia đôi đất nước, ông về làng,
chắc chắn là khổ sở với quá khứ Việt gian. Gấu gặp cả hai
vợ chồng anh Mỵ, và đứa con gái duy nhất mới sinh được vài
tháng, ở Hải Phòng, những ngày chờ đợi tầu. Thằng
em đã về quê, ở với bà vợ lớn.
Lần đó, anh Mỵ nói với bà cô. Bữa hôm
sau, bà dẫn Gấu đi mua mấy bộ quần áo. Bà mắng:
tại sao không nói. Thấy thằng cháu im thin thít,
bà như hiểu ra, giải thích: Tao chỉ ghét mẹ mày.
Cả làng cả họ cứ xúm vào gấu váy con mụ me
Tây này.
Không những mắng, mà còn tát cho
Gấu vài cái.
Đó là lần bà bắt gặp hai đứa, Gấu, thằng Hìu,
em anh Mỵ, trời tối thui mà cũng cố căng mắt nhìn ra phía
ngoài...
Lếch thếch xách dép, một kỷ niệm như vậy dù
sao cũng dễ thương hơn nhiều, so với của Gấu, những ngày đầu
học Nguyễn Trãi, với cái quần độc nhất, với đôi
guốc lạch cạch nện trên đường phố, trong sân trường. Nhưng
dù dép, dù guốc, cũng không bằng chân
trần, lúc tan học, nhìn lũ bạn đứng từ ngoài liệng
cả dép lẫn cặp vào tới tận gậm giường bên trong nhà,
rồi theo nhau chạy ra bãi cát dưới chân cầu sông
Hồng, hoặc lang thang bên dưới vòm trời thành phố.
Và tiếng còi dễ thương đuổi theo Gấu suốt đời chưa biến
thành ghê rợn, nhưng tiếng kèn đồng thê thảm
từ một vũ trường gần bờ Hồ theo Gấu mãi, cùng với hình
ảnh cô gái bán rau muống bị Tây hiếp đứng
co ro cố túm chiếc quần còn rỉ dòng nước nhờn, khi
nhìn thấy thằng nhỏ đi học đang bước tới, ngay gần nhà
ở ngoại ô Bạch Mai, kế bên đường rầy xe điện.
"Vậy mà không hiểu sao
đôi khi tôi cứ nghẹn ngào, không làm
sao dứt đứt ra khỏi lòng dạ những xôn xao của cái
thời ngốc".
(Lê Minh Hà, Những giọt trầm)
Ngay khi từ biệt, Gấu đã biết,
sẽ có ngày cô bé (Hà-nội?) trở
lại, qua một hình bóng khác. Khó mà
dứt đứt ra khỏi lòng dạ, một thành phố, một đoạn đời.
Sự thực, khi gặp ông anh
vợ hụt lần đầu, Gấu không hề biết, ông có một người
em gái, tên là "cô bé". Nhưng chuyện
ông đưa ra bài toán đố là có thiệt.
Về già nghĩ lại, bao chuyện may rủi trên đời, đều là
do chuyện mê toán của Gấu, kể từ khi còn ở Hà
Nội. Người đầu tiên khám phá ra tài làm
toán của Gấu là Ông Tây, chồng bà cô.
Bà cô Gấu, tuy bề ngoài lạnh lùng,
nhưng lúc nào cũng để ý đến Gấu, qua... Ông
Tây. Một lần bà nói, “Ông Tây bảo, mày
còn ngu hơn thằng Hìu, em anh Mỹ”.
Đó là một buổi chiều, Ông Tây đi
làm về. Có bà cô ngồi trên xe. Khi
xe làm hiệu rẽ vào cổng, thằng cháu nhanh nhẩu tập
làm bồi, mở vội hai cánh cổng bằng sắt. Thằng Hìu
đứng bên, dơ tay chặn lại. Không hiểu làm sao nó
biết, hai người chỉ đậu xe, về nhà thay đồ, và còn
đi shopping.
Lần thứ nhì đụng độ Ông Tây, là
bữa Gấu mê mải làm toán, ngay hành lang trước
villa. Dùng phấn trắng vẽ ngay trên mặt gạch. Gấu không
nghe thấy tiếng xe, tiếng mở cổng, ngay cả khi Ông Tây tới
sát bên Gấu… chỉ tới khi ông hừ một tiếng rất ư là
hài lòng, và sau đó bỏ vào trong nhà.
Chắc ông đã mê mải theo dõi, và hồi hộp,
không hiểu thằng bé nhà quê này có
chứng minh nổi bài toán hình học hay không.
Ông là kỹ sư, và hình ảnh thằng nhỏ đang say
sưa với bài toán đến nỗi quên phận sự làm bồi,
không mở cổng cho ông, có thể làm ông nhớ
lại thằng nhỏ-là ông ngày nào.
Bữa sau, bà cô mặt mày tươi tỉnh cải chính
câu nói bữa trước, “Không, Ông Tây nói,
mày thông minh hơn thằng Hìu.”
Chính Ông Tây mới là người quyết
định tương lai của Gấu. Bởi vì bà cô, kể từ đó,
đã có ý định cố lo cho thằng cháu ăn học.
Trong quyết định bỏ vào Nam của Gấu, có giấc mơ học
giỏi tiếng Pháp, để viết một bức thư cám ơn một ông
tây thuộc địa.
Cửa sổ nhà mình nhìn thẳng qua đê
- phố Trần Khát Chân.
Xưa sáu tuổi đi sơ tán về buổi chiều vẫn cùng
lũ trẻ con mua rau ngay ngõ cuối phố thông lên đê,
nơi có mấy bậc gạch kể trong bài.
Nhìn sang đê, biết có những cảnh đời y như
của Nguyễn Đình Lạp. Rồi thôi.
Không biết có Đào Nguyễn ở đó.
Hai năm trước về, Nguyễn Xuân Khánh với Dương Tường
có mặt ở chỗ mình kí sách. Sao lại có
người hiền đến thế, lặng lẽ đến thế, đến mức thành ra những
vang vọng của đời.
V/v Ông Tây.
Gấu có hai kỷ niệm thực là tuyệt vời về Ông
Tây, chồng bà cô, Cô Dung Me Tây của Gấu.
Kỷ niệm về Toán, kể rồi.
Kỷ niệm sau đây,
sau này, như được lập lại ở 1 số vị bằng hữu, và luôn
ở cả ông anh của GCC.
Số là vào Mùa Thu, hay Mùa Đông, ở Hà
Nội, ở kế ngay bên hồ Halais, Gấu có thói quen, vào
buổi chiều, mò ra cái cổng sắt, và cứ thế tì
vào những song sắt, ngắm sương mù mỗi lúc 1 thêm
dày đặc trên mặt hồ.
Cứ đứng hàng giờ đồng hồ như thế. Đâu có nghĩ là
có ai thèm để ý, vậy mà có lần vô
tình ngó lại, nhìn lên, và thấy Ông
Tây đứng nhìn thằng bé nhà quê Bắc Kít
từ hổi nào hồi nào!
Ui chao, mỗi lần Gấu viết, mà có tí mùi cải
lương, là y như rằng, Gấu lại nhìn thấy cặp mắt của Ông
Tây, qua mấy vị bằng hữu, và ông anh nhà thơ,
nhìn Gấu, ra cái vẻ an ủi, thông cảm, nè đừng
có nhè đấy nhé, anh cu Gấu!
Hà, hà!
Góc Hà nội
Note:
Nhân SN Nina và đọc 1 entry về Hà Nội, của LMH
Cửa sổ nhà
mình nhìn thẳng qua đê - phố Trần Khát Chân.
Xưa sáu tuổi đi sơ tán về buổi chiều vẫn cùng lũ
trẻ con mua rau ngay ngõ cuối phố thông lên đê,
nơi có mấy bậc gạch kể trong bài.
Nhìn sang đê, biết có những cảnh đời y như của Nguyễn
Đình Lạp. Rồi thôi.
Không biết có Đào Nguyễn ở đó.
Hai năm trước về, Nguyễn Xuân Khánh với Dương Tường có
mặt ở chỗ mình kí sách. Sao lại có người hiền
đến thế, lặng lẽ đến thế, đến mức thành ra những vang vọng của đời.
... See More
http://www.tanvien.net/Tho_Poetry/back_street_moscow.html
Những con phố sau của Hà Nội
Nhà trại thui thủi, chẳng
cần Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi
chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con
phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.
Gấu thì yêu đến khốn khổ khốn nạn cái thành
phố quá chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích
ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.
Quá nửa đêm, Gấu đi ra ngoài kiếm một cái gì
đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.
Ồn, dơ, say, và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe đọc thơ của Gấu
Tim Gấu đập, mỗi lúc một nhanh thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”
Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu, cũng thui thủi
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi
chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con
phố sau.
Và Gấu không có thể về nhà được nữa.
Trong cuốn The Penguin Book of Russian Poetry, có tay này.
Khalamov, kẻ sống sót Trại tù Gulag số 1 của Liên
Xô, Kolyma, cho biết, đám anh chị trong thế giới ngầm
Nga, rất mê Sergey Yesenin.
Gần như tên nào cũng thuộc "Thư Gửi Mẹ" của ông.
Kolyma Tales
http://www.tanvien.net/dich/kolyma_tales.html
Sergey Yesenin (1895-1925)
Born into a peasant family in
the province of Ryazan, Sergey Alexandrovich Yesenin began writing poetry
at the age of nine. He moved to Moscow in 1912, working as a proofreader
and then studying for eighteen months at Moscow University. In 1915 he moved
to Petrograd, where he became known in literary circles -largely thanks to
the support of Alexander Blok - as a leading figure in a new group of 'peasant
poets'. His first book, Ritual for the Dead (Radunitsa) won him wider
popularity. In late 1918 he founded his own publishing house and, together
with Anatoly Mariengof, a literary movement known as Imaginism. With its
emphasis on startling imagery, this is best seen as a precursor of Surrealism;
it has nothing in common with the more classically inclined Imagist movement
founded in London by Ezra Pound.
In late 1921 Yesenin met the American dancer Isadora
Duncan. Knowing almost nothing of each other's languages, they married in
May 1922. Yesenin accompanied his wife on a tour of Europe and the United
States, but the marriage (Yesenin's second) lasted less than a year; Yesenin's
first and third marriages were equally short-lived. An affair in 1924 with
the poet Nadezhda Volpin produced one son, Alexander Yesenin-Volpin, who
became a poet and a leading Soviet dissident.
During 1924 and 1925 Yesenin wrote many of his finest
poems. But his alcoholism grew severe and in November 1925 he was hospitalized
after a nervous breakdown. On 27 December, two days after his release, he
cut his wrists and wrote a farewell poem in his own blood; the following
morning he hanged himself in the icon corner of his room in the Hotel Angleterre
in Leningrad, where he had stayed in 1921 with Isadora Duncan. His farewell
poem is remarkable for its grace.
A Romantic, Yesenin had welcomed the Revolution but
had soon been disillusioned. His long poem 'Pugachov' (1921), about the eighteenth-century
peasant rebel, was a coded expression of sympathy for the huge peasant uprising
against the Bolsheviks that year in the province of Tambov. He wrote poems
in praise of Lenin after his tour of Europe and the United States, but his
central themes - peasant Russia and low-life Moscow- were seen as anti-Soviet
and he was harassed by the secret police. Both before and after his death
(about which conspiracy theories still abound) Party officials made out
that his work was corrupting Soviet youth. These attacks on Yesenin were
an important stage in the process of the 'sovietizing' of Russian literature
and it was in their context that Mayakovsky wrote his own poem on Yesenin's
death (page 324). Though not uncritical of Yesenin, Mayakovsky reserves
his fiercest criticisms for his attackers.
Yesenin is often considered sentimental, but his best
poems are strikingly honest. His regret for the passing of 'village Russia'
coexists with a dear acknowledgement that he himself could never return to
that world. His 1924 collection Moscow of the Taverns evokes
the lives of thieves, prostitutes and down-and-outs with affection but without
false glamour. And he is honest about himself. 'The Black Man', written a
month before his death, begins:
My friend, my friend,
I'm ill, I'm very ill.
I don't know where this illness has come from:
whether it's the wind
whistling over a deserted field
or whether it's alcohol
stripping my brain
like a grove of trees in September.
Yesenin also writes well about animals. One poem describes
a bitch dragging herself back home after watching her puppies being drowned;
for a moment she sees the moon over her own-
ers' hut as one of these puppies, still alive. Another poem describes
a colt in the steppe, racing after a train as if unaware that a railway
engine is now worth as much 'as many tons of horseflesh and skin'. Shalamov
- whom no one could call sen- timental- has written, 'A large part of nature
- animals - has been left outside the remit of lyric poetry. Only children's
poets and composers of fables ever write about animals. It is Yesenin who
shows us with what powerful kindness, with what spirit- ual warmth, it is
possible to write about animals'.
Shalamov also tells us that Yesenin was much loved
by the Russian criminal underworld. A general contempt for women coexisted
in this world with a cult of the mother, and 'literally every criminal' knew
Yesenin's 'Letter to my Mother' by heart. They also often had his lines tattooed
on their bodies. Among the most popular were the last words of the poem
beginning 'Poor poet': 'I bet on the Queen of Spades, / but I played the
Ace of Diamonds.' The Ace of Diamonds, sewn on the back of prisoners' uniforms
in tsarist times, was a general symbol for criminality.
Recalling her childhood in the 1970s, Irina Mashinski
writes: 'Every day, on my way to and from school, I would cross Yesenin Boulevard,
where there was a funny-looking statue of a musing poet with a book in his
hand. Local drunks - of whom there were many - would gather there at night,
not necessarily to recite poems. But they loved Yesenin and considered him
one of them.'
Mist climbs from the lake.
Fields bare after harvest.
Beyond blue hills
the sun rolls to its rest.
Splintered, deep in ruts,
the weary road thinks
it cannot be long now
till grey-haired winter.
In the misty, resonant grove
I watched yesterday
as a bay moon, like a foal,
harnessed herself to our sleigh.
(1917)
Robert Chandler
Letter
to My Mother
Greetings, old woman! How are
you?
Are you well? As for me - I'm all right;
and I hope our old house is still bathed in
that ineffable evening light.
But I hear that you fret for my safety,
though you try to conceal your distress;
that you're often seen wandering the highway
in your old-fashioned country dress.
And they say that you see a recurring
dream as the dusk starts to fall-
of some hooligan thrusting a dagger
through my heart in a barroom brawl.
Cheer up, old woman! Don't worry:
it's all a preposterous lie;
for, although I'm a scandalous drunkard,
still, I'll see you before I die.
I'm the same loving son as always,
and my only ambition's to come
back alive from this chaos and madness
to visit once more my old home.
I'll return in the spring when the blossom
has covered our garden in white;
but promise you'll no longer wake me,
as before, with the first morning light!
Don't fret over what never happened,
don't revive the old dreams -let them go;
from my ea;liest days disappointment
is all I've been fated to know.
And don't teach me to pray - it's not worth it!
The old days will never come back;
you alone are my one consolation,
you alone are the light which I lack.
So forget your imaginary worries
and learn how to curb your distress;
and stop wandering about on the highway
in your old-fashioned country dress.
(1924)
Stephen Copus
Anh Môn
hay là Miền Đã Mất
Hà Nội là cái
quái gì!
Tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hà Nội khi về
Thanh Tâm Tuyền
Le Grand Maulnes (1913), Mặc Đỗ dịch
tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác
phẩm, cũng nổi tiếng chẳng kém. Frédéric Beigbeder,
tác giả cuốn Bảng Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng
Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott Fitzgerald
đã từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby? “Bạn nào
biết, làm ơn viết thư cho tôi hay liền, bởi vì những
tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác giả, Alain-Fournier
(1886-1914), cũng là bản gốc cho nhiều tác giả - nổi tiếng,
lẽ tất nhiên - thí dụ như Fowles, nhà văn Hồng Mao có
cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông.
Với ông này, Anh Môn có tên là Miền
Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng
một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:
"Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại
ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái
thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi
cha nó”.
[I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality,
not when it usepts or exceeds it].
Fowles viết: Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn)
là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy
hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm
hiểu nó.
Đúng là ao ước
về một độc giả lý tưởng, người yêu lý tưởng: Hãy
chiêm ngưỡng, nhưng nhớ đừng tra hỏi. Như thể họ sợ rằng, “sờ” vào
đó, hoặc quá nữa, mở nó ra, là một việc làm
báng bổ, phạm thánh! Một cuốn sách như thế, một nhan
sắc như thế, là để thờ phụng chứ không phải để sàm sỡ!
Tuy nhiên, Fowles nói,
nếu độc giả Anh ngữ, muốn tìm hiểu, có thể đọc cuốn “Anh
Môn” của Robert Gibson, trong loại sách hướng dẫn đọc những
bản văn tiếng Pháp, của nhà xb Grant and Cutler, London, 1986.
Le Dur Désir De Durer:
Ao ước cương cứng được trường tồn.
Frédéric Beigbeder truy
tìm nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp
đầu ngữ “de”, “de” là từ tiếng Latinh “siderere”: ngôi sao.
Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi sao đã
mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi
với”, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp. Và đây chính là
thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không phải một cuốn
sách. Tôi là một giấc mộng.
Như tác giả của nó, đã
viết cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm
1910: “Je cherche l’amour” [Tôi tìm tình yêu].
Ở miền nam, Anh Môn có
một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry].
Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này
lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ
bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội! Người tình
mà bạn tôi tìm kiếm, là Hà Nội, theo như
tôi hiểu được, qua lời kể của bà xã của anh, Chị Văn,
qua một lần trò chuyện viễn liên, sau khi Gấu tôi được
tin anh mất, và xin được số điện thoại của gia đình. Gia đình
không còn ở con hẻm đường Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa
số 6 nữa, mà rời về Phú Nhuận. Cô con gái lớn
đã lập gia đình, và hiện đang ở Mỹ.
Chị cho biết, thời gian trước
khi mất, anh Hiến [Joseph Huỳnh Văn] vui lắm, chứ không như những ngày
đó đâu. Bạn nhiều lắm, nhất là mấy anh trẻ, rất mê
thơ, và rất quí mến anh Hiến. Họ định ra một tạp chí
Thơ, y như hồi các anh làm tờ Tập San Văn Chương, nghĩa là
kéo nhau ra quán tối ngày. Anh Hiến mất cũng tại một
quán cà phê. Chị bùi ngùi nói, anh
có bịnh tim, đang ngồi nói chuyện gục xuống, giá mà
mấy người bạn để anh nằm nghỉ thoải mái, và thoa bóp
cho anh, thì chắc không sao. Họ cuống lên chở vội tới
một tay bác sĩ, tay này sợ trách nhiệm, hối chở ngay
tới bệnh viện, dọc đường anh mất… À, mà anh biết không,
anh Hiến có một bài thơ về Hà Nội.
Tôi hỏi: Anh Hiến có ra
Hà Nội lần nào, chị nói chưa.
Hỏi bài thơ, không có. Không có chứ không
phải không còn. Và nói có, thì bài
thơ cũng chỉ ở trong đầu anh Hiến…
Chuyện như thế này:
Vào những ngày anh Hiến như sống lại, nghĩa là anh
lại có hứng làm thơ, anh cứ lẩm nhẩm ở trong đầu, một bài
thơ về Hà Nội. Lâu lâu, hứng lên, giữa đám
bạn bè mới quen, anh đọc một, hoặc hai câu. Nghe họ kể lại,
hay lắm. Nhưng hỏi xong chưa, anh nói chưa xong, chưa được…
Rồi anh mất, và bài thơ
đi luôn cùng với anh.
Lạ một điều hỏi mấy anh từng nghe anh
đọc, một hay hai câu mà họ nói là hay đó,
chẳng ai nhớ, dù chỉ một từ, một hình ảnh….
Nghe kể lại, tôi biết,
anh nhớ tới thằng bạn Hà Nội đã đi xa, và những ngày
đầu hai đứa quen nhau, khi làm tờ Tập San Văn Chương.
Cũng là những ngày
hai đứa luôn nói về Thơ,
Và, lẽ tất nhiên, về Huế.
Và Hà Nội.
Frédéric Beigbeder viết:
Có thứ tình kiểu cách, có thứ đam mê lãng
mạn. có thứ tình thăng hoa kiểu Stendhal; Alain-Fournier sáng
tạo ra cú sét đánh một chiều (coup de foudre unilatéral).
Ngay một khi hai chiều, nó trở nên chán ngấy! Yêu
thì đẹp, nhưng trường kỳ được yêu, là không thể
chịu đựng nổi. Trong một cặp như vậy, một người đau khổ, và một người
buồn bực. Tốt nhất, nên làm kẻ đau khổ, nghĩa là kẻ đi
tìm tình yêu, chứ đừng làm một kẻ buồn bực.
Và như tất cả những cuốn tiểu
thuyết dành cho tuổi mới lớn: chúng đòi hỏi một điều
thật là ác nghiệt, rằng, những kẻ đẻ ra chúng tôi,
phải chết trẻ. Kẻ Xa Lạ của Camus, Ông Hoàng Nhỏ của Xanh-Tếch,
Boris Vian, năm 39 tuổi, Raymond Radiguet, 20 tuổi… Alain-Fournier, trung
uý, tử trận năm 28 tuổi, tại khu rừng Saint-Rémy, ngày
22 tháng Chín năm 1914.
Fowles đọc Anh Môn hồi còn
trẻ, và sau này, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của
riêng mình, Magus, dưới bùa chú của Anh Môn
[“ảnh hưởng rất nhiều bởi Anh Môn”: very much under its influence,
như ông viết trong tiểu luận nói trên]. Hơn thế nữa, ông
hành hương tới những thánh địa, của cả hai, cuốn sách
và tác giả của nó. “Nói gắn gọn, tôi trở
thành một cây si, lúc nào cũng cảm thấy mình
gần gụi với Fournier hơn bất kỳ một tiểu thuyết gia nào khác.”
Cũng là thường tình,
theo ông, bởi vì đây là một khía cạnh thuộc
bùa chú của một cuốn sách mà bạn đọc vào
lúc mới lớn, và bị nó hớp hồn. Sau này, cho
dù bạn cay đắng khắc nghiệt hơn, trong cách đọc của mình,
nhưng chẳng thể nào nặng lời với mối tình đầu tuyệt vời đó.
Tôi nhắc lại, đây chỉ là một khía cạnh của bùa
chú, bởi vì, trong rất nhiều trường hợp, khi đọc lại một cuốn
sách mà hồi nhỏ bạn đã từng say mê, bạn ngạc nhiên
về chính mình, một cuốn sách dở như vậy, mà cớ
sao…
Con gái thấy chó đái
cũng cười: Vấn đề trên thực sự không liên quan tới văn
chương mà tới tuổi đầu đời, khi con người [còn] ngạc nhiên
vì sự tự nhiên của sự vật: thời đại hoàng kim của nhà
văn đếch cần văn chương [écrivain sans littérature]. Nếu ao
ước có nghĩa là ao ước một vì sao đã mất, điều
mà Fournier chỉ ra, chính là một trong những phát
giác cay đắng nhất của tuổi trẻ. Cái cô con gái
nhìn chó đái cũng cười, vào một buổi tắm sông,
cảm thấy, rồi nhìn thấy một dòng nước nong nóng, hồng
hồng chảy từ trong mình xuống hai bên đùi, biết rằng
mình đã ra khỏi tuổi thơ, và biết thêm một điều,
về sự mất mát do thời gian trôi qua đi và không
hề trở lại, rằng không thể tắm hai lần trong một dòng sông…
Đó là cái tuổi mà chúng ta biết rằng chúng
ta chẳng thể làm mọi điều mà chúng ta mơ mộng, rằng
nước mắt là bản chất của mọi chuyện ở trên đời, “buồn hay vui
đều cần tới nó” như cô viết trong truyện ngắn Những Dòng
Sông [Thảo Trần]…. Nói gắn gọn: đột nhiên, chúng
ta nhận ra rằng cái nghịch lý đen thui, khốn khổ khốn nạn nằm
ở ngay trái tim của phận người: thoả mãn ao ước là cái
chết của nó [… that the satisfaction of the desire is also the death
of the desire].
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến… nhé!
Như bài thơ mang theo
cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới
được…
Merde!
NQT