Một
Nửa Trái Tim
.....
Với Cẩn, tôi có quá nhiều kỷ niệm. Anh và cùng với
anh, Hà Nội, là một "nửa trái tim" của tôi, những ngày viết Những
Ngày Ở Sài Gòn. Khi anh còn ăn bám ông anh, nếu không qua Chất, là tôi
tới anh,
một căn nhà ở trong một con hẻm đường Trương Minh Giảng. Tôi nghĩ,
những người
dân Sài Gòn khó mà có thể quên được những con hẻm lầy lội những ngày
người Mỹ
chưa đổ xô vào đất nước, thành phố này. Chúng ngày một bớt lầy lội, trở
thành
những con hẻm tráng xi măng… theo cùng với đà chết chóc, nỗi đau thương
của
người dân trong hẻm….
Thời
gian này, tôi cũng chẳng hơn gì anh, sống nhờ một người
bà con trong họ; những giờ phút ở bên nhà Chất, hoặc qua anh, là để
trốn chạy
cái không khí ăn nhờ ở đậu. Cẩn có một chiếc máy thu thanh nho nhỏ, và
nó là
một trong những tặng phẩm của trần gian, một kỳ quan tuyệt vời của hai
đứa
chúng tôi. Nhờ nó, tôi đã được biết thế giới âm nhạc. Những bản nhạc
nghe lần
đầu tiên trong đời: Tabou, La Chanson d’Orphée, Il pleut sur la route…
Tôi
biết thất hiền là qua Chất, khi cùng học lớp Đệ Nhất
trường Chu Văn An. Đám chúng tôi, đậu Tú Tài Một, trường tư chưa có lớp
Đệ
Nhất, nên được vào Chu Văn An. Vì đám chúng tôi, nhà trường phải mở
thêm
"xóm nhà lá", ngay kế bên trường Pétrus Ký. Danh từ "xóm nhà
lá" tôi đã quên, mới đây, gặp Nguyễn Ngọc Giao, (Diễn Đàn Forum), anh
nhắc
lại, tôi mới nhớ. Anh cùng học promotion với tôi, nhưng thuộc thứ
"chính
qui", lại học giỏi, sau đó được đi du học. Thời kỳ đó, học sinh nào đậu
Tú
Tài loại Ưu, Bình… là được đi du học. Thời gian học trung học, không
hiểu sao, tôi
không hề có ý định mong đậu cao, mà chỉ cần đậu. Đây có lẽ là do quá tự
hào về
những môn chính như toán lý hóa, cho nên không thèm học môn phụ như sử,
địa,
vạn vật…
Trong
nhóm Sáng Tạo, đám chúng tôi thân nhất với Ngọc Dũng,
vì anh rất xuề xòa, và vì anh là họa sĩ, thứ "sĩ" chúng tôi rất cần,
để năn nỉ anh họa chân dung những người tình tưởng tượng của chúng tôi.
Những
người tình tưởng tượng, tuy có thật. Để tôi nhớ lại…
Cô
thứ nhất, là dân Hà Nội. Chắc là do tôi quá nhớ thành
phố, những ngày đầu vô Nam.
Cô
là con một người bạn của cô Dung, người nuôi tôi ăn học ở
Hà Nội. Cô mê chơi môn mà chược, và thường tới nhà bà bạn cũng ở trên
đường bên
hồ Halais. Một lần tôi tới đó, hình như là để lấy tiền đi mua bánh mì
cho ông
Tây, chồng bà cô. Tôi nhìn thấy cô con gái, thế là hình ảnh của cô theo
tôi vào
mãi tận Sài Gòn, mỗi lần nhớ Hà Nội.
Rồi
tôi lại thấy hình bóng của cô, không phải trong trí
tưởng tượng, mà là ở ngoài đời, thời gian học trường Thành Công của
thầy Chu
Tử, ở khu Hoà Hưng. Cô học lớp bên dưới, lớp của tôi ở tầng lầu bên
trên. Tôi
mò ra đúng chỗ cô ngồi, để lá thư vào ngăn bàn của cô. Ngày hôm sau,
tôi nhận
được thư trả lời, vẻn vẹn có một dòng: thôi lo học đi, cha nội!
Tôi
vẫn có cảm tưởng mơ hồ, Hà Nội như ‘bực mình’ với tôi,
một đứa con ngỗ nghịch, bỏ đi hoang…
Rồi
tôi cũng gặp được một cô gái Hà Nội, mà chúng tôi tưởng
là tìm được nhau, tìm được thành phố. Đó là một "nửa trái tim" còn
lại của tôi, ở trong tập truyện đầu tay, Những Ngày Ở Sài Gòn.
Đấy
là "nói về" văn chương!
Về
hội họa: họa sĩ Ngọc Dũng đã thương tình, ghi một vài
phác họa, hình ảnh một cô bé với chiếc răng khểnh….
Bao
nhiêu năm rồi, không hiểu cô còn giữ giùm chiếc răng
khểnh, cho… tôi?
Và
luôn cả, cho Hà Nội?
[Trích bài Tưởng Niệm Ngọc Dũng]