*
   
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách









Góc Hà Nội

Không có cơm tấm, thậm chí họ không biết cơm tấm là cái gì!!!!! Staff ở khách sạn bảo rằng bây giờ người ta ăn cơm "tám", cơm là từ gạo tên là "Tám", gạo dẻo thơm ngon gì đấy. Tớ bảo, ko, đó là cơm làm từ hạt tấm, hạt gạo nát nát nhuyễn nhuyễn ấy. Thế là... "thời buổi này ai còn ăn cái thứ gạo chất lượng kém đó nữa, người ta chỉ ăn gạo dẻo thơm thôi em à" T___T
Nguồn

Cái blog này, chủ nhân là Bé Crys, đang gây chấn động net. Có mấy nhận xét thật là tuyệt.
Nhưng coi chừng, đọc không ra, là bị tẩu hoả nhập ma, sa vào tai kiếp liền tù tì. NQT

Kỳ cục thiệt, Gấu lại nhớ đến lần về lại Hà Nội, đi tham quan em út, và bị một em mắng như tát nước vô mặt, mi là một tên Nam Kỳ, ra đây giả giọng Bắc Kỳ. Hay ho gì cái thứ tiếng nói Bắc Kỳ mà cũng cố bắt chước!
Thoạt đầu Gấu bật cười, cười xong thì đau lòng, hết đau lòng thì lại mừng. Như vậy là trong Gấu đã có một tí mầm Nam Kỳ, không còn nguyên vẹn là một tên Yankee mũi tẹt nữa.
Đó chẳng phải là điều mi mong ước ư, khi "mặc khải" Dáng Đứng Cai Lậy?
*
Gấu còn vài kỷ niệm, toàn thứ tuyệt vời, về Hà Nội.
Nhân đây, kể luôn, trước khi "đi".
*
Bài của BBC 1

Đọc những câu trả lời, tuyệt.
Hách, thực, chan chát, phơi phới, thẳng băng...  hơn cả bài viết mở ra trận chiến Nam Bắc của trang blog.
Gấu cảnh cáo, coi chừng, cô này hất hàm, tại sao phải coi chừng, lòng mình sao thì nói vậy, sao lại sợ hãi ?
Thí dụ câu này mà chẳng thú à?
BBC:Họ từ chối là vì họ không có, hay vì lý do nào khác?
Tại vì họ không có. Mà nếu họ có, họ cũng nói tại sao ăn cái món này mà lại cho như vậy, hỏng món ăn của họ đi. Thí dụ như món phở, lần đầu tiên em ra, em ăn ở nhà hàng Thủy Tạ, theo thói quen của người Sài Gòn ăn phở thì phải có tương, em hỏi thì họ nói không có tương. Cái này thì em chấp nhận. Nhưng mấy lần sau, khi em đi ăn phở, em bảo thôi, để bớt bột ngọt lại, họ la rằng phở mà không có bột ngọt thì không ngon.
*
Câu trả lời khiến Gấu nhớ, những ngày ở Hải Phòng, thời gian 300 ngày trước khi trao trả cho VC. Gấu đi ăn phở, một hàng phở gánh. Ông chủ gánh phở than, đi hết rồi, không biết làm gì để sống. Gấu ngạc nhiên hỏi, thì vẫn bán phở. Ông lắc đầu, đi hết rồi, lấy đâu ra mì chính mà bán phở!
*
Hà Nội có còn là Hà Nội ?
BBC
*

Trước 1954, ở Hà Nội, Gấu được bà cô, một me Tây, nuôi, cho đi học. Tới 1954, bà theo chồng về Pháp. Trong lớp Gấu, có một tay nhỏ hơn Gấu, rất thương Gấu, nói, anh về nhà em ở.
Thế là Gấu đến nhà anh ta, một căn nhà thật là hách xì xằng ở đường Hàng Bông thì phải, Gấu không còn nhớ rõ.
Nhà của một gia đình bà con đã bỏ vô Nam.
Ở đó chỉ có ít lâu, Gấu hiểu ra rằng thì là người Hà Nội chính gốc nó như thế nào.
Và cũng hiểu ra một điều, một thằng nhà quê như Gấu, thì vô phương trở thành người Hà Nội.
Lại thêm mặc cảm ăn chực, thế là Gấu bai bai xuống Hải Phòng, xuống tầu há mồm, vô Sài Gòn.

Nhưng Gấu chỉ thực sự hiểu được người Hà Nội, khi, đi rồi, anh bạn nhớ quá, chịu không nổi, gia đình cho người xuống tận Hải Phòng, gặp Gấu, nói, về đi, thằng em mày nó khóc sưng cả mắt lên, về đi thôi, "nước nhà độc lập rồi, sao còn bỏ đi Nam ?".
*
Cái khúc chót, Gấu thêm vô.
Thực sự của một ông chú, ở Sài Gòn. Ông chửi hai chị em, bà Giậu, vợ ông Hiếu Chân, và thằng Gấu, khi bà chị đưa đứa em tới trình diện.
*
Ông hỏi: "Nước nhà độc lập rồi, còn 'dzô' đây làm gì?" Ông hình như lấy làm tiếc cho thằng con người bạn học. Cộng sản "nòi", bố bị đảng phái thủ tiêu. Lý lịch "tốt" như thế, bỏ đi thật uổng!
Chửi một hồi thấy tội, ông nhắc lại một vài kỷ niệm, hồi học chung với ông già. Giầu có như vậy, ông vẫn nhớ, và cười cười, mày chắc cũng đã hưởng qua nhiều lần, cái thú ngồi giữa đồng làng, làm một trong tứ khoái, rồi "chịn" lên mặt cỏ tươi. Làng Thanh Trì của tôi, chú chỉ nhớ có vậy. Thú thật!
Làng Thừa Lệnh, quê Chu Tử, kế ngay bên Phú Hữu. Hai người hình như quen nhau, từ hồi còn nhỏ.
Cô bé con chú Th. là "mặc khải" miền nam, Sài-gòn của tôi. Dây mơ rễ má với Hà-nội, là vậy.
Tên của cuộc chiến

Nằm trên tầu Đệ Thất Hạm Đội, ói lên ói xuống vì say sóng, Gấu chỉ mong tới Sài Gòn, gặp lại một tay bạn học, rất thân, đã vô Nam trước đó.
Gặp lại thực. Gấu ới thằng bạn, khi nhìn thấy đạp xe đạp trên đường phố Sài Gòn. Hắn cũng vẫy tay, rồi, đạp xe đi luôn.
Gấu lúc đó đau lòng lắm, mãi sau mới hiểu ra, là, ở Sài Gòn, không ai có thì giờ để mà sướt mướt với ba thứ tình cảm sướt mướt.
Thành phố cứ thế mà sống, không kịp nhìn lại.
Khác hẳn Hà Nội.

Cái cô bé Bé Crys đúng là như vậy. Cô là người Sài Gòn, tình cảm phơi phới, thẳng băng, nói đúng ý mình muốn nói, chẳng có thì giờ để mà đắn đo, để mà uốn lưỡi bẩy lần.
Và có thể, chẳng cần ân hận.
Theo cái kiểu, "Yêu có nghĩa là chẳng bao giờ phải nói, I Am Sorry" ?
[Love means never having to say you're sorry. Eric Segal: Love Story]
*
Lạ lùng nhất, là, lần Gấu trở về Hà Nội, sau hơn nửa thế kỷ xa cách, Gấu gặp anh bạn nhỏ tuổi hơn mình, ngày nào khóc đến sưng cả mắt vì Gấu bỏ vô Nam.
Lẽ tất nhiên, làm gì có chuyện quỉ quái đến như thế, nhưng cái tay bạn vong niên gặp sau này làm Gấu nhớ đến anh bạn ngày xửa ngày xưa.
Đẹp trai y như thế.
Quí mến Gấu y như thế.
Lo đủ thứ chuyện cho Gấu y như thế.
Thế mới lạ.
Có vẻ như Hà Nội rất mừng vì Gấu trở về.

Góc Hà Nội
*
Crys
Fucking (?!) Hà Lội

Hix liều mạng viết những dòng này ngoài tiệm net ở khu phố cổ, mặc cho con mẹ chủ tiệm ngó mình trâng trâng. Tớ có viết xong mà bầm dập mình mẩy thì mọi người hiểu cho nhé.
Để hiểu tại sao tớ lại bực bội như vậy, mong các bạn thông cảm rằng về chủ quan, tớ đã là một con người kỳ thị.
1. Tớ phân biệt bọn thành phố với bọn tỉnh lẻ đua đòi.
2. Tớ phân biệt bọn thành phố sành điệu với bọn thành phố ra vẻ sành điệu.
3. Tớ phân biệt Saigonese và mọi citizen khác.
*
Ngày 1: Ngày đầu tiên mọi việc rất khả quan, khách sạn đẹp, cổ kính cũ kỹ, staff dễ thương ác.
Có điều, bất đồng ngôn ngữ. Nói cái gì cũng phải nói thật chậm, và tớ đành nhịn đói cho đến khi có được món ăn mà mình có thể ăn được. Đó là món bún-riêu-có-thịt-bò-tái T___T
Đã cố gắng để tìm mua được cơm tấm, nhưng ở HN không ai hiểu cơm tấm là cái gì cả. Không có cơm tấm, thậm chí họ không biết cơm tấm là cái gì!!!!! Staff ở khách sạn bảo rằng bây giờ người ta ăn cơm "tám", cơm là từ gạo tên là "Tám", gạo dẻo thơm ngon gì đấy. Tớ bảo, ko, đó là cơm làm từ hạt tấm, hạt gạo nát nát nhuyễn nhuyễn ấy. Thế là... "thời buổi này ai còn ăn cái thứ gạo chất lượng kém đó nữa, người ta chỉ ăn gạo dẻo thơm thôi em à" T___T

Ngày 2: Ngày kinh khủng với 1 tô phở nhạt thếch, không ai hiểu cái tương đen mình cần bỏ vào phở cho nó có mùi vị là cái khỉ gió gì, vậy là xem như pó tay rùi. Không phở, không cơm tấm, không bún riêu.
Thức uống còn khủng hơn. Vào một quán gọi Mocha cà phê nó vác ra cho Mocha bốc khói T___T
Hỏi có sữa tươi bỏ cà phê không, y như rằng, mắt chữ O mồm chữ U, "Sữa tươi sao lại bỏ cà phê, bọn anh chỉ có cà phê sữa đá thôi". Và tiếp, "Vậy thôi cho em một ly pạc sỉu". (1) "Em nói cái gì cơ, bà xíu à".

Lạy chúa. Kiểu này tớ đã gầy sẽ càng gầy hơn. Hà Nội ko phải là nơi thích hợp cho những người Sài Gòn kén ăn!
Chưa hết, internet ở phố cổ đúng là tra tấn. Tớ đã vào các quán cà phê wi-fi (một số ít những nhân viên ở đây mới có thể hiểu wi-fi là cái gì), ngồi uống no nê bụng nước và nhìn cái chất lượng net chán chết không đủ để duyệt web T___T
Phố sá cũ kỹ, dơ bẩn, xấu xí. (2). Được cái trong lành, ít khói bụi. Xe cộ thì hầu như là xe số, hiếm hoi mới kiếm được một chiếc tay ga. Dân HL chủ yếu chạy vespa thay cho Dylan, SH, và vespa thì vẽ xanh vẽ đỏ. Sáng nay còn bị stuck in khu Khương Thượng, một cái khu nhà đánh số lộn xộn và phải trả 30k cho xe ôm vì chính nó cũng ko biết đường và chở mình đi lòng vòng, hỏi mỏi cả miệng.
Ngày hôm nay qua xong là khoẻ. Ngày mai tớ đi ra cửa khẩu. ngay khi nhận đủ 50 con Mokona nhồi bông tớ sẽ bay ngay máy bay về Sài Gòn.
[Trích từ blog của Crys].

(1) Pạc sỉu: cà phê sữa.
(2) Đọc đoạn thơ dưới đây.

(2)
Ồn, dơ, say, và xỉn,

Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó,
Ở những con phố sau của Hà Nội -
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe thơ của Gấu.

  It's noisy and dirty and drunken,
 But nobody there drinks alone—
 The bartenders buy me my vodka,
 And the hookers cry at my poems.
THE BACK STREETS OF MOSCOW
*

Cái thứ tiếng nói đánh thức được cả những người sắp sửa đi, đang thiu thiu...
Nữ thi sĩ, người cùng quê với Gấu, ["Mình dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, còn cậu?". "Mình dân Kẻ Nủa",] kể, lần gặp Mai Thảo, nhân chuyến ghé thăm Tiểu Sài Gòn.

...Vừa nghe tiếng nói thốt lên, ông đang thiu thiu, ngồi nhỏm dậy, hỏi:
-"Ai đó?... Lâu lắm mới được nghe giọng Hà Nội".
*
Bạn đọc sách, đọc truyện, và sẽ có một lúc, ngộ ra rằng thì là, sách vở chính là nơi cất giữ, những kỷ niệm của... riêng bạn, trong có những kỷ niệm bạn chưa hề kể cho ai nghe, hoặc quên mất tiêu, nhờ đọc sách mà nhớ ra được. Người đời ca ngợi thú đọc sách, nhưng hình như chưa có ai khui ra vụ này !
Gấu đã từng kể, lần đọc cuốn Quê Hương Tưởng Tượng của Rushdie, đoạn ông viết về lần trở lại thành phố quê hương, nhìn mấy tấm hình đen trắng ngày nào và bèn mặc khải ra rằng thì là, mình sẽ là nhà văn, sẽ viết về thành phố quê hương, không phải đen thủi đen thui, nhưng rực rỡ mầu sắc. Thế là Gấu bèn nhớ ra cây viết chì mầu lần đầu tiên có trong đời, những ngày ăn chực cơm bên ngoại, sau khi ông bố bị một ông học trò làm thịt, bà mẹ phải sơ tán bốn đứa con đi tứ tán, đứa bên nội đứa bên ngoại.
*
Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, tình cờ qua bài viết kể trên, tôi nhớ đến tuổi thơ của tôi và những món đồ chơi đầu đời của một đứa con nít nghèo nhà quê. Trong đó, có cây viết chì mầu. Ôi chao, lần đầu tiên, tôi thấy được cây chì mầu, vẽ hình con gà, con chó lên giấy, nó khác hẳn cái mầu đen của cây viết chì tôi vẫn có. Bởi vì cây viết chì mầu là của một ông cậu tôi, bà ngoại tôi đi tận Hà Nội mua về. Thấy tôi năn nỉ mãi, nhìn cặp mắt thèm thuồng của thằng cháu, rốt cuộc ông cậu nói, thôi tao cho mày, nhưng giấu kỹ đi, kẻo mẹ tao nhìn thấy.
Kỷ niệm về cây viết chì mầu, tôi nhớ lại, khi đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, đọc Rushdie, và giấc mơ về quê hương, một thành phố Bombay mầu Cinémascope, Technicolor của ông.
Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân

Nhưng còn một kỷ niệm thật là tuyệt vời nữa, Gấu chưa từng kể cho ai nghe, chỉ với anh bạn vong niên lần về Hà Nội gặp lại. (1)
Kỷ niệm về một cái lỗ hổng, ở trên cánh cửa cầu tiêu, ở căn nhà số 60 đường Nguyễn Du bên hồ Thuyền Cuông ngày nào.

Kỷ niệm này, cũng nhờ Rushdie mà nhớ ra được.
(1) Gặp lại, tuy là lần đầu, chưa từng quen biết.

Trong chiến tranh Việt Nam, đã xẩy ra những trường hợp, người bác sĩ quân y phải thò tay qua một bức tường bằng cát, để gắp ra một viên đạn M.79 chưa nổ, nằm trong người một người dân quê. Bác sĩ Adam Aziz, trong Những Đứa Con Giờ Tý, của Rushdie, được gọi tới khám bịnh cho cô con gái vị chủ đất: giữa ông và bệnh nhân là một tấm khăn trải giường trắng, ở giữa là một "lỗ nhòm" chừng 7 inches. Trong nhiều năm, ông tiếp tục khám bệnh theo kiểu đó, và từ những phần đoạn chẩn đoán "loạng quạng" như vậy, cộng với trí tưởng tượng, ông cố hình dung, người đàn bà Ấn Độ.
Hình như giữa chúng ta và những tác giả ở trong nước cũng có một bức màn, không biết do ai dựng nên, hoặc do chúng ta bị "huyễn", tưởng tượng ra, nhưng cái lỗ hổng thì hoàn toàn do cá nhân người viết, khi bắt chước "ông thầy", liều lĩnh đi nước cờ đầu.
Vẫn Borges, đã từng than thở: "Bất hạnh của chúng ta, thế giới là thực. Bất hạnh của tôi, tôi là Borges."
Truyện ngắn, tình yêu, và chiến tranh

Lần về đó, Gấu lần mò đến căn nhà trên, ngày trước là một villa của Sở Hỏa Xa Đông Dương, Gấu đã kể trong Hà Nội Của Gấu. Căn nhà nay thuộc sở Công An, hình như vậy. Hoàn toàn thay đổi, nhưng kỳ lạ thay, từ ngoài cổng nhìn vô, Gấu có cảm tưởng, cái cầu tiêu ngày nào vẫn còn ! Và nếu thế, thì cái lỗ hổng cũng vẫn còn. Gấu xin phép anh gác, cho vô thăm căn nhà, anh ta nhìn đầy vẻ nghi ngờ, và có vẻ như sẽ có một hành động tiếp theo, Gấu sợ quá, bèn đánh bài chuồn!
Ôi chao nhờ cái lỗ hổng đó, Gấu nhìn ra, thấy Sài Gòn, thấy Miền Nam, thấy cả thế giới, và nhìn vô, thấy..., thấy Hà Nội, thấy một cái làng quê ở ven Sông Hồng, thấy cả Miền Bắc.
Cái lổ hổng phân chia hai cuộc đời của Gấu.
*
Cái lỗ hổng đó, không phải của Gấu, mà là một công trình của anh Mỹ.
Villa có hai ông Tây, một trẻ, một già. Ông Tây già, chồng bà cô của Gấu. Ông Tây trẻ, sếp của ông Tây già, nuôi vợ chồng anh Mỹ, làm bồi, thằng Hìu, em anh Mỹ, và một ông bếp già. Ông Tây già chỉ có bà cô của Gấu. Và sau đó, Gấu. Có một thời gian, bà cô, mê đánh mạc chược, bèn nuôi một cô làm bếp.
Nhờ cô này, mà có cái lỗ hổng trên.
Anh Mỹ, "the hole maker", người tạo lỗ hổng, là để lén nhìn, mỗi khi cô làm bếp tắm. Nhưng, sợ vợ, anh cho Gấu.
Buổi tối, sau khi làm xong công việc, cô làm bếp đốt một ngọn đèn Hoa Kỳ nhỏ xíu, vô cầu tiêu, đóng cửa lại. Nhưng, cẩn thận, cô luôn quay lưng về phía cửa.
Gấu nhìn vô chẳng thấy gì, chỉ thấy một khoảng lưng trăng trắng, và - như sau này, đọc Rushdie nhớ lại - tưởng tượng ra cả một nửa thế giới.
Tưởng tượng ra một cô bé Bắc Kỳ.
Và cô bé trở thành hiện thực.
*
Borges, đã từng than thở: "Bất hạnh của chúng ta, thế giới là thực. Bất hạnh của tôi, tôi là Borges."
Bất hạnh thay, cô bé là thực. Bất hạnh thay, tôi là Gấu.