Truyện
Hai Pho Tượng.
“Đêm ba
mươi tối đen, càng về
khuya mưa càng lớn gió càng to, sấm chớp ầm ĩ và nước mỗi lúc mỗi dâng
cao.
Trong ngôi miếu cổ hai pho tượng than thở cùng nhau.
Tượng Đất nói:
- Nước lên cao ngập lụt anh sẽ
trôi theo dòng nước, rồi sẽ có người vớt được đem về mà thờ. Còn thân
tôi sẽ bị
tan ra thành bùn đất…
Nói xong Tượng Đất òa lên khóc !
Tượng gỗ nói:
-Thưa, không phải như vậy đâu.
Anh là đất lại trở về thành đất, còn thân tôi không biết rồi sẽ lưu lạc
đến
phương nào !
Nói xong Tượng Gỗ cũng òa lên
khóc !”
[Chuyện cổ]
****
Thư
của Tượng Đất gửi Tượng Gỗ.
Kính
gửi bác Gỗ,
Thấm
thoát chúng ta đã xa cách nhau
một ngàn năm. Một thiên niên kỷ của loài người nhưng với cánh thần linh
chúng
ta thì chẳng qua cũng chỉ là một khoảnh khắc nào đó. Bằng cớ là cái bọn
đồ điếu
chúng thay phiên nhau xúm vào hành hạ tôi trải qua cũng cả mấy chục đời
nhà
chúng nó. Ông bà bố mẹ nhà chúng nó chết đi, con cháu chắt chúng nó kế
nghiệp
tiếp tục hành hạ tôi đời này sang đời khác, thế mà chúng có làm gì được
tôi đâu,
dòng dõi nhà chúng nó tranh giành cấu xé nhau rồi lần lượt chết rục,
còn tôi
vẫn là tôi, quả thật tôi vẫn là tôi. Một ngàn năm trôi qua dễ ợt, một
ngàn năm
bị nhục hình cũng dễ ợt, có anh bạn tôi thuộc cánh người phàm bộc trực
văng
tục: “Làm đéo gì tao!” Ừ, quả thật bọn đồ điếu phỏng có làm gì được anh
ấy
ngoài cái việc hành hạ nhục hình người ta…
Khoảnh
khắc qua đi, thấm thoát mấy độ,
nay chợt nhớ đến bác, nhớ cái ngày xáo trộn đảo điên chúng ta xa nhau,
đường
đời đôi ngả, cái đêm mưa gió bão bùng…
Bác
Gỗ thân mến,
Lập
tức tôi chỉ kịp thấy bác ngã nhào
theo dòng nước sau khi bị một vật gì đó tông mạnh vào mặt. Lúc đó tôi
cũng bị
nước bẩn tràn vào lỗ miệng lỗ mũi sặc sụa, nhưng tôi vẫn nhìn thấy bác
trôi
theo dòng nước luồn lách ra ngoài ngôi miếu cổ cùng với xác chó chết bò
chương
và đàn quạ đen bay lượn quần quần kêu quang quác. Tôi còn nhớ rõ là bác
không
kịp ngoái lại nhìn tôi và cũng không kịp nói một lời từ biệt. Bác phải
ra đi
rất vội vã.
Dòng
nước đục ngầu bẩn thỉu thối tha
cùng với đủ thứ rác rưởi bèo bọt và xác chó chết bò chương ập tới trùm
phủ ngập
mày ngập mặt tôi, tôi chới với ngụp lặn chìm đắm trong trong cái khối
nhầy nhụa
đó. Ngôi miếu cổ cũng sụp đổ tan tành trong tai trời ách nước.
Khi
nước cạn tới chân bèo thì tôi đã
sụm xuống và quả nhiên rã thành đống đất. Bèn nghĩ là bác tài thật, bác
biết
trước tất cả còn tôi chỉ biết khi nó đã tới. Chúng ta giống nhau cho
đến lúc
nước đến chân, chỉ khác là kẻ biết nhảy và kẻ không biết nhảy. Không
biết nhảy
thì nước ngập mặt cũng còn ì ra đấy.
Bác
Gỗ thân mến,
Thế
rồi những ngày say đó bọn đồ điếu thảo
khấu kéo tới. Chúng chỉ khu nền đất của ngôi miếu mà bảo nhau:
-
Thần thánh gì cũng đã tháo chạy hết,
miếu thờ gì cũng đã sụp đổ cả, từ nay đất này là của chúng ta, của
chung tất cả
chúng ta, chúng ta sẽ làm chủ tập thể…
Rồi
bác biết sao không hả bác Gỗ?
Chúng đào chúng xới, chúng cuốc chúng cày tùm lum hết cả lên. Cái thân
tôi đã
rã ra thành đống cũng không yên với chúng nó, chúng làm cho tôi tơi bời
tan nát
vung vãi khắp nơi. Ngay chỗ ngày xưa là bệ thờ thì nay chúng đào thành
cái hầm
chứa phân. Phân người ấy, cứt người ta ấy. Người ta đưa vật chất, thức
ăn vào
mồm xuống bụng tiêu hóa đi nuôi sống cơ thể, cặn bã còn lại thành cứt thải xuống lỗ dưới nhưng không thể bỏ phí vì đó là vật chất, mà sẽ quay vòng,
tái tạo, sản xuất ra vật chất, củ quả, làm thức ăn nuôi lại cơ thể con
người…
Chúng
trồng cây trên nền đất lấy củ quả
ăn rồi ỉa ra cứt đem ủ ở cái hầm để bón cho các cây củ quả lứa sau. Nền
văn
minh “nhất nước nhì phân…” ấy cứ diễn tiến như vậy không cần biết tới
thời đại
thiên niên kỷ nào. Cái thân tôi bị chúng băm vằm vương vãi trên luống,
dưới
rãnh, trong gốc và ngay cả bên bờ hầm phân. Lúc đầu mùi phân thối lắm,
nhất là
phân người ta. Con người ta là động vật cao cấp nhất nên cái gì cũng
nhất dĩ
nhiên cứt thối nhất, tàn ác nhất và khi chết xác thối ra cũng thối kinh
khủng
hơn xác chết các động vật khác. Ấy vậy mà sau rồi quen dần không còn
thấy thối
nữa, thoang thoảng như không vậy.
Bác
ở nơi nào bây giờ ? Chắc là nơi
bác đang ngự không thể hôi thối nhỉ. Bác đang được thờ ở cung điện, lâu
đài,
đền thánh hay quốc tự? Hay ở một khách sạn năm sao? Nước bác tắm thải
ra cũng
thơm linh khiến có người tranh nhau mà uống để khỏi bệnh, để ngộ, thì
nơi đó
làm sao có mùi hôi thối được.
Bác
Gỗ ơi, chẳng biết được bác đang
sung sướng thế nào nhưng cứ mường tượng thì thấy rằng bác không thể…
khổ như
tôi bây giờ đâu. Bởi vì ở chỗ bác được thờ chắc là sẽ không có kẻ khác
hành hạ
mình ngoài chính mình tự hành hạ mình. Tóm lại là bác đang ngự ở một
chỗ thơm
tho, còn tôi đang ở chung với cứt…
Bác
Gỗ thân mến,
Chưa
hết đâu, còn những con giun, con
dế, con sâu, cái kiến… chúng sống trong lòng đất từ bao đời nay, chính
chúng
mới là chủ của đất đai này, nào chúng có biết tôi là ai, chúng có biết
thần
thánh là gì đâu mà kỵ nể. Thế cho nên chúng chui luồn đục lách vào thân
thể tôi
một cách rất thoải mái tự nhiên! Nhột lắm bá ạ! Nhột đến nỗi tôi phát
cười
thách lên. Ai đời rỡn mặt đến thế, sâu bọ mà dám đục vào thánh thể! Ông
mà còn
đương thời thì chúng mày bỏ mẹ với ông! Ông mà còn trên ngai thờ thì cả
cái bọn
thảo khấu kia cũng bị ông trừng trị cho trắng mắt ra chứ đừng nói gì
đến mấy
chú côn trùng bé bỏng vô tâm vô tội.
Bác
Gỗ thân mến,
Ôi
cái cảnh chia ly sao mà buồn vậy!
Mới đấy tôi và bác cùng chễm chệ ngang nhau, trên cùng ngai bệ, trong
cùng một
ngôi miếu cổ, uy nghi, tôn nghiêm, dưới cùng một bóng cây da cổ thụ
linh thiêng
huyền bí, thế mà bây giờ đây cây da đã làm củi cháy
hết từ tám hoánh nào rồi, ngôi miếu thì bình
địa, bệ thờ cũng bị
chúng nó cậy lên lấy từ viên gạch về xây cái lăng mả bố nhà chúng nó.
Và chúng
ta thì tan tác, kẻ bị đày ải ngay trên quê nhà, người lưu lạc tha
phương tứ xứ.
Bác có than là bác sẽ khổ còn tôi thì hạnh phúc trong khi tôi lại thấy
là bác
sung sướng còn tôi thì cơ cực khôn cùng… Thế thì ai sung sướng ai đau
khổ hơn ai?
Hay là chẳng ai sung sướng cũng chẳng ai đau khổ hơn ai. Hay là khổ
tuốt! Hay
là khổ suốt!
Bác
Gỗ thân mến,
Có
lần ban đêm tôi thấy hai tên thảo
khấu trong bọn thảo khấu mò ra ruộng hái trộm trái cây ăn riêng. Chúng
vừa ăn
hàng vừa rù rì nói chuyện với nhau:
-
Đất này xưa kia có cái miếu thờ
thần. Gặp bão lụt phá tan hết ta mới biến thành ruộng.
Tiếng
đàn bà:
- Chẳng
biết các thần thánh bây
giờ ở đâu?
Nghe
thế tôi giật bắn người nghĩ chúng
nhắc tới mình làm gì. Tiếng đàn ông:
-
Chạy tháo thân hết cả. Thế là chấm
dứt cuộc đời ăn bám. Những thằng thần ngồi chễm chệ trên điện thờ cho
người ta
đem của lễ tới quì xuống xì xụp lạy mời chúng ăn. Toàn của ngon vật lạï
với đèn
nến sáng trưng, khói nhang nghi ngút, hoa quả thơm long…
-
Nói thế chứ thần thánh cũng ngồi đực
mặt ra mà nhìn chứ có ăn được gì đâu.
-
Như vậy thì ai ăn?
- Ờ,
đứa nào là kẻ có lợi trong cuộc
sấp ngửa này nhỉ?
- Đứa nào? Đứa nào có lợi thì chưa biết nhưng kẻ bị thiệt
và bị khổ vẫn là những kẻ đi cúng lễ.
Bác
Gỗ thân mến,
Đứa nào, chúng hỏi nhau đứa nào có lợi, chúng
cũng biết tôi và bác chẳng ai xơ múi gì, chẳng qua là chúng ta chỉ
hương hoa
chút đỉnh cho có vẻ cao cả, thế thôi, nhưng chúng bảo rằng những kẻ
cúng lễ là
những kẻ bị thiệt thòi thì tôi cho rằng chưa chắc đã là thế. Bác cũng
đã thấy
niềm khoái cảm của nhũng kẻ có đức tin, bác cũng đã nhìn những gương
mặt rạng
rỡ của những kẻ đi cầu xin cúng vái lễ lạy. Từ bệ thờ, chúng ta đã từng
ban phát
biết bao nhiêu niềm hy vọng tin tưởng cho biết bao kẻ gặp lúc bơ vơ
chới với
lạc lõng trong cõi nhân sinh. Chúng ta là những cái phao cho những kẻ
đắm thuyền.
Chúng ta là những cái cột cho những kẻ cần nơi nương tựa. Chúng ta là
cái bánh
vẽ, cũng được đi, trong chốc lát cho những kẻ đói ăn, là những mẩu
chuyện ăn
uống hàm thụ, những câu sấm truyền kỳ bí trong các ngục thất cấm
cố…Cũng được
đi. Thế cho nên nói rằng ai bị thiệt thòi, ai bị bóc lột, ai bị lợi
dụng, ai
khổ nhất thì chưa biết, nhưng phải nói, phải nói cho riêng bác và tôi,
rằng
chúng ta là những kẻ bị đem ra làm bung xung, chính chúng ta bị thiệt
thòi,
chính chúng ta bị lợï dụng trên cương vị làm thần thánh.
Bác
Gỗ thân mến,
Thấm
thoát đã ngàn năm qua, tôi nhớ
bác mà ghi những dòng này, chẳng hiểu có cơ duyên nào lọt vào mắt bác.
Tôi mong
có ngày nào trời quang nắng đẹp, bác bỏ ít thời giờ mà nhàn du về chốn
cũ, gọi
là giao lưu văn hóa chẳng hạn để bác và tôi mình gặp lại nhau, nhìn
những thay
đổi ở nhau, cho thấy những gì mất mát, những gì còn lại và những gì tìm
được.
Về
phần tôi tuy chưa gặp lại
bác thì tôi cũng đã tưởng tượng ra được là bác rực rỡ với những lớp sơn
son
thếp vàng lộng lẫy bóng láng phát ra một ánh hào quang huyền bí linh
thiêng
khiến ai trông thấy cũng muốn cung
nghinh về mà thờ…
Còn
tôi, thân phận tôi thì như bác đã
biết đấy, tôi đã nhập vào đất đai cát bụi, sống lẫn với cứt đái, sâu
bọ, nắng
mưa giãi dầu, trong vòng kiềm tỏa của bọn thảo khấu, lâu ngày đến độ ở
cạnh hầm
phân mà không ngửi thấy mùi cứt!
Bác
Gỗ thân mến,
Giấy
vắn tình dài, thư bất tận ngôn,
mong có ngày được chiêm ngưỡng bác hoặc là được đọc thư bác với những
hình ảnh
tươi đẹp của bác.
Kính thư.
*******
Nhắn
tin:
Kính
gửi anh Đ.
“Truyện
Hai Pho Tượng” đáng lẽ còn lá
thư của Tượng Gỗ trả lời Tượng Đất nhưng chưa nhận được nên tạm ngưng ở
đây.
Khi nào có thư của Tượng Gỗ sẽ gửi tiếp cho anh.
Huntington Beach,
9/1994.
Thảo Trường
*Trích
trong tập “Tiếng Thì Thầm
Trong Bụi Tre Gai”, TIN Paris
xuất
bản 1995.