5.
Trở về Mỹ,
chúng tôi lại ngồi uống trà trong phòng ngủ ngôi nhà dưới đỉnh đồi,
nhìn lên
dãy núi xanh lơ xa xa, dãy núi vách đứng ngăn cách các tiểu bang ven bờ
biển
Thái bình dương với các tiểu bang miền trung nước Mỹ. Buổi chiều những
đám hơi
nước bay trên cao từ phía biển vào đụng núi sẽ gây ra sét đánh, để được
an
toàn, người leo núi không được lên quá lằn ranh cây cỏ mọc và phải
xuống núi
trước giờ mặt trời lặn.
Cậu thích
đứng nhìn núi qua ống viễn kính đặt trong khung cửa. Chiếc viễn kính
này ông
chồng tôi mua về đặt ở đó cho tôi quan sát dãy núi và khắp vùng thung
lũng, qua
nó có thể nhìn rất rõ quang cảnh trong vùng, tôi thường nhìn núi, nhìn
thị trấn
Boulder, nhìn trường đại học dưới chân núi nơi đó có một nhà hàng nấu
các món
ăn Việt nam. Cậu xem phong cảnh và nhâm nhi tách trà, tôi đi tắm. Nằm
ngâm mình
trong nước ấm tôi chợt nhớ tới cái phòng tắm quây tôn ở nhà cụ Chánh,
tôi nhớ
tới cậu, tôi gọi cậu, cậu lên tiếng rồi lát sau bước vào, tôi nói:
- Cậu làm ơn
gội đầu xà phòng giùm em…
Cậu mỉm cười
không nói gì, tôi tiếp:
- Với lại cậu
kỳ lưng giùm em…
Cậu kéo chiếc
ghế nhỏ đến sát bồn nước ngồi xuống nhìn tôi, tôi nheo mắt:
- Giúp em lẹ
lên kẻo cụ Chánh về bây giờ thì chết với cụ…
Thấy cậu vẫn
ngần ngại tôi nói:
- Ngày xưa
lén lút mà cậu dám sai em, nay tự do hoàn toàn, em nhờ sao cậu lại
chần chờ.
Cậu hỏi:
- Em cần
thiệt hả, cậu tưởng em nói đùa, là vì em chỉ muốn ngâm mình trong nước
nóng chứ
đâu cần tới việc gội đầu hay kỳ lưng.
Tôi cầm tay
cậu kéo vào:
- Không có gì
là đùa, tất cả đều là thực. Chẳng qua là vì chúng ta xa cách nhau lâu
quá mà
nay gặp lại cậu vẫn chưa chịu xích lại gần em. Em không cần gội đầu,
không cần
kỳ lưng, chỉ cần cậu vào đây với em.
Cậu đứng lên
cởi áo quần bước vào chỗ hoa sen, cậu vặn nước tắm cho cậu xong mới
bước qua
vào bồn với tôi. Chúng tôi ôm nhau trong nước ấm, chúng tôi hôn nhau
dịu dàng,
chúng tôi vuốt ve nhau ân cần. Thật lâu sau cậu ẵm tôi ra giường, tôi
nói:
- Thấy chưa,
cậu còn bồng nổi em mà, thế mà những ngày đi du lịch, ngụ ở khách sạn
chẳng bao
giờ cậu bồng em đi tắm.
Khi nằm trên
giường cậu đòi kéo màn cửa, cậu nói:
- Coi chừng
người
ngoài họ nhìn thấy, biết đâu có kẻ nào đó từ xa, trên núi kia chẳng hạn, nhìn qua viễn kính sẽ thấy hết mọi chi tiết,
mọi cử động trong phòng này, trên giường này, thấy rõ tỏ tường như mình
nhìn
thấy rõ tỏ tường từng bông hoa từng kẽ lá trên núi kia qua viễn kính
nhà
mình…
Tôi nói với cậu:
- Mình ở đây
là mình ở trong nhà mình, kẻ nào nhìn vào phòng mình là họ nhìn lén,
nhìn trộm,
là phạm pháp. Mình không làm những chuyện riêng tư ở chốn công cộng là
được.
Thấy cậu e
ngại, tôi bèn chủ động, tôi trùm lên người cậu, tôi phủ lên người cậu,
tôi đắp
chăn tôi trải thảm cậu, tôi điều khiển cậu, “ngày xưa cậu chủ động lèo
lái em
và em bao giờ cũng ngoan ngoãn theo cậu, như thế là em đã phó thác em
hoàn toàn
cho cậu”. Nay cậu lại là người sợ sệt trong khi cậu tuyệt đối tự do. Tôi vừa yêu cậu vừa nói với cậu:
- Cậu không
phải ngại ngùng cái gì cả, cậu là ông tướng, là ông vua, là lãnh chúa…
ở đây.
Đến lúc đó
thì cậu vật tôi xuống, cậu dành quyền làm chủ, tôi sung sướng được trở
về làm
tên nô lệ, làm con đầy tớ, làm con ở đợ của tình yêu. Tôi lảm nhảm bên
tai cậu:
- Cậu có sung
sướng không, chúng ta yêu nhau trước thiên nhiên, trước trời đất, từ
cái giường
này chúng ta vừa yêu nhau vừa nhìn thẳng lên dãy núi xanh lơ bát ngát,
không có
vật gì, không có cái gì che chắn tầm nhìn của chúng ta, không có cái gì
ngăn
cản được chúng ta, cậu ơi, cậu yêu em thiệt tình đi, cậu đừng bỏ em
nghe, đừng
bỏ em, trời ơi, chiến tranh đã chấm dứt cậu không còn phải nhảy toán
nữa, đừng
bao giờ bỏ đi nữa, hãy ở nhà với em…
Khi cậu buông
tôi ra nằm vật xuống thì tôi cũng mệt mỏi rã người, tôi ngủ thiếp đi
không hay.
Khi tỉnh dậy, tôi lại thấy cậu đã đứng nhìn qua viễn kính, một điều tôi
vô cùng
thích thú là thấy cậu vẫn không mặc quần áo, một thân hình gầy gò xương
xẩu
đứng khom khom như một pho tượng khổ nạn đá đen mà tôi đã thấy trong
một viện
bảo tàng ở đâu đó, tôi nghĩ cậu đã thoát ra khỏi sự sợ hãi, cậu đã
thoát ra
khỏi nỗi e ngại, tôi xuống giường bước nhanh ra ôm lấy pho tượng từ
phía sau,
tôi nói:
- Em yêu cậu
quá.
Cậu đứng xích
sang bên nhường chỗ cho tôi, hai bàn tay pho tượng nâng niu hai cái
chũm của
tôi, tôi ghé mắt nhìn vào viễn kính, cậu đã hướng ống nhòm đúng vào
ngôi nhà
trên chân núi. Tôi hỏi:
- Cậu có muốn
leo núi không?
- Thua, chịu
thua, cậu bây giờ thua nhiều thứ lắm.
- Không đâu,
vừa rồi cậu không thua tí nào đâu, cậu đã thắng đấy.
Rồi tôi chỉ
căn nhà trên núi nói với cậu:
- Đó là nhà của cậu.
Cậu hỏi:
- Ở trên đó có thể trồng trọt được
những cây gì?
Tôi nói :
- Có nhiều cây bằng-lăng.
- Có loại bằng lăng ổi không, loại
bằng-lăng vỏ vàng nhạt và mịn như vỏ cây
ổi xá lị, thứ cây này quí lắm, trong vườn Luxembourg
ở Paris có nhiều cây
bằng-lăng gốc
bự. Cậu sẽ hạ những cây bằng-lăng, cưa khúc, xẻ ra làm củi cho em chụm,
thích
lắm, những thanh củi trắng ngà như trứng gà bóc, xinh đẹp. Cậu sẽ phá
rừng làm
rẫy, sẽ trồng khoai lang và củ sắn xung quanh nhà để nuôi em, giống
khoai sắn
chiến lược xã hội chủ nghĩa em biết không, nhưng em sẽ luộc khoai luộc
sắn bằng
củi bằng-lăng, một thứ củi thơm của các vị tù binh quí tộc.
Tôi châm thêm
trà quặu bắc thái, thứ trà hai tôm một tép mua từ Việt nam, cho cậu
nhâm nhi. Ở
tù cộng sản lâu ngày cậu mê thứ trà này. Núi đồi miền
thượng du bắc Việt phủ đầy khoai sắn và
cây trà, cậu cứ thỏai mái vặt, tự sao lấy, tự pha lấy, thưởng thức miết
hóa
nghiền nặng. Ở với cậu ngay từ những ngày đầu gặp lại bên tiểu bang California,
tôi hiểu ra rằng cậu đang cần được thông cảm. Tôi săn cóc cậu từng
chút, cậu
muốn gì tùy ý. Tôi nói cậu cứ coi tôi như ngày xưa, tôi vẫn cứ muốn gọi
bằng
cậu. Cậu nói cậu chỉ muốn thế, nhưng cậu lại muốn tôi phải thực tế coi
cậu là
bây giờ. Bây giờ cậu là người già lưu vong, ốm yếu, bệnh tật. Tôi ôm
đầu cậu
vào lòng tôi. Tưởng là đã mất, nay còn đây, gặp lại nhau, sao không coi
đó là
hạnh phúc. Tôi không nhờ những người hầu lo cho cậu, tôi tự làm các
việc cho
cậu, tôi mua những thứ quen thuộc cậu thích, nấu nướng cho cậu ăn, cậu
vẫn uống
trà hút thuốc như ý muốn. Tôi nói với
cậu tất cả là của cậu.
- Cả em bây
giờ cũng là của cậu như ngày xưa. Em muốn làm con ở đợ cho cậu, cậu sai
gì em
làm thế, cậu muốn em đi đứng nằm ngồi cách gì em cũng làm theo. Em theo
cậu
như em theo chỉ huy đi đánh giặc.
Cậu nói:
- Không thể
được, ngày xưa ở trong xó nhà, em mang tiếng thất học cậu mang tiếng có học nên
cậu dạy em, bây giờ
sang đây em là bà Mỹ dòng chính, nói tiếng Anh líu lo êm ái như chim
cậu nghe
không hiểu kịp; còn cậu là kẻ di cư chạy loạn, cậu chỉ là kẻ ăn nhờ ở
đậu,
không biết nói tiếng Mỹ, không có quốc tịch…
Tôi nói:
- Cậu vào quốc tịch đi, bây giờ cậu
lấy em tức là cậu lấy
Mỹ, hồi trước em lấy Mỹ để được sang đây, bây giờ em lấy
cậu để cậu nhập tịch Mỹ
dễ dàng.
Cậu nói:
- Bây giờ đến phiên cậu làm “me Mỹ”?
Tôi cười ôm
chặt cậu hơn, nhưng cậu vẫn lắc đầu:
- Cách gì thì cũng phải thi, cách gì
thì cũng phải thề.
- Thi nhập
tịch có gì là khó.
- Khó lắm em
ạ. Cậu không qua được đâu. Chen chúc nhau xếp hàng dài đi “thi” từ bỏ
cội
nguồn, đi “thi” gia nhập vào một tổ quốc khác đâu phải dễ.
Cái lá cờ dản dị hai mầu vàng đỏ, 3 sọc, mà
cậu còn không nhớ, làm sao cậu thuộc nổi lá cờ ba mầu xanh trắng đỏ,
xinh đẹp,
với rất nhiều sao nhiều sọc ý nghĩa của nó. Rồi làm sao cậu học thuộc
lòng lịch
sử của Hiệp chủng quốc trong khi lịch sử “con Hồng cháu Lạc” cậu cũng
quên
khuấy mất tiêu. Làm sao cậu có thể trung thành và bảo vệ tổ quốc vĩ đại
hùng
cường mới, trong khi tổ quốc cũ nhỏ bé của cậu, cậu còn bỏ chạy không
bảo vệ
nổi. Thề thì dễ, ai mà chẳng thề được, ai mà chẳng xoen xoét cái miệng
được, ai
mà chẳng cá trê chui ống được, nhưng mà làm khó lắm, cậu làm sao “trúng
tuyển” được
hả em!
Tôi chợt ôm
chầm lấy cậu mà khóc rưng rưng.
Cậu chưa ra
khỏi thế giới riêng của cậu:
- Còn điều
này nữa, cậu hỏi em nhưng cũng không muốn em trả lời. Này nhá, cậu vẫn
leo lẻo
là người Việt nam, nhớ thương Việt nam, yêu quê hương Việt nam, cội
nguồn,
truyền thống, quốc tổ v…v…, nay cậu mang quốc tịch Mỹ thì cậu có còn là
Việt
nam nữa không. Không. Đó là một người Mỹ gốc Việt. Thế thôi. Tay
cầm passport Mỹ miệng tự xưng là người
Việt nam thì đó là Việt nam giả, là không chính danh. Đã lỡ sống sót,
đã lỡ bỏ
nước ra đi, đã lỡ mang một quốc tịch nào đó, thì hãy cố gắng làm người
công dân
nước đó một cách chân chính, tính bắt cái này lại muốn quơ tay chôïp
cái kia là
không ổn. Thế cho nên cậu phải làm sao đây, sẽ phân thân, hóa thân hay
vong
thân hả em ?
Thôi chết
rồi, cậu của tôi bị trúng đạn nặng lắm rồi, cậu của tôi xa cách cái
cộng đồng
này quá lắm rồi. Tôi sẽ phải làm sao đây.
Buổi
chiều tôi
dẫn cậu đi dạo quanh đồi, tới chỗ cây bạch-dương, tôi dừng lại thăm mộ
chồng,
tôi đã kể tất cả cho cậu nghe rồi, chỉ còn cái ý định đem cậu về đấy
thì tôi
chưa có dịp nói, nay đứng tại chỗ, tôi nói:
- Khi còn
sống ông ấy đã sắp xếp chỗ nghỉ cho ông, cho em và cho Patrick tại đây,
nhưng
nay em có ý định cậu cũng sẽ ở đây với em, cả bốn chúng ta cùng xum họp
ở đây
với nhau.
Cậu nhìn
quanh, mộ ông chồng tôi xây bằng đá hoa cương trắng, bên cạnh là ô để
trống
dành cho tôi, ngay dưới chân hai vợ chồng tôi là mộ của Patrick nằm
quay ngang
cũng bằng đá hoa cương mầu xám là mầu lông của Patrick .
Cậu hỏi:
- Nếu ở đây
thì cậu nằm đâu?
Tôi chỉ phía
bên cạnh tôi:
- Em nằm giữa, ông ấy một bên, cậu một
bên.
Cậu nói:
- Như thế
Patrick
nằm không cân xứng chính giữa.
Tôi nhận ra
điều cậu nói, nhưng rồi cậu nhìn lên cây bạch-dương xum xuê cao lớn phủ
kín cả
khu mộ. Cậu chậm bước đến gốc cây, cậu sờ tay vào lớp vỏ trắng nhẵn,
cậu vỗ vỗ
thân cây, tôi đến bên cậu, nghe cậu thì thầm:
“Gội đầu thật sạch, đứng bên đường
Một mình trơ trụi, cây bạch dương
Mặc cho gió vò mãi mái tóc
Vò mãi, vò mãi niềm sót thương” (*)
Tôi nói nhỏ
cũng như thì thầm với cậu:
- Chồng em
khi còn sống, ông rất rộng lượng với em. Ông không có ai thừa kế cho
nên ông
để di chúc lại giao cho em tất cả tài sản của ông. Em cũng không có ai
thừa kế
để giao lại kế tiếp, nay em tìm lại được cậu, em gặp lại được cậu, em
xin cậu
hãy ở đây với em, chúng ta sống chung với nhau cho hết quãng đời còn
lại này,
rồi cậu cũng tìm cách giúp em xem sẽ giao lại cái di sản này cho ai.
Cậu chậm rãi:
- Cậu cũng chẳng biết làm thế nào để
giúp em giải quyết việc
này được đâu vì rằng cậu cũng chỉ là một kẻ tứ cố vô
thân !
Tôi mủi lòng
nhìn người tình thuở nhỏ của mình, ngày ấy, cậu đến tá túc ở nhà cụ
Chánh cũng
chỉ là một kẻ trơ trọi y như tôi. Rồi nay cậu lại vẫn không gia đình vợ
con.
Tôi chợt nhớ tới mấy mẹ con bà vợ gá nghĩa với cậu để xuất cảnh, tôi
gợi ý ấy
ra, cậu bật cười:
- Không nên
làm như thế em ạ, bà ấy muốn có tự do và muốn tự lập thì ta cũng chẳng
nên quấy
rầy nữa. Còn cậu, cậu gặp lại được em cậu rất mừng, cậu xin nói với em
rằng, cả
đời cậu, suốt đời cậu, cậu chỉ yêu cái con nhỏ trong dépot bia ngày
xưa, cậu
chỉ yêu thương có mình nó mà thôi, không ai khác nữa.
Tôi run lên
vì sung sướng, vì hồi xưa, ngày ấy, chưa bao giờ tôi nghe cậu nói như
vậy với
tôi. Nhưng tôi nghe cậu nói tiếp:
- Gặp lại em,
cậu sung sướngï. Cậu sang đây quá trễ không còn làm được gì nữa tuy cậu
rất
muốn làm nhiều thứ, cậu nay đã quá tàn tạ. Cậu sắp tới tuổi ăn tiền cứu
tế và
vào ở nhà tế bần của chính phủ thì cậu sẽ vào đó ở. Sang thăm em, ở
chơi với em
ít ngày để nhớ lại tình yêu cũ, rồi cậu sẽ về lại miền tây, cậu cũng sẽ
nhắm
mắt ở bên đó cùng với các ông bạn già lưu vong. Những ngôi mộ này, ông
chồng em
đã sắp xếp ngay ngắn, cậu chẳng nên chen chân vào làm lệch đi cái trật
tự ổn
định, nhưng mà em yên tâm, cậu sẽ là cây bạch dương này, lúc nãy cậu đã
sờ vào
vỏ cây này, cậu đãvỗ vỗ vào thân cây này là cậu đã nhập vào nó. Cuộc
sống đã là
phù du, thân xác cũng là phù du, hài cốt hay tro tàn còn có nghĩa gì
nữa nếu
như không có tình, cho nên cậu với em
chúng ta đã có tình yêu bất diệt, em hãy coi cây bạch-dương này là cậu.
Cậu sẽ
ở đây với em, cậu sẽ ở luôn bên em. Cho tới khi mục nát, trở thành cát
bụi…
Những ngày
sau, thấy cậu lúc nào cũng như buồn buồn lầm lì ít nói, tôi có ý dọ hỏi
xem cậu
thích ở đâu, đỉnh đồi hay chân núi, cậu muốn ở đâu tôi cũng sắp xếp
được cho
cậu vừa ý, nhưng cậu chỉ lắc đầu. Tôi lại đề nghị căn apartment trong
building
trên thủ phủ tiểu bang gần hãng sản xuất bia và khu phố cổ, cậu cũng
vẫn lắc
đầu. Mãi sau cậu nói cậu muốn trở về thành phố biển miền tây nơi có
nhiều đồng
hương cư trú, cậu có một phòng nhỏ, cậu khoe rộng gần bằng nửa phòng
tắm nhà
em, cậu thuê chung với một bạn già, thích lắm, rất gần phố việt và chợ
búa. Tôi
nói tôi sẽ mua một căn nhà ở vùng đó để hai người chung sống với nhau,
nhưng
tôi xin cậu một điều là khi chết sẽ đưa về nằm dưới gốc cây bạch dương
chung
với chồng tôi và Patrick. Tôi không thể bỏ ai được, chồng tôi cũng như
Patrick,
tôi đi theo cậu nhưng cả cậu và tôi đều sẽ trở về nơi đó đoàn tụ. Tôi
muốn cả
bốn được ở một chỗ với nhau ít nhất là sau khi chết, ít nhất là đời sau.
Thấy cậu vẫn
lặng thinh, tôi hỏi:
- Cậu còn nơi
nào để về nữa không, quê hương ấy?
Cậu lắc đầu,
tôi nói:
- Em cũng
thế, em không còn nơi nào khác nữa ngòai nơi đây. Và đây cũng chỉ là
đất khách.
Nhưng đây là chốn chồng em cưu mang đem em đến, đây là chốn đã có hai
kẻ tình
nghĩa nằm lại, em không thể bỏ nơi đây, em không thể bỏ họ, em cũng
không thể
để mất cậu một lần nữa vì em đã tìm lại được cậu. Vậy thì cái bộ xương
của em,
cái bộ hài cốt của cậu, kể ra thì để ở đâu cũng được, đâu cũng là nước
Chúa,
nhưng em tham lam ích kỷ, em muốn cậu chiều em, sống cậu muốn ở đâu, đi
đâu tùy
ý, nhưng em xin cậu khi nằm xuống hãy nằm cùng với em, hãy nằm chung
với em,
với ông ấy, với Patrick. Cả bốn chúng ta khi sống chẳng có dịp chung
chạ, em
muốn khi chết rồi chúng ta phải đoàn tụ. Cây bạch dương này là cột mốc
của sự
đoàn tụ. Cậu thân yêu.
Cậu
bước tới cửa sổ, pho tượng khổ nạn đá
đen khom khom nhìn vào viễn kính, cậu xoay cái ống nhòm đang ở hướng
nhìn tới
ngôi nhà trên chân núi sang hướng nhìn tới cây bạch dương nơi sườn đồi.
Tôi đến
sát sau lưng cậu, tôi ôm ngang người cậu, tay phải cậu vặn vặn cái núm
điều
chỉnh viễn kính cho ảnh rõ nét, bàn tay trái pho tượng luồn vào trong
áo tôi
tìm tòi những gì mong muốn ở trong đó. Và tôi đã giúp cho cậu thuận tay
dễ
dàng.
(*) Thơ Trần Dạ Từ
***
Reims.
Fr/ Sept.2004 - thaotruong1@aol.com