4.
Trong một
chuyến đi về miền tây, tôi ghé thăm thành phố có đông đảo đồng hương,
tình cờ
tôi nghe được tin tức về cậu. Trong một buổi họp mặt của hội ái hữu
những cựu
sĩ quan, có người biết về trường hợp mất tích của cậu. Tôi hỏi thăm và
tìm ra
điạ chỉ của cậu. Tôi liên lạc rồi tìm đến. Đúng là cậu của tôi ngày
xưa, nhưng
nay là một ông già ốm yếu. Gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Tôi xin cậu hãy
cứ xưng
hô với nhau như ngày xưa, cậu bằng lòng. Tôi kể cho cậu nghe hoàn cảnh
của tôi,
cậu gật đầu hiểu, rồi cậu cũng kể cho tôi nghe những bước thăng trầm
của đời
cậu.
Toán của cậu
bị cấm trại nhiều ngày không được ra ngòai để bảo mật, rồi một hôm mười
ba
người được thả xuống biên giới Lào, nhiệm vụ thâu thập những tin tức về
hành
lang xâm nhập quân sự từ miền bắc vào miền nam, nhiều tài liệu đã được
gửi về
bộ Tổng tham mưu, hoạt đông một thời gian thì chẳng may bị phát giác,
giao
tranh với đối phương nhiều trận, toán thám sát luồn lách di chuyển vài
ngày sau
bị sa vào ổ phục kích, bị giết gần hết, còn lại bị thương và bị đối
phương giam
giữ nhiều năm. Khi có hiệp định ngưng bắn chúng cũng không trao trả với
lý do
là tù binh không bị bắt ở trong Nam mà cũng không bị bắt ở ngoài Bắc,
tù binh
bị bắt ở ngoài lãnh thổ qui định trong hiệp định ngưng bắn, tù binh bị
bắt đang
xâm lăng nước Lào. Cộng sản chỉ có một loài nhưng chơi bài ba lá.
Khi chiến
tranh chấm dứt, chiếm được cả nước, chúng tính bắt kẻ thù của chúng
phải lao
động khổ sai chung thân giống như Liên xô
hùng cường có khu đầy ải Sibérie. Nhưng chẳng may mấy năm sau Trung
quốc vĩ
đại đem quân sang cho một bài học, người anh em quốc tế lừng lững tiến qua biên giới theo cái chiến thuật lạ hoắc
“đầu nhọn đuôi dài”, các trung đoàn trưởng cưỡi ngựa có lọng che như đi
chơi
vào chỗ không người, chiếm một ít đất đai, di chuyển một số cột mốc rồi
dừng
quân. Thế là các trại giam tù binh ở Việt Bắc phải lui về phía sau. Đến
khi
tình hình thế giới xoay chiều, hệ thống cộng sản rã ra từng mảng, áp
lực quốc
tế đè nặng, chúng phải chùn bước cái dã tâm đấu tố trả thù, thả dần các
tù binh
cho về miền Nam. Cậu về Saigon đến nhà cụ Chánh thì mới biết là em đã
bỏ đi
biệt tích. Không ai biết em sang Mỹ. Cậu có đi dò hỏi nhưng chẳng ra
manh mối.
Cái dépot bia
ngày xưa, sau đợt cải taọ tư bản tư doanh đã biến thành cơ sở phân phối
bia và
nước ngọt của công ty bia quốc doanh nhà nước. Căn nhà tôn lớn và khu
sân vườn
rộng rãi đã có thêm người dọn vào ở, họ là những thành viên trong tổ
hợp phần
nhiều là cán bộ hoặc bộ đội giải ngũ, họ chia nhau phòng ở và làm nhà
ngay trên
khu sân có cái nhà tắm. Cụ Chánh và anh con trai ở thu gọn vào trong
một buồng
nhỏ vì nay cụ cũng chỉ là một công nhân của xí nghiệp. Cụ Chánh qua
đời, anh
con trai đi đâu mất tiêu. Về sau cơ sở nhà đất của cụ Chánh được phân
phối bán
“hóa giá” rất rẻ cho những cán bộ nào đang lưu cư để hợp thức hóa nhà
cửa đất
đai cho họ luôn. Những người vô sản nay thành tư sản. Diễn tiến của
cuộc cách
mạng theo chu kỳ như sau: “Tổ chức đấu tranh bạo lực, cướp chính quyền,
xoá bỏ
tư hữu, vô sản hóa tất cả. Xong. Chia nhau chiếm lĩnh, hóa giá, tiến
sang kinh
tế thị trường, làm giầu cá thể, hình thành giai cấp mới. Mấy triệu
thanh niên
hai miền đã bỏ mạng.”
Cậu vượt biên
mấy lần đều thất bại. Những binh thư và những kiến thức tiếp nhận được
trong
các khóa huấn luyện “Rừng núi sình lầy” và “Mưu sinh thoát hiểm” trước
kia
không áp dụng được bao nhiêu vào cuộc chạy trốn này. Là một tù binh vô
thừa
nhận, ngay cả khi chiến tranh không còn, cậu cũng không nằm trong
“diện” nào để
cho hậu chiến giải quyết. May mà cậu tự tìm được cách giải quyết cho
riêng
mình. Cậu lập gia đình với một bà góa có mấy người con, làm hồ sơ đem
mẹ con bà
ấy xuất cảnh, sang đến nước Mỹ mẹ con bà muốn tự lập, cho nên từ vài
năm nay
cậu lại trở thành một kẻ độc thân như ngày nào.
Cậu bị “bụp”
không chết, em bị “bụp” cũng không chết. Cậu cháu mình bị “bụp” không
chết
nhưng đau đớn còn hơn chết nữa, chúng ta đều đã vỡ mặt, em lại không
muốn chúng
ta rồi đời. Em muốn đón cậu sang với em. Em không phải lo chuyện hài
cốt của
cậu vì em đã tìm thấy cậu còn sống, em đã lại có cậu như hồi xưa.
Tôi đón cậu
sang ở với tôi, cậu nói nay cậu không có gì ràng buộc, cậu là người tự
do. Tôi
nói tôi nay cũng tự do không có gì ràng buộc. Hai thân phận tự do không
bị sự
gì ràng buộc ở với nhau được một ngày chợt có một lúc thân phận nọ hỏi
thân
phận kia:
- Cậu nhớ của
em chỉ là hai cái chũm, sao… bây giờ lại nẩy nở tròn lẳn hơn hẳn xưa
kia.
Tôi phát bật
cười:
- Em cũng
không biết tại sao nữa, tự nhiên mỗi ngày em thấy “nó” mỗi khác ra.
Cậu cũng
cười:
- Em có đến
mỹ viện, có sửa chữa, có mổ sẻ, có độn cái gì vào trong đó không?
- Không.
Không hề. Em cũng không tập tành, không chuyên một môn thể thao nào,
không làm
một hành động nào có tính cách rèn luyện cho nó phát triển lên. Em hoàn
toàn
không hiểu vì sao từ ngày sang Mỹ nó lại sinh ra như thế này.
Cậu nói như
nói một mình:
- Lạ nhỉ,
không lẽ ở nước nhỏ thì nó nhỏ, sang nước lớn bá quyền thì cái gì cũng
lớn
theo.
Tôi thì thầm
với cậu:
- Ngày xưa
con lọ lem được cậu gọi là hai cái chũm, nay dù nó có phì nhiêu ra em
cũng vẫn
chỉ muốn cậu coi nó là hai cái chũm của cậu như xưa kia.
Tôi giải
thích rằng ngày còn bé ăn uống kham khổ cho nên nó “khổ”, sang Mỹ dinh
dưỡng
thừa mứa, nhiều người phát phì ra trông rất tội nghiệp, em giữ được thế
này là
may lắm rồi.
Cậu gật gù
cười:
- Đúng, em
không trở thành phì nộn, cổ em chưa có cái giải yếm con gà tây, cánh
tay em
chưa bị bệu xuống, các cơ bắp của em vẫn tròn lẳn, thế là cậu may lắm
rồi.
Tôi đưa cậu
đi thăm các nơi. Tôi đưa cậu đi uống bia vại ở cái “quán cóc Mỹ” đầu
hẻm cạnh
hãng bia, hai chúng tôi mới uống hết một ly cối mà mặt ai cũng đỏ rực.
Tôi hỏi
cậu còn nhớ kho bia và những chai bia bị
rạn nứt cụ Chánh cho cậu cháu mình uống không. Cậu gật đầu nói:
- Cụ Chánh bảo vỡ rồi không bán được
đâu, chúng mày chịu khó
uống kẻo bỏ phí của trời.
Khi thấy tôi
móc bóp trả tiền, cậu hỏi:
- Sao bảo
hãng bia của em mà em cũng phải trả tiền.
-
Chồng em,
ông ấy dặn như thế.
Cậu
buông một
câu:
- Đúng là ăn
chơi nước Mỹ.
Tôi lục tìm
ra bài báo và những tấm hình chụp các bức hoạ khỏa thân cậu cho tôi
ngày xưa.
Cậu xem hồi lâu rồi hỏi:
- Em còn giữ
và mang đi được những thứ này sao?
Tôi gật đầu:
- Vì đây là
những vật kỷ niệm quí và hiếm mà em có được do cậu cho nên đêm trốn ra
khỏi nhà
cụ Chánh em đã mang theo và cất giữ cho đến bây giờ.
Cậu ôm vai
tôi ngả sang cậu, thì thầm:
- Cậu cám ơn
em, em đã nghĩ đến cậu hơn là cậu nghĩ tới em.
Tôi nói:
- Em còn nhớ
là cậu có nói rằng sẽ chẳng bao giờ cậu được nhìn tận mắt những bức
tranh ấy,
đúng không, có đúng là ngày ấy cậu đã than như thế không. Em sẽ đưa cậu
đến tận
chỗ đang trưng bầy những bức tranh ấy để cậu thưởng ngoạn.
Tôi đã đưa
những tấm hình nhờ ông quản lý và ông luật sư của gia đình tìm hiểu cho
tôi
biết bảo tàng viện nào trên thế giới hiện đang trưng bầy những tác phẩm
của nhà
danh họa. Ít ngày sau họ báo cáo cho tôi các tác phẩm ấy nay đang ở
Paris. Thế
là tôi dẫn cậu đi Pháp. Chúng tôi làm một chuyến du lịch dài ngày ở
châu Âu.
Cậu đã đến viện bảo tàng, đã đứng trước những bức tranh các bà khoả
thân, nhìn
ngắm những thứ mà ngày xưa cậu chỉ được xem qua ảnh in trên báo. Cậu
xem đi xem
lại, cậu đứng gần rồi lùi xa, cậu trầm ngâm nhìn mà không nói gì, tôi
vẫn ở
phía sau cậu, tôi đang xem người xem tranh, tôi đang thưởng thức cậu,
tôi đang
nghiền ngẫm cái tình cảm của chúng tôi ngày ấy. Khi ở khách sạn, tôi
gợi lại
chuyện những bức tranh, cậu nói:
- Lạ ở chỗ
bây giờ được nhìn tận mắt những tác phẩm hội họa nổi tiếng, cậu lại
không có
được cái cảm giác háo hức như hồi đó cậu xem nó qua ảnh trên báo. Em
biết tại
sao không, ngày ấy khi lần đầu nhìn những bức ảnh trên tờ tạp chí là
cậu nghĩ
ngay tới em, cậu mang nó về nhà cho em xem cũng là vì cậu xem nó mà
liên tưởng
tới em. Em có nhớ ngày ấy nhiều lần cậu đòi được nhìn em đi đứng nằm
ngồi lăn
qua lăn lại không, chính là cậu thưởng thức thẩm mỹ ở em đó, và em đã
chiều
cậu, nhiều lần chiều cậu, cho nên cậu là người đã được tận hưởng những
nét
tuyệt mỹ ở em mà những tấm ảnh tranh in báo chỉ là gợi ý. Cậu đã đích
thực được
thưởng ngoạn từ ngày ấy cho nên bây giờ được đến viện bảo tàng xem
tranh, cậu
cũng thấy sung sướng nhưng không bằng sự sung sướng thưở xưa em tặng
cho cậu.
Tôi ôm hôn
cậu tôi nồng nàn, tôi vò đầu vò tóc cậu, tôi xoa bóp lưng cậu. Cậu cũng
ghì tôi
thật chặt trong vòng tay của cậu. Cậu nói như trong mơ:
- Đời cậu đã
trải qua hai sự tận cùng: Sự sung sướng tận cùng trong tình yêu của em…
Cậu ngưng nói
và trầm tư, tôi gặng hỏi:
- Còn sự tận
cùng thứ hai ?
Hai mắt cậu
đỏ hoe:
- Thứ hai là
sự đau khổ tận cùng trong nhà tù cộng sản.
Tôi ôm đầu
cậu trong ngực tôi, lần đầu tiên tôi thấy cậu bé bỏng trong vòng tay
của tôi.
Tôi nói:
- Tuổi em còn
có thể có con được mà, cậu có muốn một đứa con với em không?
- Tuổi em còn
có thể có con, nhưng sự tàn tạ của cậu có lẽ chẳng thể làm nên sự ấy.
Như em đã thấy đó, những ngày vừa qua
chúng ta
sống chung với nhau đã chứng tỏ cậu không còn là của em như ngày xưa,
cậu nay
năm thì mười họa, có cũng như không, tuổi già và sự cùng khổ đã tiêu
hủy hết
sức sống của cậu rồi.
Tôi muốn nhân
cơ hội này sẽ lần lần đánh thức cái tiềm năng trong cậu mà tôi nghĩ có
lẽ chỉ
vì sự tù đầy nghiệt ngã làm cho cậu bị ngủ quên chứ chưa phải là bị tê
liệt.
Chúng tôi đến các cung điện, tất cả các viện bảo tàng, lâu đài thành
quách cổ
xưa của Âu châu, xuống các hầm rượu nếm thử những mỹ tửu, tôi thầm cầu
mong sao
nhân dịp này tôi có được một đứa con với người tôi yêu quí, cho nên
nhất cử
nhất động tôi hết sức trân trọng với cậu. Và tôi nhận thấy cậu cũng rất
ân cần
với tôi, cậu không hùng hổ như hồi xưa, cậu nâng niu dịu dàng, cậu đã
từ bỏ cái
tính quân phiệt mà cậu bị nhiễm sau một thời gian cậu đi theo phong
trào sinh
viên chống độc tài quân phiệt. Ở nhà thờ Đức Bà, cậu cũng dừng lại rất
lâu
trước một bức tranh lớn vẽ Đức Mẹ cho hài nhi bú sữa. Tôi thấy bức
tranh sáng
rực hơn tất cả những bức danh họa khác treo xung quanh tường Vương cung
thánh
đường. Cậu kể cho tôi nghe, khi cậu ra tù trở về Saigòn đi lễ ở nhà thờ
Vườn
Xoài đường Trương minh Giảng, cậu được biết chuyện một pho tượng đức
trinh nữ
Maria, bằng thạch cao rất to và rất đẹp, do Việt Kiều mang về tặng,
trưng bầy
trong nhà thờ cho giáo dân thờ lạy một thời gian thì có vấn đề được đặt
ra là
nhà điêu khắc đã tạc hình hài mẹ có bộ ngực to quá, người ta phàn nàn
nên linh
mục đã họp hội đồng giáo xứ bàn bạc lấy
ý kiến. Kết quả quyền nhân dân làm chủ đã quyết định đem Đức Mẹ cất vô
kho. Cậu
kể xong phàn nàn: “Chẳng biết bây giờ Đức Mẹ bị giữ ở đâu”.
Chúng tôi đến
viếng Cathedral ở Reims, ngôi thánh đường lớn nhất xây dựng đã 15 thế
kỷ, lớn
hơn cả Notre Dame ở Paris, đặc biệt nơi đây có tượng thiên thần mỉm
cười trong
một phù điêu nhiều vị dựng ngay bên trên cửa trái thánh đường. Cậu chỉ
cho tôi
coi và nói rằng các thánh, các thiên thần, đều được vẽ hoặc tạo hình
với dáng
vẻ nghiêm trang, người ta không tìm thấy ở đâu có thiên thần hay các
thánh cười
vui. Tất cả các vị đều được nghệ thuật thể hiện trong cung cách nghiêm
chỉnh
lạnh lùng. Chỉ có ở đây, chỉ có ở Cathedral Reims này mà thôi. Nụ cười
hiếm thế
cho nên nụ cười rất quí giá. Đi một vòng bên trong thánh đường xem các
kiến
trúc, các cửa kính mầu, các bức tranh thêu, các bức họa, các pho tượng…
khi ra
gặp hai bà đầm chặn cửa xin tiền uống rượu, hai bà thú nhận nghiền
nặng, hàng
ngày uống một chai vang đỏ thì mới khoẻ, thiếu là ốm đau ngay. Cậu móc
tiền cho
và biểu tôi mỉm cười theo gương vị nữ thiên thần trên bậu cửa. Chúng
tôi bước
qua công trường tới phố cổ, thấy tiệm fast food Mc Donald của Mỹ, cậu
kéo tôi
vào ngay, làm như cậu gặp được người quen vậy. Chúng tôi dùng bữa ngon
lành sau
nhiều ngày ăn món lạ.