Ông cao lớn,
tôi kiễng chân cũng chỉ đứng ngang tầm nách ông. Ông đi đứng khoan
thai, nói
năng nhỏ nhẹ, chậm rãi, ôn tồn. Ông có đôi mắt xanh lộ ra vẻ bao dung
nhân ái.
Ngày nào ông cũng dùng bữa ở phòng ăn này. Chỉ qua vài bữa đầu tôi đã
thuộc
lòng ý thích của ông. Ông luôn chọn chỗ ngồi ở cái bàn nhỏ nơi phía
góc phòng
từ đó ông có thể nhìn ra vườn cỏ xanh mướt bên ngòai cửa kính và ngọn
núi Châu
Thới mờ mờ xa xa. Ông cầm cái khay từ
quầy thức ăn đi vào thì tôi đã đứng chờ ông ở cái bàn đó. Không biết có
phải
tôi… cố tình giữ cái bàn nhỏ đó cho ông không nhưng tôi luôn luôn e
ngại có
người khác chiếm chỗ đó của ông. Từ khi mở cửa phòng ăn, nếu có khách
bước vào
là tôi tìm cách lái họ mời đến những chỗ khác. Cho đến khi ông tới và
ngồi yên
vị ở cái chỗ quen thuộc mà ông thích đó tôi mới thở phào yên tâm nhẹ
nhõm. Tôi
đem trà đến cho ông, tách nước sôi, tôi bóc gói trà thả vào nước sôi,
sợi dây
buộc giấy nhãn vắt ra ngoài tách, một miếng chanh ngon lành không có
lõi để
trên đĩa. Tôi nói “please” ông nhìn tôi trìu mến “thank”. Về sau thói
quen đã
làu, ông muốn tôi nói tiếng Việt “xin mời” và ông nói “cám ơn cô”.
Hai tháng
sau, một hôm ông nói tôi cuối giờ làm, ông sẽ đưa tôi về. Đúng như thế,
ông lái
xe jeep đón tôi ngay cửa BOQ, tôi rụt rè không dám lên xe, ông xuống
xe đi
vòng sang ẵm tôi đặt ngồi trên ghế, tôi bàng hoàng cả người. Khi xe ra
tới cổng
căn cứ, ông ngừng lại cho tôi xuống đi bộ chui qua cửa an ninh bấm thẻ
đúng thủ
tục. Một nhân viên kiểm soát nháy mắt nói với anh đồng sự: “Mới hai
tháng đã
bắt được con cá mập, trung tá Mỹ chứ bộ.” Tôi trở lại xe, lần này tôi
mạnh dạn
trèo lên. Ông lái xe đưa tôi về chỗ trọ, mấy người hàng xóm ra nhìn,
có người
nói: “Cũng lại lấy Mỹ rồi”.
Những ngày sau
đó ông đều lái xe đưa tôi về và rồi ông hỏi cưới tôi làm vợ đem về Mỹ.
Bằng thứ
tiếng Anh hầu bàn, tôi bập bẹ nói và loáng thoáng hiểu sự việc làm đảo
lộn đời
tôi. Vợ ông đã đòi ly dị với ông ngay từ ngày ông tình nguyện sang
chiến trường
Việt Nam, bà ấy không chấp nhận việc ông xa nhà, mọi sự đã giải quyết
xong, ông
chưa có con cái, ông sẽ giã từ đời quân ngũ, ông sẽ thôi chức vụ trung
tá không
quân để đem tôi về sống cuộc đời dân sự bình an ở bên Mỹ. Ông xin tôi
nhận lời
cầu hôn của ông vì ông thích tôi qua những bữa ăn tối ở câu lạc bộ sĩ
quan. Tôi
hoang mang không biết xử trí ra sao. Chưa gì đã nghe những lời đàm tiếu
“me
Mỹ”, nhưng quả tình tôi rất kính trọng ông, tôi rất tin tưởng nơi ông,
con
người như ông tôi nghĩ không thể xấu xa
được. Và tôi rất muốn đi khỏi nơi này, tôi rất muốn đi xa, thật xa, tôi
muốn
chạy trốn để dứt khoát với dĩ vãng, dứt khoát với cái nơi không còn
chút liên
hệ nào. Không còn quê quán, không còn cha mẹ anh chị em, không còn cậu.
Cậu tôi
đã bị “bụp” ! Tôi cũng đã bị “bụp”. Chúng tôi đều đã vỡ mặt, cậu cháu
tôi đều
đã rồi đời.
Hôm sau tôi
trả lời ông là tôi bằng lòng theo ông suốt cuộc đời. Tôi cũng xin ông
đừng bỏ
tôi bơ vơ ở nước Mỹ, tôi đã bơ vơ ở Việt Nam,
xin đừng bỏ tôi bơ vơ trên chốn dương gian này. Ông ôm tôi vào lòng
ngay tại
phòng ăn câu lạc bộ trước mắt bao người. Ông gọi quản lý xin cho tôi
nghỉ việc
ngay hôm đó. Ông đưa tôi về ngôi nhà ở
làng đại học Thủ Đức. Tôi được biết ngôi nhà này do một kỹ sư hãng thầu
xây
dựng RMK thuê để ở với một cô vợ Việt nam, nay ông kỹ sư về Mỹ sang lại
nhà và
cô vợ cho ông trung tá không quân, nhưng
ông trung tá chỉ nhận sang nhà, ông mang tới một cô vợ Việt nam khác.
Làng đại học
Thủ Đức gồm toàn những ngôi biệt thự lớn được
xây dựng dành riêng cho các giáo sư đại học,
ông cố vấn chính trị
chế độ cộng-hoà-cũ đã gọi khu cư xá cao cấp này là một ấp chiến lược
kiểu mẫu, sang chế độ cộng-hoà-mới gặp lúc
kinh tế
khó khăn, chiến tranh bế tắc, vị giáo sư đại học phải thu xếp cho gia
đình
xuống ở căn nhà ngang vốn là nơi dành cho người ở đợ, ngôi nhà trên cho
Mỹ mướn
lấy tiền nuôi vợ con. Ấp chiến lược là quốc sách chống lại xâm lăng
cộng sản,
trong đó các đơn vị gia đình hợp lại với nhau thành cộng đồng đồng
tiến, quí
phu nhân thì liên đới với nhau thành phong trào, ngăn chặn không cho
cộng sản
len lỏi vào. Làng đại học Thủ đức đã thành công trong việc vận dụng “lý
thuyết
tam túc tam giác”, không thấy cộng sản trong đó. Cộng sản không vào
được thì
người Mỹ vào. Vào bằng xe jeep US Army hay xe hãng thầu RMK, thuê gần
hết cả trăm
căn biệt thự nguy nga lộng lẫy xây dựng bằng tiền viện trợ Mỹ. Trẻ con
trong ấp
thường hát nhái rằng:
“Cái nhà là nhà
của ta,
USAID, USOM
làm ra…”
Ông đem tôi
đến ở ngôi nhà đó, ông thuê người nấu ăn và bồi phòng để hầu hạ tôi.
Oâng dẫn
tôi lên toà đại sứ Mỹ ở Saigon làm giấy giá thú, để sẽ biến tôi thành
một công
dân Mỹ. Ông cho tôi đi học tiếng Anh, chính ông tập ăn tập nói cho tôi
và
hướng dẫn tôi hội nhập vào với dòng chính của nước Mỹ. Sáng sáng ông
lái xe đi
làm trong căn cứ, tôi ở nhà ngủ nướng, thức dậy ăn, ngâm mình trong hồ
bơi, nằm
phơi xác dưới cây dù mầu, có hai người hầu hạ ăn uống ngủ nghỉ…rồi chờ
ông về.
Chiều ông lái xe về mang theo bao nhiêu là thứ hàng mua trong PX hay
Commissary, dư xài tôi đem cho gia đình
vị giáo sư đại học, mọi người đều gọi tôi là cô, ở đây tôi chưa nghe ai
nhắc
đến tiếng “me Mỹ”.
***
*****
3.
Ngay những
ngày đầu tiên từ Việt Nam
về Mỹ, chồng tôi đã đưa tôi đến ở ngôi nhà trên đồi. Rồi sau đó thỉnh
thoảng
ông mới lần lượt đưa tôi đi đến các ngôi
nhà khác, có khi là mùa hè ông dẫn tôi ra miền biển nghỉ mát, tập cho
tôi chơi
surfing, cũng có khi là mùa đông ông dẫn tôi lên ngôi nhà trên núi cao
dạy cho
tôi trượt tuyết, hoặc là có khi ông cho tôi về ở trong những căn phòng
trên
building giữa thành phố, để thỉnh thoảng ông dắt tay tôi đi lang thang
trên các
vỉa hè khu thương mại, ông đưa tôi vào các quán ăn mà tôi nghĩ rằng rất
quen
thuộc với ông vì những chủ quán hay cả những người bồi bàn, quản lý…
đều tiếp
đón ông kính trọng và thân tình. Họ nói với nhau những chuyện thời quá
khứ,
những câu chuyện từ hồi ông còn trẻ, từ hồi ông chưa sang tham chiến ở
Việt Nam.
Có khi họ hỏi ông những chuyện Việt Nam
và cũng có khi ông hỏi họ về những chuyện của thành phố thời gian ông
vắng mặt.
Ông kể chuyện chiến tranh Việt Nam
cho họ nghe, ông đã chỉ tôi và giới thiệu “Việt Nam
đó”.
Một buổi
chiều ông đưa tôi đi uống bia ly, một quán bia rất nhỏ, với những hàng
quán của
nước Mỹ thì quán bia này chỉ như một thứ “quán cóc”, giông giống một
“quán cóc”
bên đường nơi quê cũ. Quán bia ở ngay đầu một ngõ hẻm, mấy bộ bàn ghế
bên trong
bằng gỗ mộc và một chiếc quầy dài có hàng ghế cao cẳng cũng bằng gỗ
mộc. Độc
nhất quán chỉ bán một thứ bia, chính là thứ bia của hãng sản xuất thuộc
gia
đình ông ngay bên cạnh đó. Bia bán từng ly vại do người quản lý hứng từ
cái vòi
chui ra ở vách tường. Một vài món nhậu lai rai như hạt điều, fromage...
chiều
theo một vài vị khách nào đó, nhưng phần đông khách đến đây chỉ để uống
một vài
vại bia còn âm ấm chảy thẳng từ trong lò nấu bên kia hãng sản xuất chảy
sang.
Chồng tôi cũng chỉ uống bia không như thế và ông cũng gọi cho tôi một
ly để
nhâm nhi với ông. Nhìn thứ nước vàng vàng sủi bọt trong ly thủy tinh
tôi liên
tưởng tới những chai bia bị lay động cũng bị sủi bọt dưới lưng tôi
trong nhà
kho của cụ Chánh. Uống những hớp bia tôi lại nhớ những ngụm bia đã bí
tỉ chung
với cậu. Ông cho tôi biết hãng sản xuất bia có từ hồi ông chưa sinh ra
đời do
ông nội ông lập nên, nhưng quán bán bia lẻ uống nếm thử này thì có từ
hồi ông
còn nhỏ do bố ông sáng kiến mở ra. Uống xong mấy ly bia, ông trả tiền
rồi dắt
tay tôi ra khỏi quán để đi ăn tối ở một tiệm
ăn khác. Đi bên cạnh chồng trên hè phố dưới ánh
đèn đường tôi nhớ
tới Saigòn. Chợt chồng tôi nói:
- Hãng làm
bia là của em, cái tiệm bán bia lẻ nhỏ bé
đó cũng là của em, nhưng nếu sau này có lúc nào
đó em đi ngang tạt
vào uống một ly bia thì nhớ là em cũng sẽ trả tiền ly bia đó như những
khách
hàng khác nhé.
Tôi yes nhỏ
trong miệng, đầu vẫn còn lảng vảng ý nghĩ về chốn cũ nơi quê nhà.
***
*****
Ngôi nhà lớn
nhiều phòng đẹp đẽ sang trọng nằm trên một quả đồi nhỏ trong một vùng
thung
lũng mênh mông, có thảm cỏ, có vườn cây, có chuồng ngựa và những con
đường đất
ngoằn ngoèo. Từ ngôi nhà đó tôi có thể nhìn ra xa không bị một che chắn
nào.
Cũng từ ngôi nhà đó tôi có thể phóng tầm mắt nhìn tuốt lên dãy núi xanh
cao mà
ở trên đó cũng có một ngôi nhà của ông. Có lần tôi nói ngôi nhà trên
đỉnh đồi
thì chồng tôi ôn tồn sửa lại là ngôi nhà dưới đỉnh đồi. Oâng nói từ
ngôi nhà
dưới đỉnh đồi này hôm nào trời quang em có thể nhìn thấy mờ mờ ngôi nhà
trên
chân núi kia, ngôi nhà ấy đúng ra mới chỉ ở chân núi vì em thấy đó nó
chỉ là một
chấm nhỏ dưới cùng của dãy núi xanh cao vút chín tầng mây. Rồi chồng
tôi tập
cho tôi nói câu “Từ dưới đỉnh đồi nhìn lên chân núi”. Tôi tập nói, lập
đi lập
lại nhiều lần câu nói đó và nhớ đến hồi tôi mới được ông lấy làm vợ,
ông cũng
dạy tôi nói tiếng Anh bắt lập đi lập lại như
thế. Oâng dạy tôi từng chữ từng câu, tập đọc tập
viết cho tôi, sửa
chữa từng câu từng chữ, cho đến khi nào tôi nói được viết được nhuần
nhuyễn ông
mới hài lòng.
Ông hướng
dẫn cho tôi hội nhập vào nước Mỹ bằng cách cho tôi đi làm các công việc
ở các
hãng xưởng sản suất, mỗi nơi một thời gian, ông nói để tôi quen với
những tiếp
xúc kiểu Mỹ, quen với lối sống Mỹ, quen với giọng nói Mỹ và nhất là
hiểu được
trị gía của đồng dollar Mỹ. Tôi công nhận là ông thực dụng.
Tôi cũng được
tập cưỡi ngựa, tập lái xe, tập leo núi, tập trượt tuyết, tập chơi golf,
tập
khiêu vũ, tập chơi đàn piano… Oâng mướn thầy dạy tôi những thứ đó. Oâng
mở
chương mục ngân hàng cho tôi, dạy tôi cách xử dụng thẻ tín dụng, ký
ngân phiếu,
mặc dù tôi chẳng bao giờ phải xài đến nó bởi vì mọi công việc đã có
nguyên một
phòng hành chánh tài chánh lo liệu, tôi cần gì tôi muốn gì ông quản lý
biết ý
hết và giải quyết cho tôi ngay. Thậm chí tôi còn không cần phải có tiền
trong
người, tôi có phải móc ví ra chi trả đâu. Tôi có bao giờ phải xách cặp
lồng cầm
tiền lẻ đi mua đồ ăn sáng ăn tối cho ai đâu. Chồng tôi muốn nâng tôi
lên cao,
muốn biến tôi thành người của giới thượng lưu như ông để cùng sống
chung với
ông. Tôi hiểu điều đó, tôi cố gắng học, tôi cố gắng hội nhập, tôi cố
gắng làm
cho ông hài lòng. Nhưng tận trong thâm tâm, có lúc tôi vẫn sống lại với
qúa
khứ, có những lúc tôi thấy mình là đứa con gái học trò ở một quận lỵ
miền quê,
có lúc tôi chợt thấy mình là con lọ lem ngủ đường ngủ chợ, khi thì nhớ
ra rằng
mình là con ở tay cầm tiền lẻ tay cầm cặp lồng. Tận trong tim tôi vẫn
ấp ủ hình
bóng cậu, tình yêu của cậu, cái xe ba bánh, kho chứa bia, nhà tắm nơi
góc sân,
tôi không thể quên được những hình ảnh ấy.
Tháng tư năm 1975 tình
hình chiến sự ở Việt nam sôi
động, tôi ngồi trước máy truyền hình theo dõi suốt ngày đêm, cộng sản
miền bắc
vi phạm hiệp định ngưng bắn xua quân tiến chiếm miền nam, hình ảnh
những người
lính cộng hòa lui quân tan rã súng ống vứt bừa bãi khắp nơi, lang thang
trên
các nẻo đường chiến địa, đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi cố tìm cậu
của tôi
trong đám quân bại trận đó. Tôi vẫn cố hy vọng thấy được cậu còn sống
sót trong
cuộc đổ vỡ này. Oâng chồng tôi thấy tôi ủ rũ lại nghĩ là tôi thương
nước thương
nòi, ông an ủi tôi:
- Thôi
em đừng nghĩ ngợi gì về cuộc chiến
đó nữa. Chúng ta đã thua ngay từ lâu lắm rồi, từ cái ngày nước Mỹ bỏ
ngỏ Đông
Âu cho cộng sản Liên xô xâm chiếm.
Tôi không
hiểu được những điều ông nói, tôi chỉ
biết ngồi yên với nỗi buồn của riêng mình, chồng tôi nói tiếp, có lẽ là
muốn
giảng giải cho tôi về những quan niệm của ông:
- Khi Hoa kỳ
từ bên nước Anh đổ bộ lên nước Pháp đánh phát xít Đức giải phóng châu
Âu, đáng
lẽ ra phải tiến quân đi tới, nhưng Roosevelt lại nghe lời bàn lui của
Churchill,
nhường cho Liên sô chiếm trọn Đông Âu. Đông Âu thoát khỏi phát xít lại
sa vào
vòng kiềm tỏa của cộng sản. Stalin chôn sống mấy chục ngàn sĩ quan ưu
tú của Ba
lan, thâu tóm nhuộm đỏ được gần một nửa thế giới. Nước Mỹ đã để cho
cộng sản
tràn lan, thế giới vỡ bờ, chỉ vì giao tiếp với những tay hoạt đầu chính
trị
như, một De Gaulle cơ hội, một Churchill
láu cá, một Stalin hung bạo… Nước Mỹ đã nhiều lần trợ giúp những tổ
chức nổi
dậy để rồi sau đó chúng đánh lại Mỹ. Mỹ viện trợ giúp đỡ khắp thế giới
nhưng
khắp thế giới đâu đâu cũng chống Mỹ. Ở Việt nam cũng thế, Mỹ đã từng
cho biệt
kích nhảy dù xuống Việt bắc giúp đỡ họ Hồ. Sau này họ “chống Mỹ cứu
nước” mới
vỡ lẽ ra thì đã muộn. Tôi tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu những
mong làm
được một cái gì đó để cứu vãn phần nào, nhưng một thời gian tôi thấy ra
rằng
chỉ là vô vọng. Chẳng thể cứu nổi Việt nam cho nên tôi bỏ cuộc, tôi
cưới em đem
về Mỹ là để cứu em ra khỏi vùng chiến địa đó. Không cứu được cả một xứ
sở thì
tôi cứu lấy một người. Khi em bằng lòng theo tôi về Mỹ là em đã giúp
tôi làm
được việc đó. Đây là lần thứ nhì trong đời tôi đã tự giải thoát được
chính
mình.
Tôi định hỏi
ông cái lần thứ nhất ông giải thoát mình nhưng thấy ông nghiêm nghị
trầm ngâm
quá nên không giám. Mãi sau này tôi mới tình cờ biết được sự đó.
Chồng tôi
cũng không là kẻ hẹp hòi, khi không còn chiến tranh, nhiều Việt kiều về
thăm
quê hương, ông chồng tôi cũng gợi ý cho tôi về thăm Việt nam một lần,
ông nói:
- Em còn có
một nơi gọi là quê hương để mà nhớ thì em nên về thăm. Chứ như tôi đây,
trải
qua mấy đời rồi tôi chỉ còn biết mang máng là giòng giống mình ở tận
bên
Scotland, chỉ có thế, tôi không biết một tên người nào, tôi không biết
một địa
chỉ nào để mà lần mò tìm ra cội nguồn mình. Tôi đã mất gốc. Một người
Mỹ thuộc
dòng chính là một người Mỹ đã hoàn toàn mất gốc. Phải nhiều đời nữa hắn
mới nẩy
mầm ra và bám rễ thành một cái gốc khác,
nhưng em biết đó, tôi không có con cái, đến đời tôi là dừng lại. Em mới
bắt đầu
vào cuộc thì em còn chút dây mơ rễ mái để mà tìm về. Nếu em muốn thì em
cứ đi.
Tiền bạc đó em muốn tiêu xài việc gì cho quê hương em thì em cứ xử
dụng. Em
muốn làm gì để có một cái phao bám víu thì em cứ làm. Tôi chỉ mong em
happy.
Thấy em happy là tôi hạnh phúc. Tôi mang ơn em đã mang lại hạnh phúc
cho tôi.
Tôi ôm ông
khóc ròng. Tôi có còn ai đâu. Gia đình bố mẹ anh chị em tôi đã bị xoá
sạch cùng
với nhà cửa và thị trấn, xóa sạch không còn dấu vết gì bởi bom đạn cào
qua cào
lại của cả hai bên. Người tình thì mất hút. Tôi còn biết về đâu bây
giờ? Về với
ai bây giờ? Tiền bạc để cho ai bây giờ? Thấy tôi khóc, ông ẵm tôi trên
tay đi
tới đi lui trong phòng như người ta ẵm một đứa trẻ. Tôi muốn đẻ cho ông
một đứa
con nối dõi nhưng suốt mấy năm qua ăn ở với ông tôi vẫn không làm sao
có bầu
được. Tôi hứng tất cả những gì của ông cũng như trước đây tôi đã hứng
tất cả những
gì của cậu trút sang nhưng chưa một lần nào tôi tạo thành ra cái gì cả.
Tôi là
một giống cái không biết tạo ra sự sống, không biết truyền sinh, tôi
đúng là
thứ đồ bỏ, tôi hoàn toàn là một kẻ bất nhân. Có lẽ rồi ông mất gốc, tôi
mất
gốc, hai kẻ mất gốc sẽ ôm nhau mà chết rục trong quạnh hiu và vô vọng
thôi.
Nhưng tôi
không có dịp ôm nhau chết rục trong quạnh hiu cùng với ông. Chồng tôi
qua đời
vì một tại nạn trượt tuyết. Mùa đông chúng tôi lên nghỉ ở căn nhà trên
chân núi
bleu mountain, dãy núi xanh lơ cao chín tầng mây nay đã trắng xóa, ông
cho tôi
ngồi vào trong một “cái thúng” rồi ông cho “cái thúng” trượt tự do từ
hiên nhà
xuống phía thung lũng, còn ông sẽ trượt bằng nạng dọc theo mé đông căn
nhà rồi
vòng lại và sẽ gặp tôi ở dưới thung lũng, xuống dưới tôi ra khỏi cái
thúng đứng
chờ… Chờ hồi lâu không thấy ông tới, tôi gọi phone tay cho quản gia,
ông
ta đi
tìm vòng vòng ở một khúc quẹo nơi có hàng rào gỗ thì thấy có dấu vết
gẫy đổ,
nhìn xuống khe núi thấy có người mặc đồ trượt tuyết nằm dưới đó thì
biết ngay
là ông chủ đã gặp nạn. Toán cấp cứu tới đưa nhà tôi vào bệnh viện, chấn
thương
nặng nơi đầu, ông mở mắt nhìn tôi, hàng nước mắt trào ra. Nước mắt tôi
cũng
trào ra. Tôi ôm hôn bàn tay ông, bàn tay đã ôm ẵm tôi từ Việt nam, đã
dắt tôi
về Mỹ, đã bao bọc che chở tôi. Đêm đó chồng tôi tắt thở. Tôi đã xin ông
đừng bỏ
tôi bơ vơ nếu ông đem tôi về Mỹ, nay ông ra đi, tôi sẽ lại bơ vơ như khi còn ở nơi quê nhà.
Tôi chẳng
biết phải làm gì, nhưng mọi sự đều đã có người lo liệu hết. Từ việc
tang lễ cho
đến những công việc quản lý tài sản của ông đều đã có người thi hành
theo di
chúc của ông để lại. Người luật sư và ông quản lý công ty phụ trách
công việc
xong trình cho tôi biết mọi sự. Mộ của ông được đặt ở sườn đồi nơi có
một cây
bạch dương rất lớn mà từ phòng ngủ của chúng tôi có thể nhìn thấy. Oâng
quản lý
cũng cho tôi biết ở nơi đó dành cho tôi một chỗ bên cạnh chồng và dưới
chân vợ
chồng tôi sẽ là nơi an nghỉ của con chó Patrick. Hôm lễ chôn cất, họ
chuẩn bị
cho tôi bộ đồ đen, chiếc nón cũng màu đen, đôi găng tay trắng, người ta
đặt một
chiếc ghế cho tôi ngồi, Patrick nằm phủ phục bên cạnh ghế, Patrick và
tôi cùng
nhìn chiếc quan tài của ông và cả hai đều im lặng. Khi có người đưa cho
tôi một
bông hoa để tôi đặt lên trên quan tài ông, Patrick cũng đứng dậy đi
theo bên
cạnh tôi, làm xong nghi lễ đặt hoa tôi trở về ghế ngồi thì Patrick cũng
lặng lẽ
về nằm phủ phục ở chỗ cũ bên cạnh ghế. Tôi không rõ Patrick có được
diễn tập
trước các động tác này không. Bạn bè khách khứa đứng bao quanh, mọi sự
diễn ra
theo đúng lớp lang. Không có ai khóc.
Hôm sau luật
sư và ông quản lý trình cho tôi bản di chúc và các hồ sơ tài sản chồng
tôi để
lại cho tôi, đó là một gia tài rất lớn. Tôi trở thành chủ ngân hàng,
những công
ty thương mại, những nhà máy sản xuất, và những cổ phần vô số kể trong
các đại
xí nghiệp. Ông còn để lại cho tôi rất nhiều ngôi nhà, ở trong thành
phố, trên
núi cao, hoặc ở bãi biển miền tây. Tôi làm góa phụ, với một tài sản mà
chính
tôi cũng không biết rõ là bao nhiêu, luật sư và ông quản lý nói cho tôi
biết là
nếu tôi không muốn thay đổi gì thì mọi việc sẽ vẫn như khi chồng tôi
còn sống,
nghĩa là ban quản trị tiếp tục công việc điều hành, hàng tháng họ sẽ
trình lên
tôi bản kết toán. Họ còn nói với tôi rằng tôi không phải lo lắng gì cả,
với một
tổ chức quản lý do chồng tôi sắp đặt thì không lo gì bị thất thoát.
Nghe họ nói
tôi chỉ lặng thinh. Tôi có gì để lo lắng đâu. Mọi sự đều từ trên trời
rơi
xuống. Kể cả ông, người chồng đáng kính của tôi cũng là do từ đâu đâu
đến với
tôi và nay ông cũng đã đi tận đâu đâu tôi chẳng biết. Ông đến rồi nay
ông đi,
ông yêu thương và bảo bọc tôi lúc sống, ông cũng vẫn yêu thương và bảo
bọc cho
tôi khi ông đã qua đời, ông lo liệu hết, ông sắp xếp định đoạt hết mọi
thứ cho
tôi thì tôi còn gì nữa để mà lo. Mãi lúc sau tôi mới nói lời cám ơn ông
quản lý
và ông luật sư, tôi nhờ họ tiếp tục làm việc như khi chồng tôi còn
sống, tôi
hoàn toàn tin tưởng ở họ.
Nhân dịp này
ông luật sư và ông quản lý còn nói cho tôi biết thêm về ông chồng tôi.
Tài sản
của gia đình chồng tôi lên tới bạc tỉ, cụ thân sinh ra chồng tôi đã là
một tỉ
phú Mỹ. Nhưng khi bà vợ của chồng tôi đòi ly dị thì ông đã dễ dàng chia
đôi cho
bà ấy một nửa, ông nói với các người giúp việc trong ban quản trị rằng:
“Như
thế là thoát, xuống làm triệu phú, khỏi phải mang danh là tỉ phú”. Bà
ấy sau
lấy một người chồng khác, bà đem của cải chiếm được nuôi ông “chồng
hai” làm
chính tri, những mong sẽ trở thành đệ nhất hay
đệ nhị phu nhân gì đó của nước Mỹ. TV đã chiếu
hình bà níu đầu người
đàn ông nổi tiếng xuống mà hôn môi cho cả bàn dân thiên hạ cùng xem.
Tôi đã hiểu
ra cái lần thứ nhất chồng tôi tự giải thoát cho chính ông. Ông đã cưa
một nửa
tài sản của gia đình để lại cho người đàn bà lấy ông vì tiền và bà ta
đã “chặt
đẹp” để ông tụt xuống khỏi cái nấc thang tỉ phú, đồng thời giúp ông đi
ra khỏi
một cái vỏ bọc. Vì chiến tranh Việt Nam ông mất một bà vợ, mất một nửa
tài sản.
Cũng vì chiến tranh Việt nam ông được một cô vợ khác và mất luôn cái
phần tài
sản còn lại.
Ra khỏi cái
hệ lụy tỉ phú Mỹ rồi ra khỏi cái hệ lụy chiến tranh Việt Nam, hai lần
tự giải
thoát mình thì cả hai lần ông chịu làm kẻ thua cuộc.
Nhiều lần
chồng tôi đã tỏ vẻ hài lòng vì có được tôi, ông đã thoát ra khỏi trận
đánh
nhưng đem theo được một chiến lợi phẩm, vậy tôi, một con lọ lem moi ra
từ cuộc
chiến tàn khốc, một con “vợ hai” của ông, tôi tự hỏi lòng mình, có
đúng là cái
thứ đáng cho ông “được” không?
Tôi sống âm
thầm trong ngôi nhà rộng “dưới đỉnh đồi”, từ phòng ngủ hàng ngày tôi
hướng mắt
nhìn “lên chân núi” nơi cái đốm trắng là ngôi nhà chồng tôi bị nạn qua
đời, rồi
tôi lê cái nhìn về cây bạch dương để thấy ngôi mộ của chồng tôi ở đó.
Mỗi buổi
sáng, tôi đi dạo quanh khu trại, tôi ghé thăm mộ chồng tôi, bao giờ tôi
cũng
thấy có hoa tươi do tiệm hoa ở Boulder đem đến theo lịch trình ban quản
lý đặt
mua. Có lần tôi ghé qua chuồng ngựa, người thanh niên da trắng trông
coi ở đó
đang tắm cho một con ngựa, anh ta dừng tay cúi chào tôi, tôi hỏi chuyện
anh ta
vài điều, anh đang chải lông cho tuấn mã, con ngựa có vẻ thích thú, rụt
cổ vẫy
đuôi, chợt người coi ngựa nói: “Khi nào bà cần tắm táp xin cứ gọi tôi
lên nhà”.
Tôi trố mắt nhìn anh ta và con ngựa, anh ta thì không nhìn tôi, tay vẫn
làm
việc. Và tôi không nói ra được một lời nào. Tôi bỏ đi như chạy trốn. Từ
đó
không bao giờ tôi dám xuống chuồng ngựa nữa.
Patrick cũng
có người trông coi, nó được tắm táp hàng ngày, được ăn đồ ăn mua từ
siêu thị,
được đưa đến bác sĩ thú y xem xét sức khỏe hàng tháng, Patrick được ngủ
trong
phòng tôi, nhưng có khi nó không nằm trên giường của nó mà nhảy phóc
lên nằm
cùng giường với tôi, tôi cũng thây kệ cho nó ngủ nhờ vì hồi chồng tôi
còn sống
ông vẫn cho Patrick nằm chung. Tôi nghĩ chẳng lẽ bây giờ chủ của nó
không còn
nữa mà mình nỡ lòng xua đuổi, vả lại có lần Patrick thấy tôi khóc nó đã
liếm
những giọt nước mắt trên má tôi. Thôi thì, tôi ước mơ, ở một thế giới
nào đó,
tôi được nằm chung giường, ngủ chung giường với cả ba: cậu, chồng tôi
và
Patrick.
Patrick và
tôi chỉ được ngủ chung giường với nhau hơn một năm thì Patrick ngã
bệnh, tự
nhiên nó không ăn uống, nằm liệt giường, người đàn bà săn sóc phải đưa
Patrick
đi bác sĩ thú y điều trị, nhưng một tuần
sau thì Patrick chết. Bà ta khóc sướt mướt khi báo hung tín cho tôi và
tôi cũng
khóc sướt mướt theo bà ta. Hình như hôm chồng tôi chết tôi chỉ khóc
thầm chứ
không òa lên như với Patrick. Patrick được chôn cất ngay dưới chân ông,
hóa ra
Patrick được ra nằm cạnh ông trước cả tôi. Như thế ở gốc cây bạch dương
nơi
sườn đồi chỉ còn chờ có tôi nữa mà thôi. Tôi ước ao giá mà tìm được hài
cốt của
cậu đem về đấy. Ước ao xong tôi mới thấy là không thể được. Cơ quan MIA
chỉ đi
tìm những hài cốt của người Mỹ mất tích, cậu lại không phải là lính Mỹ,
cậu là
sĩ quan VNCH, cậu chỉ là đồng minh,
không có cơ quan nào làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt đồng minh dù là bị
mất tích
đang khi thi hành nhiệm vụ. Chế độ VNCH nay không còn nữa cho nên không
có cơ
quan nào lo những công việc ấy, hài cốt của cậu là hài cốt vô thừa
nhận…