Cát, nhân vật ảo của điện ảnh...
...... rằng, sa mạc không chỉ là cát,
mà còn là một nơi chốn
diệu kỳ ấp ủ một nền văn minh lớn, của những người Bédouins, Touaregs,
hay
những người xanh. Người bệnh Anh đã mất bộ mặt, và chính sa mạc sẽ cho
lại anh
ta, kể cả khi cái chết còn đó, kỷ niệm cuộc chiến cận kề thì khốc liệt
và sự bí
ẩn thì tràn khắp, ở từng nhân vật.
Bệnh Nhân Anh
Thường thì cát gợi cho chúng ta những sự liên tưởng
mang tính triết học
nhiều hơn là lãng mạn, bay bổng. Bởi vì nghĩ đến cát, người ta tìm thấy
ở đó
một hình ảnh mang biểu tượng của thời gian, của sự vĩnh hàng. Rộng ra
là những
cặp phạm trù: Giữa cái nhỏ nhoi và rộng
lớn; Giữa một hữu hạn trước vô cùng;
Giữa sự vô tri và siêu thoát...
Với tính
biểu tượng cao như vậy, khi bước vào đời sống trên phim, cát đã mang lại một hiệu quả cảm xúc bất ngờ. Thế
mạnh của cát cũng còn tiềm ẩn ở sự tạo hình tự nhiên, hoang dã nhưng
đạt được
hiệu quả thẩm mỹ bởi sự "biến hình" của cát phong phú,
các sắc thái của thời gian phản chiếu trên
cát cũng đa dạng. Trong những tác phẩm điện ảnh, sự xuất hiện của cát đôi khi đóng vai trò như một nhân vật chính,
nhưng lại ảo. Khi người ta nhấn mạnh vào vai trò của cát, về thân phận
của cát
cũng có nghĩa là nhấn mạnh vào thân phận
con người.
Với phim
truyện"Đời Cát"của đạo diễn Thanh Vân, người xem sẽ có một chút băn
khoăn và buộc phải tự lý giải với riêng mình sau khi đèn ở rạp chiếu
phim bật
sáng. Cái gì làm nên "đời cát"? Hoá ra tình yêu, niềm khao khát, sự
thuỷ chung, sức chịu đựng của con người đã kéo chúng ta lại gần hơn với
sự im
lặng vĩnh hằng của cát. Điểm mạnh nhất của phim chính là những sắc thái
tình
cảm được biểu hiện giữa sự tĩnh lặng, thậm chí tẻ nhật, vô vọng của
cát. Một
người phụ nữ tàn tật với tình yêu dành cho anh thương binh trong ngôi
nhà nhỏ
chơ vơ trên cát đánh thẳng vào cảm xúc của người xem. Trường đoạn anh
thương
binh tự đào huyệt như muốn chôn mình, chôn vùi ham muốn, chôn vùi cả mơ
ước và
niềm đau khổ của mình trong cát là một trường đoạn gây ấn tượng bất ngờ
với
người xem.
Khung
cảnh của một ngôi làng nhỏ miền cát,
cuộc sống của con người trên cát, sự đợi chờ đến vô vọng của người
những người
đàn bà trên cát... luôn đẩy các tình huống trong phim đến với một giới
hạn gần
như tuyệt đối của sự cô đơn. Nhưng chính
sự cô đơn bao giờ cũng là tấm gương trung thực nhất để cho con người nhìn thấy chính mình,
nhìn thấy những giá trị "ảo" của tâm hồn mình.
Trong
phim, không ít
những cảnh quay, những diễn biến tâm lý sẽ mất đi vẻ mượt mà, sâu lắng
hoặc xù
xì, gai góc nếu không có sự tham gia"đồng loã" của cát.
Cát vừa
biến lại vừa bất biến. Một hạt cát cho thấy sự nhỏ nhoi của thân phận
con người
nhưng một sa mạc cát lại thức tỉnh con người về sự
bể dâu. Đi trên trảng cát bỏng và ước lượng
những vết thời gian khiến cho những hạt cát nằm sâu dưới đáy đại dương
có thể
phơi mình trong nắng gió, người ta thấy thấm thía hơn sự vô thường.
Sống trên
cát, cũng có nghĩa là luôn phải tìm cho mình một đường đi bằng thói
quen và cảm
giác. Phim tài liệu " Sự nhọc nhằn của cát" là
một trong số rất ít phim chọn cát như một
đối tượng chính để triển khai các vấn đề. Đạo diễn Nguyễn Thước đã chọn
hình
thức quan sát và suy tưởng của một nghệ sĩ nhiếp ảnh được sinh ra và
lớn lên
trên cát khiến người xem có được một điểm nhìn gần nhất, trung thực và
thuyết
phục nhất trước sự đấu tranh, vật lộn để tồn tại trên cát của con người.
Sinh ra
trên cát, bát cơm ăn lẫn với cát, cày bừa trên cát, tìm đường đi trên
cát, chết
gửi xác trong lòng cát bỏng...tất cả những hình ảnh mạnh đó đảm nhiệm
rất tốt
sự khắc nghiệt cần thiết để con người bắt buộc phải đấu tranh, phải
chống đỡ để
tồn tại trên cát. Có thể coi tuyến mệnh đề đó đã tạo nên sự cân đối,
hài hoà
khi bộ phim hướng người xem vào những công việc, những thành tựu "lối
thoát" trước những bế tắc, khó khăn
của cuộc sống nhọc nhằn trên cát như : đào ao nuôi tôm trên cát, trồng
các cây
công nghiệp, cây ăn quả trên cát...vv Thế giằng co giữa con người với
thiên
nhiên như được giải toả bằng sự nhấn nhá
độc đáo, thú vị khi người xem bắt gặp hình ảnh bầy cừu được nuôi trên
cát bằng
lá cây xương rồng, những con cừu non vươn cổ nhai ngon lành những chiếc
lá
xương rồng gai góc...Sức mạnh kì diệu của cuộc sống chính là khả năng
thích
nghi với môi trường của mọi sinh vật. Con người không những biết thích
nghi ở
mức độ cao mà con cải tạo được môi trường sống của mình.
Bên cạnh những khuôn
hình đẹp một cách khoẻ khoắn
như đường cầy trên cát, đàn bò vượt qua
trảng cát đầy khó khăn khi phải nhấc từng bước chân ngập sâu trong cát,
những
ngôi nhà heo hắt trong gió cát...là những hình ảnh đẹp đẽ nhiều tình
cảm. Khi
các thiếu nữ Chăm đội vò vượt cát bỏng để mang về những giọt nước hiếm
hoi.
"Sự nhọc nhằn của cát" chốt
lại trong tâm tưởng người xem bằng chính những giọt nước con người chia
xẻ với
rừng phi lao non trên cát.
Có thể
coi điểm thành công của phim "Sự
nhọc nhằn của cát" chính là ở chỗ, biết giấu diếm sự nhọc nhằn của
chính
con người vào những thành qủa lao động và sáng tạo của họ. Cũng như
"Đời
cát", bộ phim tài liệu này đã biết ẩn mình vào hình ảnh của những hạt
cát
đầy triết lý nhân sinh để tìm ra ý nghĩa cao cả của đời sống.
Trong rất
nhiều các tác phẩm điện ảnh khác, sự góp mặt của cát đều tạo nền rất
hiệu quả,
hỗ trợ cho các sắc thái cảm xúc của các nhân vật. Đôi khi, người xem
không phân
tích được triệt để cái cảm xúc "lẩn quất " đó một cách trực tiếp
nhưng chính điều đó khiến cho chúng ta dần dần nhận ra sự có mặt thú vị
của
cát, một nhân vật ảo trong các bộ phim. Để khẳng định hơn điều đó,
chúng ta hãy
thử tưởng tượng: Nếu bộ phim "Đời cát" lại không được quay trên
cát...?
Phan Huyền
Thư