Bùi Ngọc Tấn
Mơ
Một cái bánh chưng gửi vào cũng được
cắt ngang dọc, xem có
tài liệu gì trong ruột bánh không, không sao để dành được, chỉ hai ngày
sau là
mốc xám dài bằng đốt ngón tay đã mọc xù lên dọc hai bên vết cắt. Khi
còn giam
cứu, gói đường gửi vào cũng bị đổ tung ra. Bao thuốc bị bóc. Ðiến thuốc
bị xé.
Hắn và Hoá thận trọng trao đổi. Trong tù rất thận trọng. Chẳng nên làm
phức tạp
tình hình. Chẳng nên làm mình thêm lo lắng. ở ngoài đời tự nhiên đã bị
khoác
cái tội tuyên truyền phản cách mạng”. Vào đây lại thêm tội chóng đối
thì chỉ có
mục xương. Nên tù chính trị ai cũng giữ mồm giữ miệng. Chỉ cởi mở với
rất ít
người đã qua thử thách. Như với già Ðô. Với Giang.
Chẳng ai nói với ai những điền sâu kín
trong lòng, nhưng tất
cả đều hiểu rằng: Không ai chấp nhận cái thứ tù không án. Tù không có
ngày về.
Không một ai chấp nhận chế độ ăn uống lao dịch khủng khiếp mà họ đang
chịu
đựng. Hắn quý trọng anh em tù Công giáo. Tất cả đều sống kiên cường,
đúng mực.
Tốt với bạn tù. Không ai là Giuđa. Không ai bẩm sớ. Có lẽ đó là anh em
thực
hiện lời dạy của Chúa. Thử thách này cũng là thử thách trước Chúa.
Thấy Cân đang ngồi với Hoá, hắn vòng
về phía sau hội trường.
Ngồi một mình. Ðấy là nơi cao nhất của quả đồi được lấy làm trại tù.
Hắn nhìn
anh em đi vật vờ, vô mục đích. Những thân hình xác xơ trong những bộ
quần áo
xác xơ. Những cái đầu cúi chậm rãi đếm bước. Chờ thời gian trôi. Chờ
tối xuống.
Ðể ngày mai lại hệt như hôm nay.
Hắn nhìn hàng rào ken dày dưới chân
đồi. Cỏ mọc lút. Không
ai dám tới. Ra đấy làm gì, nếu không có ý định trốn trại. ở đó vắng
teo. Như
cầu Hiền Lương, khu phi quân sự. Tháng Tám năm ngoái, bọn hắn đã được
ra chỗ
đó. Bão. Bão to làm hàng rào đổ mấy chỗ. Bọn hắn phải đẵn gỗ, đẵn cây,
đẵn nứa
giồng lại. Chỉ một ngày xong. Ðể nhốt chính bọn hắn. Bao giờ thì mình
cũng tự
làm hàng rào, làm nhà tù nhốt mình. Ðời là thế!
Già Ðô đến ngồi cạnh hắn. Già đã đi
đảo một vòng và biết
khối tin thời sự. Già bảo:
“Cái đám mới lên ấy nhốt chung với
toán lò vôi.”
Chưa phân toán. Có một anh ở Bộ N tên
là Ðức. Từ Hoả lò
chuyển lên. Còn cái anh Kiều Xuân Vĩnh chính họ Cao. Dòng dõi Cao Bá
Quát. Sau
vì sợ tru di tam tộc nên đổi thành họ Kiều. Thấy bảo chỉ thêm cái chấm
vào thôi
thì chữ Cao thành chữ Kiều.
Hắn cơ hồ tuyệt vọng:
“Tình hình xấu lắm, cụ ạ. Ngoài ấy lại
đang bắt.”
“Hội Vũ Lượng thổi kèn làm gì mà cũng
tù chính trị.”
“Thì tôi với cụ làm gì mà cũng tù
chính trị. Mưu đồ gì.
Chống đối gì. Chỉ có tin tưởng ở các ông ấy quá.”
“Tội của chúng mình không phải là mất
lòng tin mà là tin
tưởng quá.”
“Sống thế này không điên kể cũng lạ
thật.”
“Tôi cũng mong tôi điên. Thật khốn nạn
vì mình vẫn không
điên lên được.”
“Ðêm qua, tôi mơ thấy con bé con bên
Pháp. Nó vẫn như lúc
tôi từ biệt nó. Tôi mơ thấy quán rượu của bà Jeannette. Tôi vào ngồi ở
quán.
Con bé chạy ra hỏi: Que buvez-vous? _ Vẫn cái giọng nói ấy. Nó chẳng
nhớn lên
chút nào. Tôi ôm lấy nó: “Không nhận ra bố à? Con mèo con của bố”. Nó
khóc, nó
giãy tụt khỏi tay tôi. Rồi nó gọi: “Mẹ ơi Có khách! ! Vợ tôi ra đứng
sau quầy:
“ Ông dùng gì? Tôi cũng nói như một người khách: “Cho một cốc vang và
một
xăng-đuých! ! . Kỳ lạ... Bà Jeannette cũng không nhận ra tôi. Tôi thì
nhận ra
cả hai. Nhưng cứ ngồi uống như một người khách lạ.”
Già Ðô cúi đầu. Hắn thở dài, thèm được
như già Ðô, giọng rầu
rầu:
“Tôi mất. khả năng nằm mơ rồi. Ðã bao
lần tôi ao ước năm mơ
thấy vợ, thấy con. Nhất là các cháu. Lần cuối cùng tôi nằm mơ là thời
gian còn
ở xà lim 75 _ cách đây hơn ba năm rồi. Phải nói, tôi mong năm mơ thấy
các cháu
lắm. Thế rồi cầu được ước thấy. Tôi nằm mơ thấy thằng cháu lớn. Hai bố
con ở
dưới đầm. Nước tới cổ tôi, cổ cháu, mênh mông, nắng loá. Sóng nữa. Tôi
bơi lại
chỗ cháu. Và cứ thế túm đầu thằng bé mà tát nó, đánh nó. Nó khóc, nó
khóc thảm
thiết: “Con lạy bố rồi, bố đừng đánh con nữa”. Tôi vẫn cứ ấn nó xuống
và đánh.
Nó nhô lên, tóc ướt đẫm. Nó khóc. Nó gào khóc đau đớn: Con lạy bố rồi.
Bố đừng
đánh con nữa”. Tôi choàng tỉnh. Run lên. Toát hết mồ hôi. Trống ngực
đập thình
thịch. Nghĩ thương con quá. Sao tôi lại đánh nó? Tôi chỉ mong nằm mơ
thấy
chúng, được gặp chúng trong mơ để ôm ấp, yêu chiều. Thế mà mơ thấy nó
tôi lại
đi đánh nó.”
“Tôi cũng thế. Tôi cứ ngồi uống như
một khách hàng, thế mới
khổ chứ. “
Hắn lặng im. Hắn đang nghĩ đến cái ước
mơ nằm mơ thấy con
của hắn, nằm mơ thấy thằng lớn một lần nữa để hắn sửa chữa tội lỗi làm
bố của
hắn. Sao hắn lại đánh con hắn như đánh đòn thù? Sao hắn lại là một
thằng bố độc
ác, vũ phu đến thế Thàng bé gào lên trong mơ, những tiếng gào thảm
thiết cứ
vọng mãi bên tai hắn: “Con lạy bố rồi. Bố đừng đánh con nữa”. Sao phải
lạy bố,
hở con? Ôi! Con tôi, những đứa con khổ dau, côi cút ở bên kia thế giới.
Hắn than thở:
“Ðêm nào đi ngủ tôi cũng ao ước nằm mơ
thấy cháu một lần
nữa. Nhưng từ bấy đến nay tôi không nằm mơ thấy gì hết. Tôi hoàn toàn
mất khả
năng nằm mơ rồi. Ðấy là lẩn nằm mơ cuối cùng của tôi. Tôi thương nó
quá.”
“Tôi cũng ít nằm mơ. Giá đêm nào tôi
cũng nằm mơ thấy
Marseille. Thật là một thành phố... Không. Hải Phòng không thể nào bì
được. Hải
Phòng xa biển.”
Ðằng này biển gầm thét ngay nơi mình
ngủ. Thật là vĩ đại
Những người dân ở đấy thẳng thắn, cởi mở, vui tính... ông Martin với
cây đàn
violon và cả bầu đàn thê tử đến đâu là hội ở đó. Trẻ con người lớn quây
lấy.
Thật là những người vô tư lự.
“Ðời cụ thật sung sướng. Biết đây,
biết đó. . Tôi thì từ bé
lên rừng, ăn rau muống của cách mạng. Bây giờ lại lên rừng. Rau muống
chẳng có
mà ăn.”
“Tôi về nước với bao ý định tốt đẹp.
Thật không ngờ.”
“Tôi ao ước được như cụ. Ðược một lần
leo lên tháp Eiffel
đứng trước Khải Hoàn Môn.”
Họ nói với chính họ. Mỗi người mang
trong lòng nỗi khổ đau
quá lớn, đến nỗi trong một lúc không còn khả năng tiếp thu được nỗi
lòng người
khác.
Có tiếng kẻng vang lên. Một hồi dóng
dả dội vào rừng xanh.
Kẻng điểm danh buổi tối.