Thảo Hảo
Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?
Cụ Rùa sống tại Hồ Gươm. Tổ tiên cụ đã
làm một việc thiêng
liêng tại chính cái hồ này, nên theo đúng luật thừa kế, cụ được sống
tại hồ,
được nhắc tới một cách trân trọng, được nâng lên hàng biểu tượng, và có
nghĩa
là, cụ rơi vào bi kịch của những gì tương tự cụ (di tích, thắng cảnh,
bảo
tàng…).
Ông nhà báo Sáng Ánh, trong một bài
viết về lối sống, đã
từng có một câu: "Chừng mực là yếu tố làm nên sang trọng." Có lẽ lấy
từ gương cụ Rùa. Không được oai hùng như tổ tiên ngậm lấy thanh kiếm
của vua
ngay giữa hồ sóng nổi, thì cụ Rùa cũng biết giữ gìn gia phong bằng cách
chừng
mực trong việc xuất hiện - chỉ vài lần phơi nắng ở bãi cỏ trên tháp Rùa
giữa
hồ: đủ thanh thiên bạch nhật để mà có người tụ tập xem rồi chụp ảnh, và
cũng đủ
thưa thớt để mà giữ được sự thiêng liêng, bí ẩn.
Nhưng nếu chừng mực trong tác phong
làm nên sang trọng, thì
chừng mực trong vệ sinh lại làm hỏng chiến lược của cụ Rùa. Và vấn đề
vệ sinh
thì cụ hoàn toàn bất lực. Vệ sinh của cụ, phần bên trong mai là cụ đã
đứng ra
tự lo, nhưng phần ngoài mai (tức trong hồ), theo báo Hà Nội Mới Chủ
Nhật (số
12537, 4. 1. 04), là thuộc một/và những cơ quan sau:
*
Quận Hoàn Kiếm
(nơi tọa thủ cái hồ của cụ)
* Sở Văn hóa thông tin thành phố Hà Nội
*
Sở Giao thông
Công chính thành phố Hà Nội
*
Sở Tài nguyên
Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội
*
…
Tất cả những cơ quan này, ngoài việc
ngăn chặn người ta nhảy
xuống hồ bơi lội, người ta chặt cây quanh hồ lấy củi, hay người ta vớt
cụ Rùa
lên xem chơi…, thì việc quan trọng nhất là phải quản lý nước cho cái
hồ. Bởi vì
không có nước thì không còn hồ. Đơn giản vậy. Thế nhưng mực nước này,
bao lâu
nay trông vẫn gợn sóng, cho cảm giác vua tôi cỡi thuyền ra trả kiếm,
vừa rồi
mới được biết, đã cạn đến mức chỉ cần thiếu ý thức và bất chấp pháp
luật một
tí, thì ai cũng có thể ung dung lội qua. Nơi sâu nhất còn có 1.2m, nơi
nông
nhất có 0.4m, mà từ đây đến mùa mưa còn những 5 tháng nữa! Trời chưa ra
tay thì
cũng không ai động thủ. Bơm nước vào hồ mỗi ngày một tí bù lượng bốc
hơi? Nạo
vét bớt bùn và rác cho lòng sâu thêm?... Tất cả còn phải bàn, phải đổ
trách
nhiệm cho nhau đâu vào đấy rồi mới thực thi. Trong khi đó, những cái hồ
con
con, không lịch sử, không quốc hồn quốc túy được dịp hả hê. "Hoàn Kiếm!
Ai
bảo mi chứa cụ Rùa! Thiêng liêng lắm rồi thành ra khó xử!"
Giờ thì cụ Rùa đã hiểu thế nào là "lắm
thầy thối
mai". Nước chắc sẽ không cạn đến mức cụ phải bò đi kiếm ăn trên nền đất
nẻ. Cái cụ lo là nước rồi sẽ cạn đến cái mức dung tục, để cụ bơi thế
nào cũng
lộ cả mai, cho trẻ con chỉ chỏ và bình phẩm. Trong khi đó, cái công
thức làm
nên sức hấp dẫn của Hồ Gươm chứa đến 50% là sự thiêng liêng, bí ẩn: có
bao
nhiêu cụ Rùa? Các cụ trông như thế nào? Cuộc sống của các cụ dưới đấy
ra
sao?... Quản lý một biểu tượng đâu phải chỉ là quản lý cái phần xác của
biểu
tượng đó, mà còn là quản lý cái phần hồn kìa. Nhưng than ôi, việc giữ
cho nước
Hồ Gươm đầy, nước Hồ Gươm sạch còn không xong, mong gì có được cái
chiến lược cao
cấp giữ cho Hồ Gươm được thiêng liêng, bí ẩn như một biểu tượng cần
phải thế!
Xét cho cùng, tất cả chỉ tại cụ Rùa.
Cụ không thuộc một biên
chế bộ nào rõ ràng để người ta quy trách nhiệm. Cụ là một niềm tự hào
chung nên
bắt buộc phải có những thiệt thòi riêng. Điều này, khi cho mượn kiếm,
tổ tiên
cụ đã không ngờ tới.
Thể thao-Văn hóa, 09.01.2004
[Trích lại diễn đàn talawas]
Lời bàn Mao Tôn Cương:
Tôi bảo đảm, bất cứ ai đọc bài này,
ngay cả độc giả ở trong
nước, cũng là “bèn” nghĩ ngay tới một biểu tượng khác, tức Cụ [Rùa ở]
Hồ
[Gươm]!
Một bài viết tuyệt vời!
Trong những ngày tới, của năm Khỉ [ơi
là Khỉ], Gấu tôi sẽ đi
vài đường tản mạn, về nguyên nhân tại sao nước Hồ Gươm cạn, và những đề
xuất
cứu nguy cho Cụ [Rùa ở] Hồ [Gươm].
Xin hỏi Thảo Hảo, liệu có dám viết
tiếp: Cụ Hồ thuộc biên
chế Bộ nào?
Thảo Hảo, theo tôi đoán, và đúng như
tôi đoán, sau khi có
người nói cho biết, là thuộc phái nữ. Bài này cũng để lộ ra bản tính
ấy: tránh
nhắc tới những điều dơ dáy. Tôi lấy thí dụ, đoạn viết về những cơ quan,
bộ phận
có trách nhiệm bảo quản hồ, "... ngăn chặn người ta nhảy xuống hồ bơi
lội,
người ta chặt cây quanh hồ lấy củi, hay người ta vớt cụ Rùa lên xem
chơi…", tác giả đã không nhắc tới một hình ảnh thường xuyên xảy ra, là
người ta thường xuyên đái xuống hồ!
Tôi đã từng chứng kiến, mấy cụ già
ngồi đánh cờ bên hồ, gần
như cứ thế vạch cu, thả xuống hồ, trong khi mắt vẫn không dám rời bàn
cờ, chắc
là sợ địch thủ tráo quân, hay đổi nước đi.
Than ôi làm sao giữ cho sạch một Hồ
Gươm không cả Gươm lẫn
Hồ!
******
Có một điều thật khác biệt giữa Cụ Rùa
và... Lênin,
"biểu tượng của biểu tượng", nếu xét theo đẳng cấp cách mạng vô sản,
có cha già Lênin thì mới có những cha già cách mạng khác. Me xừ Lênin
này thì
chẳng có chừng mực gì cả. Chỗ nào cũng thấy hình của ông, từ khi còn
cởi
truồng, cho tới khi đầu hói trắng bóc, không còn một sợi tóc, mặt nghệt
ra.
Nhưng thi sĩ Joseph Brodsky cho biết, ông rất cám ơn ngài Lênin. Chính
vì quá
chán sự thừa mứa, chẳng biết chừng mực là gì chỉ nội về cái việc treo
hình lãnh
tụ như thế đó, khiến ông trở nên lãnh đạm với chế độ, dấu hiệu đầu tiên
để cảm
thấy mình là mình.
Trong một bài tiểu luận tuyệt vời, và
là nhan đề của cả một
tuyển tập tiểu luận, Less Than One, ông nêu ra một chân lý, mà ông
"ngộ" ra được nhờ cái sự thừa mứa hình Lênin kể trên: Phải thiếu một
[less than one] tí tỉ tì ti thì mới khá được!