29.10.2004
Nguyễn Quang Lập
Chín khúc tương đồng
(Đọc Trầm tích, trường ca của Hoàng
Trần Cương. NXB Hội Nhà
Văn 1999, tái bản 2004)
Tôi hiểu Trầm tích là kết tủa của kí
ức, sự kết tủa lỏng,
từng giọt, từng giọt một của một người từ thuở “đẻ rơi bên cối giã
gạo”, thuở
mới chỉ là “nỗi buồn không biết nói”, “đi qua tuổi thơ nắng mưa lấn
bấn”, đi
qua “những nhọc nhằn mê lú”, “những tháng năm tươi nguyên màu máu
chảy”, “những
địa tầng mưng máu” cho đến ngày bạc tóc mới giật mình nhìn lại món nợ
đời không
biết trả làm sao, nhưng lại không muốn “gán cho mai sau/dù một cắc nợ
nần”.
Từng giọt kí ức cũng là từng giọt ăn năn, từng giọt nhớ thương day dứt,
kết
thành dòng sông chảy lặng lẽ giữa đời thường.
2.
Kí ức về nơi chôn rau cắt rốn, “nơi
mùa hạ long đầu/mùa đông
lỏng gối/ nơi linh thiêng thơm thảo tình người”. Nơi đó là miền Trung,
“mảnh
đất mỏng và sắc như cật nứa”, mảnh đất “về tắt mắc rừng / đi ngang
vướng biển”,
“mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt”.
Miền Trung, “cái chảo rang của đất
đựng trời”, “đông chưa
tàn, hạ đã rạn ban mai”. Sống trọn kiếp với miền Trung mới thấm cái chữ
rạn
kia. Mùa hạ đã rạn trời, “nắng rúc xù mái rạ”, “bảnh mắt nắng rộm màu
cá rán/
nghe mo nang lốp bốp nổ khắp làng”, “trời thủng lam nham nắng chiều
vàng ổi”.
Những mùa hạ điêu đứng. Nắng điêu đứng nắng. “Ðất khát chen nhau gầy
rạc lời
ru”, “những dòng sông thoi thóp nước”. Gió điêu đứng gió. Những ngọn
gió “thổi
cay thổi rát”, những ngọn gió “cào lửa vào đêm”. Ðất gan gà gió xới
“bụi đỏ vùi
chột cả bóng tre” và “cát mênh mang là cát”, “lốc gió xoáy hình vành
nón”, “bạc
phau trang giấy trắng học trò”. Ðã từng vật vã trong mịt mù cát bụi,
tôi hiểu
vì sao nhà thơ lại nói: “câu ví dặm nằm nghiêng/ trên nắng và trên cát”
và vì
sao “đến câu hát cũng hai lần sàng lại”. Lịm đi vì những câu thơ hay tê
tái!
Những câu thơ nóng rẫy, rút ruột từ những năm tháng trời đày, những mùa
hạ vật
vã với nắng gió và hạn hán, thèm quá một giọt mưa trời, bao ngày “ngửa
mặt nhìn
trời xanh nhức mắt”, nhìn “sông Lam héo theo lá” mà lo. Và khóc: “Gặp
trăng
thâm quầng đứng khóc cạn đêm”. Những ai từng bị những vầng trăng quầng
đe dọa
suốt tuổi thơ cháy khát, khó lòng cầm được nước mắt trước thơ anh.
3.
Miền Trung, “những đồng quê gió máy
bạc trời”, những cơn
“mưa quây khú cả nắng vàng”. Mảnh đất “mưa giờ Ngọ chưa qua gió giờ Mùi
đã
tới”, mảnh đất “ròng ròng mùa chinh chiến”. Ở đâu trong kí ức da diết
nhớ
thương mảnh đất ấy cũng gặp “những bãi hoang loang đầy vọt bổi”, những
cánh
đồng “lúa con gái mà gầy còm ốm đỏ”, những xóm làng “tre pheo cụt
ngọn”, những
“cây mít còm nhòm nhựa ứa rưng rưng”, “những đồi chổi rành/ những
truông chổi
đót/ quét vẹt trời miền trung”. Một chữ vẹt xót xa, cứa vào lãng quên,
đánh
thức những tâm hồn bỏ trốn, đánh thức cả mùi quê cho những kẻ li hương:
“mùi cỏ
mặn và khẳn như lông bò tẩm nắng” , “mùi cỏ còn đắng nghét đến hôm
nay”. Miền
Trung, nơi ấy “chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ/ không ai gieo, mọc trắng
mặt
người”. Tao tác người tha phương cầu thực, đất rỗng không, trời cũng
rỗng
không. Trống trơn “những ngọn đồi tím lịm sim mua”, những bến sông
hoang đầy
gió, “tiếng gọi đò méo cả bến sông”. Một chữ méo buốt đến tận xương.
Chữ của
trời hay chữ của người? Ba mươi năm cạy cục viết văn, một chữ ấy làm
tôi giật
mình sợ toát mồ hôi. “Nhìn quầng trăng lại nhớ mảnh quê gầy”.
Muốn khóc quá.
4.
Có một miền Trung của kí ức được chiếu
sáng bằng cái nhìn
trẻ thơ, cái nhìn quí hơn vàng cho những ai đam mê nghệ thuật, được nhà
thơ cất
giữ nâng niu sau nửa đời bươn chải, bỗng sáng lên một vẻ đẹp rưng rưng.
Trời
quê “tẩm ngẩm xanh”, “bờ ao tím rần túm lá lộc mưng/ lá lộc mưng trảy
non chát
ngòm cổ họng” và trên cánh đồng quê “chiều chưa nguội nắng/ ngoài đê cỏ
hỏn hẻn
cười/ đã giật mình nghe sấm đuổi”. Bức tranh đồng quê của chú bé nghịch
ngợm,
mải chơi. Cái nhìn trẻ thơ là cái nhìn ngạc nhiên, vì thế nó mở mắt cho
ta cảm
được cái lạ lùng những gì hằng thấy, những gì quen thuộc, những gì nhàm
chán
trong cuộc sống mòn của kiếp người. “Trăng đầu tháng đỏ ngầu/ như cái
bã trầu
ai nhè ngang đỉnh núi.” Ta xuýt xoa và chợt nhớ miếng bã trầu mẹ ta vẫn
thường
quệt ngang trên vách. “Hình như bến bờ đau đẻ/ khoắt khuya đất vật ầm
ầm”. Ta
phì cười và chợt nhớ những đêm thơ bé, nghe bất kì tiếng động nào ta
cũng lén
mẹ vụt ra sân. Cái nhìn trẻ thơ là cái nhìn vô tư lự, gạt hết cay cực ở
đời,
tỏa ra ánh sáng trong vắt, vì thế cho ta nhìn thấy cái đẹp ngay cả
trong những
gì nguy hiểm, những gì đang đe dọa. Cái đẹp của cơn lũ về lúc nửa đêm,
ngoài
cái nhìn trẻ thơ không ai có khả năng nhìn thấy: “Hình như sông cũng
nằm mơ/
nửa đêm sóng cười trắng xóa”. Ta sống được, ta yêu đời chỉ vì ta đã bị
mê hoặc
bởi cái nhìn trẻ thơ, có phải thế chăng? Những con cá còm dưới đáy vó
bè đói
rách bỗng lấp lánh vẻ đẹp lạ thường: “Ðọng dưới đáy vó bè những mảnh
trăng bơi
lẻ”. Trẻ thơ là vậy, thương người cũng thật trẻ thơ: “Khoai sắn thương
nhau láu
táu để dành”. Thương trời cũng thật trẻ thơ: “Ðưa mây trắng về trời
khêu lại
nắng”. Cái chữ khêu ấy là chữ của trẻ thơ hay chữ của kí ức trẻ thơ thì
cũng
thế. Thương cả những con kiến mùa nước lũ. “Mùa lũ theo con kiến càng/
leo cong
ngọn cỏ/ mùa lũ theo đàn kiến đỏ/ men ngược bờ tường/mùa lũ theo bầy
kiến đen/
tha rơm vào tổ/ mùa lũ xua đàn kiến gió/ bỏ nhà đi hoang/mùa lũ đẩy
cánh kiến
vàng /sang nhà hàng xóm”. Thương mà lại hát vang lên, dung dăng dung
dẻ, ấy là
cách thương của trẻ thơ.
Ta già nua bởi vì ta cằn cỗi.
5.
Trầm tích chỉ những giọt tình thi
thoảng, điều ngạc nhiên
nhíu mày, dù thế nào thơ cũng là chốn trú ngụ của tình yêu. Nhiều thơ
cho bà,
ít thơ cho em, dòng thơ thật trong không thật mát. Ít nhưng mà quí
hiếm, thôi
thì cầm lòng vậy. Ðã bao lần ngắm em, khó thấy một cảnh này: “Buổi
trăng lên em
tự vuốt bóng mình”. Không phải, vẫn hằng thấy đó thôi nhưng chẳng biết
nói lên.
Không biết hắt lên đời thường ánh sáng lạ, xin đừng làm thi sĩ. “Em
thấm vào
anh/ đam mê ngọt lịm”. Ai chẳng thế nhưng thơ có cách thấm của thơ.
Thấm từ khi
“gặp màu xanh hút hồn thăm thẳm mắt em”. Không có hút hồn, câu thơ ấy
xưa như
trái đất, thơ đôi khi cũng cần phải láu. Thấm từ buổi đầu gặp gỡ, hoặc
là trong
ngõ nhỏ, hoặc ở giữa cánh đồng, hoặc ở bến sông quê chiều vừa lịm nắng.
Không biết.
Chỉ biết “em ngang qua chiều/ nắng thơm mùi rượu/ mắt sông/ môi lửa/
gió lên
đồng”. Em đáng yêu và đáng... sợ, nếu là tôi, tôi sẵn sàng xin chết.
Xin chết
một lần yêu: “Mưa đến với đêm/ và anh mang gió/ ôm mưa ngang thềm”. Cái
chết có
chữ thơ che đậy. Xin chết hai lần yêu: “Khoảnh khắc gặp gỡ/ mờ đất tối
trời/
như là ngọn lửa/ sấn vào đêm sâu/ đêm ngày sấp ngửa...” Một chữ sấn làm
tan hết
chữ thơ, lộ thiên cái chết nóng rực. Vườn thiêng đã phá, trái cấm đã
ăn, cứ
thế, cứ thế... “Em là thế/ và anh là thế/ xanh ngang đêm/ và thắm lệch
ngày”.
Xanh thì xanh ngang, thắm thì thắm lệch, lạ thay cái chữ thơ làm ta lún
sâu vào
tình, khó lòng dứt ra được.
6.
Bơi lội
trong dòng
sông kí ức có tên Trầm tích, ta gặp những mảnh đời thường lam lũ, những
chân
dung dựng bằng kí ức, dựng bằng tinh lọc thơ dành dụm suốt đời. Vẫn là
bà muôn
năm lưng còng, Trầm tích cho ta một góc nhìn lấy ra từ đau xót, phác
thảo bà,
đời rất đời mà đẹp hơn cổ tích: “Tuổi thơ tôi đi qua/ trong nắng mưa
lấn bấn/
trong bóng bà đã lấm hoàng hôn”, trong bóng bà “lúi húi dáng lưng còng
ngóng
vịn cơn mưa”. Hội họa nào vẽ được cái “bóng lấm hoàng hôn” và dáng “
vịn cơn
mưa”? Muôn năm không vẽ được, cho dù Rodin, cho dù Hopper. Muôn năm bà
vẫn ru
cháu dưới ánh trăng, chiếc võng cột gốc cau, “ánh trăng nâng bóng cau
đặt mớm
vào mép võng”, sao ta nghe tiếng ru hời nhớ thương đứt ruột: “Câu ví
dặm gầy
nhom thì thào như người mới ốm”. Ðứa bé thiêm thiếp ngủ, bà “bỏm bẻm
nhai trầu/
rón rén thức mùi hương”. Cháu bà là tương lai của bà, bên cánh võng bà
cố giữ
gìn nâng giấc tương lai, bao nhiêu đắng cay hờn tủi trong đời bà rón
rén giấu
đi. Cả trầu cau cũng tỏa hương rón rén! Bà nào bà không thương cháu
nhưng
thương như bà thuở “làng lâm nạn”, rùng rùng đói rách xâm lăng, mọi thứ
trong
nhà đều đem đấu giá, quả thật trong đời chưa nghe ai nhắc đến: “Biết
lấy chi
cho lũ cháu nô đùa/ bà xâu mấy đồng xu rỉ xanh rỉ vàng chuột tha vào
trong
ngạch/ quàng lên buồng chuối sau nhà/ quàng lên buổi chiều buồn thời
gian không
đấu giá”. Ai từng qua những ngày “lâm nạn”, những ngày ruộng đất sục
sôi, thấy
lại kí ức này đều cúi gằm xuống ngực khẽ nấc lên, chắc thế.
Không làm sao nói hết.
Không làm
sao nói hết
dáng mẹ miền Trung tần tảo nuôi con. “Mẹ hãm nhỏ đĩa đèn dầu lạc/ tẩm
lớp nghệ
vàng lên mẹt cá ươn/ sớm mai kéo sụp nón / sấp mặt ngồi cuối chợ/ nhặt
về những
đồng xu bạc phếch đất bùn.” Tuổi bé con có biết gì đâu, bạc tóc mới đau
cái
“buổi sáng con để xổng con cá chầy ngoài bãi/ con cá chầy sẽ mang gạo
về cho
các em con”. “Con cá mừng thoát nạn”, mẹ đứng trơ trên bãi, “lũ em đứng
vỗ
tay”, “mẹ rấm rức cười/ mắt mưng mưng gió”. Nụ cười đắng ngắt, không
đau đời
không nhìn thấy được. La Joconde có nụ cười bí hiểm mặc kệ La Joconde,
tôi chỉ
thao thức vì nụ cười của mẹ. Bạc tóc mới đau “ngày di dân gió tràn vào
xóm nhỏ”.
Nườm nượp những cuộc di dân chẳng phải vì đói nghèo, vì những ý tưởng
vu vơ
kinh tế mới. “Mẹ lận vào lưng đùm hạt giống”, “bỏ lại sau lưng mồ mả
cha ông”,
“dẫn bầy con đi/ ánh mắt phẳng lì màu đất nện”. Ánh mắt trơ lì cam chịu
của
người mẹ miền Trung. Mẹ biết mẹ đang đem con đến chỗ sa cơ nhưng chẳng
thể đặng
đừng, làm sao đương cự với trống dong cờ mở? Ðau đến nỗi trào ra hai
chữ phẳng
lì. Bỗng hiểu vì sao “mẹ vén vun cưng nựng nụ cười/ trên gương mặt thời
gian
còn rác rưởi”.
7.
Trầm tích có chân dung đa sắc, có chân
dung một nét. Hai
ngàn rưỡi câu Trầm tích, chỉ hai câu anh vẽ về cha. Phác thảo một nét
xót như
xát muối. Người cha vừa thoát qua cái chết dựa cột oan uổng sau một cú
sửa sai,
lẳng lặng về nhà. Không mừng vui cũng chẳng giận hờn. “Mẹ bảo: may mà
trời có
mắt/ cha chẳng nói gì/ người lẳng lặng cầm sào đi xốc lại cây rơm”.
Phác thảo
một nét thô tháp và trần trụi, toát lên khí chất miền Trung. Nếu là
xi-nê đây
là xen tuyệt hảo.
8.
Trầm tích
đa thanh
không tổng phổ, nói rằng giao hưởng e hãy còn xanh. Nhưng có một xô-nát
cho bộ
dây, chân dung không lời người lính trở về sau chiến tranh, quen rất
quen, lạ
vô cùng lạ. “Cho con xin trọn vẹn một ngày/ trải lá chuối lên xó vườn
rậm cỏ /
nằm giang tay giang chân/ để nghe gió thì thào to nhỏ/ để dõi theo mây
núi
trắng ngần/ để nỗi nhớ lần về tận ngõ...”
Ta nghe
tiếng hòa
bình vi vút.
Hòa bình
đẹp như mơ,
hòa bình đau hơn hoạn - nỗi niềm mênh mông người lính thời hậu chiến.
“Ta nhiều
khi mình giấu cả mình/ bỏ sót những cái đích kề cận/ quay lại tìm trời
đã nín
thinh/ quay lại tìm ta không là ta nữa”.
Ta nghe
một khoảng
lặng đau.
“Giặc tan/
lính tản/
loãng chiều” - Một hòa bình ngẩn ngơ. “Hoảng hốt nhìn sân trường vắng
bóng trẻ
con/ hoảng hốt nhìn lòng mình ruột gan như lửa đốt/ bói đâu ra bóng
dáng ngày
thường”. Một hòa bình ngơ ngác. Một hòa bình không có trong giấc mơ
giữa hai lần
xung kích. Khúc biến tấu xốn xang, quay cuồng cơn stress, báo hiệu cái
kết đơn
thanh, ấy là khi người lính “một mình đứng khóc cùng cỏ lác”. Tiếng vĩ
cầm chầm
chậm chết dần trong câm lặng.
Xô-nát của
Debussy,
của Saint-Saëns hay của Shostakovich? Tôi không biết, với âm nhạc tôi
là tên
mít đặc.
9.
Tôi hiểu
Trầm tích
đánh thức kỉ niệm của mỗi người, đập vỡ lớp vỏ bọc cứng nức những ham
hố đương
thời, những toan tính gầm ghè, những âm mưu nhơ nhuốc, những ghen ghét
bệnh
hoạn, kéo mỗi người về qua khứ, dẫu biết “quá khứ không toàn là kỉ
niệm/ quá
khứ có khi còn buốt óc”.
Không biết
nói gì
hơn.
Bắc Linh
Ðàm, những
ngày mộng du.
Nguồn: Báo
Văn Nghệ,
số 43, 23.10.2004
[Trích talawas]