Thứ tư 16 Tháng
Mười Một 2011
Giọng ca Chế
Linh với những người hâm mộ Việt Nam
Chế Linh,
cùng với dòng nhạc vàng Việt Nam mà anh là một trong những giọng ca
tiêu biểu,
đang trở lại với công chúng yêu âm nhạc ở Việt Nam trong thời gian
những năm gần
đây, trên các sàn diễn lớn, sau hàng thập niên bị rẻ rúng. Vì sao giọng
ca Chế
Linh liên tục có sức thu hút như vậy, bất chấp hoàn cảnh xã hội và con
người đã
có rất nhiều thay đổi ?
Giọng ca huyền
thoại Chế Linh người gốc Chăm đã trở về Việt Nam với những người hâm
mộ. Trong
chuyến đi xuyên Việt lần này, Chế Linh đã biểu diễn tại nhiều thành
phố, Hà Nội,
Đà Nẵng, Hải Phòng. Anh mới trở lại Hà Nội lần thứ nhì, và sẽ tới Sài
Gòn biểu
diễn vào ngày thứ Bảy tới 19/11. Một số trục trặc về khâu tổ chức,
khiến buổi
biểu diễn thứ hai tại Hà Nội suýt bị hủy bỏ, tuy nhiên cho đến phút
chót mọi việc
cuối cùng đã diễn ra suôn sẻ, Chế Linh lại lên sàn diễn và hội ngộ với
những
người hâm mộ anh.
Tuy mới trở
lại với các sàn diễn lớn, nhưng thực ra ở Việt Nam, trong suốt nhiều
thập niên
qua, nhạc Chế Linh đã có mặt khắp chợ, cùng quê, từ các vùng xa xôi hẻo
lánh, đến
những nơi đài các, phồn hoa. Vì sao giọng ca Chế Linh liên tục có sức
thu hút
như vậy, bất chấp hoàn cảnh xã hội và con người cũng đã có rất nhiều
thay đổi ?
Để giải đáp
cho câu hỏi, Tạp chí Cộng đồng của đài Phát thanh Quốc tế Pháp – RFI
tuần này mời
thính giả nghe một số nhận xét, bình luận và chia sẻ của nhà thơ Đỗ
Trung Quân,
nhạc sỹ Amư Nhân, nhà thơ Inrasara (từ Sài Gòn), ông Dũng Taylor Giám
Đốc Điều
Hành Công Ty D&D Entertainment (từ California - Hoa Kỳ) và chị Trà
My, cùng
anh Nguyễn Mạnh Thuật từ Hà Nội.
"Chất Sến"
chính là cái hay của dòng nhạc này
Dù phổ biến
giọng ca Chế Linh là một giọng ca đặc biệt, không phải ai ai cũng có
thể thưởng
thức được. Từ Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một người thuộc nằm lòng
rất nhiều
ca khúc của các dòng nhạc trước 1975, vui lòng cho chúng tôi biết các
suy nghĩ
của anh.
Đỗ Trung
Quân : Thưa quý vị, cái đề tài này rộng lắm. Cho phép tôi chỉ nói trong
cái hiểu
biết hạn hẹp của mình, và vắn tắt thế này. Việc đầu tiên xin được nói
ngay là,
tôi không phải là khán giả hâm mộ anh Chế Linh đâu, mặc dù anh Chế Linh
tôi đã
nghe nhiều trước 1975, cùng với nhiều ca sĩ khác của dòng nhạc mà ta
gọi là «
bình dân » ấy, vì tôi ở Sài Gòn. Bây giờ người ta sử dụng các từ nhạc
bolero
hay nhạc Sến. Tôi thì gọi là « bình dân », vì nó hầu hết nó mang cái
tâm trạng,
cái quan niệm, cái suy nghĩ, cái tình cảm,… Trước khi trở thành tiểu
thị dân
thì Sài Gòn, như anh và quý vị biết, là cái vùng đất để người ta đến
nhập cư và
định cư, thì, trong tâm trạng nhập cư như vậy, thì dòng nhạc bình dân,
theo tôi
hiểu, thứ nhất phản ảnh cái nỗi lo âu thân phận trước một cái đô thị
lớn, không
biết mình có thể sống được không, mình học như thế nào, rồi mình ở
trong một
cái xóm nghèo, một gác trọ mình thuê, rồi mình yêu một cô gái nào đó
trong xóm,
…. Nó là tâm trạng của đa phần của người bình dân, trước khi anh thành
đạt, anh
trở thành trí thức, anh trở thành một thương gia, một doanh nhân, … thì
hầu hết
ai cũng khởi đầu bằng con đường hết sức gian nan của một người hoàn
toàn chưa
có tài sản, chưa có sự nghiệp.
RFI : Anh có
thể cho thính giả biết, cái nét đặc thù mà anh nói của giọng ca và âm
nhạc mà
Chế Linh sáng tác được không ?
Đỗ Trung
Quân : Ca sĩ Chế Linh là một giọng ca đặc biệt, đặc biệt tới nỗi mà anh
có thể
được xem là người mở ra cả một trường phái hát giống anh, hát cái kiểu
nhả chữ
buông hơi, gì đấy,… Tất nhiên, trước 1975, anh được xem là hát quá sướt
mướt.
Tôi không phê bình nó là xấu hay là tốt, dở hay là hay. Tôi nói, đó là
cái điểm
độc đáo, đặc biệt của anh Chế Linh mà thôi. (…) Có một điều nữa tôi
nói, chỉ có
ca sĩ của Sài Gòn cũ mới hát ra được dòng nhạc này. Cái này nó hơi chủ
quan một
tý. Tôi thấy, ca sĩ Hà Nội bây giờ, có những người tốt nghiệp thanh
nhạc, họ rất
là vững vàng, có những người xuất thân nhạc viện Hà Nội, họ trở lại tìm
hát cái
dòng nhạc của Sài Gòn, mà chúng ta gọi là dòng nhạc bolero đó. Thế
nhưng, giọng
Hà Nội hát chuẩn dòng này quá, thì lại không ra cái chất, mà chúng ta
gọi là chất
Sến ấy. Bởi vì, Sến thì nó mới thích, nó phải luyến láy, nó phải sướt
mướt, nhiều
khi phát âm phải kéo chữ, nhả chữ, giống như là nó hơi « nhão » một tý
đấy, thì
nó mới ra được cái chất nhạc bình dân này.
Tôi cho rằng,
những anh như anh Quang Lê, anh Trường Vũ, anh Chế Linh hay một số các
anh chị
em đã về Việt Nam hát, mà khán giả thích, chỉ là vì, hát ra đúng được
cái chất
mà người ta gọi là chất Sến ấy. Thành ra, khi tôi nói là hát ra được
chất Sến,
chính là cái hay của dòng nhạc này, chứ không phải dở đâu. Vì hát
nghiêm túc kiểu
nhạc viện, thì không bao giờ có thể thành công được dòng nhạc này hết.
Nhạc sỹ Chăm
Amư Nhân, người thường xuyên biểu diễn nhạc Chế Linh cho chúng tôi biết
một số ấn
tượng của ông về giọng ca này :
Amư Nhân :
Tôi thấy giọng hát Chế Linh rất là mềm mại, và những bài hát mang tính
trữ
tình, ca ngợi tình yêu đôi lứa. Thêm vào đó là giọng hát luyến láy mang
tính đặc
thù riêng của người Chăm. Nếu mà không phải là người Chăm thì cũng khó
mà bắt
chước được như vậy. (…) Tôi ít nhiều thích một số bài anh Chế Linh hát,
như bài
« Đôi ngả chia ly », bài « Hận Đồ Bàn », rồi bài « Cho vừa lòng em », …
Ở Việt
Nam, ngay bây giờ người ta hay gọi là nhạc Sến ấy. Nhưng Sến có cái hay
của nó,
Sến không có gì là xấu cả. Đôi khi tôi ngồi uống rượu, bạn bè với nhau,
tôi thường
hát những bài này.
Nhạc Chế
Linh và sự lan tỏa của hồn Chăm
Nhà thơ và
nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara đã biết đến Chế Linh từ lâu. Những
ý nghĩa
mà âm nhạc Chế Linh để lại trong ông, cũng thăng trầm như chính cuộc
đời ông. Đối
với Inrasara, nhạc Chế Linh bắt rễ sâu xa trong nỗi buồn Chăm, một nỗi
buồn lan
toả không chỉ trong không gian văn hóa Chăm, mà thấm cả vào văn hóa của
sắc tộc
Việt - sắc tộc đa số.
Inrasara :
Tôi xin nói cảm nhận của cá nhân mình. Thưở nhỏ, tôi từng mê Chế Linh.
Có thể
nói thế. Tôi chép tay và thuộc cả trăm ca khúc của anh, hay ca khúc
được lưu
truyền qua giọng hát anh. Rồi, một thời gian khá dài, tôi cũng đã chối
bỏ anh,
như chối bỏ những gì cực đoan. Tôi không thích cực đoan. Ở Chế Linh là
chán nản
và đau khổ cực đoan, rên rỉ và sướt mướt cũng cực đoan. Ngay cả uốn éo,
luyến
láy cũng cực đoan nốt. Đó là điều tôi lánh xa. Nhưng mươi năm qua thôi,
tôi
nghĩ khác. Chính sự cực đoan ấy đã làm nên sự khác lạ, độc đáo trong
nghệ thuật.
Tôi xin nhắc
qua vài ca khúc tiêu biểu như : « Thói đời », « Mười năm tình cũ » và «
Một lần
cuối ». Nó đúng chất Chế Linh, rung và luyến, lên cao, dừng, rồi chùng
xuống đột
ngột, nhưng không bao giờ thiếu mượt mà. Còn « Nụ cười chua cay », thì
nó bột
phát và đầy ngẫu hứng, rất là Chăm, rất là Chế Linh.
RFI : Ở đây
anh nói đến chất Chăm, bên cạnh tính nghệ thuật của Chế Linh nói chung.
Vậy,
cái chất đó được thể hiện như thế nào ?
Inrasara :
Ca dao là những lời thơ dân gian gắn bó chặt chẽ với thơ ca. Có thể nói
ca dao
Chăm là một phần hữu cơ của tâm hồn dân tộc Chăm. Lịch sử dân tộc Chăm
là lịch
sử ly tán, mất mát và đau buồn, đó là điều ai cũng thấy. Nên không ai
ngạc
nhiên, là hầu như không thấy ca khúc vui trong dân ca Chăm. Khúc ca
vui, chắc
chắn có, nhưng nó diễn ra ở một thời xa xôi nào đó. Các ca dao dân ca
mà tôi
sưu tầm được in trong cuốn « Văn học Chăm / Khái luận – văn tuyển » thì
chỉ còn
là các bản sầu ca. Các sầu ca ấy kết hợp với các làn điệu dân ca, khi
trầm buồn,
khi ai oán, lâm ly, bi thiết, vang lên trong những đêm cô đơn, nó luôn
luôn đậm
đà trong ta những dư âm không bao giờ dứt. Các bạn cứ nghe « Người ơi,
người ở
đừng về » hay « Bèo dạt mây trôi » của quan họ Bắc Ninh, mà các nhà
nghiên cứu
âm nhạc dân tộc cho rằng, chúng mang âm hưởng đặc Chăm, thì sẽ rõ ngay
thôi.
Theo tôi, tiếng
hát Chế Linh cũng mang âm hưởng đó, cái sự nâng, cái sự rung và cái sự
luyến
láy, mặc dù nó là tân nhạc, nhưng nó vẫn đậm chất Chăm, nếu chúng ta
nghe qua
các dân ca Chăm, qua các đài Phát thanh, hoặc trên đài truyền hình, thì
chúng
ta sẽ nhận nó rất là rõ, nhận ra rõ lắm.
Chế Linh -
người kể chuyện, người mang tâm sự
Từ Hoa Kỳ,
ông Dũng Taylor Giám Đốc Điều Hành Công Ty D&D Entertainment lý
giải cho
chúng tôi biết, vì sao nhạc Chế Linh lại hút hồn người đến vậy. Điều
chủ yếu
theo ông, Chế Linh không chỉ hát, mà ông còn là một người « kể chuyện
», chính
những tâm tư, tâm sự được truyền đi trong các ca khúc của ông thấm vào
người
nghe trong những giây phút lắng lại trong dòng đời trôi chảy.
Dũng Taylor
: Theo kinh nghiệm của Dũng, nhạc Chế Linh không phải là dòng nhạc vui.
Nó mang
tâm sự, mang tâm sự thì không thể nào có thể nhảy nhót vui được. Chúng
ta tìm đến
nó khi chúng ta có cùng tâm sự. Dòng nhạc Chế Linh giống như một người
kể truyện.
Anh Chế Linh không chỉ hát. Một ca sĩ hát hay, mình có thể khen là
người này có
giọng hát hay, biết cách hát, hát khéo. Nhưng mà một người ca sĩ, một
nghệ sĩ
muốn làm tròn vai trò của họ, họ phải trở thành một người kể chuyện,
một người
đem tới được cái tâm sự, và làm cho khán giả cảm nhận được cái ý nghĩa
của bài
hát. Anh Chế Linh làm được điều đó. Cái dòng nhạc đó giống như một
người kể
chuyện ỉ ôi, kể chuyện than tâm, thương tâm với mình. Bình thường là
phải như vậy,
thì mới đạt được đỉnh cao của dòng nhạc Chế Linh.
Khi mình có
tâm sự, mình mới tìm đến dòng nhạc này, và mình càng thấy nó thấm thía,
nó hay
hơn. Những người nào yêu mến dòng nhạc Chế Linh và tiếng hát, thì đó là
điều tất
yếu. Họ cần tới nó, tìm tới nó, thì họ cảm thấy nó là viên thuốc rất là
hay.
RFI : Dạ,
anh có ý tưởng rất là gợi : « viên thuốc ». Tức là giọng ca nó buồn,
nhưng nó
không ảo não, hoặc truyền đi một tâm hồn kéo con người đi xuống …
Dũng Taylor
: Đúng rồi ạ. Anh nhớ là nghệ thuật Việt Nam, những gì khiến mình cười,
những
gì thanh thản khiến mình dễ quên lắm. Còn những gì nó lấy được nước mắt
của người
ta nó lưu lại lâu lắm.
Là những lúc
mình ngồi ở một quán cà fê, mình uống một ly cà fê, mình hút một điếu
thuốc,
trong những buổi sương lạnh, mình nhớ tới những chuyện không được vui
trong đời
sống của mình, như trong tình cảm, xa cách gia đình, ly tán, hay gì đó,
… thì bắt
đầu nó mới nhập tâm mình. Và khi nó đã nhập tâm mình rồi, thì người
Việt Nam
mình họ bị một cái điều là, họ luôn mang nó theo, nó là một hành trang.
Thì anh
Chế Linh, anh ấy trở về, anh ấy nhắc lại cho họ, đã một thời sống chung
trong
cái dòng nhạc đó.
Nhạc vàng êm
dịu, không buồn và lời thì hay
Chị Trà My
yêu nhạc Chế Linh, cũng như hầu hết các nhạc phẩm thuộc dòng nhạc vàng,
trước
1975, vừa mới sinh con. Mặc dù còn yếu và đang tập trung vào chăm lo
cho cháu,
chị cũng vui lòng hé mở với chúng tôi những cảm xúc đã gắn chị với
người ca sĩ
huyền thoại :
Trà My :
Sinh em bé, nên không đi nghe được bác Chế Linh hát. Nói chung, được
cái là,
hai vợ chồng cùng sở thích nên thật là may mắn. Một phần vì lý do đấy,
nên cả
hai đã cùng nhanh chóng, nhanh chóng quyết định, đây là một nửa của
mình.
Thấy mọi người
bảo rằng, nhạc vàng vừa Sến, vừa buồn, nhưng cả hai vợ chồng bảo, chẳng
thấy buồn
gì. Mình chẳng thấy gì buồn ở trong nhạc vàng, mà chỉ thấy lời nhạc rất
là hay.
Âm nhạc ấy nó khác với các thứ nhạc khác. Đôi khi nó chỉ là lời tâm sự,
nhưng nó
không giống nhạc bây giờ. Nhạc bây giờ cũng là lời nói, nhưng nghe nó
ngang phè
phè. Còn lời của nhạc vàng cũng chỉ là lời nói bình thường thôi, nhưng
thấy nó
khác, nghe nó không chướng tai.
Dạo mang bầu
em vẫn cứ nghe, nhưng mà mọi người bảo suốt ngày cho con nghe nhạc
vàng, thì nó
ủ dột. Nhưng em nghĩ, nó là một thứ nhạc êm dịu mà. Nó lại là thứ nhạc
mà mình
yêu thích nữa. Cho nên, khi mình vui, mình nghe như thế, mình thỏa mãn
sở thích
của mình, thì mình nghĩ rằng con cũng vui. Nên, từ khi con trong bụng,
em vẫn
cho con nghe, hai mẹ con cùng nghe.
Nghe nhạc Chế
Linh làm việc thấu suốt hơn
Người cuối
cùng chia sẻ với chúng tôi các tâm sự về Chế Linh là anh Nguyễn Mạnh
Thuật. Anh
Thuật đã có mặt tại cả hai buổi biểu diễn của Chế Linh tại Hà Nội. Âm
nhạc của
Chế Linh như đã hòa vào cuộc đời anh Thuật, không chỉ là xúc cảm, nhạc
Chế Linh
giúp anh rất nhiều trong công việc hàng ngày.
Nguyễn Mạnh
Thuật : Bài nào tôi cũng thích. Nếu là ca sĩ Chế Linh thể hiện, thì bài
nào tôi
cũng thích. Cái dòng nhạc này, đối với tôi, nó gắn liền với cuộc sống,
nó trải
lòng.
Kỷ niệm mà
tôi nhớ nhất là có một năm Tết [ở quân đội] không về. Ở nhà có mỗi mẹ
già, ba
tôi thì mất rồi. Mình bảo là ngày 27 Tết mình về. Mẹ tôi có làm bánh
chưng chờ
con về. Song cuối cùng, tôi không về được. Đúng lúc giao thừa, tôi nhớ
có một
anh bạn, anh ấy mở bài hát « Mùa xuân của Mẹ » bằng điện thoại. Nghe mà
nó mủi
lòng và thật sự là rất xúc động.
Nhiều lúc
nghe, tôi thấy mình trầm lại, cái nhạc nó giúp cho mình vừa thư giãn
trong lúc
căng thẳng, thứ hai là, trong đó có cái gọi là cái định hướng cho mình,
khi
mình tư vấn [nghề của anh Nguyễn Mạnh Thuật], tự dưng mình có sự đồng
cảm. Mình
như là người trong cuộc. Đối với những khách hàng mất mát tình cảm hay
bị mâu
thuẫn, là một fan nghe nhạc, tự dưng như mình đồng cảm, và mình tư vấn,
mình giải
quyết các thắc mắc, những mất mát của khách hàng, một cách nhập tâm
hơn. Mình
thấy là mình làm chính xác hơn, thấu suốt hơn.
Nhạc trữ
tình, với âm hưởng buồn nổi trội, của giọng ca Chế Linh da diết mà
không bi lụy,
đau đớn, tiếc nuối nhưng không uất hận, … trong cái chất buồn não nề,
thê
lương, nghẹn ngào, chan chứa bất hạnh – mà nhiều người gọi là nhạc
“sến” ấy, có
một cái gì đó kiêu hãnh âm thầm, một khát khao vượt thoát, một sự khoan
thứ cao
thượng, một sự nâng niu trân trọng tất cả những gì quý giá còn lại, dù
là mỏng
manh nhất, trong những gì đổ vỡ, những gì thất bại, …
Phải chăng
chính những điều đó, khiến cho nhiều người, khi đã được nghe thứ âm
nhạc ấy, thấm
được thứ âm nhạc ấy, sẽ dịu vết thương lòng, có thêm sức mạnh hòa giải
với tự
thân, với người khác, có ý chí làm lại những gì không thành, có quyết
tâm mà đi
tiếp ?
Xin chân
thành cảm ơn chị Trà My, các anh Đỗ Trung Quân, Amư Nhân, Inrasara,
Dũng Taylor
và Nguyễn Mạnh Thuật đã tham gia vào tạp chí hôm nay.