Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Người ta bảo: “Sự vĩ
đại của con người nằm trong sự bình yên
của tâm hồn”, nhưng có lẽ, con đường để đạt tới sự vĩ đại quá dài và
quá khó
khăn đối với loài người, nên hầu như tất cả thời gian của cuộc sống
chúng ta
trôi đi trong sự giằng xé khôn nguôi của biết bao câu hỏi. Ta là ai? Ta
sẽ đi
về đâu? Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn... Biết khi nào chúng ta
mới tìm
thấy sự bình yên trong tâm hồn...
Sự bình yên trong tâm
hồn giúp con người có thể chiêm nghiệm
cuộc sống, chiêm nghiệm bản thân. Nhưng phải chăng con người có thể
hiểu được
cuộc sống, hiểu được bản thân mình? Vậy thì thế nào là điều thiện và
thế nào là
điều ác? Adam và Eva xưa đã chẳng bị đuổi khỏi vườn Địa đàng vì dám ăn
trái táo
trí tuệ, tưởng rằng mình có thể phân biệt được Thiện - Ác trong khi chỉ
có
Thượng đế mới làm được đó sao! Và từ ngày đó, con người mò mẫm trong bể
khổ,
lẫn lộn giữa đen và trắng, ranh giới giữa thiện và ác, nhưng vẫn không
nguôi
ngoai nỗi khát khao tìm ra chân lý. Phải
chăng đó mới là cái vĩ đại của con người?
Để che lấp khoảng không gian trống rỗng trên đầu, con người
không ngừng xây lên những ngọn tháp không bao giờ vươn tới được bầu
trời. Bởi
thế chúng sẽ bị phá hủy bởi thời gian hoặc chính con người. Nhưng sẽ có
những
con người lại tiếp tục xây, như những con dã tràng lặng lẽ và cô đơn xe
cát... Như Nguyễn Huy Thiệp...
“Trước mắt tôi, dòng
sông đang thao thiết chảy. Sông chảy ra
biển. Biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết biển, mà tôi đã sống nửa cuộc
đời rồi
đấy... Thời gian cũng thao thiết trôi... Chỉ ít năm nữa tới năm 2000...”
Hình ảnh những con
sông chảy về với biển cứ trở đi trở lại
trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp chính là dòng suy tưởng lặng lẽ
của nhà
văn, là nỗi khao khát cồn cào muốn tận hưởng cuộc sống, muốn đo được
đáy sâu
của thời gian. Bởi vì thời gian đang trôi đi, thời gian đang giục giã!
Mà thực
ra cũng không phải, “Các người nói: thời gian đang trôi qua! Lũ điên
rồ, đó
chính là các người đang trôi qua” (Talmut - Cựu ước).
Điều bi thảm là ở chỗ, có quá ít người hiểu
được điều đó, có quá ít người có thời gian để suy ngẫm về thế giới
chúng ta
đang sống và những gì làm nên cuộc sống của chúng ta, về chiều sâu của
thời
gian, về “những giây có độ chứa nhiều”... Ai cũng vội vã cho cuộc sống
ngày
mai, nhưng không ai có ý định sống ở ngày hôm nay!
Mọi sự so sánh đều
khập khiễng, nhưng đối với riêng tôi,
những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như những viên ngọc
Biện Hòa,
những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì, thô ráp bên ngoài, và nó đẹp nhất
chính vì
người ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc. Và ngay cả những
tia sáng
long lanh của viên ngọc dưới ánh mặt trời, khi đã thoát thai từ mẹ đá
cũng làm
sao so sánh được với thứ ánh sáng huyền ảo kỳ diệu của nó khi còn nằm
trong trí
tưởng tượng của con người?
Đọc các truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như một
cuộc vật lộn với chính bản thân mình. Rất khó tìm thấy nơi để tâm hồn
có thể
nghỉ ngơi trong những trang viết của ông. Nó quá kiệm lời, quá thâm
trầm, và
cũng đúng một cách tàn nhẫn. Con người lần lượt bị tước dần mất những
tấm màn
ảo tưởng mà chính họ tự dựng lên và thành tâm tin vào, những thứ vốn
giúp họ
sống trong một thế giới buồn chán, không thể sống mà không có ảo tưởng.
Chúng
ta lúc nào cũng phải đối mặt với chính mình, trần trụi, lạnh lùng.
Nhà văn Liên xô
Vladimir Tendriacov đã khái quát rất rõ phần
cuộc sống đó của chúng ta: “Tất cả chúng ta đều tham gia vào một trò
chơi, nơi
có điều kiện là: cần phải xem sự dối trá là sự thật, nhưng chúng ta hãy
nên nhớ
là, cái trò chơi đó - đem sự giả dối thay cho sự thật - lại chính là
cuộc sống
của chúng ta”. Tất cả chúng ta đều im lặng chấp nhận luật chơi, coi cái
đen là
trắng, trắng là đen. Dù hết thảy đều hiểu rằng, sự thật hoàn toàn không
phải
thế, nhưng con người cứ đào sâu chôn chặt những suy nghĩ của riêng
mình, chỉ
giữ những suy nghĩ đó cho bản thân mình, còn “xung quanh chúng ta những
người
thông minh có thừa, chỉ thiếu mỗi những người dũng cảm” (Francoi Giro).
Bởi
thế, chúng ta tự ru ngủ bản thân trong một thế giới ước lệ, trong những
“happy
end”, những “bi kịch lạc quan” truyền thống, và lập tức tức giận đùng
đùng nếu
có ai phũ phàng kéo ta khỏi những giấc mộng ban ngày đó. Sống quá lâu
trong giả
dối, con người cũng thành tâm tin vào những ảo tưởng do chính mình sáng
tạo ra.
Nguyễn Huy Thiệp là
một trong số ít người không chấp nhận
luật chơi. Ông lạnh lùng dội những xô nước lạnh toát lên đầu chúng ta.
“Đó
không phải là chân lý, không phải là cuộc sống”! Những thông điệp -
truyện ngắn
của ông phẫn uất hét lên. Ông lôi tuột chúng ta xuống từ khoảng trống
lửng lơ
giữa trời và đất, buộc ta phải đối mặt với mình, với một thế giới Không
có vua,
dạy chúng ta Những bài học nông thôn, bắt chúng ta phải hiểu rằng,
trước khi
muốn nhìn lên bầu trời thì phải nhìn mặt đất đã.
Mà mặt đất của chúng
ta vẫn còn đang đầy rẫy những thói dối
trá ti tiện, những bất công độc ác, “những giáo điều đạo đức... giản
dị, ngây
ngô, buồn cười, sơ lược thậm chí còn đểu giả nữa” (Những người thợ xẻ).
Không
phải ngẫu nhiên hai loại nhân vật chính trong các truyện ngắn của
Nguyễn Huy
Thiệp lại là những người nông dân và tầng lớp tiểu thị dân thành phố.
Họ chính
là thành phần đông đảo nhất của tập hợp những đám đông, một loại đám
đông đang
bị tha hoá dần bởi thứ văn hoá thấp kém, có sức trì kéo, bởi không khí
tù đọng
ngột ngạt của làng quê. Những con người “đầy những thành kiến ngộ nhận”
ấy đã
đánh mất những gì làm nên niềm vui sống của cuộc đời, cuộc sống đối với
họ chỉ
còn là cuộc đấu tranh sinh tồn để kiếm miếng ăn, vui lòng với thứ văn
hoá lá
cải dành cho họ. Một đám đông mất dần ý thức công dân cũng như lương
tâm của
mình.
Sự nghèo nàn cả về
cuộc sống vật chất lẫn tinh thần chính là
bóng đen nuôi dưỡng cái ác. Những “mảnh
đất cằn đã làm cho con người trở nên ti tiện”, “những đố kỵ, hằn thù,
ganh
ghét, những định kiến hẹp hòi và đạo đức giả” đã làm thoái hoá bản chất
của con
người lương thiện, của phần người trong mỗi một con người. Nhiều nhân
vật của
Nguyễn Huy Thiệp, méo mó, dị hình về cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Cái ác
- những
con “quỉ sống với người” - với muôn bộ mặt luôn lẩn quất quanh họ, thúc
giục
họ. Và biết bao điều tốt đẹp trên thế giới này đã tan biến đi trong sự
thờ ơ
của đám đông ấy. Nhưng thực ra đó cũng không phải lỗi của họ! “Đừng
trách họ
thế! Có ai yêu thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm... Con người ta
tăm tối
lắm. Con người vô tâm nhiều như bụi bặm trên đường...” (Chảy đi sông
ơi). Nhìn
thẳng vào bóng đen ấy, “hiểu rõ những đau khổ ấy mà ở trong ta nảy nở
ra sự
sáng suốt đạo đức, lòng cao thượng, tình người” (Những ngọn gió Hua
Tát).
Nguyễn Huy Thiệp “căm
thù sâu sắc những kết thúc truyền
thống” (Trương Chi), hay chính xác hơn, ông căm thù tất cả những bức
màn mà
thói đạo đức giả đã căng ra trước mắt con người, không cho họ nhìn
thẳng vào sự
thật. Hiếm có nhà văn nào lại có giọng điệu rẻ rúng văn chương như ông.
Nhưng
thực ra, đó là sự tức giận cần thiết của người cầm bút trước sự thiếu
vắng của
một nền văn hóa chiều sâu, một nền văn hóa mang nặng cái Tâm của những
người
làm văn hóa. Chính vì vậy ông “sợ nhất những kẻ mơ mộng bất tài... bọn
nho giả
và bọn tập tọng làm văn chương” cũng như “ông khinh những kẻ không dám
sống
thực, không dám lặn sâu xuống đáy cuộc đời. Ông cũng khinh cả những kẻ
lặn mình
xuống đáy rồi ngập ở đấy không ra được” (Chút thoáng Xuân Hương).
Có thể những truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cực đoan. Có
thể cuộc đời không toàn những bức tranh đen tối như thế, có thể “trên
đời này
vẫn còn những điều thơ mộng cho những ai xứng đáng với nó” nói như
Andre Moroa
trong Hoa violet ngày thứ Tư, nhưng khổ nỗi ông lại thuộc loại người
muốn dùng
sắt nung để chữa vết thương, muốn dùng lửa để đốt tan đi tảng băng vẫn
đang ngự
trị trong văn học hiện tại, muốn đánh thức con người khỏi “thái độ
không hiểu
biết vô tình, bóng ma của một kết cục tận thế trong tương lai mà bây
giờ chưa
ai nhận thấy, chưa làm ai hoảng sợ” (Vladimir Tendriacov). Điều đó cũng
giải
thích tại sao chàng Trương Chi của ông “bốn nghìn năm trước chàng đã
đau đớn
thế này, chàng đã căm giận thế này”. Trương Chi căm giận “mọi ước lệ
của cuộc
đời đã lướt qua chàng không để dấu vết” vì nhận thức được cả thế giới
chúng ta
đang sống trong một sự ước lệ khổng lồ, khủng khiếp. Và chúng ta sẽ
lướt qua
nó, cũng “không dấu vết”, không gì chứng tỏ chúng ta từng hiện hữu trên
đời.
Nguyễn Huy Thiệp
không thích “vẻ sạch sẽ gớm ghiếc của người
đời” vì nó “trái lẽ tự nhiên”, ông muốn bắt người đọc phải đối diện với
những
gì “vừa tàn nhẫn, vừa phi lý”, bởi vì như ông nói: “Lẽ đời là thế”
(Trương
Chi). Ông muốn gạt bỏ tất cả những lớp sơn hào nhoáng và không hào
nhoáng mà
người ta không ngừng tô vẽ lên sự thật.
Cuộc sống không cần bất cứ một sự tô vẽ nào, nó đẹp
chính vì nó là cuộc
sống, vậy thôi! “Điều ấy thật giản dị và đẹp. Nhưng điều ấy lại đầy xót
xa”.
Ông muốn gọi sự vật bằng đúng tên gọi của nó, không màu mè, không đạo
đức giả:
"Tôi biết một thứ
ngôn ngữ giản dị như đất
Thứ ngôn ngữ mộc mạc,
thẳng băng
Tựa như tiếng tù và
Như tiếng kèn đồng
Như tiếng chuông vọng
Có một thứ ngôn ngữ
thức tỉnh con người
Buộc họ soi vào lòng
mình
như soi mặt xuống
lòng hồ”
(Mưa Nhã Nam)
Nhưng liệu đó có phải
là sai lầm không nhỉ, liệu có nên phơi
bày tất cả những xấu xa trong tâm hồn con người lên trang giấy, cướp đi
niềm
tin ngây thơ vào những ước lệ vốn làm nên cuộc sống của họ?
Sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp sẽ chẳng có gì khác biệt với
một số nhà văn khác, những người đã chuyển rất nhanh từ cực này sang
cực kia,
từ những bức tranh toàn mầu hồng sang toàn màu đen, nếu như trong bức
màn tối
đó ông không nhìn thấy và chăm chút cho những mầm thiện nhỏ bé, những
đốm lửa
kỳ diệu của thiên lương, những thứ ông tin rằng sẽ có đủ sức mạnh cần
thiết để
đương đầu với bóng tối đang ngự trị trên thế giới, cải tạo lại và làm
trong
sạch cuộc sống của con người.
Người ta bảo trên đời
này có hai loại điều thiện. Điều thiện
chỉ đơn giản là điều thiện và điều thiện sinh ra để đương đầu với cái
ác. Những
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chỉ nối tiếp đề tài vô tận của những
nhà văn
đi trước và sẽ của cả những nhà văn đến sau: cuộc đấu tranh vĩnh cửu
giữa cái
thiện và cái ác để giành quyền kiềm soát tâm hồn con người. Nhưng cuộc
đấu
tranh lần này không hề đơn giản vì mầm ác nằm ngay trong lòng mỗi
người, “ma
quỉ nằm ngay trong lòng ta” (J. P Sartre). Người ta làm điều ác thật dễ
dàng
bởi điều ác chính là một phần cuộc sống của họ. Vấn đề là họ có nhận
thức được
mình đang làm điều ác hay không, bởi vì như Bielinsky đã nói: “Người
cao thượng
không phải là người không bao giờ đê tiện. Người cao thượng là người
biết mình
có những lúc đê tiện”. Nhận thức được cái ác có nghĩa là đã chiến thắng
được
cái ác.
Một trong những
truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Huy Thiệp,
Muối của rừng, chính là bài ca trữ tình ca ngợi cho sức mạnh kỳ diệu đó
của
thiên lương. Tâm trạng ông Diểu, từ khi nẩy ra ý định vào rừng săn thú
cho tới
khi cay đắng hiểu ra rằng “hóa ra ở đời trách nhiệm đè lên từng mỗi
sinh vật
quả thật nặng nề” và “buồn tê tái đến tận đáy lòng” đã đi qua cả một
chặng
đường dài trong sự thức tỉnh của lương tâm con người trước cái đẹp. Và
khi đó,
ông đã gặp hoa tử huyền, biểu tượng của hạnh phúc, của cái Thiện. “Loài
hoa tử
huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ may
mắn.
Người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là
điềm báo
đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”. Con người ra đi với ý định
huỷ hoại
thiên nhiên, hủy hoại cuộc sống, khi trở về lại đi như nhập vào lòng
thiên
nhiên, vào lòng cuộc sống: “mưa xuân dịu dàng nhưng rất mau hạt. Ông cứ
trần
truồng như thế, cô đơn như thế mà đi. Chỉ một lát sau, bóng ông đã nhòa
vào màn
mưa.”
Những truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp không ngừng suy tư về
ý nghĩa của cuộc sống, của tình yêu, của cái chết... Ông không bao giờ
tìm ra
lời giải đáp trọn vẹn cho những câu hỏi đó. Có lẽ chính vì vậy nên
những nhân
vật trong các truyện ngắn của ông luôn luôn cô đơn “như một hành tinh,
như ngọn
gió”. Họ luôn luôn day dứt bởi câu hỏi: “Liệu con người có hiểu được
con người
không, có thể tôn trọng và yêu mến con người không... Tại sao những
người tốt
lại thường đau khổ, bất hạnh?” Đôi lúc họ cũng muốn buông trôi tất cả,
phó mặc
tất cả để mong có một cuộc sống thanh thản, cái thanh thản nhẹ dạ của
người
đời, bởi vì “day đi dứt lại mãi mà làm gì”. Nhưng họ không thể biến đổi
con
người mình, trái tim mình, tâm hồn mình. Như một số phận, như một lời
nguyền...
Và những con người ấy, như những sa mạc cô đơn, cứ suốt đời đi tìm “con
gái
thuỷ thần” của cuộc đời mình. Bản chất của tình yêu, của nghệ thuật là
luôn
hướng tới cái tuyệt đối, bởi vì chỉ có nó mới vượt cao hơn thời gian,
cao hơn
cái chết. Và mặc dù “tất cả mọi sự thanh cao hoang tưởng vẫn chết trong
cõi
dung tục như thường” (Chút thoáng Xuân Hương), nhưng các nhân vật của
ông vẫn
luôn luôn tin vào những điều kỳ diệu của cuộc sống. Họ luôn luôn theo
đuổi cái
điều không thể có, cũng như Trương Chi đã yêu Mị Nương “rỗng tuyếch và
tẻ nhạt”
chỉ vì “tình yêu của chàng hướng về tuyệt đối”, còn nàng là “cái bẫy
của số
phận chàng”.
Nguyễn Huy Thiệp có
một giọng văn rất lạnh lùng, nhưng ẩn
dấu phía sau nó lại là một lòng nhân ái sâu xa, trìu mến đối với con
người. Bởi
vậy, những truyện ngắn của ông, với lời văn thâm trầm và ngắn gọn như
cổ sử,
dẫu chua chát hay tàn nhẫn, vẫn không gây cho chúng ta niềm tuyệt vọng,
mà trái
lại, vẫn khiến tâm hồn chúng ta tràn lên bao nỗi xót thương đối với
những người
xung quanh. Ông cảnh báo mọi người “Bản tính người Việt là hay trông
ngóng,
nhiều khi quên gốc ở ngay chính tim óc mình” (Chút thoáng Xuân Hương),
và luôn
luôn muốn vun xới cho cái gốc ấy. Ông đặt niềm tin của mình vào những
thầy giáo
Triệu (Những bài học nông thôn), sư Huệ (Hoa sen nở ngày 29 tháng 4)...
“những
người khai hoá vĩ đại của nhân dân”, những người ông hi vọng sẽ đem đến
cho
những người dân bình thường ngọn lửa ấm áp bao dung của tôn giáo, của
tri thức
làm người. Và ở đây, ông tỏ ra gần gũi với vị bá tước râu bạc ở Iliana
Polianskoe, với những người dân túy:
"Anh sẽ dạy chúng,
phải không, anh sẽ dạy chúng
Tay phải thì vung cao
Còn tay trái đặt lên
trái tim
Anh sẽ dạy chúng,
phải không, anh sẽ dạy chúng:
Đây là số không, đây
là số một
Còn mẹ thì không bao
giờ được quên
Phía trước là chân lý
Rất có thể có nạn
hồng thuỷ
Mà ngoài trái đất là
thiên hà
Đây là chữ a...”
(Những bài học nông
thôn)
Những gì có thể giúp
con người vượt lên trên cái vô nghĩa
của cuộc sống và sự trống rỗng của tâm hồn? Đối với Nguyễn Huy Thiệp,
con người
không thể trở nên tốt hơn, thánh thiện hơn nếu họ thiếu quan tâm đến
cái “xó
tối tăm lương tri ngày đêm khản tiếng khóc thầm” ấy. Chính những giây
phút day
dứt của tâm hồn, những dằn vặt của lương tâm “tâm càng lớn càng nhục”
(Tướng về
hưu), “Khổ lắm. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm.”
(Không
có vua) đã làm cho con người trở thành người hơn. Và khi đó, họ có thể
kiêu
hãnh ngẩng cao đầu: “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình. Vô sự với tạo
hóa, trung
thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” (Những
người
thợ xẻ).
Alfred Ardler, một
trong những học trò xuất sắc của Freud
nói: “Tất cả ý nghĩa của cuộc sống chúng ta là ở chỗ chúng ta luôn luôn
cảm
thấy chúng ta thiếu mất một cái gì và mong muốn làm tất cả để bù đắp
lại sự
thiếu thốn đó”. Mỗi một người cảm thấy thiếu thốn một cái riêng, cũng
như họ có
cách của riêng mình để thoả mãn nỗi khát khao đi tìm phần cái “tôi” còn
trống
vắng của mình. Những con người như Nguyễn Huy Thiệp chỉ tìm thấy ý
nghĩa của
cuộc sống trên con đường không có tận cùng hướng tới chân lý. Và vì bản
thân sự
hướng tới chân lý còn quí giá hơn cả chân lý, ông sẽ vẫn tiếp tục cuộc
chiến
đấu vô vọng của ông chống lại những chiếc cối xay gió khổng lồ. Cuộc
đấu tranh
vô vọng, nhưng không thể không đấu tranh...
Hà Nội 27.6.1995
Nguyễn
Thanh Sơn