Có hay không
một trào lưu mới trong văn học Việt nam ?
Người ta kể
rằng, ở một vùng nọ của ấn Độ, dân trong vùng
mỗi khi muốn leo lên đỉnh những ngọn núi cao ngất ở trước mặt, khi ra
đi bao
giờ cũng địu theo một gùi đá nặng. Leo
cao được một trăm mét, họ bỏ ra khỏi địu tảng đá đầu tiên, leo thêm một
trăm
mét nữa, họ lại bỏ ra tảng đá thứ hai... cứ như vậy cho tới khi lên tới
được
đỉnh núi.
Không hiểu
sao, mỗi
khi nghĩ về các nhà văn của ta hiện nay, tôi cứ hay nhớ lại câu chuyện
cổ xưa
mà sâu sắc ấy. Hành trình của họ cũng giống như một cuộc leo núi, và
người vươn
lên tới được đỉnh cao là người biết thoát khỏi “những tảng đá” mà họ
đang đeo
đẳng theo người, những giáo điều lỗi thời, những mặc cảm nhỏ nhen,
những kiến
thức và tình cảm vụn vặt. Càng thoát khỏi nó, quá trình vươn tới đỉnh
cao của
họ càng trở nên nhẹ nhàng.
Những tảng đá
nào
đang ngăn cản quá trình chinh phục đỉnh cao của văn học Việt nam?
Hiện nay,
người ta
thường kêu ca nhiều về sự khủng hoảng của văn học, sự xuống cấp của
truyền
hình, của điện ảnh, của âm nhạc, của cả nền văn hóa nói chung, nhưng có
rất ít
người trả lời được ổn thỏa cho câu hỏi tại sao. Sự xuất hiện một nền
văn hoá
đại chúng (mass-culture) và văn học tiêu dùng với những tác phẩm rẻ
tiền, những
best-sellers dịch vội vàng của Harold Robbins, Danielle Steel hay
Sidney
Sheldon đã làm cho các nhà văn hàn lâm lo lắng. Thực ra, mỗi thời đại
đều có
loại văn học của nó. Văn học đường phố, văn học lá cải lúc nào cũng tồn
tại và
có lẽ sẽ còn tồn tại mãi mãi cho tới ngày cuối cùng của nền văn minh
chữ viết.
Nhưng không hẳn chỉ vì “nhân tài như lá mùa thu” - còn ý định dùng ngòi
bút để
thông báo cho toàn nhân loại biết những ý tưởng vĩ đại của mình tồn tại
ít nhất
trong một phần tư những người biết đọc biết viết, mà bởi vì nền văn học
ấy có
độc giả của mình. Thứ văn chương dễ dãi ấy được rất nhiều người đọc,
rất nhiều
người thích, và thế là nó bám chắc rễ vào đời sống tinh thần của xã
hội, theo
đúng qui luật cung - cầu bất hủ. Có lẽ, bí quyết thành công của nó là ở
chỗ dễ
hiểu, dễ tiếp nhận và sự đơn giản của câu chuyện. Loại văn chương này
làm cho
tâm trí chúng ta được nghỉ ngơi, bởi nó không xáo trộn cuộc sống của
người đọc
bằng những vấn đề buộc người ta phải suy ngẫm. Bao giờ nó cũng đưa ra
những
công thức có sẵn hay những chỉ dẫn cụ thể: hãy làm thế này, đừng làm
thế kia!
Làm thế này thì sẽ có tất cả: tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc, trái lại
sẽ chịu
đau khổ, tai họa. Nó pha trộn rất khéo một chút đau buồn, một chút
phiêu lưu
mạo hiểm, một chút triết lý rẻ tiền. Tất cả các nhân vật đều có những
mẫu quy
định rạch ròi về nguồn gốc, cách ứng xử, tính cách và thậm chí cả ngoại
hình.
Trong mỗi một câu chuyện bao giờ cũng có những âm mưu hiểm độc, những
chuyện
tình éo le dài lê thê, một kết thúc có hậu: tiền bạc và tình yêu cho
người tốt,
bất hạnh cho kẻ độc ác. Tóm lại, những tác phẩm ấy là hình ảnh những
giấc mơ
màu mè và kệch cỡm về thế giới mà người ta đang sống. Nhưng thật sai
lầm nếu căn
cứ vào những tác phẩm ấy để đánh giá về những giá trị đạo đức và tinh
thần đang
có cũng như đang hoài thai trong lòng xã hội.
Tuy vậy, ở
một khía cạnh khác, sự phát triển của những tác
phẩm loại ấy chứng tỏ một điều: đó là sự phân hóa trong văn hóa đọc của
độc
giả. Hiện nay, hiếm có thể tồn tại một khái niệm người đọc chung chung.
Mỗi
nhóm người, tùy theo vốn sống và vốn văn hóa sẽ tự lựa chọn cho mình
loại văn
học thích hợp, và nhà văn, đến lượt họ, cũng phải tự lựa chọn cho mình
những
độc giả trung thành. Họ sẽ thường xuyên hơn phải đứng trước câu hỏi:
Anh viết
cho ai? Độc giả của anh là ai?
Văn học Việt Nam
thời gian vừa qua phản ánh rất rõ sự lưỡng lự đó. Nó không xác định
được độc
giả của mình và thiếu đi niềm tin đã
từng tạo nên niềm say mê sáng tạo cho vài thế hệ nhà văn trước đây. Cảm
giác
hụt hẫng khi thiếu những người cùng
thời-lớp độc giả nay đã luống tuổi của một thời thanh niên sôi nổi xa
xưa-
khiến cho các nhà văn lớp trước không còn tự tin những vấn đề mìng ưu
tư cũng
là những thứ mà lớp trẻ đang lo lắng, và cảm giác bị bỏ quên bên lề
đường một
xã hội biến đổi quá nhanh khiến cho các sáng tác của họ thường lui về
chiếc vỏ
ốc của mình và than tiếc cho một thời đại “nhân văn” đã qua, mà họ là
những
"chứng nhân cuối cùng của lịch sử". Ngoài ra, phản ứng của họ với
những sáng tác mới cũng rất mâu thuẫn
Đầu tiên, có
lẽ là nỗi lo cha chú về “sự cô đơn, hoang
mang” của “một thế hệ trẻ bị vây bọc giữa
trùng trùng
những phát minh, những đồ vật, những sáng chế nhưng thật thiếu vắng
nhân bản”. Một thế hệ viết bằng bút bi lại
bắt đầu lo
lắng cho một thế hệ viết bằng máy tính, cũng giống như những nhà nho
già viết
bút lông đầu thế kỷ trước đã đau lòng về một thế hệ Tây học viết bút
chì. Cái
thiếu nhất hiện nay của thế hệ trẻ, chính là sự cô đơn và hoang mang mà
các nhà
văn lớp trước giả định là thừa thãi đó. Mẫn cảm với cái mới, lớp trẻ
vui vẻ tận
hưởng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm
những
phương tiện giao tiếp mới, làm mới những giá trị nhân bản trong ngôi
nhà chung
của nhân loại. Cái họ thiếu, chính là một thời gian chậm để nghiền ngẫm
về cuộc
sống, về những cái được và mất của một xã hội hiện đại. Nhưng có công
bằng hay
không khi đòi hỏi lớp độc giả trẻ phải gánh lấy nỗi ưu phiền của một
thế hệ mà
thực ra họ không hề có?
Thứ hai, các
nhà văn lớp trước không còn theo kịp với những
biến đổi to lớn về xã hội, đời sống và triết học của thế kỷ XX, nên
không tiếp
thu được những thay đổi về hình thức biểu hiện của loại thể. Khi đã
bước hẳn
sang bên kia của thế kỷ XXI, họ vẵn viết như nửa thế kỷ trước, mệt mỏi
trong
vai trò của người kể chuyện chứ không phải người tạo ra truyện. Ngay cả
những
phá cách gần đây như những sáng tác theo trường phái dòng ý thức cũng
đã chậm
trễ so với thế giới vài chục năm, ngoài ra lại rất thiếu tính phi lí và
những
liên tưởng nhiều tầng, lớp vốn là đặc trưng của phong cách này. Rất
nhiều nhà
văn đã bị cầm tù trong chủ nghĩa hiện thực dễ dãi. Cho nên, thái độ
thường thấy
của họ lại rất mâu thuẫn, hoặc phủ định tất cả những tìm tòi đổi mới
bằng cách
gắn cho nó những nhãn hiệu như lai căng, học đòi, Tây hóa hoặc là,
ngược hẳn
lại, ồn ào xưng tụng cho những tìm tòi-chưa hẳn đã thành công-đó như
những giá
trị tinh thần to lớn.
Một
môi trường sáng tác nghèo nàn và thiếu định hướng như
trên khiến cho bức tranh văn học Việt nam thật ảm đạm Nếu căn cứ vào số
đầu
sách và số những người liệt mình vào danh sách các nhà văn mới, có lẽ
chúng
ta không đến nỗi quá bi quan. Nhưng hỡi
ôi, cái nhiều không hẳn bao giờ cũng là cái hay. Nếu đọc được hết tất
cả những
gì các tác giả mới viết, chúng ta có thể chết vì buồn chán. Các cuộc
thi Tác
phẩm tuổi xanh, Truyện rất ngắn, nói cho cùng, cũng góp phần giải tỏa
những mơ
ước thầm kín mà chưa đạt tới của tầng lớp trẻ, vì thế, không có gì ngạc
nhiên
khi cứ vài ba truyện ngắn lại có nhân vật tên Ly, và các nhân vật nữ
giống hệt
như muôn vàn phiên bản của những bức vẽ các cô thiếu nữ trên trang đầu
của
những cuốn lưu bút, sổ thơ, nhật ký thủa học trò. Nghĩa là mắt rất to
và buồn,
mũi rất dọc dừa, môi rất ư là quả tim. Những lớp thoại giữa ông và em,
chàng và
nàng cứ lặp đi lặp lại trên phần lớn các tác phẩm tuổi xanh, tuổi vàng.
Họ có
tất cả, kể cả cảm xúc trữ tình, đôi lúc cả sự chân thực, họ chỉ không
có khả
năng sáng tạo.
Thực
ra, lỗi không ở nơi họ. Họ chỉ mắc căn bệnh chung của
những người mới cầm bút là muốn tái hiện bản thân mình một cách rất chủ
quan
trong tác phẩm, và đó thường là những thứ họ không bao giờ có được
trong cuộc
đời thật của mình. Mà những mơ ước của tuổi trẻ thường rất chung: cái
đẹp bên
ngoài, thông minh, tình yêu... Vì thế, họ không đáng trách khi các
truyện ngắn
của họ “đọc trang trước biết trang sau, đọc đầu biết giữa, đọc giữa
biết cuối”.
Đáng trách là chẳng có ai dũng cảm để kêu lên: hoàng đế cởi truồng kìa!
Thái độ
bao dung của các nhà văn thế hệ trước còn ẩn chứa cả sự nghi ngại: ta
đã không
bao giờ viết được những thứ như thế này. Có thể, ta đã không còn hiểu
lớp trẻ!
Những
đợt sóng muộn mằn của cuộc cách mạng tình dục tràn vào
Việt Nam
trong thời gian mở cửa đã được các nhà văn trẻ tiếp nhận một cách hân
hoan, đặc
biệt là các nhà văn nữ. Thế nhưng, cuộc cách mạng tình dục (nếu như
thực sự nó
có) trong văn học Việt Nam
đã bị chết yểu ngay từ đầu. Chúng ta tiếp nhận những lý luận cũng như
văn hóa
phương Tây một cách hết sức hời hợt, hoàn toàn chỉ trên bề mặt. Bởi vì,
mục
tiêu cách mạng tình dục là giải phóng con người khỏi những giáo điều
đạo đức
giả, những bản năng bị ức chế, trả nó về với cuộc sống tự nhiên của con
người
chứ không phải đơn thuần là thoả mãn tình dục. Một số nhà văn Việt Nam
lại xoay
sang khai thác cái bản năng con vật trong con người. Họ cứ nghĩ rằng
bản năng
(trong đó có bản năng tính dục) đồng nghĩa với bản năng con vật. Không
ai chịu
khai thác bản năng người, cái basic instinct, cái bản năng nguyên thuỷ
đã làm
cho con người thoát khỏi cảnh bò lổm ngổm bằng tứ chi. Chính sự ngộ
nhận đó đã
làm nảy sinh ra “những thể nghiệm không kết quả tuyệt vọng, những cú
nôn oẹ
không ra hình thù gì, những cuộc nổi loạn vụ cảm giác, rồi chủ nghĩa
duy mỹ
lạnh lẽo vô hồn không sức sống và phóng sự đời sống không nghệ thuật,
rồi chủ
nghĩa tiền phong cẩu thả, chủ nghĩa hiện sinh đầu đường” (Phạm Thị Hoài
- Nền
độc tài của các nhà thơ).
Sự
thiếu vắng của một nền phê bình văn học trung thực khiến
nhà văn ngày nay đôi lúc phải đi làm cái việc đáng chán là bình phẩm
chính tác
phẩm của anh ta. Và cũng như tất cả các
nhà văn khác, anh ta luôn luôn sợ độc giả không thể hiểu hết được những
ý tưởng
cao siêu của mình. Nói chung, tôi nghi ngờ những điều độc giả cảm nhận
được khi
đọc một tác phẩm nào đó cũng chính là những điều tác giả muốn gửi gắm
vào tác
phẩm. Bản thân tác giả, khi có ý định dùng tác phẩm của mình để dạy dỗ
một điều
gì đó, đã làm mất đi tính thiêng liêng của văn học. Anh ta nên hiểu
rằng, anh
ta là nhà văn chứ không phải nhà đạo đức, rằng mỗi một người đều có
những thang
giá trị của riêng mình và có cách cảm nhận khác nhau về tác phẩm. Điều
quan
trọng là tác phẩm của anh ta có đủ sức đánh thức những vùng thầm kín
trong tâm
hồn của độc giả hay không, khiến cho họ say mê trong những cảm xúc của
riêng
mình, làm sống lại quá khứ của họ, chứ không phải giảng giải cho họ về
cuộc
sống mà chỉ có họ mới tự định đoạt được. Trong âm nhạc cũng vậy, người
nghe
thường có cảm giác như bị tước đoạt khi nghe những nhạc sĩ giải thích
những
hình ảnh cụ thể, những hoàn cảnh và nhân vật cụ thể đã giúp họ sáng tác
nên bản
nhạc ấy. Bởi vậy, cô Diễm sẽ đẹp lên rất nhiều khi chỉ là một Diễm xưa
nào đó
trong tâm tưởng của mỗi một thính giả, chứ không phải là một cô Diễm
bằng xương
bằng thịt, là bạn gái một thời của tác giả, đã đi du học ở
Philippines... vv và
vv. Tác phẩm, sau khi nó ra đời, không còn là của riêng nhà văn nữa. Nó
tạo ra
vô vàn những phiên bản khác sống trong tâm hồn người đọc.
Nhưng
trong cái bức tranh toàn cảnh khá là đáng thất vọng đó
của văn học Việt nam mười lăm qua, may mắn làm sao, vẫn le lói những
đốm lửa
giúp người ta ấm lòng. Những sáng tác
của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Trần
Trung
Chính, và mới đây là Nguyễn Bình Phương, Bùi Hoằng Vị, Văn Cầm Hải,
Phan Huyền
Thư đã hình thành một trào lưu mới trong văn học Việt Nam.
Họ chấp
nhận số phận cay đắng của những người đi tiên phong trên con đường
không bao
giờ bằng phẳng.
Mỗi
một nhà văn đó là một phong cách riêng, không ai giống
ai. Nhưng họ có một điểm chung, cái làm nên sự khác biệt chính giữa họ
và các
nhà văn lớp trước, đó là không ai trong số họ còn tin vào những giá trị
đã được
định giá, thành khuôn mẫu trong xã hội. Họ luôn luôn trăn trở, tìm tòi
phía sau
những cái được gọi là sự thật. Hay nói như Standhal, tinh thần hoài
nghi của
thời đại đã đâm chồi. Chính vì vậy mà Nguyễn Huy Thiệp đã viết Trương
Chi và
Hòa Vang đã viết lại câu chuyện về Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Chuyện một
ngày đẹp
trời, có lẽ, là một trong những khúc hát ngợi ca tình yêu say đắm nhất
được
viết trong những năm gần đây. Hòa Vang
đã phát hiện ra những sai sót của lịch sử, sự bất công của Hùng Vương
và nỗi
bất hạnh của Thủy Tinh. Anh cũng nhận ra rằng, mặt trái của hạnh phúc
không
phải bao giờ cũng đẹp. So với Sơn Tinh, Thủy Tinh người hơn rất nhiều,
vì thế
chàng thua cuộc cũng là điều tất yếu, nhưng sự bất hạnh của chàng cũng
lại
chính là hạnh phúc của chàng. Bởi vì, người tình hạnh phúc bao giờ cũng
buồn
chán hơn người tình bất hạnh. Hạnh phúc ru ngủ và làm trì trệ đầu óc
con người,
trong khi nỗi bất hạnh làm người ta luôn phải day dứt, trăn trở và tìm
kiếm.
Chính tình yêu đơn phương không được biết tới đối với Mị Nương đã làm
nên ý
nghĩa cuộc sống của chàng. Sau một Trương Chi "căm thù sâu sắc những
kết
thúc truyền thống" của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta liên tục có những
phiên
bản Trương Chi khác của Lê Minh Hà, Bảo Vũ, Lưu Sơn Minh, hay những
Châu Long
của Phùng Dũng, Lê Minh Hà, Bảo Vũ . Gần đây, Bảo Vũ cũng
rất thành công trong việc hòa trộn những nhân
vật lịch sử Trung Hoa cổ đại vào các truyện ngắn của mình. Viết lại
những câu
chuyện cổ tích chính là cái cách những nhà văn mới chiến đấu với những
khuôn
mẫu đã sáo mòn của xã hội.
Các
nhà văn mới không chỉ nghi ngờ những lý thuyết và giá
trị đã được công nhận, họ còn nghi ngờ chính bản thân họ cũng có thể
trở thành
sản phẩm của thang giá trị đã được chuẩn hóa đó. Trước Phạm Thị Hoài,
chưa có
ai săn sóc nỗi tủi hổ hay đưa ra từng xiên từng xiên tâm sự. Các câu
văn của
chị luôn luôn mâu thuẫn, sinh sự, mỉa mai, chành choẹ với nhau, và
thường câu
sau phủ nhận chính nội dung của câu trước, chẳng mấy khi nghiêm túc,
đặt bẫy
người đọc sau từng dấu chấm câu... Giọng điệu được ưa thích nhất của
chị cũng
như của Trần Trung Chính hay Nguyễn Huy Thiệp là giọng điệu chế nhạo,
nhiều lúc
chế nhạo chính bản thân mình. Có cảm giác như chị vừa viết vừa tự soi
lại những
gì mình đã viết và trì triết nó. Nguyên nhân chính, như đã nói ở trên,
chính là
nỗi khao khát được tách ra khỏi một hệ thống đã quá cũ và nỗi sợ hãi
bản năng
chính mình cũng có thể trở thành nô lệ của thói quen. Bản thân thang
giá trị đó
có thể rất tuyệt vời, nhưng cùng với thời gian, nó đã bị hiểu sai, lạm
dụng,
lợi dụng, xuyên tạc... và rồi cuối cùng, chúng ta đứng trước một thực
tế, đó là
sự thoái hoá của các khái niệm. Vừa nghi ngờ, vừa bị ám ảnh bởi mặc cảm
"tất cả những gì sáng tạo được đã được sáng tạo", các nhà văn mới cảm
thấy an toàn hơn cả trong giọng điệu trào phúng cay độc, mỉa mai và
không tin
tưởng chính bản thân mình.
Những
nhà văn mới đấu tranh chống lại sự giả
dối, cũng như chống lại cái xã hội ký
hiệu hóa đã biến con người thành những cỗ máy sinh học. Họ khao khát
cái mới,
khao khát một cuộc cách mạng thực sự trong tư duy và ngôn ngữ văn học.
Họ trăn
trở tìm tòi và sáng tạo ra sắc thái rất riêng của mình trong ngôn ngữ. Các nhà văn mới phải đấu tranh không mệt mỏi
với những thói quen, với sự xơ cứng của lớp vỏ ngôn từ. Những người ít
kinh
nghiệm có thể bị đánh lừa bởi giọng điệu lạnh lùng hay chua chát của
họ, nhưng
những sáng tác tạm gọi là phản lãng mạn của họ lại tiềm ẩn một chủ
nghĩa lãng
mạn mới, hay nói cho chính xác hơn, họ đang tìm đường để trả lại cho
chủ nghĩa
lãng mạn những giá trị sơ khởi đích thực của nó.
Người
ta bảo: “Không nên đi theo con đường của tiền nhân mà
nên đi tìm những cái tiền nhân đã đi tìm”. Và trên chặng đường tìm kiếm
đó,
những nhà văn thuộc thế hệ mới bắt đầu nhận ra rằng, nếu chỉ bằng vào
trí tuệ,
con người không thể cảm nhận thấy hết được ý nghĩa đích thực của văn
học, của
cuộc sống. Họ “...nghi ngờ ý thức, bởi cần có một quá trình, một cái gì
khác cơ
tựa như thôi thúc từ máu, từ bản năng, từ cội rễ xa xưa, hoặc sự vận
động vòng
thiên hà thúc bách mỗi sinh vật đi hết chu trình sống” (Để mình yêu
mình hơn -
Trần Trung Chính). Sáng tác của họ, vì thế, càng ngày càng vượt sâu hơn
lớp vỏ
cuộc sống thường nhật, đi vào vùng thăm thẳm của tâm hồn, của xúc cảm,
của tâm
thức. Vượt qua thế giới đồ vật cứng ngắc, các nhân vật của họ đắm sâu
trong suy
tưởng, trong những hồi ức, trong những ám ảnh cứ trở đi trở lại,để
không ngừng
suy nghĩ về cuộc sống và ý nghĩa của nó. Họ luôn tìm được cho mình một
thế giới
riêng, “sống dựa dẫm nhiều vào đó, tìm thấy trong đó sự bình yên và
chân thành”
(Những linh hồn lạc - Phan Triều Hải). Sống trong một thế giới riêng,
họ luôn
luôn cảm thấy cô đơn. Mặc dù họ hiểu rằng, chính nỗi cô đơn ấy bắt họ
phải đối
mặt với tâm hồn mình thường xuyên hơn, bắt họ suy ngẫm nhiều hơn về
cuộc sống,
rằng “Thiên đường được tìm thấy không phải trên những cây thập giá mà ở
trong
những sa mạc cô đơn” (Milton), nhưng họ vẫn không thôi khao khát được
người
khác thông hiểu. Và tác phẩm của họ, trước hết, chính là cái cách họ
tâm sự với
cái tôi thứ hai, cái cách để đi tìm cho ra người độc giả vô hình của
mình. Hay
nói như Albert Camus, họ cần những cuộc đàm luận với nhiều thế hệ. Có
lẽ vì thế
mà càng ngày những đề tài to tát càng ít thu hút sự chú ý của họ. Họ
chỉ nói
chuyện mình, những chuyện tưởng như vụn vặt, chẳng có gì để nói, nhưng
chính
trong những mẩu chuyện giản dị đó họ tìm ra lời giải đáp cho những câu
hỏi về
cuộc sống, về tâm hồn con người. Những câu chuyện của họ nhắc nhở chúng
ta:
đừng đi qua những điều hiếm hoi, đừng tự tước đoạt mình khỏi những niềm
hạnh
phúc đơn sơ mà cuộc đời mang lại. Đối với họ, “hình như có một niềm
hạnh phúc
nào đó tồn tại trong bản thể của mọi vật, một niềm vui bí ẩn mà chúng
ta chỉ
chú ý được trong một vài giây phút ngắn ngủi, trong những tình huống
hết sức
ngẫu nhiên”... Và bởi mỗi người là một thế giới riêng, cho nên “những
giá trị
tuyệt đối của các vật chẳng quan trọng, và thang giá trị chỉ có thể là
do chính
anh ta đặt ra mà thôi” (Marcel Proust - Chống Sainte Beuve).
Những
sáng tác gần đây nhất của các nhà văn mới chứng tỏ
điều Nathalie Sarraute [1900-1999, tiểu thuyết gai thuộc trào lưu tân
tiểu
thuyết ở Pháp], đã tiên đoán từ trước: giọng điệu vô nhân xưng không
còn phù
hợp với tiểu thuyết hiện đại nữa. Thay vào đó là cái “tôi” chủ quan của
nhà
văn. Gần như toàn bộ những câu chuyện của Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng
Anh,
Phan Triều Hải là câu chuyện của cái tôi đó. Chính vì vậy, họ ít quan
tâm đến
việc xây dựng những nhân vật như cách viết theo truyền thống. Bên cạnh
cái tôi
(hay hóa thân của cái tôi), những nhân vật khác thường chỉ là những
bóng mờ làm
nền hay là nguyên cớ để bộc lộ cái tôi.
Trong
khi khai thác thế giới cái tôi chủ quan của chính bản
thân mình, các nhà văn mới ngày càng thay đổi cách nhìn của họ đối với
hiện
thực. Giờ đây, họ không muốn sao chép hay thể hiện hiện thực mà muốn
sáng tạo
ra một hiện thực mới, hay một thực tại ảo. Như nhân vật Kiên của Bảo
Ninh cảm
thấy chính quá trình sáng tác đã tạo ra trong anh những vùng quá khứ
chưa từng
có, chính sự biến dạng của thế giới thực đã tạo nên những thế giới văn
học với
nhiều tầng ý nghĩa.. Họ bị lôi cuốn nhiều hơn bởi những huyền thoại,
những
hoang tưởng, những câu chuyện cổ tích...vv bởi chính những chất liệu
phi hiện
thực như vậy lại giúp họ tìm về với cội nguồn của những xúc cảm kỳ lạ
của
mình,... Giống như hội họa hiện đại nỗ lực bước ra khỏi bề mặt của bức
tranh để
giao hòa với khán giả, biến khán giả từ vai trò bị động sang vai trò
chủ động
trong sáng tạo nghệ thuật (các trào lưu installation, fluxus hay
neo-dada), các
nhà văn mới cũng tìm cách để đưa người đọc tham gia vào sự hình thành
của câu
chuyện (đoạn kết trong Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn) cũng
như cố
gắng thoát ra khỏi gông xiềng của chủ nghĩa hiện thực hình thức. Những
sáng tác
của Lưu Sơn Minh (Mùa sâm cầm) và Nguyễn Bình Phương với Những đứa trẻ
chết
già, Người đi vắng phản ánh rõ rệt nhất bước phát triển của con đường
này.
Trong khi Lưu Sơn Minh vẫn còn loay hoay với việc mô tả một thế giới ảo
bằng
những chất liệu của cuộc sống thực, và bởi vậy, những âm hồn của anh
(như trong
Bến trần gian) chưa thoát ra khỏi thế giới thực để hình thành cho mình
một cuộc
sống trong một thế giới nghệ thuật mới, Nguyễn Bình Phương đã vượt trội
hơn
hẳn. Cũng giống như ngôi làng trong Trăm năm cô đơn của Garcia Marquez,
các thế
giới mà anh tạo ra trong các tác phẩm là những thế giới riêng, tồn tại
song
hành với hiện thực, phi thời gian, phi không gian, một dạng neverland
tồn tại
chỉ trong tác phẩm mà người đọc không bao giờ phải nhọc lòng tự hỏi: có
tồn tại
hay không một thế giới như vậy trên đời. Thoát ra khỏi cái khung cứng
nhắc của
cái giống như sự thật, trí tưởng tượng của nhà văn thỏa sức bay bổng để
sáng
tạo nên một hiện thực mới cho riêng mình. Từ địa vị của người thợ vẽ,
nhà văn
đã trở thành người sáng tạo.
Nhưng
như ai đó đã nói, nỗi bất hạnh của con người là ở chỗ
anh ta không thể sống một mình. Thế giới
bên ngoài với tất cả sự lố bịch, tẻ nhạt của nó cứ liên tục chèn ép tâm
hồn
chúng ta. Những sáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp chính là
sự phẫn
nộ của thế giới nội tâm khi va chạm với cái tầm thường mênh mông của
cuộc đời,
với sự thống trị của thói đạo đức giả Trung cổ. Họ mai mỉa, cười nhạo
những
thói tục ngu xuẩn, những giáo điều tăm tối, nhưng phảng phất đâu đây
đằng sau
những tiếng cười chua chát vẫn là nỗi đau âm thầm của một nỗi buồn da
diết.
Những tác phẩm “ngổ ngáo” của Phạm Thị Hoài và một số nhà văn trẻ khác
chính là
lớp vỏ che dấu cho hoài niệm về một cuộc sống tinh thần phong phú, khao
khát
tình cảm yêu thương. Trong họ, trách nhiệm của lương tâm luôn thôi thúc
họ đấu
tranh. Cho dù cuộc đấu tranh của tôi thất bại, tôi vẫn phải không ngừng
đấu tranh.
“Chúng ta chống lại nó thì sẽ đẩy lùi được nó. Nếu chúng ta dừng lại
thì sự dã
man đã thắng thế cả ngàn năm trước trên trái đất” (Morist West). Nhưng
có lẽ,
bằng nỗi tiên cảm đau xót của người nghệ sĩ, họ hiểu sự bất lực của
mình. Cuộc
phản kháng của tôi sẽ đi đến đâu? (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài). Và cuộc
đời này,
nói chung, có ý nghĩa gì đó hay không? Sự nghi ngờ vĩ đại đó day dứt,
dằn vặt
họ, nhưng đồng thời thôi thúc sức sáng tạo trong họ, cũng như Camus đã
nói:
“Thế là đúng nhưng như thế cũng là không đúng, cuộc đời chẳng là gì và
cuộc đời
là tất cả, đó là tiếng kêu chập đôi và không biết mỏi của mỗi người
nghệ sĩ
chân chính” (Nhà văn và hiện đại). Và chính trong cuộc tìm đường đau
khổ đó,
những tác phẩm thực sự đã ra đời.
Những
biến chuyển ấy bắt đầu từ bao giờ? Khó có thể tìm ra
những nhà văn - gạch nối, những người chịu ảnh hưởng của cả hai thời
đại văn
học. Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác cuối cùng, hay Nguyễn Quang
Lập của
Tiếng gọi phía mặt trời lặn, Dư Thị Hoàn của Lối nhỏ, Bóng chữ của Lê
Đạt... có
thể coi là những bước chân dò dẫm đầu tiên. Nhưng cả hiện nay, người ta
cũng
chỉ có thể coi Phạm Thị Hoài, Trần Trung Chính, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo
Ninh,
Nguyễn Bình Phương, Bùi Hoằng Vị như những hiện tượng chứ không phải là
một
trào lưu.
Bởi,
một trào lưu mới đòi hỏi một niềm tin mới, một triết
học mới, một sân chơi mới và cả một những chủ soái mới.
Chính
sách cải tổ cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết
đã giải phóng những vùng trắng trong lịch sử văn học thế giới đối với
người đọc
Việt Nam. Lần đầu tiên chúng ta biết tới Mikhain Bulgakov, Platonov,...
Những
tác phẩm cổ điển của Kafka, Camus, Gide, Proustl... bắt đầu được dịch
nhiều
hơn. Nó lay động những quan điểm của chúng ta về văn học và sáng tạo
văn học,
hay chí ít cũng reo rắc mối hoài nghi về những điều tưởng như không còn
gì để
hoài nghi nữa. Nhưng những thành quả của những hạt mầm nó gieo hôm nay
có lẽ
phải trông đợi ở một lớp nhà văn trẻ khác, những nhà văn vô danh chưa
nổi tiếng
nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rồi sẽ xuất hiện. Bởi vì, dù tài năng có
xuất
chúng tới đâu, nếu không có một vốn sống, vốn văn hoá, triết học sâu
sắc làm
nền tảng, chắc chắn sẽ tàn lụi nhanh chóng. Những nhà văn thuộc "đợt
sóng
đầu" đã âm thầm sáng tạo trước và trong thời kỳ bản lề của công cuộc đổ
mới, khi niềm hi vọng về một thế giới sáng tạo mới còn mãnh liệt. Ngoài
ra, bề
dầy văn hóa và tri thức sống cũng khiến cho họ khác với những nhà văn
lớp sau
khá nhiều. Phạm Thị Hoài có may mắn sớm
được tiếp xúc với văn học và triết học Đức, Nguyễn Huy Thiệp đắm mình
trong văn
hoá và triết học cổ điển á đông, Bảo Ninh hay Nguyễn Quang Lập sống
bằng những
hồi ức chiến tranh... Những nhà văn “đợt sóng thứ hai” như Phan Thị
Vàng Anh,
Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Châu Giang nằm gọn trong cái mà nhà phê bình
văn học
Đỗ Đức Hiểu gọi là văn học của sự chờ đợi - những Hoa muộn, Hội chợ,
Đèn lồng
đỏ treo cao cứ canh cánh ủ ê trong một sự chờ đợi thay đổi, chờ đợi cái
mới,
hay chờ đợi cả những cái rất nhỏ của một ngày mai sẽ là một ngày mới.
Nhưng
thiếu hẳn một vốn văn hóa dài hơi, thế hệ nhà văn này mất hi vọng, mất
đi một
niềm vui sống để làm một điều gì khiến
cho cái ngày mai đó đến gần hơn. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên
khi họ
bắt đầu lặp lại mình chỉ sau một hai tập truyện ngắn đầu tay, và những
sáng tác
của họ mãi chìm trong một sự chờ đợi mệt mỏi và tuyệt vọng, một ngày
mai sẽ
không bao giờ đến.
Bước
sang thế kỷ hai mốt, liệu chúng ta có thể chứng kiến sự
ra đời và phát triển của một trào lưu văn học mới hay không? Tôi tin
rằng có!
Những sáng tác của các nhà văn tạm gọi là "đợt sóng ba" như Bùi Hoằng
Vị, Nguyễn Bình Phương, Văn Cầm Hải, Ngô Tự Lập, Phan Huyền Thư báo
hiệu một
sức sống sáng tạo mới, bớt vồ vập hơn, âm thầm hơn. Sự ra đời của một
trào lưu
văn học mới là một tất yếu. Nó không chỉ là kết quả của sự hội nhập
giữa nhiều
luồng văn hóa và thông tin như trong khoảng mười lăm năm vừa qua, mà
còn là kết
quả của sự đổi mới trong nhận thức của một thế hệ đang lớn dần, một thế
hệ đã
đủ xa cách để vượt khỏi những mặc cảm và giáo điều trong cả văn học lẫn
cuộc
sống.
Hà Nội
12.8.1995
Sửa lại
12.2000
Nguyễn
Thanh Sơn
Lời
người giới thiệu:
Về những nhận
xét của NTS về Nathalie Sarraute, "giọng
điệu vô nhân xưng không còn phù hợp với tiểu thuyết hiện đại nữa", xin
post sau đây, tài liệu của Britannica về bà và về trào
lưu tiểu thuyết mới ở Pháp:
Sarraute,
Nathalie
b. July 18, 1900,
Ivanova, Russia
d. Oct. 19, 1999,
Paris, France
née NATHALIE
ILYANOVA TCHERNIAK French novelist and
essayist, one of the earliest practitioners and a leading theorist of
the
nouveau roman, the French post-Worid War II "new novel," or
“antinovel," a phrase applied by Jean-Paul Sartre to Sarraute-s
Portrait
d'un inconnu (1947; Portrait of a Man Unknown). She was one of the most
widely
translated and discussed of the nouveau roman school. Her works reject
the
"admirable implements" forged by past realistic novelists such as
Honore de Balzac, particularly the use of biographical description to
create
full-bodied characters.
Sarraute
was two
years old when her parents were divorced, and her mother took her to
Geneva and
then to Paris. Except for brief visits to Russia and an extended stay
in St.
Petersburg (1908-10), she lived in Paris thereafter, and French was her
first
language. She attended the University of Oxford (1921) and graduated
with a
licence from the University of Paris, Sorbonne (1925); she was a member
of the
French bar, 1926-41, until she became a full-time writer.
Sarraute challenged
the mystique of the traditional novel in her theoretical essay L'Ère du
soupgon
(1956; The Age of Suspicion) and experimented with technique in
Tropismes (1939
and 1957; Tropisms), her first collection of sketches. In this work she
introduced the notion of "tropisms," a term borrowed from botany and
meaning elemental impulses alternately attracted and repelled by each
other.
Sarraute described these impulses as imperceptible motions at the
origin of our
attitudes and actions, and forming the substrata of such feelings as
envy,
love, hate, or hope. Within this aggregate of minute stirrings,
Sarraute
portrays a tyrannical father pushing his aging daughter into marriage
(Portrait
d'un inconnu), an elderly lady enamoured of furniture (Le Planetarium,
1959;
The Planetarium), and a literary coterie reacting to a newly published
novel
Les Fruits d'or, 1963; The Golden Fruits). Later works include Elle est
la
(1978; "She Is There"), L'Usage de la parole (1980; "The Usage
of Speech"), and an autobiography, Enfance (1983; Childhood).
Copyright
© 1994-2001 Encyclopaedia Britannica, Inc.
[Lược dịch:
Nathalie Sarraute, tiểu thuyết gia, tiểu luận
gia người Pháp, một trong những người tập tành sớm sủa nhất và là lý
thuyết gia
mở đường, của tiểu thuyết mới, trào lưu" tân tiểu thuyết" ở Pháp sau
Thế Chiến II, hay là "phản tiểu thuyết", từ này của triết gia người
Pháp, Jean-Paul Sartre, khi giới thiệu cuốn Chân Dung Một Kẻ Không Quen
Biết,
tác phẩm của Sarraute (1947). Bà là một trong những tác giả thuộc trào
lưu này,
được dịch và được bàn luận nhiều nhất. Tác phẩm của bà bác bỏ "sự lắp
ghép
đáng yêu" vốn là trò 'nguỵ tạo", của những tiểu thuyết gia hiện thực
chủ nghĩa trong quá khứ, như Honore de Balzac, đặc biệt là cách sử dụng
miêu tả
có tính tiểu sử, nhằm tạo nên những nhân vật có đầy đủ bộ dạng, cơ
thể....
Sarraute thách đố sự huyền bí của tiểu thuyết truyền thống, trong tiểu
luận
mang tính lý thuyết, Thời Đại Hồ Nghi (1956), và thử nghiệm kỹ thuật
[viết],
với cuốn Hướng Động Tính (1939 và 1957), tập tiểu luận mang tính phác
thảo đầu
tiên của bà. Nhan đề cuốn sách là một từ muợn thực vật học [như trong
từ hoa
hướng dương], có nghĩa, những xung động cơ bản cứ hấp dẫn, hoặc xô đẩy
nhau. Bà
coi đây là những chuyển động khó nhận ra, vào lúc thoạt kỳ thuỷ, của
những thái
độ và hành động của chúng ta, và tạo thành cái gọi là "subtrata" [lớp
dưới, tầng nền...] của những tình cảm thí dụ như thèm muốn, yêu đương,
hận thù,
hay hy vọng....
NQT