Bảy nổi, ba chìm...
Chẳng mấy liên quan nhưng hình ảnh nhấp nhô mũ cối, nón lá ở chợ người
lao động cứ theo đuổi tôi mỗi khi hình dung ra hàng hàng con rối gỗ bày
bán ở các quầy hàng thủ công mỹ nghệ. Con nào cũng sướt sát như đã qua
nhiều trận thuỷ chiến trên sân khấu rối nước. Người nông dân đã phải bỏ
ruộng đồng đi kiếm sống lang bạt nơi phồn hoa đô hội, các chú Tễu nhà
ta
phải nghiêm trang mỉm cười sau các tủ kính thì cũng không phải gì ghê
gớm.
Nhưng, nền kinh tế thị trường và cả cái khẩu hiệu phát huy truyền
thống,
đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc... làm cho tôi áy náy. Có phải cứ lôi
tuột
mấy con rối của các Thuỷ đình nơi thôn quê lên diễn trong một "cung
điện"
nguy nga như Nhà hát múa rối Thăng Long, chủ yếu phục vụ khách du lịch
ngoại
quốc là khuyếch trương được quốc hồn quốc tuý ? Là linh hồn của đồng
ruộng
Việt Nam suốt bao thế kỷ, là biểu tượng chinh phục thiên tai của cư dân
trồng lúa nước, nghệ thuật độc nhất vô nhị của chúng ta: "Múa rối nước"
sẽ chỉ còn là cái xác không hồn khi không được trả về với đồng ruộng.
Rối
nước là nghệ thuật dân gian, các diễn viên điều khiển con rối, những
nghệ
nhân làm ra con rối đều là nông dân và họ gửi gắm vào đó bao mơ ước,
bao
điều giản dị để làm nên một không khí hội hè đình đám của thôn quê.
Ra đời từ trong kinh nghiệm đối phó với thiên nhiên hung dữ, dần dà,
các con rối nước đã hội tụ được những tinh hoa nhất của nghệ thuật dân
gian Việt Nam: Nghệ thuật điêu khắc dân gian; Nghệ thuật sơn truyền
thống;
Nghệ thuật sáng tác các tích trò; Nghệ thuật âm nhạc dân gian và đặc
biệt,
ở đây xuất hiện vai trò của kỹ thuật dân gian. Một con rối muốn cử động
được cần phải điêu khắc làm nhiều bộ phận rời, sau đó lắp máy rối. Máy
rối
ở đây có hai dạng: máy dây và máy sào. Tất cả các bộ phận máy điều
khiển
con rối đều được giấu kín dưới mặt nước. Thật là "bảy nổi ba chìm với
nước
non..." Sự thô vụng cứng nhắc của các con rối gỗ được dung hoà một cách
tuyệt
vời với màn nước mềm mại, phản quang lung linh. Khác hẳn với các nghệ
thuật
sân khấu truyền thống khác, người điểu khiển rối thay vì tự thể hiện
thần
thái, tâm trạng của mình, phải thể hiện được tất cả những điều đó bằng
nét
mặt cố định của con rối gỗ. Điều đó cho thấy, sáng tạo nghệ thuật dân
gian
của chúng ta đòi hỏi một trí tưởng tượng tuyệt vời.
Quân rối là đơn vị nghệ thuật quan trọng nhất trong trò rối nước. Không
có con rối thì không thể có trò rối. Con rối lại được chế tạo từ một
loại gỗ đặc biệt là gỗ Sung. Gỗ Sung được cắt khúc, chia tỷ lệ để có
thể gọt đẽo một con rối theo dạng khối. Khi còn tươi gỗ Sung rất nhiều
nhựa, rất mềm để gọt đẽo, chạm khắc. Người nghệ nhân sau khi đẽo con
rối thô phải phơi hàng mấy tháng trời cho khúc gỗ khô, cứng dần lại.
Khi khô rồi, gỗ trở
nên xốp, nhẹ có thể nổi trên mặt nước một cách dễ dàng(cũng chính vì
đặc
điểm này mà các chiến binh xưa thường hay dùng gỗ Sung để làm Mộc khi
ra
chiến trận). Bấy giờ người nghệ nhân mới hoàn thành nốt công đoạn chạm
khắc tinh vi ra nét mặt của con rối. Công đoạn này gọi là làm tinh.
Riêng
quá trình sơn phết bằng sơn ta cũng mắt dăm bảy lần và chờ đợi cho sơn
ăn chắc vào gỗ. Sau đó, người ta mới trang điểm mắt mũi, vẽ áo quần cho
các con rối. Vì phải ngâm dưới nước khi biểu diễn nên các con rối hay
bị
mục, bị sướt sát. Ở các phường rối thôn quê, sau khi diễn trò xong, các
cụ
lại gác con rối lên xà nhà hay cất trên cao, đến dịp lại dỡ xuống sửa
sang
để biểu diễn. Chính vì vậy mà các con rối không thể gìn giữ đời này qua
đời
khác được. Con rối cổ nhất cũng ước chừng chỉ vài chục năm.
Mặc dù từ thế kỷ XII, đã có bia về nghề rối ở Chùa Đọi, Hà Nam nhưng
trên thực tế, rối nước chưa vượt quá được sông Lam, Nghệ An. Là tinh
tuý của đồng bằng và trung du Bắc bộ nhưng đến mãi năm 1984, rối nước
mới chính thức được nhà nước công nhận như một ngành nghệ thuật. Thế
nhưng công nhận là một chuyện, tìm hiểu nghiêm túc về nghệ thuật múa
rối nước lại là một chuyện khác! Ngay cả cố bộ trưởng Hoàng Minh Giám
ngày trước khi xem múa rối nước xong cũng còn băn khoăn: "Không biết có
cách nào cải tiến không, chứ cứ cởi truồng lội nước thế này thì ... "
Tất nhiên là vì băn khoăn nên mọi người đều hợp lực sáng tác những vở
rối có anh bộ đội, có chị dân quân... nhưng thế là rối đã chết một lần.
Nếu như Xẩm chỉ sống được ở đời sống "đầu đường xó chợ" thì rối cũng
chỉ sống được ở ao làng, nói chuyện dân dã...Năm 1986, lần đầu tiên có
một đoàn các nghệ nhân của hai Phường rối lớn nhất Việt Nam toàn các bô
lão sang Paris biểu diễn. Nghệ thuật múa rối nước Việt nam như một quả
nổ
gây chấn động sân khấu châu Âu vì sự độc đáo, lạ lẫm. Báo chí nước
ngoài
bùng lên một cơn sốt rối nước. Các chuyên gia tới tấp xin sang nghiên
cứu,
học hỏi, các đoàn rối được mời đi biểu diễn nước ngoài...Bỗng chốc, rối
nước
trở thành một sứ giả nghệ thuật độc đáo nhất của Việt Nam trên trường
quốc
tế. Các cụ già nhà ta thấy mấy con rỗi cũ sắp mục mà được trả giá đến
hàng
trăm đô la thì tháo cả máy, chặt cả sào, cả dây để bán. Thùng đạo cụ
khi
về nước đầy chặt máy khâu, vải vóc. Một phép tính đơn giản: một con rối
như
thế ở nhà chỉ bằng mấy mét vải! Kết quả là hàng vài ba năm sau mới thu
thập,
chế tạo lại dược những mẫu rỗi cổ truyền của dân tộc. Chuyện các nghệ
nhân,
rồi cả diễn viên chuyên nghiệp bán rối còn xảy ra nhiều lần sau này,
nhưng
cũng may là lúc đó người ta đã cất giữ được mẫu rối. Nhà hát Múa rối
Trung
ương, rối nhiều đoàn rối khác bắt đầu thành lập. Nhìn thấy cơ hội xuất
ngoại,
khả năng phát triển đối ngoại của rối, họ đã không để lỡ. Rối đã chết
lần
thứ hai khi bây giờ chỉ còn lại 18 trò tiêu biểu của các phường rối
được
tinh lọc trong một chương trình biểu diễn phục vụ khách du lịch.
Không còn ai nghĩ đến chuyện phát triển, tái tạo lại rối ở thôn quê
nữa, rối nước lâm vào cảnh "Bao năm vẫn bấy nhiêu trò". Thế hệ con cháu
thì mê ti vi hơn là đi xem rối. Nghề làm con rối cũng đã mai một. Hiện
nay,
duy nhất chỉ còn một tốp thợ làm rối ở xóm Rạch, Hà Nam là thỉnh thoảng
còn mang các con rối thô lên Hà nội cho các đoàn rối. Các phường rối
khác cũng không tự làm con rối mà đi mua lại để diễn phục vụ khách du
lịch nước ngoài cao hứng muốn về tận đồng ruộng thưởng thức. Hoặc giả
thỉnh thoảng có phường, có hội mùa xuân...Rối nước lại đang chết thêm
một lần nữa. Ai, nếu như không phải chính người Việt Nam chúng ta tìm
ra cách hồi sinh cho rối nước? Mới đây nhất người ta có đưa biểu tượng
chú Tễu của múa rối nước để lựa chọn linh vật cho Seagame 22. Điều đó
là một an ủi nhẹ nhàng giống như những chú Tễu đang mỉm cười ngây ngô
sau tủ kính của các quầy hàng thủ công mỹ nghệ dọc các phố cổ sầm uất
của Hà nội. Những chú Tễu không phải
làm bằng gỗ Sung nên thả xuống nước chắc chắn sẽ chìm nghỉm!
Phan Huyền Thư
(Hà Nội)
|
|