Nhìn lại đời mình.
Lời người giới thiệu: Chu Chương Cảnh
là một người chú của tôi.
Nhân chuyến về Việt Nam, tháng Sáu 2001, được người thân trao cho những
giòng viết sau đây của ông, nay xin được gửi tới độc giả VHNT, như một
tài liệu mang tính lịch sử những ngày 1945, 1954 tại
Hà Nội và miền bắc.
NQT
Năm
nay tôi 71 tuổi, tính theo tuổi mụ thì đã là 72.
Nhìn
lại cuộc đời trên 70 năm chẳng phải là ít ỏi, tôi muốn ghi lại đôi điều
để sau này bà con anh em và bè bạn có dịp đọc sẽ hiểu tôi hơn. Riêng
đối với các con tôi, những giòng sau đây có giúp ích phần nào trong
cuộc sống thì điều đó sẽ làm tôi vô cùng sung sướng, vô cùng mãn
nguyện. Tham vọng của tôi chỉ có vậy.
Làng quê và thời thơ ấu.
Tôi
sinh ngày 27 tháng 8 năm 1924, tức năm Giáp Tý tại làng Phú Hữu , nay
là thôn Phú Hữu, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì,
tỉnh Hà Tây.
Trong
hồi ký của mình, anh tôi, ông Chu Quang Côn, có nói rằng, làng quê tôi
đẹp. Nói chung thì ai cũng thấy quê hương mình đẹp. Tôi cũng vậy. Tôi
thấy
làng quê tôi đẹp thực (1). Đẹp về địa thế, cảnh trí. Làng tôi nằm ở
sườn
một quả đồi cách không xa quốc lộ số 11, này là quốc lộ 32, đi từ Hà
Nội
đến Trung Hà, Hưng Hóa... Vùng quê tối ở phá bắc tỉnh Hà Tây, ba mặt là
sông: sông Đà ở phía Tây, sông Hồng phía bắc và đông bắc. Nơi sông Đà
nhập
vào sông Hồng ở địa phận xã Cổ Đô, một nơi có nghề dệt lụa và cũng là
nơi
có nhiều người học hành đỗ đạt. Xa hơn, về phía đông bắc, sông Lô hòa
vào
sông Hồng. Đây chính là Ngã Ba Hạc, mà vẻ đẹp được mô tả trong một bài
phú
nổi tiếng.
Chú
thích của người giới thiệu:
- Đây cũng
là vùng quê của Chu Tử. Ông quê làng Thừa Lệnh, kế cận Phú Hữu. Theo
Nguyễn Mạnh Côn, ông có kể, quê mình, vào buổi chiều tối, sau một ngày
làm việc mệt nhọc, phụ nữ thường ra giếng tắm truồng. Chu Tử đã từng
đập
lộn với đám bè bạn Hà Nội, khi bị chế nhạo, về một kỷ niệm đẹp đẽ như
trên, của vùng quê hương ông. Chu Quang Côn, đ ậu cử nhân luật
thời
Pháp thuộc, là bạn của Chu Văn Bình, tức Chu Tử (ông cũng đậu cử nhân
luật
thời đó nhưng không đi làm cho Pháp, theo như tôi được biết.)
Đối
diện với Bạch Hạc, là thành phố Việt Trì, thành phố Ngã Ba Sông nay là
thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phú. Trước kia, đây là nơi đồn trú của lính Lê
Dương Pháp,
là nơi buôn bán nhộn nhịp, nay lại càng phát triển với nhiều nhà máy,
khu công nghiệp, và nhiều phố xá đông vui. Bên hữu ngạn sông Hồng, hơi
chếch về phía Tây là làng quê mẹ tôi [làng quê nội của tôi, người giới
thiệu], làng Thanh Trì, thuộc xã Phú Cường huyện Ba Vì, chỉ cách làng
tôi [Phú Hữu] chừng 6,7 cây số theo đường chim bay.
Phía
nam làng tôi, cách chừng 15 cây số theo đường chim bay, là núi Ba Vì,
hay Tản Viên đã đi vào truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nổi tiếng,
chẳng
ai là không biết. Đây là biểu tượng của xứ Đoài, của quê hương tôi.
Những
hôm trời quang vào buổi chiều, nhìn về phía sau làng, tưởng đâu như
ngọn
núi ở gần kề, thật hùng vĩ! Những hôm trời mây, ngọn núi ẩn hiện sau
những
giải mây trắng, trông mờ ảo, huyền bí.
[Nên đọc thêm Trên Đỉnh Non Tản, của Nguyễn Tuân, viết về những
bác thợ cả có duyên được lên tiên, sửa cung đình cho những vị
thần].
Những
năm địch chiếm đóng quê hương, phải xa cách, nhìn về ngọn núi mờ xa,
trong
lòng tôi dội lên nỗi nhớ da diết.
Ba
Vì mờ cao, làn sương chiều xa buông
Gió
về hương núi thơm, đưa hồn về đâu
Từ
xa thương nhớ Ba Vì ơi
(Trích
một bài hát về Ba Vì)
Từ
chân núi, trải rộng về phía Bắc, và Đông Bắc Bộ, là những ngọn đồi cứ
thấp dần, thấp dần. Nằm ở giới hạn phía Bắc của vùng đồi núi đó, làng
tôi có vị trí khá đẹp vì phía trước làng quang đãng, chẳng có gì che
khuất. Cánh đồng bằng phẳng, chạy từ ven quốc lộ tới sông Hồng: Đứng
ngay tại nhà, tôi có thể
phóng tầm nhìn ra xa, mãi tới Việt Trì. Và xa hơn nữa, là dãy núi Tam
Đảo
chạy dài từ Đông sang Tây hiện rõ trên nền trời xanh lơ những hôm đẹp
trời,
khác nào những kim tự tháp Ai Cập.
Một
làng quê nằm giữa một cảnh trí như vậy thật là đẹp. Đối với tôi, làng
quê tôi còn đẹp ở những kỷ niệm, những lễ hội, tập quán và nhất là
những tình cảm gắn bó con người với quê hương. Quên sao được những món
ăn mà chỉ ở quê tôi mới được thưởng thức như món bánh rợm (bánh nếp)
nhân làm bằng trứng kiến,
bên ngoài gói một lớp lá xung non, ăn vừa bùi vừa có vị ngai ngái của
lá
xung non, mà tôi lại rất thích; hoặc như món cháo nhộng ong rừng sao mà
ngon
và béo, chắc hẳn rất bổ, chẳng thua kém bất cứ loại thuốc bổ nào. Lại
nữa,
những con chim cút béo quay vì được sơi no lúa chín đồng, mùa gặt nào
thợ
gặt cũng dành cho tôi không ít để đem về làm món ăn đặc biệt cho những
ngày
gặt rộ. Còn biết bao thức khác tôi không kể hết được. Rồi những ngày lễ
hội,
với những đám rước, những buổi tế lễ ở đình, ở đền chùa, tiếng nhạc bát
âm
réo rắt trong nhịp trống, nhịp chiêng, tất cả như vẫn còn đọng trong
tôi,
thật khá sâu đậm.
Chú
thích của người giới thiệu: Ông chú của tôi còn quên một món đặc biệt
của vùng này, là món tương đậu đen. Quên ngọn đội Gàm, nơi tôi đã từng
chạy Tây tới đó, rồi tiếp tục đi mãi về phía bắc, tới Phú Thọ, sau theo
đường phía sông, tới vùng chân núi Tam Đảo, rồi về Tề....
Tuổi
thơ của tôi trôi đi trong sự đầy đủ, trong tình thương yêu của cha mẹ,
anh chị em. Phải chăng vì vậy nên tôi có phần nào sinh "hư", nghĩa là
ham chơi, hay vòi vĩnh và ỷ lại. Khi sinh tôi, mẹ tôi đã 41 tuổi tức là
ở độ tuổi mà người phụ nữ không nên sinh con nữa. Vậy mà sau tôi còn cô
Quyển, kém tôi hai tuổi. Tôi được nghe kể lại: mẹ tôi sinh nở nhiều lần
(12 lần, không biết có đúng như thế không). Anh Côn hơn tôi 12 tuổi,
vậy mà từ anh đến tôi chẳng có ai, chắc hẳn đã nhiều lần "hữu sinh vô
dưỡng". Sau khi sinh tôi, mẹ tôi phải mượn vú em nuôi tôi. Được biết,
vú là người Hát Môn, huyện Phúc Thọ, cùng tỉnh. Tôi chỉ còn lờ mờ nhớ
rằng, vú là một người phụ nữ dịu hiền, nhanh nhẹn, rất thương yêu tôi
và chăm sóc tôi chu đáo. Có lẽ đến khi tôi lên 4 hoặc lên 5 vú không
còn ở nhà tôi nữa. Đáng tiếc là về sau tôi đã không hỏi han để tìm đến
người vú nuôi mình từ tấm bé. Mà ở nhà tôi cũng chẳng có ai tìm đến, dù
chỉ một lần. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn ân hận về điều đó.
Vì
được nuông chiều nên tôi sinh "hư". Hư ở dây chưa phải là hư đốn mà là
ham chơi. Đối với tôi, cha tôi không tỏ ra nghiêm khắc. Chắc rằng đối
với
anh tôi, cha tôi không như thế. Tôi còn nhớ, có những lần tôi còn leo
lên
nằm cạnh cha tôi bên bàn đèn thuốc phiện và hỏi đủ thứ xoay quanh các
tích
chèo, tuồng mà tôi dã được xem. Có những câu hỏi oái oăm như: "Ông
Triệu
Tử Long và ông Triệu Quang Phục thì ai giỏi hơn hả bố?" Cha tôi bật
cười
nhưng chẳng trả lời ra sao. Những năm đó, tuy còn nhỏ nhưng tôi đã thấy
cha tôi hút nhiều. Hầu như cả ngày đêm ông chỉ quanh quẩn bên bàn đèn
thuốc phiện, vừa hút vừa tiếp bạn bè, khách khứa, nói chuyện văn chương
thơ phú. Thuốc phiện trước đây được coi là thú vui của người phong lưu.
Người ta còn tìm đến thuốc phiện để giải sầu, cũng như uống rượu. Vậy
thì vào thời điểm đó, phải chăng là cha tôi đã sinh ra buồn chán cuộc
đời sau những năm bon chen sôi nổi? Ông đã dự thi hương hai lần nhưng
không đậu [Ngoài
bắc trước đây dùng từ "đỗ"]. Ông đã đọc sách báo có tư tưởng mới, lưu
giữ
những sách đó tại nhà (cất trong ống quyển). Vì vậy đã xẩy ra chuyện
lôi
thôi: nhà cầm quyền đến khám phát hiện thấy những tài liệu đó trong khi
cha tôi đi vắng. Chú tôi là ông Chu Quang Bộ bị bắt giam thế chân [Tục
bắt
người thế chân sau này vẫn còn được áp dụng đối với những gia đình có
con
em trốn tránh nghĩa vụ quân sự, trốn vào chiến trường miền nam]. Thế
nhưng
sau đó ông lại ra ứng cử "Nghị Viên dân biểu Bắc Kỳ"ø, phải chăng khi
này
ông đã tin ở chính quyền thực dân hay đây chỉ là một cách mua danh?
Điều
này tôi không đủ thẩm quyền và trình độ để nhận định, nhưng qua một bài
thơ dịch mà gần đây tôi sưu tầm được, hình như ông cũng có ý muốn gửi
gắm
tâm tư của ông trong những câu thơ dịch đó:
"Thôi
sắp sửa đi về kẻo chậm
Ruộng
vườn ta để rậm sao đang?
Vì
tình lòng chót đa mang
Bồi
hồi chi nữa thêm thương nỗi mình
Việc
đã quá tôi đành chẳng nói
Biết
sau này đổi lối còn vừa
Đường
mê, mê ít dễ chừa.
Ngẫm
bây giờ phải mà xưa là nhầm".
[Không
hiểu ông chú tôi nhắm vào chính ông, hay là ông cụ thân sinh, khi cố
sưu
tầm cho được dòng thơ chót này?]
(Trích
bài thơ dịch từ nguyên bản "Qui khứ lai từ" của tác giả Đào Tiềm, Trung
Quốc).
Đường
mê, phải chăng là đường công danh mà cha tôi đã lao theo? Dù sao cũng
phải thấy ở cha tôi một điều, cha tôi là một người coi trọng việc học.
Chắc
hẳn vì vậy mà anh Côn đã được theo học đến nơi đến chốn rồi đỗ đạt
thành
tài. Tất nhiên là do sự cố gắng của anh, nhưng sự định hướng và quyết
tâm của người cha không phải là nhỏ. Cha tôi coi trọng việc học không
chỉ
cho con mình mà còn nghĩ đến con em trong xóm làng. Chứng cớ là ông đã
bỏ tiền để xây cho làng một ngôi trường vẫn còn tồn tại cho đến ngày
nay.
(còn
tiếp)
Chu Chương
Cảnh