Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
|
Le pionnier Nguyên Huy Thiêp publie A
nos vingt ans
Vingt ans et des poussières
Emblème du renouveau littéraire des
années 80, il cherche
aujourd'hui un second souffle.
La mèche noire en bataille qui échoue
comme une vague sur sa
peau cuivrée, les yeux comme aux aguets, Nguyên Huy Thiêp salue
quelques
connaissances en pénétrant discrètement, à la manière d'un chat - ou
plutôt
d'un tigre, son signe astrologique chinois - dans le hall du centre
culturel
français de Hanoi, où il nous a donné rendez-vous. Peu après
l'inauguration, en
2003, de cet espace dédié au livre, à la langue française et à la
création
contemporaine en plein coeur de la capitale vietnamienne, Thiêp y
donnait une
conférence devant un parterre d'étudiants buvant ses paroles.
Le nouvelliste reste en effet le plus
emblématique des
écrivains de la littérature du Dôi Moi, ce vent de libéralisation de la
fin des
années 80 qui a accompagné l'ouverture économique du Vietnam. Mais,
aujourd'hui, ce ne sont pas ses nouvelles qu'évoque pour nous
l'écrivain, mais
son premier roman, A nos vingt ans, publié ce mois-ci en France. Il
ouvre un
paquet de cigarettes dans lequel il ne cessera de puiser, et raconte le
face-à-face mutique, le huis clos avec son fils qui en est l'origine :
« Le
plus jeune de mes deux fils a plongé dans la drogue au moment où il est
entré à
l'université. Comme il n'arrivait pas à s'en sortir, j'ai décidé de
m'isoler
avec lui pendant trois mois sur la petite île de Cat Ba, dans le golfe
du Tonkin.
Un ami m'avait prêté une baraque sur un petit terrain. Ce fut une bonne
période
entre mon fils et moi... » Nguyên Huy Thiêp décide de faire un livre de
cette
expérience, au moment même où il la vit, fin 2002. Et pour pousser plus
loin
encore cette thérapie littéraire, il se glisse dans la peau de son
propre fils,
et écrit A nos vingt ans à travers le regard de ce dernier.
Le roman oscille ainsi entre un
autoportrait savoureux (ce
père qui « ne capte rien » est aussi « un écrivain célèbre qui,
naguère, fut la
coqueluche de la jeune génération. Un homme intègre qui n'a jamais
rampé devant
personne. Je n'en suis pas peu fier et lui en sais
gré »), et une fresque sombre de la jeunesse vietnamienne,
individualiste,
matérialiste, tourneboulée par une société qui bouscule brutalement les
valeurs
traditionnelles. Quand on demande à Thiêp comment son fils a réagi à la
lecture
de l'ouvrage, son visage se ferme : « Il ne s'intéresse pas à la
littérature,
veut juste savoir si son père ramène assez d'argent à la maison.
J'espérais que
le livre provoquerait quelque chose chez lui... Sincèrement, je ne sais
pas comment il se porte. » Il est pessimiste, aussi, sur le Vietnam
qu'il décrit, avec force exemples, ravagé par la drogue et la
prostitution. On
retrouve ses obsessions d'écrivain fabuliste et moraliste qui n'aime
rien tant
que la campagne, les rizières et la vie des paysans, dépositaires,
selon lui,
de la culture immémoriale de son pays.
Cette vision
noirissime de la société n'a pas plu, on s'en
doute, aux autorités vietnamiennes, qui, selon leur technique
habituelle de
censure a posteriori, ont laissé l'éditeur imprimer le livre... avant
de
l'interdire à la distribution (1). A nos vingt ans s'est retrouvé
aussitôt sur
Internet, en vietnamien, grâce à un site français animé par des exilés
à Paris.
Thiêp a donc retrouvé ses lecteurs. Mais la critique littéraire n'a pas
été
tendre avec son premier roman. Dans son anthologie de la jeune
littérature
vietnamienne, Doan Cam Thi le décrit elle aussi en « rentier de ses
premiers
textes », signant « l'épuisement historique de la littérature du Dôi
Moi ».
L'écrivain, qui sera
à la mi-février en France,
le pays étranger où il est le plus lu et fêté, encaisse avec le sourire
: « Ça
a été un gros effort pour moi d'écrire un roman. C'est un changement de
style
complet par rapport à mes nouvelles. Je ne suis pas encore satisfait. »
Et
l'ancien prof d'histoire de se délivrer un maigre « 6/10 »... que
nombre de ses
pairs auraient raison de lui envier.
Thierry Leclère
(1) Thiêp ne s'est
jamais défini comme écrivain dissident,
mais a été longtemps boudé par les autorités. Le redouté Nguyên Khoa
Diem,
poète de son état, mais surtout membre du Bureau politique et président
du
Comité central de la culture et de l'idéologie - autant dire le maître
de la
censure au Vietnam - l'a pourtant récemment présenté comme le
"rénovateur
principal du langage littéraire depuis ces dernières décennies".
Thierry Leclère
Tuổi hai mươi và những hạt bụi - Nhà
văn tiên phong Nguyễn
Huy Thiệp xuất bản Tuổi hai mươi yêu dấu
Ngô Tự Lập dịch [1]
Biểu tượng của văn
học đổi mới thập niên 1980, Nguyễn Huy
Thiệp đang tìm kiếm một hơi thở thứ hai.
Mái tóc
đen rối bù
như sóng, nước da màu đồng, đôi mắt có vẻ như thăm dò, Nguyễn Huy Thiệp
chào
mấy người quen và rón rén đi vào phòng lớn của Trung tâm văn hóa Pháp
tại Hà
Nội, nơi ông hẹn chúng tôi, với điệu bộ của một con mèo - hay đúng hơn
là một
con hổ, vì ông cầm tinh hổ. Không lâu sau lễ khánh thành năm 2003, tại
không
gian dành riêng cho sách, tiếng Pháp và nghệ thuật đương đại này,
Nguyễn Huy
Thiệp có một cuộc nói chuyện trước một cử tọa sinh viên lắng nghe ông
như nuốt
từng lời.
Cây bút truyện ngắn này hiện vẫn là
biểu tượng tiêu biểu
nhất của văn học Đổi Mới, làn gió tự do hoá cuối thập niên 1980 xuất
hiện cùng
với sự mở cửa của Việt Nam
về kinh tế. Nhưng hôm nay chúng tôi đề cập đến ông không phải vì truyện
ngắn,
mà vì cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, Tuổi hai mươi yêu dấu, vừa
xuất bản
trong tháng tại Pháp. Ông mở bao thuốc lá, móc mãi, móc mãi rồi kể lại
cuộc đối
mặt căng thẳng, một câu chuyện kín trong nhà của ông với thằng con,
chính là
người gây nên mọi chuyện: «Thằng con út của tôi lâm vào cảnh nghiện hút
đúng
vào thời điểm thi đại học. Vì nó không sao bỏ ma túy được, tôi quyết
định cùng
nó ra Cát Bà, một đảo nhỏ ở vịnh Bắc Bộ, cai nghiện trong vòng ba
tháng. Một
người bạn cho tôi mượn căn nhà dựng trên mảnh đất nhỏ. Đó là một thời
gian rất
có ích cho tôi và thằng bé..." Nguyễn Huy Thiệp quyết định viết một
cuốn
sách từ chính những trải nghiệm mà ông đang sống, vào cuối năm 2002. Để
tăng
cường hơn nữa thứ liệu pháp văn học này, ông hoá thân vào thằng con
trai và
viết Tuổi hai mươi yêu dấu qua cái nhìn của nó.
Như vậy cuốn tiểu thuyết nửa là một
bức chân dung tự họa đẹp
đẽ (người cha "không hề toan tính gì" cũng là "một nhà văn nổi
tiếng, người mới đây thôi còn là thần tượng của giới trẻ. Một người
liêm khiết
chưa từng biết luồn cúi một ai. Tôi không ít tự hào về và biết ơn ông
về điều
đó") nửa lại là một bức bích hoạ ảm đạm về lớp trẻ Việt Nam, cá nhân
chủ
nghĩa, thực dụng, hoang mang trong một xã hội mà các giá trị truyền
thống bị
đảo lộn dữ dội. Khi được hỏi con trai ông phản ứng ra sao khi đọc tác
phẩm,
khuôn mặt Nguyễn Huy Thiệp lộ vẻ ưu tư: "Nó không quan tâm đến văn học.
Nó
chỉ muốn biết bố nó có đem được nhiều tiền về nhà hay không. Trước đây,
tôi đã
hy vọng cuốn sách sẽ gợi lên chút gì ở nó... Nói thật lòng, tôi cũng
không biết
nó sống ra sao nữa". Nguyễn Huy Thiệp cũng bi quan về một nước Việt Nam
đang bị tàn phá bởi ma tuý và mại dâm mà ông mô tả bằng rất nhiều ví
dụ. Người
đọc lại tìm thấy ở ông những ám ảnh của một nhà văn đầy chất ngụ ngôn
và luân
lý, người không yêu bất cứ thứ gì hơn làng quê, đồng lúa và đời sống
nông dân,
những thứ, theo ông, đang lưu giữ nền văn hoá lâu đời của đất nước.
Có thể đoán được là cái nhìn xã hội
quá đen tối đã làm các
nhà chức trách Việt Nam
không hài lòng. Nhưng với lối kiểm duyệt sau xuất bản, họ cũng cho phép
in cuốn
sách... trước khi cấm phát hành [2] . Tuổi hai mươi yêu dấu được phổ
biến trước
tiên trên Internet, bằng tiếng Việt, nhờ một website của những người
lưu vong ở
Paris. Nhờ vậy,
Nguyễn Huy Thiệp
lại đến được với độc giả. Nhưng giới phê bình văn học không nương tay
với cuốn
tiểu thuyết đầu tay của ông. Trong tuyển tập văn học trẻ Việt Nam
của bà, Đoàn Cầm Thi cũng mô tả ông là "ăn theo những tác phẩm đầu tiên
của mình", điều cho thấy sự "cạn kiệt có tính lịch sử của văn học Đổi
Mới".
Nguyễn Huy Thiệp sẽ đến Pháp, đất nước
đọc và hoan nghênh
ông nhiều nhất, vào giữa tháng Hai tới. Ông chịu trận với một nụ cười:
"Tôi đã phải cố gắng lắm để viết cuốn tiểu thuyết. Đó là một sự thay
đổi
hoàn toàn phong cách so với truyện ngắn. Tôi vẫn chưa cảm thấy hài
lòng".
Và thế là ông cựu giáo viên sử tự cho
mình con điểm còm
"6/10"... nhưng có lẽ nhiều đồng nghiệp vẫn có lý do để ghen tỵ với
ông.
(Thierry Leclère là
phái viên đặc biệt tới Hà Nội. Telerama,
tờ tạp chí văn học nghệ thuật lớn nhất nước Pháp, mỗi số dày160 trang,
số lượng
in 674.400 bản)
Nguồn: talawas
|