Giai Thoại
1
"Tất cả là
thật, bởi vì tôi bịa. Tất cả là giả, bởi vì tôi viết." "Tout est vrai,
puisque je l'invente. Tout est faux, puisque je l'écris." (Raphael
Marcoeur)
Đó là câu đề
từ, mở ra cuốn "Giai Thoại" (Légendes) của nhà văn Martin Winckler.
Cuốn sách của ông đúng là một giai thoại của thời đại viết lên trời
xanh, tức không gian ảo internet. Một thứ fơi-ơ-tông, như ông định
nghĩa. Những gì bạn đang đọc trên giấy chính là những gì đã được viết
lên trời xanh trước đó.
Trang web này
là một tham vọng bắt chước nhà văn trên.
***
Thứ Hai, 29
Tháng Tư, 2002 : Ngày mai là 30 Tháng Tư.
***
Thứ Ba 30
Tháng Tư: "Kalandia Là Trái Tim Của Thế Giới, nhưng Thế Giới Không Có
Kalandia" ("Kalandia Is the Heart of the World but the World is Without
Kalandia").
Đây là câu
viết trên tường trại tị nạn của người Palestine, Kalandia, trong "Thư
từ Ramallah", tác giả Peter Lagerquist, trên tờ TLS, số đề ngày 19
tháng Tư, 2002.
***
Ngày 1.5.2002.
Chế Lan Viên:
Bánh Vẽ
Chưa cầm lên
nếm anh đã biết là bánh vẽ
thế nhưng anh
vẫn ngồi bàn cùng bè bạn
cầm lên nhấm
nháp
chả là nếu
anh từ chối
chúng sẽ bảo
anh phá rối đêm vui!
(Di cảo 1987)
[Trích theo
Tưởng Năng Tiến]
Milosz:
Tẩy Trần
Vào cuối đời,
một nhà thơ suy nghĩ: Mình đã đắm đuối vào bao nhiêu chuyện quỉ ma, bao
nhiêu điều ngu si đần độn của cái gọi là thời đại của mình. Bây giờ cần
phải ngụp thật sâu vào trong một bể nước, kỳ cọ, chà sát sao cho văng
tất cả chất dơ ấy đi. Nhưng chính là do bao lâu nay ôm lấy cái dơ dáy
đó, mình mới là mình. Mình mới là nhà thơ của thế kỷ thứ hai mươi; biết
đâu đấy, có khi Thượng Đế muốn như vậy, bởi vì chỉ có như vậy mình mới
không biến thành vô dụng, trước Người.
[Trích trong
"Chó bên đường" ("Road-side Dog") ]
****
Ngày 5/5/2002:
Tôi đã thấy
một con công đuôi rực lửa
Tôi đã thấy
một con công đuôi rực lửa
Tôi đã thấy
một sao chổi chói lòa trút mưa đá
Tôi đã thấy
một đám mây được bọc bằng cành cây ô rô
Tôi đã thấy
một cây sồi bò dưới đất
Tôi đã thấy
một con kiến nuốt một con cá voi
Tôi đã thấy
biển đầy tràn bia
Tôi đã thấy
một cốc pha lê cao đủ năm thước
Tôi đã thấy
một cái giếng đầy nước mắt đàn ông khóc
Tôi đã thấy
một ngọn lửa toàn mắt đỏ
Tôi đã thấy
một căn nhà lớn hơn mặt trăng và cao hơn
Tôi đã thấy
mặt trời vào lúc mười hai giờ đêm
Tôi đã thấy
một người đàn ông đã thấy cảnh kỳ diệu này.
Vô danh
Nguyên bản
tiếng Anh:
"I SAW A
PEACOK WITH A FIERY TAIL"
I saw a
peacok with a fiery tail
I saw a
blazing comet drop down hail
I saw a cloud
wrapped with ivry round
I saw an oak
creep upon ground
I saw a
pismire swallow up a whale
I saw the sea
brimful of ale
I saw a Venice
glass full fifteen feet deep
I saw a well
full of men's tears that weep
I saw red
eyes all of a flaming fire
I saw a house
bigger than the moon and higher
I saw the sun
at twelve o'clock at night
I saw the man
that saw this wondrous sight
Bài "đồng
dao" trên làm nhớ tói một bài đồng dao của con nít người Việt:
Bao giờ cho
đến tháng Ba
Ếch cắn cổ
rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho
lợn liếm lông
Một chục quả
hồng nuốt lão tám mươi
Nắm sôi nuốt
bé lên mười...
Nhưng hãy thử
"gán ghép" những cảnh kỳ diệu trên đây cho những ngày vừa qua. Con công
đuôi rực lửa: những trái hoả tiễn bay trên nền trời Sài Gòn? Căn nhà
lớn hơn mặt trăng: Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại bằng mười? Mặt
trời đêm: Những ánh mắt hoả châu là hoa đăng ngày cưới?
Và người đàn
ông đã thấy cảnh kỳ diệu này: nhà văn như một kẻ sống sót?
6.5.2002
Bài thơ trên,
trích từ "Chuyện và Thơ dành cho những Trẻ Em Cực
Kỳ Thông Minh của Mọi Lứa Tuổi" (Stories and Poems for Extremely
Intelligent Children of All Ages", nhà xb Scribner, 2001), do Harold
Bloom tuyển chọn. Ông này là một thế giá của cõi văn Tây, và là tác giả
những cuốn như Cõi Văn Tây (The Western Canon), Đọc: Thế nào, Tại sao
(How to Read and Why), Bản Đồ Đọc Lộn (A Map of Misreading)...
Cuốn sách xếp
theo mùa, Xuân Hạ Thu Đông, mùa nào đọc thứ ấy. Trong Lời
Dẫn, ông viết: Nếu độc giả đã kinh qua những tác giả như Shakespeare,
Chekhov, Henry James, và Jane Austen, như vậy là đã được sửa soạn chu
đáo để đọc những tác giả như Lewis Caroll [tác giả Alice
lạc vào Xứ Huyền Ảo], Edward Lear, Robert Louis Stevenson
[Đảo Kho
Tàng], và Rudyard Kipling [Kim]. Thế đấy, muốn đọc
chuyện, thơ con nít là phải đọc những đại danh gia dành cho người! Nói
rõ hơn, gừng càng già càng... mê chuyện con nít!
Ông giải
thích sự ra đời của cuốn sách, liền ngay sau khi ông khởi sự viết cuốn
Đọc Làm sao và Tại sao: Thoạt đầu tôi nghĩ, nó sẽ là một bạn đường của
Đọc. Và nó sẽ có tên là "Người đọc cô đơn". Nhưng mỗi lúc ông lại nhận
ra, ông cần một cuốn sách cho những người đọc trẻ hơn mình.
"Khi mệt mỏi,
cách đọc của tôi tìm gặp lại cái thú đọc sách của một đứa con nít. Khi
là một đứa con nít, mỗi lần tôi tương tư - fall in love - một bài thơ,
là tôi đọc đi đọc lại hoài, tới khi thuộc lòng. Rồi tôi đi ra ngoài,
hát bài thơ, hát đi hát lại cho chính tôi".
"Bây giờ tôi
vẫn thấy con nít làm như vậy."
****
20.5.2002:
Cioran: Không
phải ai cũng có cơ may chết trẻ...
Trong bài
Tuyệt Bi, George Steiner viết: ".... Hiện nay, phát ngôn viên tuyệt bi
–bi kịch tuyệt đối - là một nhà châm ngôn (Cioran). Chỉ có tản mạn, ở
đó hoàn tất là cắt xẻo, là chấm hết - nhờ vậy mà được miễn dịch, dưới
ánh sáng".
Chỉ có tản
mạn....
Và mớ tản mạn
đó là vài ba chục tác phẩm, đa số được viết dưới dạng châm ngôn, "giai
thoại".
Khi nói
chuyện với Fernando Savatar, Cioran cho biết lý do:
Nếu tôi không
lầm, ông hỏi tôi, tại sao không câm lặng mà cứ lải nhải chung quanh sự
câm lặng.
Để bắt đầu
[trả lời câu hỏi của ông], tất cả mọi người không có cái may mắn là
được chết trẻ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, được viết bằng tiếng
[mẹ đẻ] lỗ mã ni, vào lúc tôi 21 tuổi, với lời tự hứa, là mình sẽ chẳng
tiếp tục viết. Rồi thì, lòi ra thêm cuốn nữa, vẫn một lời tự hứa như
trên. Trò hề cứ thế lập đi lập lại trong vòng hơn 40 năm. Tại sao?
Bởi vì viết,
cho dù chỉ tí ti, nó giúp tôi qua được niên này tới niên tới, bởi vì,
những ám ảnh, những quằn quại... [một khi] được diễn tả (exprimés) [nhờ
vậy sẽ] dịu xuống, yếu đi, và một phần được vượt qua. Tôi chắc chắn một
điều, nếu không bôi đen mấy tờ giấy trắng, tôi đã ngỏm từ đời nảo đời
nào rồi.
Viết là một
niềm an ủi tuyệt vời. In sách cũng vậy. Bạn có thể cho là lố bịch,
nhưng sự thực là thế đấy.
***
-Ông viết,
"Một cuốn sách phải quậy nát bấy, những vết thương... Một cuốn sách
phải là một hiểm nguy. Những cuốn sách của ông, chúng nguy hiểm theo
nghĩa nào?"
"Thì đúng như
vậy. Hãy nghe này:... khi cuốn Précis của tôi ra lò, một tay phê bình
của tờ Thế Giới (Le Monde) gởi cho tôi một lá thư, với lời trách móc:
'Ông không nghĩ đến hậu quả, nếu cuốn sách lọt vào tay mấy người trẻ
tuổi?'. Thật là phi lý! Sách phục vụ lớp trẻ? Phục vụ như thế nào? Dạy
dỗ chúng? Giúp chúng học? Nếu như vậy, chúng chỉ cần tới trường, tới
lớp."
"Không, tôi
cho rằng cuốn sách đúng là một vết thương. Nó phải thay đổi cuộc đời
của người đọc, cách này hoặc cách khác.... Một bà viết về tôi, mới đây
(1), trên tờ Le Quotidien de Paris: 'Cioran viết điều mà người ta phải
nói thầm, khi nhắc lại'. Tôi không viết, theo nghĩa 'làm ra một cuốn
sách', để cho người ta đọc. Không, tôi viết để hất đi một gánh nặng cho
tôi. Nhưng rồi sau đó, khi nghĩ về 'nhiệm vụ của những cuốn sách của
tôi' (la fonction de mes livres), tôi nói với mình, chúng phải như một
vết thương. Một cuốn sách, mà người đọc 'vũ như cẩn' sau khi đọc nó, là
một cuốn sách vứt đi."
(Bài phỏng
vấn này, được thực hiện cho một tờ báo tiếng Tây Ban Nha, El Pais, số
đề ngày 23 tháng Mười 1977, nhan đề có nghĩa là: "Viết chống lại tuyệt
vọng". Những trích đoạn trên, là từ bản tiếng Pháp, của Gabriel
Iaculli, trong "Cioran, Phỏng Vấn", nhà xb Galliamrd, 1995).
NQT