Lời Cuối, Việt Nam
Sau
25 năm, tờ Điểm Sách New York 25 May, 2000, qua bài Việt
Nam: Lời Cuối, tác giả Jonathan Mirsky đã điểm một số sách mới ra lò
viết về
vết thương cũ như Argument without End, Reporting Vietnam, American
Tragedy (Bi
kịch Mẽo), Guerrilla Diplomacy (Ngoại giao Du Kích)…
Bởi
là vì bàn cho lắm, tắm cởi truồng (argument without end)
cho nên Jennifer tôi xin được bỏ qua những nhận định của tác giả bài
viết về
những tác phẩm trên, mà chỉ ghi lại những gì ông viết về Bảo Ninh, và
Dương Thu
Hương, hai nhà văn Miền Bắc trực tiếp tham dự cuộc chiến và sau cùng đã
thất
vọng.
Mirsky,
tác giả bài viết đã khuyên một trong những ông tác
giả những cuốn sách "bàn cho lắm tắm cởi truồng" kể trên, là nên đọc
Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, ‘một cuốn tiểu thuyết mãnh liệt,
trong đó
đưa ra đề nghị, chiến thắng sau cùng của Việt Nam không thể giải thích
một cách
giản dị bằng những yếu tố như là sự yếu ớt của người Mỹ, hay là hỗ trợ
của thế
giới dành cho miền bắc.’ ‘Chiến thắng tiếp theo chiến thắng, tháo chạy
tiếp
theo tháo chạy’, Bảo Ninh viết. "Đường ra trận như không tận cùng, não
nề,
và chẳng đưa tới đâu… binh sĩ đợi chờ trong sợ hãi, hy vọng họ lọt sổ,
trong số
những lực lượng tăng viện, lao mình vào một vùng mà chỉ thoát ra bằng
cái
chết". Sau chiến tranh, Bảo Ninh vẫn viết, rằng "bộ đội miền Bắc đã
được lệnh phải cảnh tỉnh trước những ý nghĩ như là: Miền Nam
đã chiến đấu anh dũng, xứng đáng, dù thế nào đi chăng nữa."
Mirsky viết về cuốn mới nhất
của Dương Thu Hương, Memories
of a Pure Spring, do Nina McPherson và Phan Huy Đường dịch từ tiếng
Việt. Không
giống những cuốn trước, Memories… không phải là tiểu thuyết viết về
chiến
tranh, mặc dù bối cảnh là một nước Việt Nam đang cố hồi phục sau một
cuộc chiến
đã chấm dứt từ 25 năm về trước, và nhiều nhân vật trong cuốn sách đã
chiến đấu
trong đó. Cuộc chiến được tưởng nhớ như là một thời kỳ của chủ nghĩa
anh hùng,
quyết tâm, não nề, và có vẻ như là một chiến thắng hổng, rỗng (… and
does not
seem to have much of a victory). Ai cũng đói khổ, ngoại trừ đám viên
chức ăn
hối lộ ngập hầu ngập cổ. Sợ công an là thường trực, ở bất cứ mọi nơi.
Những tù
nhân chính trị bị đối xử một cách tàn nhẫn. Nhân vật chính, Hung, là
giám đốc
một đoàn hát, vợ là một nữ ca sĩ 16 tuổi xinh đẹp có giọng ca vàng, tên
Sương.
Vợ trở thành ngôi sao. Đôi lứa được ngưỡng mộ. Nhưng anh chồng mắc vào
một vụ
chính trị và mất việc, trong lúc ngôi sao Sương ngày một sáng chói. Anh
chồng
đâm say sưa, nghiện ngập, và vào tù vì toan tính vượt biển. Cuốn tiểu
thuyết
đưa ra một cái nhìn mới đây (a recent view) về cuộc sống Việt – hoặc là
trong
những quán cá phê, những ba, nhà hát, hay trong những căn nhà của người
dân –
khách du lịch, hay những thương gia Tây phương không nhìn thấy nó
(invisible to
tourists and Western businessmen.) Hầu như chẳng có ai hạnh phúc. Hung
nhớ lại,
trong chiến tranh đoàn hát được lệnh phục vụ một đơn vị tình nguyện,
gần 300
phụ nữ sống ở bên kia rặng núi. Họ sống ở trong rừng, xa gia đình, làng
mạc,
không một bóng đàn ông… Họ gần như phát khùng, một cơn khùng điên tập
thể (mass
hysteria). Đoàn của anh đã tới đây hai lần, và lần nào cũng vậy: những
cô gái -
như một đàn ong – vây lấy anh. Một lần chạy trối chết, anh núp vào một
bụi rậm,
và nhìn lại, anh thấy những cô gái ngồi, ôm gối, khóc nức nở; cả bọn cứ
thế
khóc trên vai nhau, chụm thành một đống. Đây là một cảnh tượng làm bạn
nổi da
gà…
Jennifer Tran